CÁN CÂN THANH TOÁN báo cáo nhóm

38 284 0
CÁN CÂN THANH TOÁN báo cáo nhóm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BoP là bảng báo cáo thống kê tổng hợp ghi chép lại một cách có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú (resident) và người không cư trú (nonresident) trong một thời kỳ nhất định – thường là 1 năm. Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BoP là: giao dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú. Mọi giao dịch giữa những người cư trú với nhau hoặc giữa những người không cư trú với nhau không được phản ánh trong BoP. Các giao dịch kinh tế là các giao dịch:  Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;  Thu nhập của người lao động, thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;  Chuyển giao vãng lai một chiều;  Chuyển giao vốn một chiều;  Chuyển giao vốn vào trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá. Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí:  Thời hạn cư trú từ 12 trở lên.  Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người không cư trú.

CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: ThS. Hoàng Thọ Phú MỤC LỤC CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm và thuật ngữ 1.1.1. Cán cân thanh toán (BoP) BoP là bảng báo cáo thống kê tổng hợp ghi chép lại một cách có hệ thống tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú (resident) và người không cư trú (non-resident) trong một thời kỳ nhất định – thường là 1 năm. Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BoP là: giao dịch đó phải được tiến hành giữa người cư trú và người không cư trú. Mọi giao dịch giữa những người cư trú với nhau hoặc giữa những người không cư trú với nhau không được phản ánh trong BoP. Các giao dịch kinh tế là các giao dịch: − Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; − Thu nhập của người lao động, thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; − Chuyển giao vãng lai một chiều; − Chuyển giao vốn một chiều; − Chuyển giao vốn vào trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá. Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí: − Thời hạn cư trú từ 12 trở lên. − Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. Những người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người không cư trú. 1.1.2. Đặc điểm BoP Trong chế độ tỷ giá thả nổi, giá cả của đồng tiền tự do chuyển đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Và việc ghi chép, thống kê phân tích những nhân tố hình thành và tác động lên cung cầu một đồng tiền trở thành mối quan tâm sâu sắc đến những nhân tố hình thành và ảnh hưởng lên tỷ giá. Trong thực tế, những ghi chép này được duy trì và phản ánh trên các tài khoản của BoP, bởi vì BoP chính là bản ghi chép thành từng khoản thu chi của một quốc gia với thế giới bên ngoài. Hay nói cách khác, đó là ghi chép các thay đổi về Tài sản Nợ và Tài sản Có giữa Người cư trú và Người không cư trú. Giống báo cáo về nguồn vốn và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, cán cân thanh toán cho biết trong thời kỳ nhất định một quốc gia có các nguồn tiền từ đâu và sử dụng nguồn tiền đó như thế nào. 2 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Bảng 1.1: Các giao dịch kinh tế làm phát sinh cung cầu ngoại tệ Các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ (+) Các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ (-) Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa Xuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụ Thu thu nhập Chi thu nhập Thu chuyển giao một chiều Chi chuyển giao một chiều Nhập khẩu vốn Xuất khẩu vốn Giảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối 1.1.3. Ý nghĩa BoP Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ nhất định phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia thông qua cán cân thương mại, Tài khoản vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ với phần còn lại của thế giới. Biết được những nhân tố hình thành cung – cầu một đồng tiền, biết được những nhân tố tác động đến tỷ giá. Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế. Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia. Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá. Từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dụng chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính phủ dựa vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ. 1.1.4. Nguyên tắc hạch toán kép BoP Xét từ góc độ hạch toán, điểm quan trọng cần lưu ý là BoP của mỗi quốc gia luôn được cân bằng. Điều này xảy ra là vì BoP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán kép (double entry), nghĩa là mỗi giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú đều được ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng ngược dấu. Hạch toán kép là một nguyên tắc căn bản trong hạch toán kế toán nói chung. Để hiểu được căn bản nguyên tắc hạch toán kép của BoP, chúng ta có thể hiểu như sau: 3 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 − Tài khoản vãng lai (tài sản phi tài chính): tài sản tăng ghi Debit (-), giảm ghi Credit (+). − Tài khoản vốn (tài sản tài chính): tài sản tăng ghi Dedit (-), giảm ghi Credit (+). 1.2. Cấu trúc cán cân thanh toán Tất cả các giao dịch của nền kinh tế (không kể NHTW) được phản ánh tại cán cân tổng thể (Overall Balance – OB). Tất cả các hoạt động can thiệp của NHTW được phản ánh tại cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB). 1.2.1. Cán cân tổng thể (OB) hay còn gọi là cán cân thanh toán chính thức (Official Settlements Balance) Các giao dịch của nền kinh tế là rất phong phú và đa dạng, nên OB lại được chia thành hai cán cân bộ phận chính là Tài khoản vãng lai (CA) và Tài khoản vốn (K). Do trong thực tế có rất nhiều vấn đề phức tạp về công tác thống kê trong quá trình thu thập số liệu và lập BoP, nên thường phát sinh những nhầm lẫn và sai sót. Nên theo nguyên tắc bút toán kép, để BoP cân bằng người ta phải bổ sung một hạng mục là “Nhầm lẫn và sai sót – OM”. OB = CA + K + OM Tổng hợp tài khoản vốn và nhầm lẫn sai sót so sánh với giá trị của tài khoản vãng lai sẽ chỉ ra kết quả trong cán cân thanh toán chính thức. Kết quả này nếu mang dấu (-) quốc gia đó nợ nước ngoài và phải chuyển nhượng dự trữ để trả nợ. Nếu kết quả có mang dấu (+) quốc gia có thặng dư tài sản phần còn lại của thế giới, và sẽ nhận được sự chuyển nhượng dự trữ quốc gia từ các NHTW khác. 1.2.1.1. Tài khoản vãng lai (CA) Tài khoản vãng lai thể hiện các dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, thu nhập chính và phụ (chuyển giao vãng lai) giữa người cư trú và người không cư trú. Tài khoản vãng lai = Cán cân hữu hình (visible) + Cán cân vô hình (invisible) CA = Visible (TB) + Invisible (S E + I C + Tr) - Cán cân thương mại (TB):còn được gọi là cán cân hữu hình (visible) vì nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa, mà các hàng hóa này lại có thể quan sát được bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới. - Cán cân dịch vụ (S E ):bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú. - Cán cân thu nhập (I C ): 4 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 + Thu nhập của người lao động : là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại. + Thu nhập về đầu tư: là khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú. - Chuyển giao vãng lai một chiều (Tr): bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại. Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa người cư trú với người không cư trú. Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao một chiều là lòng tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa người cư trú và không cư trú. 1.2.1.2. Tài khoản vốn (K) Tài khoản vốn là thuật ngữ một số nhà kinh tế học quen gọi theo ý nghĩa bao gồm các luồng vốn. Tuy nhiên, theo chuẩn mực hạch toán cán cân thanh toán, tài khoản vốn thực chất được gọi là tài khoản tài chính (IMF, 1993). Tài khoản vốn và tài chínhđược chia làm hai khoản mục chính là Tài khoản vốn (Capital Account) và Tài khoản tài chính (Financial Account).  Tài khoản vốn được tạo ra bởi những khoản chuyển giao vốn hoặc những giao dịch phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất và phi tài chính.  Tài khoản tài chính bao gồm tất cả các giao dịch liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của các tài sản và nợ tài chính của một nền kinh tế, được chia làm ba phần: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư khác. Thuật ngữ tài khoản vốn là thuật ngữ kinh tế chỉ các mục được ghi chép theo thuật ngữ kế toán như tài khoản tài chính trong cán cân thanh toán và phản ánh dòng nợ nước ngoài thuần (dòng vốn) vào và ra khỏi quốc gia. K = K L + K S + K Tr - Tài khoản vốn dài hạn (K L ): luồng vốn dài hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia được phân theo tiêu chí: + Theo tiêu chí chủ thể , vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. + Theo tiêu chí khách thể , luồng vốn dài hạn được chia thành đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác. 5 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 • Về mặt lý thuyết, khi mức độ kiểm soát công ty nước ngoài chiếm từ 51% vốn cổ phần trở lên thì được xem là đầu tư trực tiếp. Trong thực tế, hầu hết các quốc gia đều coi các khoản đầu tư nước ngoài chiếm 30% vốn cổ phần trở lên là đầu tư trực tiếp. • Đầu tư gián tiếp bao gồm các khoản đầu tư mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và đầu tư mua cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài. • Vốn dài hạn khác bao gồm chủ yếu là tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước và tín dụng thương mại dài hạn thuộc khu vực tư nhân. - Tài khoản vốn ngắn hạn (K S ):luồng vốn ngắn hạn chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia cũng được phân theo tiêu chí “chủ thể” thành khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú và chủ yếu là tín dụng thương mại ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối… - Chuyển giao vốn một chiều (K Tr ): bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, viện trợ phát triển cơ sở hạ tầng, các khoản nợ được xóa. • Đầu tư trực tiếp (Foreign Deveplopment Investment – FDI) Khái niệm: đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong những năm gần đây, hình thức này chiếm chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Bản chất: là sự di chuyển nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đó chính là hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao. Do đi kèm với vốn đầu tư là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CNH-HĐH ở nước nhận đầu tư. Các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức kinh tế trên thế giới đóng vai trò chủ yếu trong sự vận động dòng vốn FDI trên thế giới. Từ những năm 90, FDI đi vào các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia Châu Á tăng đáng kể. Đặc điểm: − Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn đầu tư, người chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh lỗ, lãi. 6 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 − Là hình thức có tính khả thi và tính hiệu quả cao, không có ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần trực tiếp cho nền kinh tế. − Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành hoặc điều hành tùy theo tỷ lệ góp vốn nhất định. − Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của DN để triển khai và mở rộng dự án. − Thông qua FDI, các DN của nước tiếp nhận vốn có thể tiếp thu công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lí hiện đại. Vai trò của FDI: − Đối với nước đầu tư: • Giúp các chủ đầu tư tận dụng được lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu ổn định. • Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. • Giúp các chủ đầu tư bành trướng thế lực kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào mậu dịch bảo hộ của các nước. − Đối với nước nhận đầu tư: • Đối với nước có nền kinh tế phát triển: → Góp phần giải quyết các vần đề khó khăn xã hội-kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, năng cao năng lực cạnh tranh do DN. → Tăng nguồn thu tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh tích cực. → Giúp người lao động và nhà quản lí học hỏi và nâng cao trình độ. • Đối với nước đang phát triển: → Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH-HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với thế giới. → Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, hiện đại. → Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kĩ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. → Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triển. → Giúp các DN trong nước mở cửa với thị trường hàng hóa thế giới. → Có điều kiện thiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp. 7 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Tuy nhiên FDI cũng có những hạn chế nhất định. Luồng FDI chỉ đi vào những nước có nền kinh tế chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ; nếu không thẩm định chặt chẽ còn dẫn tới du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu; nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn đến tình trạng DN nước ngoài chèn ép DN trong nước. • Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio Investment –FPI) Khái niệm: là hình thức chủ đầu tư nước ngoài góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư chứng khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận và không trực tiếp tham gia vào việc điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Đặc điểm: vì mỗi hình thức đầu tư có những đặc điểm khác nhau nên khó có thể nói chung được như hình thức đầu tư trực tiếp, vì vậy, đặc điểm của đầu tư gián tiếp sẽ được nói dựa trên các hình thức đầu tư. − Đầu tư chứng khoán: • Phạm vi đầu tư có giới hạn, là chứng khoán của các DN có lãi suất cao và triển vọng. • Số lượng chứng khoán bán ra thị trường thế giới thường bị khống chế ở 1 tỷ lệ nhất định, thường từ 10% đến 25% vốn pháp định. • Chủ đầu tư nước ngoài không tham gia điều hành hoạt động của đối tượng bỏ vốn và thu lợi nhuận dưới hình thức lợi tức chứng khoán. • Người nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ, kĩ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lí đi kèm với khoản đầu tư. − Tín dụng quốc tế: • Các DN chỉ cho vay quốc tế chủ yếu trong trường hợp xuất khẩu hàng trả chậm có Ngân Hàng thương mại bảo lãnh và phải trả lãi; hoặc công ty mẹ và công ty con hoặc 2 công ty con trong một công ty xuyên quốc gia cho nhau vay không cần tín chấp thế chấp. • Người cho vay không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động của đối tượng vay vốn, nhưng vẫn có các yêu cầu thế chấp, bảo lãnh, và xem xét khả năng trả nợ của DN vay. 8 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 • Nhà đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay được thỏa thuận trong khế ước vay, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN vay. • Là hình thức có tính rủi ro cao. 1.2.1.3. Nhầm lẫn và sai sót (OM) Do áp dụng nguyên tắc hạch toán kép, nên BoP luôn được cân bằng. Nhưng tập hợp và biên soạn cán cân thanh toán là một việc khó, và đôi khi có sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu. Đầu tiên là vấn đề số liệu. Mặc dù có những cố gắng để thu thập dữ liệu, một số các giao dịch quốc tế không được báo cáo. Một loại giao dịch có thể thường báo cáo thiếu khá lớn là các giao dịch mua và bán các trái quyền tài chính ngắn hạn; những biến động vốn ngắn hạn này thường được coi là yếu tố chính của tổng sai sót. Người ta không cố gắng để thu thập dữ liệu đầy đủ của một vài giao dịch khác, thường chỉ được các nhà làm thống kê về cán cân thanh toán ước tính. Hai là vấn đề định giá. Thí dụ, trong khi chứng từ nhập khẩu có thể cho biết giá trị chính xác của hàng hóa nhập, con số về số tiền đó trả cho công ty xuất khẩu lại khác hẳn. Sai biệt có thể do một số lý do, từ sai lầm của công ty nhập khẩu cho đến sự định giá hàng hóa sai trong các chứng từ nhập khẩu. Vấn đề tiếp theo là mỗi quốc gia luôn luôn có những hoạt động chuyển tiền ra hoặc công việc không tiện kể ra. Những khoản thanh toán cho sự trợ giúp, cố vấn, ủng hộ về chính trị và quân sự thường đem lại những nguồn chuyển ra hoặc chuyển vào rất lớn. Nhưng khó có chính phủ nào có thể công khai các khoản mục nói trên. Bởi lẽ, các hoạt động bí mật về quân sự, tình báo và chính trị ở nước ngoài là những điều không thể tiết lộ vì bất kì lý do gì. Viện trợ bí mật (hoặc nhận viện trợ bí mật) về quân sự, công nghệ quốc phòng và tin tức tình báo cần thiết về quân sự, chính trị, kinh tế cũng tạo ra các khoản thanh toán lớn giữa các quốc gia. Bởi vì khoản chi của một bên luôn luôn sẽ là khoản được nhận bên kia. Cho nên, thanh toán loại này có thể không được công khai, nhưng đó là điều khó giấu vì quá trình thanh toán bao giờ cũng phải qua các ngân hàng. Lãi suất phải trả cho nước ngoài không phải từ đầu tư mà ra, cũng thuộc hạng mục này. Một công dân của nước A làm một số điều tốt cho một vài công dân của nước B. Để trả ơn, ông ta mở cho công dân nước A một tại khoản tại nước B và chuyển vào đấy một số tiền. Ông A không chuyển qua nước B một đồng vốn nào để đầu tư vào ngân hàng. Thế 9 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 nhưng, hàng năm, ngân hàng nước B vẫn đều đều chuyển tiền lãi qua nước A cho ông ta. Tiền lãi này không thuộc khoản đầu tư nước ngoài. Nó thuộc về “nhầm lẫn và sai sót”. Buôn bán bất hợp pháp qua biên giới thanh toán qua ngân hàng hoặc đầu cơ ngoại tệ ở cấp NHTW hoặc chính phủ cũng tạo ra nhiều khoản thanh toán có dạng tương tự. Nếu NHTW đầu cơ ngoại tệ bị lỗ, sẽ phải thuyết minh bằng cách nào cho khoản chi ra của tiền đền bù? Những thất bại như vậy không thể công khai, và vì thế, ngay cả khi nó thắng lợi, thu được những khoản lãi lớn, nó cũng không thể công khai. OB + OFB = 0 ⇔ OB = - OFB ⇔ CA + K + OM = - OFB ⇔ OM = - (CA + K +OFB) Đẳng thức cuối cùng cho thấy, số dư của hạng mục nhầm lẫn và sai sót chính là độ lệch giữa cán cân bù đắp chính thức và tổng của Tài khoản vãng lai và Tài khoản vốn. Bởi vì, cán cân bù đắp chính thức, Tài khoản vãng lai và Tài khoản vốn luôn được xác định, do đó, ta có thể xác định số dư nhầm lẫn và sai sót trong thực tế bằng đẳng thức trên. 1.2.2. Cán cân bù đắp chính thức (OFB)hay chính xác hơn là Các cân dự trữ chính thức. Khoảng trống trong cơ cấu thanh toán xuất hiện khi sự chuyển dịch trong tài khoản vốn dưới các hình thức cùng với nhầm lẫn và sai sót, không trùng với cán cân tài khoản vãng lai. Vai trò điều phối của NHTW và chính phủ xuất hiện khi nó thực hiện việc chuyển nhượng dự trữ để bù vào khoảng trống. Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục: - Dự trữ ngoại hối quốc gia (R). - Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L). - Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠). OFB =  R + L + ≠ Một thực tế rằng, khi dự trữ ngoại hối tăng thì ghi nợ (-) và giảm thì ghi có (+), do đó nhầm lẫn thường xảy ra ở đây. Điều này được giải thích như sau: Chúng ta hình dung, quốc gia Việt Nam được chia thành 2 bộ phận gồm: NHTW và phần còn lại không bao gồm NHTW (gọi là nền kinh tế - NKT). Tiêu chí để phân thành NHTW và NKT là NHTW có chức năng can thiệp lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, còn NKT không có chức năng can thiệp. Theo quy tắc, BoP được lập lấy thế của NKT, do đó, các hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (mua bán nội tệ) nhằm tác động lên NKT, được xem là quan hệ giữa người cư trú với người không cư trú. 10 [...]... Các trạng thái BoP Cán cân thanh toán được lập theo nguyên tắc hạch toán kép, do đó tổng quan các bút toán ghi có luôn bằng tổng các bút toán ghi nợ, nhưng có dấu ngược nhau Điều này có nghĩa là, về tổng thể thì cán cân thanh toán quốc tế luông được cân bằng Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận chứ không... chỉnh cán cân thanh toán quốc tế * Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội chi thì các nước thường sử dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân * Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia Bội chi cán cân sẽ... nói đến toàn bộ cán cân Về mặt nguyên tắc, thặng dư hay thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế được xác định theo hai phương pháp:  Phương pháp xác định thặng dư thâm hụt của từng cán cân bộ phận Thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận là chênh lệch giữa bút toán ghi có và bút toán ghi nợ của riêng cán cân bộ phận này  Phương pháp tích lũy Trong thực tế, chỉ có một số cán cân tích lũy là... 1.3.1 Cán cân thương mại  TB = (X – M) = - (SE + IC + Tr + KL + KS + R) Cán cân thương mại thặng dư khi: (X – M) > 0, cho biết: − Thu từ người không cư trú > chi cho người không cư trú − Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ 11 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Cán cân thương mại thâm hụt khi: (X – M) < 0, cho biết: − Thu từ người không cư trú < chi cho người cư trú − Cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ Như vậy, cán cân thương... được kỳ vọng là tăng giá Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TIỄN Biến động thực tế của cán cân thanh toán Việt Nam 21 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 trong giai đoạn 2006-2010 2.1 Biến động trên Tài khoản vãng lai Hình 2.1: Biến động Cán cân vãng lai giai đoạn 2006-2007 Nguồn số liệu: ADB • Giai đoạn 2006-2007: Trong năm 2006, thâm hụt cán cân mậu dịch của nước ta có xu hướng tăng lên Trong năm 2006, lần đầu tiên kim... chưa đến thời điểm phải thanh toán các đơn hàng CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 đã khiến cho tỷ giá năm 2009 biến động khá sớm Mất lòng tin vào VND và kỳ vọng thị trường sụt giảm đã tạo tâm lý cố gắng “găm giữ” USD ở người dân, khiến cho một dòng ngoại tệ ra khỏi nền kinh tế, gây sai số âm Thực tế nhìn vào cán cân thanh toán năm 2009, “Sai số” âm này còn lớn hơn thâm hụt của cán cân thương mại • Giai đoạn... lớn vào nhập khẩu nguyên liệu và máy móc, dẫn đến cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt Trong khi các nguồn vốn vay FDI, vốn đầu tư nước ngoài và lượng kiều hối về nước, vốn là một trong những yếu tố chính trong cán cân vốn, sụt giảm do khó khăn kinh tế tài chính toàn cầu, thì việc cán cân thanh toán thâm hụt là điều hiển nhiên 34 CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Tuy nhiên, trước những áp lực trên lên tỷ giá,... thanh khoản - Nếu BB < 0 ⇒ chịu rủi ro thanh khoản 3 Nếu CA > 0 Quốc gia là chủ nợ Cần xem xét: - Nếu BB ≥ 0 ⇒ không chịu rủi ro thanh khoản - Nếu BB < 0 ⇒ chịu rủi ro thanh khoản - 1.3.4 Cán cân tổng thể Cán cân tổng thể phản ánh bức tranh các hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế Mối quan hệ giữa cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức như sau: OB =(X... qua cơ chế biến động của tỷ giá mà cán cân tổng thể luôn được điều chỉnh về trạng thái cân bằng CA + K = 0 hoặc CA = - K Tuy nhiên, cán cân tổng thể là rất quan trọng đối với chế độ tỷ giá cố định, bởi vì nó 15 cho biết áp lực dẫn đến phải phá giá hay nâng giá đồng tiền là như thế nào Trong hệ thống CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 tỷ giá cố định, một quốc gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung... Tuy nhiên, cán cân thương CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 mại cũng chỉ ra một con số khác mà ta cần phải quan tâm kỹ lưỡng hơn Đó là khả năng trả nợ nước ngoài được đo lường bằng tỷ lệ Nợ nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu Mặc dù tỉ lệ này giảm so với năm trước nhưng vẫn còn rất cao so với những thời kỳ trước Hình 2.7: Khả năng trả nợ nước ngoài và mức thâm hụt cán cân thương mại Nguồn số liệu: tính toán từ . CÁN CÂN THANH TOÁN GVHD: ThS. Hoàng Thọ Phú MỤC LỤC CÁN CÂN THANH TOÁN NHÓM 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm và thuật ngữ 1.1.1. Cán cân thanh toán (BoP) BoP là bảng. OFB 1.3.5. Điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế * Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân thanh toán bội thu hay bội. tổng thể thì cán cân thanh toán quốc tế luông được cân bằng. Do đó nói đến thặng dư, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế là nói đến thặng dư thâm hụt của một hoặc của một nhóm các cán cân bộ phận

Ngày đăng: 04/10/2014, 22:39

Mục lục

    CƠ SỞ LÝ LUẬN

    PHÂN TÍCH THỰC TIỄN

    Tài liệu tham khảo

    Phân công công việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan