1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đông phương học tìm hiểu về từ ngữ xưng hô trong tiếng việt

29 3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 378,22 KB

Nội dung

 1 1. Đặt vấn đề Từ loại là một phổ niệm của ngôn ngữ học nói chung. Nói đến ngôn ngữ là nói đến ngữ pháp mà nói đến ngữ pháp không thể không nói đến hệ thống từ loại của nó. Từ loại là một trong những vấn đề, một trong những đối tượng mà ngữ pháp học chú ý đến trước tiên đối với bất cứ một ngôn ngữ nào. Với quan điểm như vậy, có thể khẳng định: bất kỳ hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc nào, của một cộng đồng người nào đã có vốn từ vựng, ngữ pháp riêng thì đều có từ loại. Tiếng Việt không phải là một ngoại lệ. Từ loại của các ngôn ngữ không biến hình trong đó có tiếng Việt chủ yếu được phân chia theo các đặc trưng ngữ pháp và đặc trưng ngữ ngh ĩa. Căn cứ vào một tập hợp các tiêu chuẩn để xác định từ loại tiếng Việt có thể từng bước xác định được các đối lập trong kho từ vựng tiếng Việt. Các đối lập này tạo thành các tập hợp lớn rồi đến các tập hợp vừa và cuối cùng là các tập hợp nhỏ. Tập hợp lớn bao gồm thực từ, hư từ và tình thái từ. Tiế ng Việt có 9 tập hợp vừa thuộc thực từ, hư từ và tình thái từ… Qua các bước phân chia từ tập hợp lớn đến tập hợp nhỏ, chúng ta có 9 kiểu từ loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đó là: danh từ, số từ, động từ, tính từ, đại từ, phụ từ, liên từ, trợ từ và cảm từ. Mỗi từ loại lại có nh ững tiểu loại khác nhau… tất cả làm nên sự phong phú, đa dạng của hệ thống từ loại tiếng Việt. Trong 9 từ loại kể trên của tiếng Việt thì đại từ là một từ loại có vị trí đặc biệt. Đó là vị trí trung gian giữa thực từ và hư từ và là một từ loại trung gian giữa các từ loại cơ bản. Đại từ không phải là thực từ đích thực. Tuy nó có mối quan hệ mật thiết, gần gũi với các thực từ cơ bản như danh từ, động từ, tính từ nhưng nó lại không có quan hệ trực tiếp với thực tại như các từ loại trên. Đại từ chỉ có tính chất thực từ khi nó phản ánh mối quan hệ giữa  2 khái niệm và tư duy với thực tại một cách gián tiếp: chúng mang nội dung phản ánh vốn có của các thực từ mà nó thay thế. Hơn nữa, đại từ cũng không thuộc lớp hư từ vì nó không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy như phụ từ, quan hệ từ. So với các từ loại khác, đại từ chiếm một số lượng từ ít nhưng nó lại có m ột tần số sử dụng rất cao và có vai trò vô cùng cần thiết trong ngôn ngữ và trong giao tiếp. Đại từ thường được định nghĩa là những từ không dùng để định danh một thực thể, một hành động hay một tính chất nào đó của thực thể mà được dùng để thay thế cho chúng. Như đã nói, đại từ là một từ loại trung gian, không thuần nhất nên phân loại thành các tiểu loại là một việc khó khă n, phức tạp. Có nhiều cách phân chia khác nhau. Theo Diệp Quang Ban [2; 111] thì đại từ tiếng Việt được chia thành hai lớp con: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định. Còn Lê Biên [1; 122] lại chia đại từ thành các tiểu loại: đại từ xưng hô; đại từ chỉ định; đại từ để hỏi; đại từ chỉ khối lượng, tổng thể; đại từ phiếm chỉ và các đại từ “thế, vậ y”. Nhìn chung, theo cách phân loại nào thì đại từ xưng hô hay theo một cách gọi khác là từ ngữ xưng hô vẫn được xem là quan trọng nhất. Đây là một trong những lý do chính để người viết chọn nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt”. Trên cơ sở trình bày các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, sự phong phú v ề số lượng cũng như sự đa dạng trong cách dùng, bài viết nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của từ ngữ xưng hô nói riêng và vẻ đẹp của tiếng Việt nói chung. Song song với các phương pháp phân tích, miêu tả, so sánh đối chiếu, qua khảo sát sinh viên khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng, bài viết phần nào phản  3 ánh rõ những vấn đề liên quan đến từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và bước đầu đề cập đến những ảnh hưởng của nó đến quá trình học ngoại ngữ nói chung và việc học dịch nói riêng của sinh viên ở đây. 2. Khái quát về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Trong bất kỳ một hành vi giao tiếp nào, xưng hô là một hiện tượng không thể thiếu được. Có thể nói, có giao tiếp là có xư ng gọi. Chính vì vậy, trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, lớp từ ngữ dùng để xưng hô cũng luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú trong vốn ngôn từ của mỗi dân tộc. Từ ngữ xưng hô - đại từ xưng hô (pronoun) là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Theo hai tác giả Diệp Quan Ban – Hoàng Văn Thung thì từ ngữ xưng hô là những từ “dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng)” [2; 111] Từ ngữ xưng hô trong tiếng tiếng Việt có thể chia làm hai lớp, gồm các đại từ xưng hô gốc, đích thực và các yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô. Thuộc về lớp thứ nhất – những từ xưng hô gố c, đích thực không nhiều: tao, ta, mày, nó, hắn và chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (thân mật, suồng sã, thô tục, khinh thường). Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt chủ yếu thuộc lớp thứ hai – đó là những yếu tố được đại từ hóa dùng để xưng hô. Trong lớp này, có những từ nguyên là danh từ đã trở thành đại từ thực sự : tôi, tớ, mình, hoặc còn dấu ấn danh từ khá rõ: chàng, nàng, thiếp, người, ngài, người ta… Bên cạnh đó,  4 chiếm một số lượng lớn trong hệ thống đại từ xưng hô của tiếng Việt còn có những danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc, thân thuộc như: anh, chị, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cậu, dì, con, cháu…, các biến thể của chúng theo phương ngữ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp: bác sĩ, thủ trưởng, sếp, tổ trưởng, giám đốc…, các từ chỉ nơi chố n: ấy, đây, đấy, đằng ấy…, các tên riêng: Hồng, Hoa, Huệ…, các từ vay mượn gốc Hán (y, thị, chúng, huynh, đệ, đại ca, tiên sinh…), gốc Pháp (moa, toa)… Có thể nói, từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt giàu có vô cùng, nhiều hơn rất nhiều so với số lượng từ ngữ xưng hô của nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Có thể thấy rõ điều này qua bảng dưới. BẢNG TÓM TẮT TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT [1; 125] Số Ngôi Số ít Ngôi gộp hỗn số Số nhiều Các biến thể Ngôi thứ nhất (người nói) Tao Tôi Tớ Mình Ta Ta Mình Chúng ta Chúng tao Chúng tôi Chúng tớ Chúng mình Chúng ta Tau (tao) Tui (tôi) (1) ……………. (Tôi) = Choa Min, Qua (2)  5 Ngôi thứ hai (người nghe) Mày Bay (mi) Chúng mình Chúng mày Chúng bay Mi (mày) Bây (bay) (1) (mày) = Bậu (2) Ngôi thứ ba (người, vật được nói đến) Nó Hắn Y Thị Chúng nó Họ Chúng (Nó) = Va Nghỉ (2) (1). Biến thể ngữ âm (2). Biến thể từ vựng (phương ngữ) Trên đây chỉ là bảng thống kê tóm tắt những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Trong thực tế, số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt (kể cả những từ ngữ xưng hô gốc, đích thực và những từ được đại từ hóa dùng để xưng hô) rất nhiều, khó có thể thống kê chúng thành một con số xác định, bởi trong khi giao tiếp người Việt luôn có xu hướng tạo ra những từ mới để xưng hô. Không biết tự bao giờ và bằng cách nào mà trong tiếng Việt đã có cả một kho, một “mỏ” các từ ngữ xưng hô chuyên dùng. Điều này là không thể phủ nhận. Theo khảo sát của chúng tôi mới đây, sự phong phú về số lượng của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việ t một lần nữa được khẳng định. Khi được hỏi về số lượng của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, đại đa số sinh viên được khảo sát (159/223 sinh viên, chiếm 71.3%) đều cho rằng: số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt “rất phong phú”, 53/223 sinh viên (chiếm 23.8%) đánh giá là “phong phú”, chỉ có 2/223 sinh viên (chiếm  6 0.9%) cho rằng số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ít. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng kết quả dưới đây: Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ít 2 .9 .9 .9 Vừa phải 9 4.0 4.0 4.9 Phong phú 53 23.8 23.8 28.7 Rất phong phú 159 71.3 71.3 100.0 Total 223 100.0 100.0 Đối tượng được khảo sát ở đây là sinh viên thuộc khoa Đông phương học, trường Đại học Lạc Hồng hiện đang theo học 4 ngoại ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Trung , tiếng Nhật và tiếng Hàn tương ứng với các chuyên ngành Việt Nam học, Trung Quốc học, Nhật Bản học và Hàn Quốc học. Qua đối chiếu, sinh viên cũng cho biết, so với ngoại ngữ họ đang học thì tiếng Việ t có số lượng từ ngữ xưng hô nhiều hơn, phong phú hơn rất nhiều:  7 Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt so với ngoại ngữ đang học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Ít hơn 39 17.5 17.5 17.5 Nhiều hơn 88 39.5 39.5 57.0 Phong phú hơn rất nhiều 96 43.0 43.0 100.0 Total 223 100.0 100.0 Xin dẫn ra đây một số ví dụ tương đương trong đó có sử dụng các từ ngữ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh – ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để thấy được sự giàu có của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: TIẾNG VIỆT - TIẾNG ANH Tôi là giáo viên - I am teacher Em đang học tiếng Anh - I am learning English Con yêu mẹ - I love you, mummy Chúng tôi là người Việt Nam - We are Vietnameses Chúng em là sinh viên - We are students  8 Chúng ta là nhà vô địch - We are the champions Qua các ví dụ vừa dẫn, chỉ với ngôi thứ nhất chúng ta đã có thể thấy rõ sự chênh lệch về số lượng giữa từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh (tôi – em – con – chúng tôi – chúng em – chúng ta…/ I, we). Xét thêm ở ngôi thứ hai, trong tiếng Anh, “you” được dùng để nói với một người hoặc nhiều người, trong khi ở tiếng Việt chúng ta phân biệt giữa nói với một người và nói với nhiều người rất rất rõ ràng thông qua từ xưng hô ở ngôi thứ hai. Chẳng hạn: Anh là người bạ tốt nhất của tôi - You are my best friend Các cậu có thể chạy nhanh hơn tớ - You can run faster than me Con phải làm bài tập về nhà - You have to do your homework …… Sự phong phú về số lượng của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt một mặt nói lên được sự phong phú, vẻ đẹp của tiếng Việt nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tiếng Việt của người nước ngoài và việc dịch mà ở đó tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ đích. Về mặt này, chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau của bài viết. 3. Đặc điểm của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt 3.1. “Trong giao tiếp hằng ngày, các danh từ dùng làm đại từ xưng hô được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn là các đại từ xưng hô đích thực” [1; 126]  9 3.2. Trong mỗi phát ngôn, các từ ngữ xưng hô phản ánh trực tiếp các mối quan hệ giữa người nói và người nghe, “phản ánh trình độ nhận thức, thái độ tình cảm của người nói với người nghe, thậm chí còn có thể bộc lộ nhân cách con người (người có văn hóa hay không; thái độ chân thật hay giả tạo…” [1; 126] 3.3. Ngoại trừ từ “tôi” được xem là tương đối trung hòa về thái độ, biểu cảm, các từ ngữ x ưng hô trong tiếng Việt đều mang đậm màu sắc biểu cảm. chỉ cần nghe qua cách xưng hô giữa người nói và người nghe chúng ta có thể nhận ra thái độ, tình cảm giữa hai người. 3.4. Việc sử dụng các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phụ thuộc vào nhiều nhân tố: nhân vật giao tiếp (người nói – người nghe); mục đích, nội dung giao tiếp, tình huống giao tiếp và các yếu tố khách quan (tập quán, truyền thống – vă n hóa, xã hội, ý thức hệ, tâm lý dân tộc, khu vực địa lý…) 4. Sự đa dạng về cách dùng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Những vấn đề trình bày trên phần nào đã cho thấy được một điểm nổi bật của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đó là sự phong phú về số lượng. Và chính sự phong phú này là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến điểm nổi bậ t thứ hai của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, đó là sự đa dạng về cách dùng. Tùy theo đối tượng giao tiếp mà người Việt sử dụng những từ ngữ xưng hô khác nhau. Dùng “tôi” với tất cả mọi người; “con” với ông bà, cha mẹ, với những người bà con ngang vai với cha mẹ, với người già; “chị”, “anh” với các em, những người nhỏ tuổi hơn mình; “ cô”, “dì”, “cậu”, “mợ”,  10 “bác” với các cháu theo tương quan họ hàng; hoặc “tao”, “ta” khi không cần giữ lễ hay lúc tức giận Về cơ bản, có thể chia những từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau: những từ xưng hô dùng trong gia tộc thân thuộc và những từ xưng hô dùng ngoài xã hội. 4.1. Cách dùng từ ngữ xưng hô trong gia tộc thân thuộc Khi xưng hô trong gia tộc, người Việt rất ít dùng đại từ xưng hô gốc mà chủ yếu sử dụng các danh từ được đại từ hóa để xưng hô. Cách xưng hô trong gia tộc thân thuộc thể hiện tính tôn ti trật tự (trên ra trên, dưới ra dưới) và tính thứ bậc rõ rệt. Có thể hình dung qua sơ đồ sau: Ông Bà Bác Chú Anh Bố (1).Chắt ↔ cụ (2).Cháu Cô (3).Em (4).Con Dì Chị Mẹ Cậu Mợ Thím [...]... “mỏ” từ ngữ xưng hô phong phú như vậy thì đây là một khó khăn lớn cho người nước ngoài học tiếng Việt Để nhớ được tương đối đầy đủ các từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt đối với những người nước ngoài học tiếng Việt đã là một khó khăn Càng khó khăn hơn cho người nước ngoài học tiếng Việt khi họ phải làm sao biết cách dùng các từ xưng hô này đúng lúc, đúng chỗ 5.2 Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. .. khăn khi dịch từ xưng hô Nguyên nhân của khó khăn khi dịch từ xưng hô Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt quá nhiều Count Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Row Col % % Phải phụ thuộc vào ngữ cảnh để dịch Count Row % Col % Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt quá nhiều, phải phụ thuộc vào ngữ cảnh để dịch Count Row Col % % 2 100.0 % 77.8% Count Row % Col % 1.2 % 7 Ít Không biết 4.3 %... khăn khi dịch từ xưng hô Nguyên nhân của khó khăn khi dịch từ xưng Total hô Số lượng từ Số lượng Phải phụ từ ngữ thuộc xưng hô trong tiếng Việt quá trong tiếng Việt quá cảnh để Không nhiều, phải vào ngữ biết phụ thuộc dịch nhiều ngữ xưng hô vào ngữ cảnh để dịch Số lượng Ít từ ngữ xưng hô Vừa phải trong Phong tiếng phú 0 0 2 0 2 2 0 7 0 9 4 12 35 2 53 11 21 119 8 159 17 33 163 10 223 Việt Rất phong phú... 100.0 Không Total Có tới 189/223 sinh viên học ngoại ngữ được khảo sát gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô từ ngôn ngữ họ đang học sang tiếng Việt (chiếm 84.8%) Cụ thể việc gặp khó khăn đó đối với từng ngoại ngữ là khác nhau: Tỉ lệ sinh viên có gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô theo từng ngoại ngữ Gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô Có Không Count Row % Ngoại Tiếng Anh ngữ đang Tiếng Nhật học Tiếng Trung Tiếng. .. vào ngữ cảnh để dịch Không biết Total   26 8 Mối quan hệ giữa số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt với việc sinh viên học ngoại ngữ gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô Count Gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô Có Total Không 2 2 0 9 45 8 53 133 26 159 189 Vừa phải 0 9 Ít 34 223 Số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt Phong phú Rất phong phú Total   27 9 Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô. .. lượng từ xưng hô trong tiếng Việt Gặp khó khăn khi dịch từ xưng hô Có Count Row % Số lượng Ít từ ngữ Col % 2 100.0% Count Row % Col % 1.1% 9 100.0% xưng hô trong Không 4.8% Vừa phải tiếng Việt 45 84.9% 23.8% 8 15.1% 23.5% 133 83.6% 70.4% 26 16.4% 76.5% Phong phú Rất phong phú   28 10 Mối quan hệ giữa số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt với nguyên nhân sinh viên học ngoại ngữ gặp khó khăn khi dịch từ. .. dùng từ ngữ xưng hô ngoài xã hội “Việc sử dụng hệ thống từ xưng hô ngoài xã hội, thể hiện thái độ ứng xử giữa những người không có quan hệ huyết thống, thân thuộc gia tộc là rất phức tạp và đa dạng” [1; 128] Ở phạm vi này, cả hai lớp từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là các từ xưng hô gốc và các từ lâm thời làm đại từ xưng hô đều được sử dụng Cách xưng hô ngoài xã hội tồn tại hai hình thức: xưng hô tương... anh là một cặp từ ngữ xưng hô không tương ứng đối với vai mẹ - con 5 Cuối cùng, trên cơ sở mặt tích cực của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt (sự phong phú về số lượng, sự đa dạng về cách dùng), bài viết muốn đề cập đến mặt hạn chế của nó khi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tiếng Việt của người nước ngoài và những khó khăn khi dịch từ ngữ xưng hô từ các ngôn ngữ khác sang tiếng Việt 5.1 Với một... chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là dù ở phạm vi nào thì cách dùng các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt cũng rất đa dạng 4.3 Trong những mối tương quan khác nhau, khi xưng hô người Việt sử dụng các từ ngữ xưng hô khác nhau tạo nên vẻ đẹp đa dạng, phong phú của ngôn từ tiếng Việt Xin dẫn ra đây một số ví dụ về cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong tương quan “vợ chồng” Vợ chồng mới cưới, bình thường thì có thể... Quang Ban (chủ biên) – Hoàng Văn Thung (2002), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nhà xuất bản Giáo Dục 3 Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp), Tạp chí những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội 4 Đinh Trọng Lạc (chủ biên) – Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo Dục . chính để người viết chọn nghiên cứu đề tài Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt . Trên cơ sở trình bày các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt, sự phong phú v ề. Biến thể ngữ âm (2). Biến thể từ vựng (phương ngữ) Trên đây chỉ là bảng thống kê tóm tắt những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Trong thực tế, số lượng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt (kể. đương trong đó có sử dụng các từ ngữ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh – ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để thấy được sự giàu có của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt: TIẾNG

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w