22 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... Mục đích của đề tài Xây dựn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ kỹ thuật “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội” đã được hoàn thành tại khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường
Đại học Thủy lợi tháng 09 năm 2012 Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Phạm Việt Hòa là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Tác giả cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như trong việc thu thập tài liệu liên quan để Luận văn được hoàn thành
Xin gửi lời cảm ơn đến phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2012 Tác giả
Phạm Thùy Linh
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Mục đích của đề tài 4
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
4 Kết quả dự kiến đạt được 5
CH ƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7
1.1 Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu 7
1.1.1 Vị trí và giới hạn 7
1.1.2 Địa hình, địa chất 8
1.1.3 Tài nguyên đất 8
1.1.4 Tài nguyên rừng 9
1.1.5 Đặc điểm khí tượng thủy văn 9
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 11
1.3 Hiện trạng hệ thống công trình phòng chống lũ của đoạn sông nghiên cứu 18
1.4 Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết 21
CH ƯƠNG 2 22
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
2.1 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến giải pháp tiêu thoát nước của đoạn sông nghiên cứu 22
2.2 Phân tích các yếu tố tác động tới lũ sông Hồng ảnh hưởng đến giải pháp tăng cường khả năng tiêu thoát nước 22
Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống 22
Trang 32.2.2 Đặc điểm lòng dẫn của sông Hồng 23
2.2.3 Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống đê của đoạn sông nghiên cứu ảnh h ưởng đến phương án tiêu thoát nước 28
2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu 29
2.4 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tình hình đô thị hóa đến giải pháp tiêu của đoạn sông nghiên cứu 29
2.5 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu 30
2.6 Phân tích ảnh hưởng của lũ thiết kế tuyến đê sông Hồng, sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến khả năng tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu 31
2.7 Phân tích ảnh hưởng của phân vùng bảo vệ của đê chính thành phố Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu 33
2.8 Các giải pháp tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu 34
2.8.1 Giải pháp công trình 34
2.8.2 Giải pháp phi công trình 35
CH ƯƠNG 3 36
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT N ƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36
3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ 36
3.2 Mô hình thủy lực hệ thống sông 36
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực 36
3.2.2 Ph ương pháp và sơ đồ tính 44
3.2.3 Tài liệu cơ bản sử dụng trong tính toán thủy lực 49
Trang 43.3 Xác định bộ thông số của mô hình 64
3.3.1 Tính toán mô phỏng trận lũ tháng 8/1996: 64
3.3.2 Kết quả tính toán mô phỏng 64
3.4 Kiểm nghiệm mô hình 66
3.5 Các trường hợp tính toán thủy lực hệ thống sông để xác định chỉ giới thoát lũ 68
3.5.1 Tiêu chuẩn tính toán để xác định tuyến thoát lũ cho hệ thống sông Hồng (sông Đà, sông Hồng, sông Đuống) 68
3.5.2 Các đoạn sông Hồng cần cải tạo: 69
3.5.3 Tr ường hợp tính toán cho sông Đà, sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
1 Kết luận: 105
2 Kiến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 109
Phụ lục 01: Kết quả tính toán xác định bộ thông số mô hình 109
Phụ lục 03: Kết quả tính toán phục vụ công tác phòng chống lũ hạ du sông Hồng: 134
Phụ lục 04: Kết quả tính toán quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho đoạn sông Hồng và sông Đuống thuộc thành phố Hà Nội 139
Phụ lục 05: Các chỉ giới thoát lũ tuyến sông Hồng và sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội 154
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh bao gồm: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số 6.232.940 người Thành phố Hà Nội bao gồm địa giới hành chính của 29 quận, huyện, thị là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc;
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;
Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng có thể chia thành 2 vùng địa hình chính:
Vùng miền núi chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên toàn thành phố tập trung chủ yếu ở Ba Vì, Sóc Sơn có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên
Vùng đồng bằng chiếm 78% diện tích tự nhiên, nằm ven sông Hồng, sông Đáy và các vùng thấp ven sông Tích Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của thành phố với cây trồng chủ yếu là lúa nước Những khu vực cao hơn thì trồng cây ăn quả, làm vườn và trồng hoa màu Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi Cao độ phổ biến từ 1,0 m đến trên 11,0 m
Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển Hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường thủy,
Trang 6đường sắt và đường hàng không, thuận lợi trong giao thương với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua, điển hình là sông Hồng và sông Đuống
- Sông Hồng: Là con sông lớn nhất chảy qua Hà Nội với chiều dài khoảng
118 km, lưu lượng bình quân hàng năm khoảng 2.640 m3/s với tổng lượng nước khoảng 83,5 triệu m3 Đây là nguồn nước cung cấp chính cho TP Hà Nội Sông Hồng chịu tác động của toàn bộ các sông ở thượng lưu nên mùa lũ thì mực nước dâng cao, mùa kiệt thì mực nước lại xuống quá thấp Trong hệ thống sông Hồng đoạn Sơn Tây - Hà Nội là đoạn sông trọng điểm về thoát lũ, ba nhánh sông Đà, sông Thao và Lô cùng tập trung lũ vào đoạn sông này, nên lượng lũ lớn nhất, mực nước cao nhất so với các đoạn sông khác, nếu vỡ đê ở đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đồng bằng Bắc bộ
- Sông Đuống: Là phân lưu của sông Hồng tại xã Ngọc Thụy, Xuân Canh chảy qua địa phận huyện Gia Lâm, Đông Anh chiều dài khoảng 22 km Sông Đuống chảy qua vùng phía Bắc thành phố và hiện nay vùng này là hướng phát triển mở rộng của thành phố nên yêu cầu về mức độ bảo vệ của hệ thống đê ngày càng tăng lên Lòng sông Đuống tương đối hẹp, đê sông Đuống tương đối yếu, do vậy cần giữ
tỷ lệ phân lưu của sông Hồng vào sông Đuống ở mức thích hợp, không tăng thêm sức ép đối với hệ thống đê sông Đuống và cả hệ thống đê sông Thái Bình
Tiêu nước cho Hà Nội là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh
tế của thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung Qua quá trình đầu tư phát triển, hệ thống công trình tiêu nước của Hà Nội đã có nhiều cải tiến và dần được nâng cấp hiện đại, bảo vệ an toàn cho thủ đô trong suốt thời gian dài Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số và những biến đổi khó lường của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu nước cho thủ đô, nhất là khu vực nội thành Hiện tượng thành phố ngập nước chỉ sau một trận mưa không quá lớn đã trở nên quen thuộc Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân mà còn gây thiệt hại lớn về người cũng như nền kinh tế và trở thành một vấn đề bức xúc của
Trang 7toàn xã hội Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:
“ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội”
2 Mục đích của đề tài
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để lựa chọn các giải pháp tiêu thoát lũ sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
Từ tình hình thực tế của hệ thống, vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố và điều kiện kinh tế, xã hội của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cùng với những cơ sở khoa học chung, tiến hành nghiên cứu, tham khảo, áp dụng và
đề xuất các giải pháp tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố
Hà Nội một cách hiệu quả, phù hợp và mang tính chất đặc thù của thủ đô, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và của hệ thống
- Nghiên cứu tổng quan
Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu:
+ Tài liệu về đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành , vận động và biến đổi nước trên các lưu vực bao gồm : Tài liệu địa hình , địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật , tài liệu khí tượng thủy văn của các trạm trong vùng và lân cận vùng nghiên cứu
+ Tài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế, hiện trạng các công trình chống lũ + Tài liệu về diễn biến và thiệt hại của các trận lũ lớn đã xảy ra
+ Tài liệu tổng kết các biện pháp kiểm so át lũ đã thực hiện từ trước tới nay trong phòng chống bão, lũ lụt
Nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài
- Nghiên cứu khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công
Trang 8trình, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu, đặc biệt khảo sát hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ
- Nghiên cứu nội nghiệp
Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của vấn đề, hiện tượng để từ đó đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và phương hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các công trình tiêu úng và chống lũ, tài liệu địa hình lòng dẫn sông Hồng và sông Đuống…)
- Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu khí tượng, thuỷ văn
- Phương pháp tổng hợp địa lý xây dựng sơ đồ mạng thuỷ lực, bản đồ Mapinfo, phân tích đánh giá nguồn nước và sự biến đổi của chúng theo không gian
và thời gian bằng phương pháp phân vùng hay tham số tổng hợp
- Phương pháp phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng nghiên cứu
- Phương pháp mô hình toán
- Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích tính toán)
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nước ra sông Hồng và sông Đuống thuộc thành phố Hà Nội
4 Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân sinh và kinh tế xã hội, tình hình thiên tai úng ngập và các nguyên nhân, hiện trạng công trình phòng chống lũ, úng của khu vực nghiên cứu
- Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tiêu thoát
lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội
Trang 9- Lựa chọn được các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội
Trang 116.232.940 người Thành phố Hà Nội bao gồm địa giới hành chính của 29 quận, huyện, thị là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên
- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ
1.1 2 Địa hình, địa chất
Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng:
Vùng miền núi có diện tích khoảng 73.508ha chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên toàn thành phố, tập trung chủ yếu ở Ba Vì và Sóc Sơn có độ cao tuyệt đối từ
300 m trở lên với đỉnh cao nhất tới 1.296 m
Vùng đồng bằng chiếm 78% diện tích tự nhiên, nằm ven sông Hồng, sông Đáy
và các vùng thấp ven sông Tích Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của thành phố với cây trồng chủ yếu là lúa nước Những khu vực cao hơn thì trồng cây ăn quả, làm vườn và trồng hoa màu Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi Cao độ phổ biến từ 1,0 đến trên 11,0 m
Địa chất của vùng Hà nội mang đặc trưng của vùng đồng bằng lưu vực sông Hồng là phát triển không đồng nhất Lớp trầm tích phù sa Đệ tứ có bề dày trên 100
m, có nới tới 400 m
1.1.3 Tài nguy ên đất
Diện tích đất tự nhiên 242.289 ha, đất sản xuất nông nghiệp 123.690 ha chiếm 51,05% diện tích đất tự nhiên Trong đất sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn 89,4%; đất trồng cây lâu năm chiếm 10,6% Diện
Trang 12tích đất lâm nghiệp chiếm 8,12% đất tự nhiên, đất chuyên dùng chiếm 17,8 % và đất
ở chiếm 7,6%
1.1.4 Tài nguyên rừng
Toàn vùng hiện có 19.678 ha rừng, rừng sản xuất 9.114 ha, rừng phòng hộ 1.127 ha, rừng đặc dụng 9.346 ha Độ che phủ rừng đạt 7,58% đây là tỷ lệ thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ
1.1.5 Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.1.5.1 Mưa : Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.250 - 1.870 mm, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường tập trung tới 85% lượng mưa cả năm, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa năm, mưa lớn nhất thường vào tháng 7, 8; đây cũng cũng là tháng thường có nhiều cơn bão nhất
và mực nước các sông dâng cao gây khó khăn cho tiêu úng, tháng có lượng mưa nhỏ là tháng 1 và tháng 2 khó khăn cho việc làm ải và gieo cấy vụ đông xuân
Bảng 1.1: Lượng mưa 1, 3, 5 ngày max (P=10%) tại các trạm quan trắc
TT Trạm 1 ngày max
(mm)
3 ngày max (mm)
5 ngày max (mm)
1.1.5.3 Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống
Xét thành phần lũ sông Thao, sông Đà, sông Lô và yếu tố lưu lượng đỉnh lũ
Qmax, tổng lượng lũ thời đoạn 8 ngày (W8 ngày), 30 ngày (W30 ngày) Về mùa lũ,
về dạng lũ, thời gian nước lên xuống, đều tạo thành những trận lũ sông Hồng khác nhau về đỉnh lũ, dạng lũ, các ngọn liên tiếp, trùng đè lên nhau Đường chủ lưu, tốc
Trang 13độ truyền lũ, cường suất nước lũ, quan hệ mực nước giữa các trạm của từng trận lũ cũng khác nhau; ngay cả lưu lượng phù sa, hàm lượng phù sa và thành phần hạt cũng khác nhau, gây nguy hiểm cho từng vị trí đê, diễn biến lòng sông và cửa biển cũng khác nhau
Bảng 1.2: Thành phần lượng lũ 8 ngày max các sông nhánh so với Sơn Tây
Sông Trạm
Thành phần trung bình (%)
- Phân sang sông Đuống 28 - 30% vào mùa lũ và 25 - 25,2% vào mùa cạn (tỷ
lệ này đã tăng lên từ năm 1985)
- Phân sang sông Luộc 10 - 14% vào mùa lũ; 7 - 8% vào mùa kiệt
- Phân sang sông Trà Lý 12 - 17% vào mùa lũ; 9 - 11% vào mùa kiệt
- Phân sang sông Đào Nam Định 29 - 31% vào mùa lũ; 27 - 35% vào mùa kiệt
- Phân sang sông Ninh Cơ 6 - 9% vào mùa lũ; 7 - 10% vào mùa kiệt
- Đổ ra biển qua cửa Ba Lạt 25 - 30%
1.1.5.4 Nước mặt
* Sông Hồng: Sông Hồng là hợp lưu của sông Thao với sông Đà và sông Lô
+ Sông Thao phát nguồn từ cực Tây Bắc của lưu vực sông Hồng trên độ cao hơn 1770 m (phần chảy trên lãnh thổ Trung Quốc gọi là sông Nguyên có chiều dài
640 km, diện tích lưu vực 39.840 km2), sông chảy vào Việt Nam ở Lào Cai theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và có tên là sông Thao dài 270km với diện tích lưu vực
Trang 14lớn Diện tích lưu vực toàn bộ (cả phần Trung Quốc và Việt Nam) tính đến Việt Trì
là 51.800 km2chiều dài 902km
Sông Hồng là sông lớn nhất chảy qua địa phận TP Hà Nội với chiều dài khoảng 118 km, có lưu lượng bình quân hàng năm 2.640 m3/s, tổng lượng nước khoảng 83,5.109
m3 Đây là nguồn nước cung cấp chính cho TP Hà Nội
* Sông Đuống: Là phân lưu của sông Hồng tại xã Ngọc Thụy, Xuân Canh và
đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại, sông dài 67 km Sông có độ dốc lớn, lòng sông đoạn đầu rộng 200 ÷ 300 m càng về cuối càng mở rộng với độ rộng trung bình từ 1000
÷ 1500 m và còn khá sâu, cao độ đáy sông nằm trong khoảng từ (-4 ÷ -10) m Hàng năm sông chuyển một lượng nước khá lớn khoảng 27 km3 từ sông Hồng sang sông Thái Bình, thường đây là một trong những nguồn gây lũ cho hạ du sông Thái Bình
Sông Đuống chảy qua vùng phía Bắc thành phố Hà nội trên địa phận huyện Gia Lâm, Đông Anh với chiều dài khoảng 22 km, đây là vùng có hướng phát triển mở rộng của thành phố nên yêu cầu về mức độ bảo vệ của hệ thống đê ngày càng tăng lên
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
1.2.1 Kinh tế Thủ đô có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế ngày càng hiện đại và hiệu quả
- Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:
Tổng quy mô GDP của Hà Nội năm 2008 đạt trên 178,5 nghìn tỷ đồng (giá thực tế), tương đương với 10,77 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 12,1% cả nước Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo tỉnh, thành cả nước, Thủ đô Hà Nội đứng vị trí thứ hai và bằng 61,5% tổng GDP của địa phương đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành
Trang 15- Công nghiệp - xây dựng 13,4 17,2 11,9 6,8 11,5 12,3
2 Đóng góp cho tăng trưởng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp - xây dựng 45,2 55,3 46,7 43,8 47,4 48,7
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội 2008,2009 và số liệu dự báo
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội thời kỳ 2001-2008 là 11,3% (thời kỳ 2001-2005 là 11,0%), cao gấp 1,49 lần cả nước Trong đó, ngành dịch vụ với tốc độ tăng cả thời kỳ là 10,9%, đóng góp 49,9% cho tăng trưởng Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 13,8% và có lúc có mức đóng góp cho tăng trưởng cao hơn ngành dịch vụ, nhưng nếu xét toàn thời kỳ 2001-2008, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 47,4%, xấp xỉ bằng ngành dịch vụ Tốc
độ tăng trưởng của khối ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2008 chỉ là 3,3%, nhưng cũng gần bằng mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong phạm vi cả nước (3,83%) Với tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với khu vực phi nông nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giảm đi nhanh từ 4,1% thời kỳ 2001-2005 xuống còn 1,1% năm 2008 Xét tổng cả thời kỳ 2001-2008, mức đóng góp cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,7% Dự kiến giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 10,6%/năm
Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,5% năm 2008 Khu vực dịch
vụ có tỷ trọng là 52,4% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2008 và là ngành có tỷ trọng cao nhất Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp
Các thành phần kinh tế đều được Thành phố khuyến khích phát triển Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại, tiếp tục giữ vị trí quan trọng
Trang 16(năm 2008 khu vực Nhà nước vẫn chiếm 44,2% trong cơ cấu GDP) Khu vực kinh
tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản
lý và tay nghề của người lao động Hình thành nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mạnh, có khả năng cạnh tranh cao hơn
Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội
(Theo phân ngành kin h tế năm 2007)
- Công nghiệp - xây dựng 36,4 40,7 41,4 41,1 41,1 41,4
2 Cơ cấu GDP theo
Trang 17là người nhập cư vào Thủ đô) tăng rất nhanh, lên đến 2,1% trong cả thời kỳ 2001-2008
Thủ đô Hà Nội là một thành phố có kinh tế "mở" khi mức xuất nhập khẩu trong năm 2008 chiếm 283% GDP Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2008 đã đạt mức hơn 1.092 USD, cao hơn một nửa so với mức GDP/người của Hà Nội Tuy vậy, mức xuất khẩu của thành phố chỉ bằng 29,4% so với nhập khẩu Điều đó có nghĩa là thâm hụt thương mại của thành phố lên tới hơn 16,6 tỷ USD, gấp hơn 1,54 lần GDP của cả thành phố
Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội có hiệu quả nhất định khi mức tiêu thụ điện
để tạo ra 1 đô-la GDP của thành phố chỉ còn 0,49 KWh (2008), tương đương với mức các nước có thu nhập trung bình khá trên thế giới (0,45-0,60) và chỉ bằng 1/2 mức tiêu thụ bình quân của cả nước
Hà Nội là một trong số ít địa phương trong nhiều năm có mức bội thu ngân sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương Năm 2008, tỷ lệ thu ngân sách huy động vào GDP là 37,8% và mức bội thu ngân sách lên tới hơn 46,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,3% GDP
Lạm phát (tính theo GDP deflator) của Hà Nội thời kỳ 2001-2008 là 8,4%, cao hơn mức lạm phát của cả nước (8,1%) nhưng tỷ số giữa tăng trưởng và lạm phát của Hà Nội là lớn hơn 1, tức là tăng trưởng cao hơn lạm phát (1,35 lần) trong khi tỷ
số này của cả nước là nhỏ hơn 1 (0,93 lần), đây là một chỉ số tích cực đối với sự phát triển của Hà Nội Dù vậy, chỉ tiêu này ở năm 2008 chỉ là 0,62 lần do yếu tố tác động của cuộc khủng hoảng và lạm phát tăng cao của cả nước
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu hiện trạng về kinh tế của thành phố Hà Nội
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
Trang 18Chỉ tiêu Đơn vị Năm
- Nhập khẩu Triệu USD 3.937 10.687 12.575 23.544 21.434,9
- Chênh lệch XNK Triệu USD -2.488 -7.684 -8.628 -16.608
Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám thống kê Hà Nội 2008 và số liệu dự báo
- Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều có bước phát triển
Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 17 khu công nghiệp (KCN) tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hiện đã và đang triển khai, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 1.236 ha và 9 KCN đang trong giai đoạn lập quy hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi đất GPMB và xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 3.581
Trang 19ha Một số KCN đã được lấp đầy doanh nghiệp thứ phát như KCN Bắc Thăng Long, Nội Bài
Dịch vụ vẫn là ngành có giá trị tăng thêm lớn, chiếm tỷ trọng cao, có tác dụng làm hạt nhân đóng góp vào mức tăng chung của kinh tế Thủ đô Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thông, tín dụng - ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục, hỗ trợ sản xuất kinh doanh đều có sự tăng trưởng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, người dân và khách quốc tế
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, hệ thống thủy lợi xuống cấp, đê điều bị sạt lở, song sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/1ha đất nông nghiệp liên tục tăng, năm 2009 ước đạt 131 triệu đồng/ha Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực; giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản - dịch vụ nông nghiệp Tỷ trọng các cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh
tế cao, an toàn thực phẩm tăng dần Kinh tế trang trại liên tục phát triển cả về số lượng, quy mô và giá trị sản xuất Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư, đã từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và góp phần xây dựng nông thôn mới, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực nông thôn
1.2.2 Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển; các vấn đề xã hội bức xúc từng bước được giải quyết
Giữ vững và ổn định quy mô giáo dục Phát triển đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao Việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thu được kết quả tốt Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa được ưu tiên đầu tư, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh (tính đến 31/7/2009 toàn thành phố có 465 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 20,9%) Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến năm 2010 đạt 35% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%)
Trang 20Đầu tư cho khoa học công nghệ được đa dạng hóa, công tác quản lý được đổi mới theo hướng gắn chặt hơn với yêu cầu thực tiễn Thành phố quan tâm xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng tài năng và nguồn nhân lực chất lượng cao
Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân có tiến bộ Công tác phòng chống dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thu được kết quả tốt Mạng lưới y tế
cơ sở được chú trọng củng cố; y tế chuyên sâu phát triển, một số bệnh viện được đầu tư, nâng cấp và thành lập mới Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên Xã hội hóa dịch vụ y tế ngày càng mở rộng
Thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc Giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực (trung bình mỗi năm giai đoạn 2006-2010 giải quyết việc làm cho trên 120 nghìn lao động), tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ
6,06% năm 2006 xuống còn 5,35% năm 2008 Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng Người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo được quan tâm hỗ trợ
Sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh" được đẩy mạnh kết hợp với việc thực hiện phong trào xây dựng Thủ đô văn minh - xanh - sạch đẹp
Thể dục thể thao có bước phát triển mạnh Hà Nội dẫn đầu cả nước trong việc
du nhập và phát triển các môn thể thao mới; thể thao thành tích cao đạt nhiều thành tích trong nước và quốc tế Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư nâng cấp và xây dựng
Tổ chức thành công các đại hội thể thao lớn của cả nước và khu vực như Hội khỏe Phù Đổng, AFC Cup, Đại hội thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (AIG III)
1.2.3 Xây dựng và quản lý đô thị có bước phát triển mới, hệ thống hạ tầng bước đầu được cải thiện
Công tác xây dựng và quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo Tốc độ phát triển
đô thị ở mức nhanh nhất so với các địa phương cả nước trong những năm gần đây Công tác quản lý trật tự xây dựng dần đi vào nền nếp, tỷ lệ cấp phép xây dựng được nâng cao Triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới theo hướng đồng bộ, hiện đại
Trang 21Hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị được duy trì và tập trung đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ Nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng đã hoàn thành Triển khai xây dựng một số công trình lớn, cải tạo nhiều hồ, công viên, tạo ra bước phát triển mới của Thủ đô Mở rộng, cải tạo hệ thống phân phối và mạng cấp nước cho nhiều khu vực Hoàn thành giai đoạn I Dự án thoát nước Hà Nội
1.2.4 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường
Đảm bảo an ninh trật tự cho các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng (Hội nghị APEC năm 2006, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2008, ACMECS lần thứ 3, Hội nghị Ngoại trưởng Á - Âu 2009 ) Chủ động phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và các hoạt động chống đối chính trị Không để xảy ra đột biến, khủng bố, phá hoại, bạo loạn chính trị Xử lý và đảm bảo đúng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với những vụ việc lợi dụng tôn giáo, gây mất trật tự xã hội
Các hoạt động đối ngoại được triển khai theo hướng hiệu quả hơn Mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác với Thủ đô các nước và các tổ chức quốc tế trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long; tăng cường hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại và hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, xã hội Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm và cả nước
1.3 Hiện trạng hệ thống công trình phòng chống lũ của đoạn sông nghiên cứu
Phòng chống lũ là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của
Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung Qua quá trình đầu tư phát triển, hệ thống công trình phòng, chống lũ của Hà Nội đã vận hành tốt và bảo vệ an toàn cho thủ đô trong suốt thời gian dài
Hà Nội (cũ) có 07 tuyến đê chính với 151,878 km Trong đó có 37,709 km
đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội thành Hà Nội; có 50,566 km gồm đê tả sông Hồng và hữu sông Đuống là đê cấp I; có 22,458 km gồm đê tả Đuống là đê cấp II; có 41,145 km gồm tuyến đê hữu sông Cầu và tả, hữu sông Cà
Trang 22Lồ là đê cấp III
Hà Nội (mở rộng) có 13 tuyến đê chính với 312,849 km Trong đó có 80,022
km đê hữu sông Hồng (thuộc huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên) và
để tả Hồng (thuộc huyện Mê Linh) là đê cấp I
Hiện trạng hệ thống đê sông, đê bối và các công trình phòng chống lũ như sau:
Bảng 1.6 : Hiện trạng các tuyến đê sông thuộc thành phố Hà Nội
TT Tuyến đê Cấp đê Từ km – đến km Dài (km) Cao độ (m)
Cấp đặc biệt K47,98 – K85,3 37,32 12,98 – 16,06 Cấp I K40,35 – K47,98 7,63 16,32 – 15,4 Cấp I K85,3 – K117,85 32,55 12,8 – 11,0
Cấp I K48,165 – K77,284 29,119 13,52 – 15,91
Bảng 1.7 : Hiện trạng công trình phòng chống lũ thuộc thành phố Hà Nội
Loại công trình Đơn
Tả Hồng: Hải Bối (2,0km), Phù Dực (1,24km), Xuân Thu (4,2km), Kim Tiên (6,0km), An Lạc (3,2km), Ngô Đạo (1,8km), Xuân Giang (6,0km),
Đô Tân (7,0km)
Trang 23Loại công trình Đơn
1, Sáp Mai 2, Đại Độ, Võng La
Hữu Đuống - 6 TB Gia Thượng, Kéo Gỗ, Giang Biên, Vàng,
Liên Mạc, Thuỵ Phương, Phú Gia, Tứ Liên, Phúc
Xá – Chương Dương, Thanh Trì, Duyên Hà, Phong Vân, Cổ Đô
Tân Đức, Phú Cường I, Phú Cường II, Vân Sa, Châu Sơn, Phú Châu, Vân Tập, Chu Minh, Hùng Hậu, Tỉnh Đội, Linh Chiểu, Phương Độ, Cẩm Đình, Cẩm Đình – Xuân Phú, Hồng Hà, Bá Giang, Liên Trì, Xâm Thuỷ, An Cảnh, Cát Bi, Quang Lãng
Trang 24Loại công trình Đơn
6 Giếng
H Từ Liêm (55 giếng), Q Hoàng Mai (90 giếng),
H Thanh Trì (62 giếng)
1.4 Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết
Hệ thống đê sông : Tuyến đê sông Hồng, sông Đuống, sông Đà thuộc thành phố Hà Nội đã được nâng cấp, duy tu bảo dưỡng, kết hợp làm đường giao thông, hiện nay có thể chống được với lũ thiết kế Việc phân cấp đê cần phải xem xét theo tiêu chí dân sinh kinh tế và xã hội hiện tại và trong tương lai của vùng được bảo vệ
Hệ thống sông thoát lũ : Sông Hồng, sông Đuống đoạn qua Hà Nội là tuyến sông thoát lũ chính của hệ thống sông Hồng - Thái Bình Hiện nay cả phần lòng dẫn
và bãi tràn đang bị bồi lắng, một số bãi giữa sông đang có xu thế phát triển rộng ra
Cả 2 bên bờ tả và hữu sông có rất nhiều bãi lớn dọc sông , chúng ta nhiều lần đã đề
ra giải pháp giải phóng lòng sông , phá bỏ đê bối từ những thập kỷ 70 nhưng không thực hiện được , ngược lại nạn lấn chiếm lòng sông , bãi sông vẫn ngày càng gia tăng, cao trình đê bối ngày càng nâng cao và vượt mức Báo động 3 Theo số liệu điều tra năm 2007 thì tổng số hộ dân sống ngoài đê trên sông Hồng đoạn từ Thượng Cát đến Vạn Phúc đã là 41.488 hộ, trên sông Đuống là 2.066 hộ Do việc lấn chiếm
và xây dựng không theo quy hoạch, tự ai nấy làm, việc đổ đất và chất xả thải rất tuỳ tiện ra sông đã tạo nên bức tranh 2 bên bờ sông rất nhếch nhác, môi trường ô nhiễm không thể chấp nhận được Nếu không có giải pháp từ bây giờ chắc chắn con số hộ dân lấn chiếm ngoài đê sẽ gia tăng rất nhanh, lúc đó có giải quyết sẽ rất tốn kém và không hiệu quả
Trang 25CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến giải pháp tiêu thoát nước của đoạn sông nghiên cứu
Vùng nghiên cứu có địa hình biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng Hà Nội là nơi cộng hưởng hợp lưu của lũ do các con sông lớn chảy trên địa hình núi phân cắt của miền Bắc Việt Nam và nam Trung Quốc đổ ngay vào đồng bằng gây ra Cho nên lượng lũ trong sông rất lớn vào mùa lũ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu thoát nước của lưu vực ra sông cũng như thiêu thoát lũ trong sông
Vùng nghiên cứu còn nằm ở trung tâm đới sụt kiến tạo trẻ đồng bằng sông Hồng, riêng pha sụt lún Holoxen có tốc độ sụt lên tới 8,5 mm/năm Hệ quả của sụt lún là đồng bằng bị hạ thấp Do địa hình thấp nên úng ngập xẩy ra thường xuyên, đặc biệt là trong mùa mưa lũ
2.2 Phân tích các yếu tố tác động tới lũ sông Hồng ảnh hưởng đến giải pháp tăng cường khả năng tiêu thoát nước
2.2 1 Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống
2.2.1.1 Tổ hợp lũ các sông lớn thượng lưu tạo thành lũ sông Hồng
Xét thành phần lũ sông Thao, sông Đà, sông Lô và yếu tố lưu lượng đỉnh lũ
Qmax, tổng lượng lũ thời đoạn 8 ngày (W8 ngày), 30 ngày (W30 ngày) Về mùa lũ, về dạng lũ, thời gian nước lên xuống, đều tạo thành những trận lũ sông Hồng khác nhau
về đỉnh lũ, dạng lũ, các ngọn liên tiếp, trùng đè lên nhau Đường chủ lưu, tốc độ truyền
lũ, cường suất nước lũ, quan hệ mực nước giữa các trạm của từng trận lũ cũng khác nhau; ngay cả lưu lượng phù sa, hàm lượng phù sa và thành phần hạt cũng khác nhau, gây nguy hiểm cho từng vị trí đê, diễn biến lòng sông và cửa biển cũng khác nhau
Trang 26Bảng 2.1 : Thành phần lượng lũ 8 ngày max các sông nhánh so với Sơn Tây
2.2.1 2 Tỷ lệ phân phối dòng chảy ở vùng châu thổ sông Hồng - Thái Bình
Sông Hồng (ở Sơn Tây) dòng chảy chiếm 100% :
Phân sang sông Đuống 28 - 30% vào mùa lũ và 25 - 25,2% vào mùa cạn (tỷ
lệ này đã tăng lên từ năm 1985)
Phân sang sông Luộc 10 - 14% vào mùa lũ; 7 - 8% vào mùa kiệt
Phân sang sông Trà Lý 12 - 17% vào mùa lũ; 9 - 11% vào mùa kiệt
Phân sang sông Đào Nam Định 29 - 31% vào mùa lũ; 27 - 35% vào mùa kiệt Phân sang sông Ninh Cơ 6 - 9% vào mùa lũ; 7 - 10% vào mùa kiệt
đo đạc năm 2006 của dự án “Lập quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn Hà Nội”) cho thấy có một số đoạn mặt cắt sông bị co hẹp:
- Từ cảng Chèm đến Hải Bối (trong đó mặt cắt ở cầu Thăng Long hẹp nhất)
- Từ Long Biên đến Bồ Đề (hẹp nhất là mặt cắt ở cầu Chương Dương)
- Mặt cắt Hồng Vân – Bình Minh
- Mặt cắt tại bến đò Chương Dương
- Mặt cắt Hồng Thái – Nguyễn Huệ
Mặt cắt cầu Yên Lệnh
Trang 27- Mặt cắt Nhân Đạo – Hồng An
- Mặt cắt hạ lưu của phân lưu Trà Lý
- Mặt cắt Điền Xá – Bách Thuận
- Mặt cắt Xuân Châu – Vũ Vân
- Đoạn Xuân Đài – Bình Thanh
- Mặt cắt Giao Hương – Nam Hồng
2.2.2 2 Các bãi giữa trên sông Hồng
Dọc tuyến sông Hồng có 5 bãi giữa sông, các bãi này hình thành từ trong khoảng 50 - 60 năm Cá biệt bãi giữa Trung Hà trong bản đồ do Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiễn vẽ ngày 24/5/1831 đã có bãi này Đặc trưng địa hình của các bãi như sau :
- Bãi Minh Châu: Phía hữu là huyện Ba Vì, phía tả là huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc Chiều dài bãi 6000 - 6500 m, bề rộng khoảng 1200 - 1300 m Vùng đất cao có cao độ khoảng 13 - 14 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 10 -11 m
- Bãi Võng La (hay còn gọi là bãi Sáp Mai): Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Chiều dài bãi 3600 m, bề rộng khoảng 450 – 200 m Đây là vùng đất thấp trũng, có cao độ trung bình từ 8 - 10,5 m
- Bãi Nhật Tân (hay còn gọi là bãi Phù Sa): Thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội
Chiều dài bãi 2600 m, bề rộng khoảng 230 – 290 m Vùng đất cao nhất có cao độ khoảng 9 – 11 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 6 – 8 m
- Bãi Trung Hà (hay còn gọi là bãi Long Biên hoặc tên cũ là Cơ Xá): Thuộc các Quận nội thành Hà Nội (Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm) Chiều dài bãi kể từ vị trí Liên Mạc đến hạ lưu cầu Chương Dương là 5200m Bề rộng bãi tại Liên Mạc là
800 - 900m, tại vị trí Phúc Xá là 620m, tại vị trí Long Biên là 300m, tại hạ lưu cầu Chương Dương là 170m Vùng đất cao có cao độ khoảng 10 - 11m, vùng đất thấp
có cao độ khoảng 6 - 8m
- Bãi Tự Nhiên: Thuộc huyện Thường Tín Chiều dài bãi 2500 – 2700 m, bề
rộng lớn nhất của bãi 1200 m, bề rộng nhỏ nhất 50 – 100 m Vùng đất cao có cao độ khoảng 8 – 10 m, vùng đất thấp có cao độ khoảng 4 – 6 m
Trang 282.2.2 3 Các tuyến đê bối trên sông Hồng
Lưu lượng lũ thường lớn gấp vài chục lần so với lưu lượng trong mùa kiệt,
do vậy trong tuyến thoát lũ của sông Hồng có rất nhiều bãi sông, các bãi sông thường không ổn định và thay đổi sau các trận lũ, diện tích bãi thay đổi do hiện tượng xói lở và bồi lắng Chiều rộng của bãi thường gấp nhiều lần chiều rộng lòng sông mùa cạn Một số bãi sông có xây dựng đê bối để bảo vệ diện tích bãi đã đưa vào khai thác, vì lý do cục bộ các địa phương thường có khuynh hướng củng cố mặt cắt đê và nâng cao độ đỉnh đê, làm giảm khả năng thoát lũ của dòng sông Để quản
lý cao độ đỉnh đê bao ngày 31 tháng 7 năm 1999 Chính phủ đã ban hành nghị định
số 62/1999/NĐ-CP theo đó “Các đê bối chỉ được giữ ở mức Báo động 2 và không được vượt quá mức Báo động 3, khi lũ lớn xảy ra phải chủ động cho nước lũ tràn vào vùng phía trong các đê bối” Hiện nay các tuyến bối trên sông Hồng thường có cao độ xấp sỉ mức Báo động 3 và có chiều rộng mặt đê nằm trong khoảng 2 - 4m Trên một số tuyến đê bối thường có đoạn đê được gia cố để có thể chủ động cho nước tràn vào khi mức nước lũ vượt quá mức Báo động 2, cao độ của tuyến tràn này thay đổi theo từng tuyến đê bối Trên sông Hồng có các tuyến đê bối như sau:
a Tuyến đê bối bờ tả sông Hồng
Phía bờ tả sông Hồng còn tồn tại 19 tuyến đê bối lớn nhỏ Tổng chiều dài của
19 tuyến đê là 144,14 km Cao độ đỉnh đê xấp xỉ mức báo động 3, chiều rộng đỉnh
đê nằm trong khoảng từ 2 - 4,5 m, các đê bối kết hợp giao thông thì chiều rộng đỉnh trên 4 m như bối Vĩnh Tường, bối Yên Lạc, Hoàng Thanh có B = 4,5m Mặt cắt tuyến đê được tu bổ tương đối vững chắc bảo đảm chống lũ với mức báo động 2 Trên báo động 2 thường có các đoạn tràn chủ động cho nước tràn vào Trên tuyến
đê bối còn có các cống thoát nước
Chiều rộng các bãi trong đê bối thuộc bờ tả lớn nhất thường gấp nhiều lần chiều rộng dòng sông mùa cạn như bãi trong bối Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức có chiều rộng chỗ lớn nhất gấp khoảng 5 lần chiều rộng dòng sông mùa cạn ảnh hưởng lớn tới khả năng thoát lũ sông Hồng khi lũ vượt quá mức báo động 2, khi lũ vượt quá báo động 3 thì các bối này đều bị ngập Đê bối Vĩnh Tường có nhiệm vụ bảo vệ
Trang 29khoảng 2.832 ha đất canh tác của huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ rộng nhất của bãi trong đê bối lớn gấp 3,5 chiều rộng dòng sông mùa kiệt
Bãi trong đê bối Tứ Dân - Khoái Châu có diện tích tự nhiên là 1.793,8 ha nằm cạnh đoạn sông cong nên ảnh hưởng tới dòng chảy lũ
Đê bối Đức Hợp có chiều dài 9.569 m đã lấn sông, gây dòng chảy ép sát bờ hữu trên đoạn sông cong (khoảng 120 độ) và co hẹp làm cản trở dòng chảy Phía hạ lưu dòng chảy cùng bờ tả là đê bối Phú Hùng Cường có chiều cao và mặt cắt hình học gần như là tuyến đê chính Các thông số bối bờ tả Hồng như sau :
Bảng 2.2: Các thông số chủ yếu của các đê bối bờ tả Hồng
Dài (m) B mặt (m) Cao độ đỉnh (m)
1 Bối Vĩnh Tường Vĩnh Phúc 12.886 4,5 14,46 ÷ 16,98
Trang 30TT Tên đê bối Tỉnh Thông số kỹ thuật
Dài (m) B mặt (m) Cao độ đỉnh (m)
b Tuyến đê bối bờ hữu sông Hồng
Phía bờ hữu sông Hồng còn tồn tại 19 tuyến đê bối Tổng chiều dài của 19 tuyến đê là 78,51 km Cao độ đỉnh đê xấp xỉ mức báo động 3, chiều rộng đỉnh đê nằm khoảng 2 - 4,0 m Mặt cắt tuyến đê được tu bổ tương đối vững chắc bảo đảm chống lũ với mức báo động 2
Bãi trong bối Phú Châu có diện tích không lớn lắm, tuy nhiên do nằm trên đoạn sông cong có nhánh sông đổ vào và có bãi trên sông do vậy chế độ thuỷ lực trên đoạn sông này khá phức tạp, ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ
Đê bối Vân Hà - Vân Cốc kết hợp với bãi giữa Vân Hà tạo nên đoạn sông cong có góc cong khá lớn khoảng 70o, ảnh hưởng đến dòng chảy lũ một cách đáng
kể Sự hình thành bãi Vân Hà có khuynh hướng đẩy dòng chủ lưu sang phía bờ tả gây sói lở bờ sông
Bảng 2.3: Các thông số chủ yếu của các đê bối bờ hữu Hồng
Trang 31TT Tên đê bối Tỉnh Thông số kỹ thuật
Hệ thống đê là công trình chống lũ vĩ đại dọc theo các sông trong vùng trung
và hạ du của hệ sông trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình đã được nhân dân trong vùng phát triển lâu đời và được tu bổ nâng cấp thường xuyên Cho đến nay hệ thống đê là một biện pháp chủ yếu và hữu hiệu trong công tác chống lũ của lưu vực Dọc theo các tuyến sông Hồng, Đuống trong phạm vi thành phố Hà Nội đều đã được xây dựng đê, hệ thống đê được phân thành 03 tuyến chính với chiều dài 110,733 km Trong đó tuyến đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội thành Hà Nội dài 37,709 km ; đê tả sông Hồng và hữu sông Đuống là đê cấp I dài 50,566 km; đê tả Đuống là đê cấp II dài 22,458 km Các tuyến đê vẫn thường xuyên
2.2.3 2 Đê bối:
Ngoài các tuyến đê chính, trong phạm vi lưu vực nghiên cứu còn có các
Trang 32trong sông còn ở mức từ báo động II trở xuống
2.2.3.4 Nhận xét:
Các tuyến đê thiện tại vẫn thường xuyên được kiểm tra tu bổ, tuy nhiên vẫn còn một số đoạn đê bị thẩm lậu, mạch sủi, có tổ mối, mái thượng hạ lưu bị đào bới, sạt lở nên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống lũ, tiêu thoát lũ trong sông nghiên cứu và tiêu thoát nước ra ngoài của lưu vực tiêu
2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phương hướng phát triển kinh tế
xã hội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu
- Theo quy hoạch Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân vào năm 2030 Hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương và thành phố, có
hệ thống công sở hiện đại và với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô một nước Việt Nam phát triển
- Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một Thủ đô văn minh với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, có được những
hệ thống công trình văn hoá tiêu biểu của cả nước
- Hà Nội sẽ là Thủ đô có không gian xanh, sạch, đẹp, hiện đại, có kiến trúc
đô thị mang dấu ấn của một Thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hoá của cả dân tộc
- Về kinh tế, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trung tâm du lịch, trung tâm giao thương
và phân phối hàng hóa; công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị sinh thái
Với những mục tiêu phấn đấu đó thì vấn đề tiêu thoát nước cho thành phố tránh tình trạng ngập lụt và bảo vệ an toàn lưu vực trong mùa lũ là một vấn đề rất bức thiết và lựa chọn được giải pháp tiêu thoát hợp lý sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển của thành phố
2.4 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tình hình đô thị hóa đến giải pháp tiêu của đoạn sông nghiên cứu
Hà Nội là một trong hai thành phố (cùng với thành phố Hồ Chí Minh) có
Trang 33mức độ và tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất so với các tỉnh thành trong cả nước Ước tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội là 30 - 32% và nhảy vọt thành 55 - 65% vào năm 2020 Tuy nhiên việc đô thị hóa nhanh diễn ra trong thời gian ngắn cần phải được đánh giá khách quan những mặt được và không được, nhất là dưới góc độ tính bền vững của nó Tuy nhiên hiện tại sự đô thị hóa nhanh của Hà Nội còn thiếu bền vững Xét về mặt hạ tầng thì chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là vấn đề tiêu thoát nước ra sông và thoát lũ trong sông
Mạng lưới thoát nước còn thiếu và bất cập Năng lực thoát nước tại đô thị Hà Nội hiện nay chỉ đạt 35% so với nhu cầu, làm cho hiện tựợng úng ngập trở thành những “thảm họa” đối với đô thị Hà Nội Năm 1995, Hà Nội có 110 hồ với hơn 2.100 ha, trong tổng diện tích đất xây dựng 10.000ha, song trên thực tế hiện nay đã san lấp hết 30% diện tích hồ trong khi đó lại không có hồ mới Hồ Yên Sở quy hoạch diện tích là 130ha thì hiện nay không đạt được yêu cầu
Cũng do tốc độ đo thị hóa nhanh và rộng, phát triển nóng, lấn chiếm hành lang thoát lũ để xây dựng, sản xuất mà các lòng dẫn tiêu thoát nước bị thu hẹp rất nhiều, ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu thoát lũ của các sông nội địa và sông chính, đặc biệt là sông Hồng và sông Đuống
2.5 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu
Căn cứ QĐ 92/2007/QĐ-TTg và tiêu chuẩn 14TCN 19-85 đề nghị cấp đê và tần suất thiết kế hệ thống đê sông trong bảng V.1 đến V.4:
Bảng 2.4 : Mức đảm bảo phòng chống lũ hệ thống đê sông Hồng, sông Đuống
vệ (ha)
Dân số
2006
Kiến nghị cấp đê
Tần suất thiết kế của Qmax
Trang 3413.815 348.860
Đặc biệt
(cấp cũ I)
I (cấp cũ I)
36.028 747.880
Đặc biệt
(cấp cũ I)
I (cấp cũ II)
Tần suất thiết kế trên được kể đến các biện pháp công trình phòng lũ như hồ chứa cắt lũ (Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà và giai đoạn sau 2010 có thêm Sơn La), phân chậm lũ, hệ thống đê, thoát lũ của hệ thống sông theo quy hoạch phòng lũ
Đê tả Hồng bao bảo vệ cho các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh theo định hướng phát triển KTXH của TP.Hà Nội về phía Bắc, hiện tại và trong tương lai sẽ xây dựng các khu công nghiệp tập trung, có sân bay quốc tế Nội Bài mở rộng, các vùng dân
cư đông đúc Bởi vậy đề nghị nâng lên thành cấp Đặc biệt Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn giải pháp tiêu cho thành phố Hà Nội
2.6 Phân tích ảnh hưởng của lũ thiết kế tuyến đê sông Hồng, sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến khả năng tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu
Trong Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “ Quy trình vận hành liên hồ chứa các công trình thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm ” Khi phân tích lũ chu kỳ 250 năm dạng 1969, 1971 và 1996 đã có kết luận về các giá trị lũ tự nhiên (khi chưa có các công trình phòng chống lũ tham gia vận hành) tại trạm Sơn Tây được trích trong phụ lục như sau :
Trang 35Bảng 2.5 : Đặc trưng lũ chu kỳ 250 năm với các dạng lũ khác nhau
Lũ chu kỳ tái diễn 250 năm dạng lũ bất lợi 8/1996 (thu phóng về các nhánh sông phía thượng du sông Hồng và sông Thái Bình)
Có hồ Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cắt lũ cho hạ du (theo quy trình vận hành hồ chứa QĐ80)
Giữ mực nước lũ lớn nhất tại Hà Nội không vượt quá cao trình 13,4m
Từ các kết quả tính toán, xác định mực nước lũ thiết kế cho đê sông trong bảng sau (số liệu trích trong kết quả tính toán):
Bảng 2.6 : Lũ thiết kế đê sông Hồng, sông Đuống đoạn qua Hà Nội
Cho đê cấp đặc biệt (Đê hữu Hồng)
Cho đê cấp I, II (Đê tả Hồng, đê tả và hữu Đuống) Mực
nước
(m)
Lưu lượng
Trang 36Mực nước theo hệ cao độ Quốc gia VN2000
Mực nước lũ thiết kế cho đê cấp đặc biệt tương ứng mực nước tại Hà Nội 13,4m Mực nước lũ thiết kế cho đê cấp I, II tương ứng mực nước tại Hà Nội 13,1m
2.7 Phân tích ảnh hưởng của phân vùng bảo vệ của đê chính thành phố
Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu
Đê chính là tuyến đê sông với mục đích bảo vệ những vùng dân cư sinh sống trong đó (được tính đến các yếu tố như diện tích đất đai, dân số, tài sản cố định, mức GDP ) Toàn thành phố Hà Nội được chia làm 8 vùng có đê bao bảo vệ:
Vùng hữu sông Hồng (phần nội thành Hà Nội) : Gồm Quận Ba Đình, Đống
Đa, Hoàng Mai, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm Diện tích bảo vệ toàn vùng là 25.777 ha
Vùng tả sông Hồng - hữu sông Đuống : Gồm Quận Long Biên và các xã Lệ Chi, Cổ Bi, Đặng Xá, Phú Thị, Kim Sơn, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đông Dư và TT Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm Diện tích bảo vệ toàn vùng là 13.815 ha
Vùng tả sông Hồng - tả sông Đuống - hữu Cà Lồ : Bao gồm các xã Trung Mầu, Phù Đổng, Đinh Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Viên, Yên Thường (huyện Gia Lâm); các xã Xuân Canh, Mai Lâm, Đông Hội, Dục Tú, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà,
Uy Nỗ, Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Vân Nội, Kim Mỗ, Kim Chung, Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm (thuộc Đông Anh) Toàn bộ huyện Mê Linh Tổng diện tích toàn vùng là 36.028 ha
Trang 372.8 Các giải pháp tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu
2.8 1 Giải pháp công trình
2.8.1 1 Xây dựng đường chỉ giới thoát lũ
Trên cơ sở tính toán xác định rõ chỉ giới thoát lũ, kiến nghị triển khai đo đạc các vị trí chỉ giới thoát lũ từ bản đồ ra thực địa
Xây dựng các mốc, đường hành lang trên chỉ giới thoát lũ 100m/mốc
2.8.1 2 Nạo vét các bãi sông để tăng khả năng thoát lũ
Tiến hành nạo vét các bãi sông để tăng diện tích mặt cắt thoát lũ, đảm bảo tiêu thoát được lũ tính toán, đảm bảo an toàn cho vùng được bảo vệ
Các bãi sông dọc bờ tả sông Hồng cần nạo vét gồm : Đại Mạch - Võng La, Hải Bối, Tàm Xá - Xuân Canh, Bồ Đề - Long Biên - Cự Khối, Kim Lan - Văn Đức
Các bãi sông dọc bờ hữu sông Hồng cần nạo vét gồm : Mai Châu - Thượng Cát - Liên Mạc, Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá, Đồng Xuân - Phúc Tân - Chương Dương - Bạch Đằng - Thanh Lương - Vĩnh Tuy - Vạn Phúc - Ninh Sở - Hồng Vân - Tứ Dân - Khoái Châu
2.8.1 3 Nâng cấp, tu bổ hệ thống đê sông hiện có
Hoàn chỉnh mặt cắt đê hiện tại theo tính toán, đảm bảo kỹ thuật và an toàn Cứng hóa cải tạo mặt đê, gia cố và có biện pháp bảo vệ mái thượng lưu, hạ lưu các tuyến đê để tăng khả năng an toàn, ổn định công trình, giúp cho quá trình kiểm tra, bảo vệ duy tu bảo dưỡng đê được thuận tiện và nhanh chóng
Xử lý ngay và dứt điểm các điểm đê yếu bị thẩm lậu, mạch sủi, tổ mối phát hiện được để đảm bảo an toàn các tuyến đê
Trồng tre chắn sóng nhằm bảo vệ mái thượng lưu đê vào mùa lũ
Nâng cấp đê tả sông Đuống lên cấp I và tương đương với đó là công tác duy
tu bảo dưỡng đê được nâng lên
2.8.1.4 Nâng cấp và xây mới các công trình chỉnh trị sông
Đối với các đoạn sông xung yếu, bị sạt lở ảnh hưởng đến công trình bảo vệ
và ảnh hưởng đến sản xuất phát triển kinh tế của người dân cần được xây dựng kè
để bảo vệ Cùng với đó xây dựng các tuyến kè bảo vệ bờ mực nước thấp
Trang 382.8 2 Giải pháp phi công trình
2.8.2.1 Di dân vùng bãi sông
Di dời các hộ dân trong vùng bãi bồi lòng sông để tăng diện tích thoát lũ và thực hiện công tác nạo vét mở rộng mặt cắt lòng dẫn trong sông, đảm bảo thanh thoát lũ nhanh và an toàn
Số hộ cần phải di chuyển tính toán dựa trên phương án phòng chống lũ và số liệu điều tra thu thập đến từng xã ven sông Tổng số hộ nằm trong chỉ giới thoát lũ phải di dời theo phương án chọn là 11.954 hộ (trong đó đoạn sông Hồng 10.548 hộ, sông Đuống 1406 hộ)
2.8.2 2 Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
Cần có cơ chế và biện pháp nhằm tăng cường trồng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm kéo dài thời gian lũ đến, giữ và giảm lưu lượng cũng như tổng lượng lũ ảnh hưởng đến hạ du
2.8.2 3 Tổ chức, quản lý và hộ đê
Đối với các cơ quan quản lý, các hạt quản lý đê và các địa phương có tuyến
đê đi qua cần phải nâng cao trách nhiệm, năng lực của cán bộ, thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các sự cố đê để có biện pháp phòng chống, duy tu sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn phòng chống lũ và an ninh xã hội
Trang 39CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đề xuất được các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, phòng chống lũ của tuyến sông nghiên cứu, sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng giai đoạn
Làm cơ sở để lập Quy hoạch đê điều, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác liên quan của các ngành, địa phương
3.2 Mô hình thủy lực hệ thống sông
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực
3.2.1 1 Mạng sông tính toán:
a Mạng sông: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từng đoạn sông ở vùng
trung, hạ du của sông Hồng, sông Đuống thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, chế độ thuỷ lực của những đoạn sông này có mối liên hệ hữu cơ rất chặt chẽ với chế độ thuỷ lực của toàn mạng sông thuộc lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, không thể tách rời hoặc phân đoạn do vậy tính toán thuỷ phải được tiến hành đối với toàn bộ
hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình Mạng sông được đưa vào tính toán như sau:
* Hệ thống sông Hồng:
- Sông Thao: từ trạm thuỷ văn Yên Bái đến Trung Hà, dài 107,18 km
- Toàn bộ sông Hồng: Từ Trung Hà đến cửa sông ra biển, dài 219,064 km
Trang 40- Sông Đà: Từ hạ lưu đập Hoà Bình đến cửa sông nhập vào sông Thao (Trung Hà), dài 60,7 km
- Sông Lô: Từ trạm thuỷ văn Hàm Yên đến cửa sông tại Việt Trì (nhập lưu với sông Hồng), dài 143,830 km
- Sông Chảy: Từ hạ lưu đập Thác Bà đến cửa sông (nhập lưu vào sông Lô), dài 25,1 km
- Sông Gâm: Từ Na Hang đến cửa sông (nhập lưu vào sông Lô), dài 90,7 km
- Sông Phó Đáy: Từ Liễn Sơn đến cửa sông, dài 25 km
- Toàn bộ sông Trà Lý: từ sông Hồng (tại km 139) đến cửa sông đổ ra biển, dài 64,28km
- Toàn bộ sông Đào Nam Định: từ sông Hồng (tại km 152) và nhập lưu vào sông Đáy tại Độc Bộ (km 201 tính từ đập Đáy), dài 29,6 km,
- Toàn bộ sông Ninh Cơ: từ sông Hồng (tại km 175) đến cửa sông đổ ra biển, dài 53,53km
- Toàn bộ sông Đáy: từ sông Hồng (tại km 30) đến cửa sông đổ ra biển, dài 231,26 km
- Sông Quần Liêu: nối từ sông Ninh Cơ sang sông Đáy dài 2,2 km
- Sông Tích: từ Lương Phú (vị trí giáp với sông Đà) đến cửa ra nhập lưu vào sông Đáy tại Ba Thá, dài 93,13 km, có diện tích lưu vực là 1.331km2
- Sông Hoàng Long: từ Hưng Thi đến cửa ra nhập lưu vào sông Đáy (km 165) tại Gián Khẩu, dài 63,390 km có diện tích lưu vực là 1.549 km2
- Sông Cầu: Từ trạm thuỷ văn Thác Bưởi đến cửa sông tại Phả Lại, dài 166,393km
- Sông Cà Lồ: Từ Mê Linh đến cửa sông tại Phúc Lộc Phương (nhập lưu vào sông Cầu), dài 42,950 km
- Toàn bộ sông Thái Bình: Từ ngã ba Phả Lại đến cửa sông đổ ra biển, dài 95,21 km
- Toàn bộ sông Văn Úc: xuất phát từ ngã 3 sông Gùa và sông Lai Vu đến cửa sông đổ ra biển, dài 40,3 km