1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của bội chi ngân sách, tình hình việt nam và giải pháp khắc phục

10 4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 51,93 KB

Nội dung

Tài chính – Tiền tệ Đề tài:TÁC ĐỘNG CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH -TÌNH HÌNH VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Nhóm : 02 GVHD: Phan Đặng My Phương Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 1 Tài chính – Tiền tệ MỞ ĐẦU: “ Như bà nội trợ, không được tiêu quá số tiền có trong túi. Quốc gia cũng vậy, không được tiêu quá số tiền thu được.” ( Nguyên tổng thống Pháp G. Doumerque, khi tóm tắt lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách “mỗi năm số thu phải ngang với số chi.”). Như chúng ta đã biết, ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho các hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Ở nước ta, hầu như nguồn ngân sách nhà nước là nguồn duy nhất để phục vụ cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính hơn thế nữa, ngân sách nhà nước còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo Trong những năm qua thì vai trò của NSNN đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đám bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử dụng NSNN chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lý thu chi ngân sách đã đặt ra cho chúng ta cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt NSNN, ảnh hưởng của bội chi NSNN đến các hoạt động kinh tế xã hội. Vậy thế nào là bội chi NSNN? Những tác động của bội chi ngân sách? Thực trạng và biện pháp xử lý bội chi NSNN ở nước ta hiện nay như thế nào? Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế cao và ổn định thì liệu nước ta có chấp nhận một mức bội chi cao hay không? Tất cả những vấn đề nói trên đã và đang đặt ra nhiều đòi hỏi đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách để có thể tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp xử lý tình hình bội chi NSNN. Trong phạm vi của đề tài “Tác động của bội chi ngân sách-Tình hình Việt Nam và giải pháp khắc phục” nhóm chúng em xin đề cập đến một số mục tiêu như sau: đưa ra những khái niệm liên quan đến bội chi ngân sách, những tác động của bội chi ngân sách từ đấy liên hệ đến thực trạng Việt Nam và đề xuất những biện pháp khắc phục. Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 2 Tài chính – Tiền tệ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Khái niệm và phân loại 1.Khái niệm ngân sách nhà nước : - Ngân sách nhà nước: là các khoản thu,chi trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo các hoạt động chức năng và nhiêm vụ của chính phủ. 2.Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước: - Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước. +Các khoản thu không mang tính hoàn trả : • Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; • Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; • Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; • Các khoản viện trợ; • Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. + Công thức tính bội chi ngân sách - Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 3 Tài chính – Tiền tệ Bảng1: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C 3.Phân loại: Tài chính công hiện đại phân loại bội chi ngân sách thành 2 loại: - Thâm hụt cơ cấu: Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng - Thâm hụt chu kỳ: Là khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. II/Những tác động của bội chi ngân sách 1.Bội chi ngân sách – nguyên nhân chính gây ra lạm phát Bội chi NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền ( tăng cung tiền tệ ) hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng. - Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao và kéo dài như giai đoạn 1986 – 1990 - Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 4 Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). Tài chính – Tiền tệ suất thị trường tăng. Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lượng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nước ngoàiđể bù đắp bội chi ngân sách bằng ngoại tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lên lạm phát. 2.Cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sức ép của tỷ giá rất lớn Nguyên nhân chính là do nhập siêu cao và duy trì trong một thời gian quá dài dẫn đến cán cân thâm hụt (IM/EX) liên tục trong nhiều năm qua. Nếu điều này vẫn tiếp tục thì sẽ rất khó có khả năng cân đối được ngoại tệ.( giải thích theo kinh tế vĩ mô) 3.Người dân nộp thuế nhiều hơn, trong khi chi cho mục tiêu an sinh xã hội lại giảm đi Thời gian qua,chính phủ phải vay của dân qua trái phiếu hoặc vay nước ngoài, hoặc điều chỉnh các nguồn lực. Điều đáng nói là các khoản này lại được chi vào việc tiếp khách tổ chức hội nghị, hội thảo ko có trong danh mục. cuối cùng đan phải nộp thuế để trả cho các khoản tăng thêm đó 4.Bộ máy nhà nước chưa gọn, hoạt động chưa hiệu quả Ngân sách thì có hạn, trong khi nhu cầu chi luôn rất lớn. Nên điều cần đặt ra là làm sao chi đúng chỗ, tương ứng với tầm quan trọng của nó. Mất cân đối trong thu chi, trong khi chi cho bộ máy vẫn tăng, đó là một dấu hiệu cho thấy chính phủ cần làm tốt hơn nữa việc cơ cấu lại bộ máy và để cho các thành phần kinh tế làm những việc mà Nhà nước không nhất thiết phải làm (Như việc xây ký túc xá sinh viên, nhiều đại biểu đề nghi Chính phủ không nhất thiết phải vay vốn qua phát hành trái phiếu để làm, chỉ cần có các chính sách như cấp đất, miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất thật sự “thân thiện” với tình hình thực tế của thi trường rất nhiều nhà đầu tư sẽ sẵn lòng bỏ vốn. Như vậy, Chính phủ chỉ không thu được tiên, nhưng cũng không phải lo bội chi quá cao và lo phải trả lãi cho khoản vay đó) =>Khi bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả thì không những sẽ giúp giảm bội chi cả trực tiếp và gián tiếp mà còn giúp phần chi cho con người được nhiều hơn III/Thực trạng bội chi ngân sách của Việt Nam hiện nay Bội chi ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực. Nếu bội chi ở một mức nhất định (dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Vì thế ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhà nước chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách chứ không loại trừ nó hoàn toàn. Tuy Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 5 Tài chính – Tiền tệ nhiên, với một nước đang phát triển như Việt Nam thì duy trì bội chi ở mức 5% tổng chi NS cũng không phải là một điều dễ dàng. Thực tế, trong những năm qua, mặc dù hằng năm chi tiêu bội chi mà nhà nước đưa ra luôn duy trì ở mức 5% so với GDP nhưng kết quả bội chi vẫn ở mức cao *Giai đoạn 2001-2006: Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân là 18%. Tốc độ tăng chi bình quân hàng năm đạt 18,5%. Bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đối ở mức 5%GDP. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Số Bội chi Bội chi so với GDP 2001 25.885 4,67% 2002 25.597 4,96% 2003 29.936 4,9% 2004 34.703 4,85% 2005 40.746 4,86% 2006 48.500 5% *Giai đoạn 2007-2009: Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO nên nền kinh tế có nhiều đổi mới đáng kể. Do đó tình hình bội chi NSNN trong giai đoạn này cũng tăng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm2009 Tổng thu cân đối NSNN 281900 323000 389900 Thu kết chuyển từ năm trước sang 19000 9080 14100 Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357400 398980 481300 Bội chi ngân sách nhà nước 56500 66900 873090 Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP 5% 5% 4,82% Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 6 Tài chính – Tiền tệ Thực tế trong những năm 2007-2009, chúng ta đã kiểm soát được mức độ chi ngân sách nhà nước ở mức giới hạn cho phép ( không quá 5% GDP trên năm) và nguồn vay chủ yếu là chi cho đầu tư phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí, chi đầu tư phát triển. *Tuy nhiên đến năm 2010, tỉ lệ bội chi so với GDP đạt 5,8%, giảm 0,4% so với mục tiêu của Nghị quyết Quốc hội là 6,2%GDP. Bộ Tài chính cho biết năm 2010, các công cụ thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã được sử dụng linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước để hạn chế nhập siêu. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử, hiện đại hóa thu NSNN nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. *Năm 2011 tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế giá thị trường vào thời điểm thích hợp trong năm đối với giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Nhà nước còn định giá. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3%GDP *Tại cuộc họp báo về tình hình năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH năm 2013, sáng 4/1/2013:Theo Bộ KHĐT, năm 2012 bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống bằng 4,8% GDP (năm 2011 là 4,9%). Ước tính năm 2012, dư nợ công, dư nợ Chính phủ, dư nợ quốc gia trong giới hạn an toàn cho phép. Trước đó, đầu năm 2012, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% GDP. Như vậy, mức bội chi này đạt kế hoạch đề ra. Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Bộ KHĐT) cho biết: Có được kết quả này nhờ năm qua, dù nền kinh tế thế giới biến động phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình KT-XH đã có những chuyển biến tích cực.Ông Hà còn cho biết, năm 2013 mục tiêu phấn đấu bội chi ngân sách không quá 4,8% GDP. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách trong 8 tháng năm 2013 ước đạt hơn 484.800 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012, nhưng chỉ đạt 59,4% so với kế hoạch dự toán cả năm. Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 7 Tài chính – Tiền tệ Trong khi đó, tổng chi ngân sách từ đầu năm tới cuối tháng 8 ước trên 604.000 tỷ đồng, tăng khoảng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bội chi ngân sách trong 8 tháng qua đã đạt trên 119.000 tỷ đồng, xấp xỉ 74% mức bội chi mà Quốc hội đã quyết định hồi đầu năm.Để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển năm 2013, tính đến ngày 22/8/2013, một giải pháp ngành Tài chính đã và đang áp dụng là huy động trái phiếu Chính phủ. 8 tháng đầu năm, đã tổ chức huy động được hơn 134.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt 69,1% nhiệm vụ. Đặc biệt, từ ngày 15/7 - 15/8, đã tổ chức 4 phiên đấu thầu tín phiếu, 4 phiên đấu thầu trái phiếu với kết quả huy động đạt hơn 5.800 tỷ đồng. Trước tình hình thu ngân sách 2014 tới còn tiếp tục khó khăn, Bộ Tài chính đề xuất nâng mức bội chi lên 5,5% GDP. Để có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng lưu ý đồng yên đang giảm giá, qua đó kéo mức nợ công của Việt Nam xuống. Đây là cơ hội để Chính phủ phát hành trái phiếu mục tiêu vào các công trình trọng điểm quốc gia, cần chuẩn bị báo cáo Quốc hội cho triển khai sớm. (KINH TẾ ,Thứ năm | 29/08/2013 08:18 IV.Nguyên nhân của bội chi ngân sách Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN: tác động của chu kỳ kinh doanh, tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. 1.Tác động của chu kỳ kinh doanh Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. 2.Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. *Ngoài ra còn một số nguyên nhân phân thành chủ quan và khách quan khác: -Các nguyên nhân khách quan: + Do nền kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 8 Tài chính – Tiền tệ + Thiên tai, tình hình bất ổn chính trị -Các nguyên nhân chủ quan: + Do quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý + Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ sắc bén của chính sách tài khóa + Do cách đo lường bội chi Trong điều kiện bình thường (Không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, ), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. V.Giải pháp khắc phục Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: 1.Tăng thu. 1.1.Tăng các khoản thu thuế: Đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.2. Biện pháp vay nợ: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ – trả lãi – bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau… 1.3. In tiền Nhà nước phát hành thêm tiền. Việc xử lý bội chi NSNN có thể thông qua việc nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Đặc biệt, khi nguyên nhân bội chi NSNN là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây “tăng trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. 2 Giảm chi Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 9 Tài chính – Tiền tệ Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. 3.Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước : Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế KẾT LUẬN: Như vậy, ngân sách nhà nước có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền tài chính quốc gia, chi phối và quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển của đất nước, chúng ta phải sử dụng ngân sách một cách hợp lý, tính toán tỉ mỉ để hạn chế bội chi ngân sách. Khắc phục bội chi, chúng ta sẽ tránh được tình trạng vay nợ dưới mọi hình thức. Hạn chế bội chi ngân sách là tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ luôn coi trọng cách hạn chế bội chi ngân sách nhà nước, làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước và kinh tế. Bài tiểu luận đã hệ thống một cách khái quát và tỉ mỉ những vấn đề liên quan đến bội chi ngân sách và qua đó chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về nó, để từ đó chúng ta có thế tìm ra biện pháp đúng đắn nhất nhằm giải quyết tình trạng này. Cũng cần khẳng định lại một vấn đề là bội chi ngân sách không hoàn toàn tiêu cực và trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi nhà nước sẽ luôn luôn xảy ra thâm hụt ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiểu rõ về bội chi ngân sách là điều mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm/./ Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 10 . tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp xử lý tình hình bội chi NSNN. Trong phạm vi của đề tài Tác động của bội chi ngân sách -Tình hình Việt Nam và giải pháp khắc phục nhóm chúng em xin đề. lường bội chi Trong điều kiện bình thường (Không có chi n tranh, không có thiên tai lớn, ), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. V .Giải pháp khắc phục Bội chi NSNN tác. đến bội chi ngân sách, những tác động của bội chi ngân sách từ đấy liên hệ đến thực trạng Việt Nam và đề xuất những biện pháp khắc phục. Đại học kinh tế Đà Nẵng Page 2 Tài chính – Tiền tệ GIẢI

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w