Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 163 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
163
Dung lượng
15 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ kỹ thuật “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội” đã được hoàn thành tại khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi tháng 09 năm 2012. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Phạm Việt Hòa là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tác giả cũng chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ về mặt chuyên môn cũng như trong việc thu thập tài liệu liên quan để Luận văn được hoàn thành. Xin gửi lời cảm ơn đến phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn. Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2012 Tác giả Phạm Thùy Linh Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Mục đích của đề tài 4 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 4. Kết quả dự kiến đạt được. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7 1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu. 7 1.1.1. Vị trí và giới hạn 7 1.1.2. Địa hình, địa chất 8 1.1.3 Tài nguyên đất 8 1.1.4 Tài nguyên rừng 9 1.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn 9 1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội. 11 1.3. Hiện trạng hệ thống công trình phòng chống lũ của đoạn sông nghiên cứu. 18 1.4. Các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết. 21 CHƯƠNG 2 22 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22 2.1. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến giải pháp tiêu thoát nước của đoạn sông nghiên cứu. 22 2.2. Phân tích các yếu tố tác động tới lũ sông Hồng ảnh hưởng đến giải pháp tăng cường khả năng tiêu thoát nước. 22 2.2.1. Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống 22 Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 2.2.2. Đặc điểm lòng dẫn của sông Hồng. 23 2.2.3. Phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống đê của đoạn sông nghiên cứu ảnh hưởng đến phương án tiêu thoát nước. 28 2.3. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu. 29 2.4. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tình hình đô thị hóa đến giải pháp tiêu của đoạn sông nghiên cứu. 29 2.5. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu. 30 2.6. Phân tích ảnh hưởng của lũ thiết kế tuyến đê sông Hồng, sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến khả năng tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu. 31 2.7. Phân tích ảnh hưởng của phân vùng bảo vệ của đê chính thành phố Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu. 33 2.8. Các giải pháp tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu. 34 2.8.1. Giải pháp công trình 34 2.8.2. Giải pháp phi công trình 35 CHƯƠNG 3 36 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 36 3.2. Mô hình thủy lực hệ thống sông 36 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu của mô hình thủy lực 36 3.2.2. Phương pháp và sơ đồ tính 44 3.2.3. Tài liệu cơ bản sử dụng trong tính toán thủy lực 49 Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 3.3. Xác định bộ thông số của mô hình 64 3.3.1. Tính toán mô phỏng trận lũ tháng 8/1996: 64 3.3.2. Kết quả tính toán mô phỏng 64 3.4. Kiểm nghiệm mô hình 66 3.5. Các trường hợp tính toán thủy lực hệ thống sông để xác định chỉ giới thoát lũ. 68 3.5.1. Tiêu chuẩn tính toán để xác định tuyến thoát lũ cho hệ thống sông Hồng (sông Đà, sông Hồng, sông Đuống) 68 3.5.2. Các đoạn sông Hồng cần cải tạo: 69 3.5.3 . Trường hợp tính toán cho sông Đà, sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105 1. Kết luận: 105 2. Kiến nghị 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 109 Phụ lục 01: Kết quả tính toán xác định bộ thông số mô hình 109 Phụ lục 03: Kết quả tính toán phục vụ công tác phòng chống lũ hạ du sông Hồng: 134 Phụ lục 04: Kết quả tính toán quy hoạch phòng chống lũ chi tiết cho đoạn sông Hồng và sông Đuống thuộc thành phố Hà Nội 139 Phụ lục 05: Các chỉ giới thoát lũ tuyến sông Hồng và sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội. 154 Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh bao gồm: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số 6.232.940 người. Thành phố Hà Nội bao gồm địa giới hành chính của 29 quận, huyện, thị là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông, các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; - Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; - Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; - Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ; Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng có thể chia thành 2 vùng địa hình chính: Vùng miền núi chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên toàn thành phố tập trung chủ yếu ở Ba Vì, Sóc Sơn có độ cao tuyệt đối từ 300m trở lên. Vùng đồng bằng chiếm 78% diện tích tự nhiên, nằm ven sông Hồng, sông Đáy và các vùng thấp ven sông Tích. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu, vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của thành phố với cây trồng chủ yếu là lúa nước. Những khu vực cao hơn thì trồng cây ăn quả, làm vườn và trồng hoa màu. Tuy là vùng đồng bằng nhưng cao độ cũng có nhiều biến đổi. Cao độ phổ biến từ 1,0 m đến trên 11,0 m. Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ, đường thủy, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 3 đường sắt và đường hàng không, thuận lợi trong giao thương với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua, điển hình là sông Hồng và sông Đuống. - Sông Hồng: Là con sông lớn nhất chảy qua Hà Nội với chiều dài khoảng 118 km, lưu lượng bình quân hàng năm khoảng 2.640 m 3 /s với tổng lượng nước khoảng 83,5 triệu m 3 . Đây là nguồn nước cung cấp chính cho TP Hà Nội. Sông Hồng chịu tác động của toàn bộ các sông ở thượng lưu nên mùa lũ thì mực nước dâng cao, mùa kiệt thì mực nước lại xuống quá thấp. Trong hệ thống sông Hồng đoạn Sơn Tây - Hà Nội là đoạn sông trọng điểm về thoát lũ, ba nhánh sông Đà, sông Thao và Lô cùng tập trung lũ vào đoạn sông này, nên lượng lũ lớn nhất, mực nước cao nhất so với các đoạn sông khác, nếu vỡ đê ở đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đồng bằng Bắc bộ. - Sông Đuống: Là phân lưu của sông Hồng tại xã Ngọc Thụy, Xuân Canh chảy qua địa phận huyện Gia Lâm, Đông Anh chiều dài khoảng 22 km. Sông Đuống chảy qua vùng phía Bắc thành phố và hiện nay vùng này là hướng phát triển mở rộng của thành phố nên yêu cầu về mức độ bảo vệ của hệ thống đê ngày càng tăng lên. Lòng sông Đuống tương đối hẹp, đê sông Đuống tương đối yếu, do vậy cần giữ tỷ lệ phân lưu của sông Hồng vào sông Đuống ở mức thích hợp, không tăng thêm sức ép đối với hệ thống đê sông Đuống và cả hệ thống đê sông Thái Bình. Tiêu nước cho Hà Nội là chương trình ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung. Qua quá trình đầu tư phát triển, hệ thống công trình tiêu nước của Hà Nội đã có nhiều cải tiến và dần được nâng cấp hiện đại, bảo vệ an toàn cho thủ đô trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số và những biến đổi khó lường của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu nước cho thủ đô, nhất là khu vực nội thành. Hiện tượng thành phố ngập nước chỉ sau một trận mưa không quá lớn đã trở nên quen thuộc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân mà còn gây thiệt hại lớn về người cũng như nền kinh tế và trở thành một vấn đề bức xúc của Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 4 toàn xã hội. Trên đây là lý do chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội”. 2. Mục đích của đề tài Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, ứng dụng công nghệ tiên tiến để lựa chọn các giải pháp tiêu thoát lũ sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu * Cách tiếp cận: Từ tình hình thực tế của hệ thống, vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị của thành phố và điều kiện kinh tế, xã hội của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cùng với những cơ sở khoa học chung, tiến hành nghiên cứu, tham khảo, áp dụng và đề xuất các giải pháp tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội một cách hiệu quả, phù hợp và mang tính chất đặc thù của thủ đô, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và của hệ thống. - Nghiên cứu tổng quan. Thu thập tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu: + Tài liệu về đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành , vận động và biến đổi nước trên các lưu vực bao gồm : Tài liệu địa hình , địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật , tài liệu khí tượng thủy văn của các trạm trong vùng và lân cận vùng nghiên cứu. + Tài liệu hiện trạng dân sinh kinh tế, hiện trạng các công trình chống lũ. + Tài liệu về diễn biến và thiệt hại của các trận lũ lớn đã xảy ra. + Tài liệu tổng kết các biện pháp kiểm so át lũ đã thực hiện từ trước tới nay trong phòng chống bão, lũ lụt. Nghiên cứu tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài. - Nghiên cứu khảo sát thực địa. Điều tra, khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 5 trình, các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu, đặc biệt khảo sát hiện trạng công trình tiêu và phòng chống lũ. - Nghiên cứu nội nghiệp. Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập. Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của vấn đề, hiện tượng để từ đó đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết. * Phương pháp nghiên cứu - Điều tra khảo sát thực địa, thu thập tài liệu (tài liệu hiện trạng và phương hướng phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, hiện trạng các công trình tiêu úng và chống lũ, tài liệu địa hình lòng dẫn sông Hồng và sông Đuống…). - Phương pháp phân tích thống kê các tài liệu dân sinh kinh tế, tài liệu khí tượng, thuỷ văn. - Phương pháp tổng hợp địa lý xây dựng sơ đồ mạng thuỷ lực, bản đồ Mapinfo, phân tích đánh giá nguồn nước và sự biến đổi của chúng theo không gian và thời gian bằng phương pháp phân vùng hay tham số tổng hợp. - Phương pháp phân tích hệ thống đánh giá về tài liệu, đặc trưng của vùng nghiên cứu. - Phương pháp mô hình toán - Phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích tính toán). * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nước ra sông Hồng và sông Đuống thuộc thành phố Hà Nội. 4. Kết quả dự kiến đạt được. - Đánh giá được đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân sinh và kinh tế xã hội, tình hình thiên tai úng ngập và các nguyên nhân, hiện trạng công trình phòng chống lũ, úng của khu vực nghiên cứu. - Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 6 - Lựa chọn được các giải pháp tiêu thoát lũ cho sông Hồng và sông Đuống của lưu vực tiêu nghiên cứu thuộc thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu. 1.1.1. Vị trí và giới hạn Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh gồm: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước [...]... HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIÊU THOÁT NƯỚC CỦA SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG ĐOẠN QUA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của địa hình, địa mạo đến giải pháp tiêu thoát nước của đoạn sông nghiên cứu Vùng nghiên cứu có địa hình biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các dạng địa hình... Bởi vậy đề nghị nâng lên thành cấp Đặc biệt Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn giải pháp tiêu cho thành phố Hà Nội 2.6 Phân tích ảnh hưởng của lũ thiết kế tuyến đê sông Hồng, sông Đuống thuộc phạm vi thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến khả năng tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu Trong Quyết định số 80/2007/QĐ-TTg ngày 1/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành “... lụt và bảo vệ an toàn lưu vực trong mùa lũ là một vấn đề rất bức thiết và lựa chọn được giải pháp tiêu thoát hợp lý sẽ giúp đảm bảo cho sự phát triển của thành phố 2.4 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của tình hình đô thị hóa đến giải pháp tiêu của đoạn sông nghiên cứu Hà Nội là một trong hai thành phố (cùng với thành phố Hồ Chí Minh) có Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước. .. đến khả năng chống lũ, tiêu thoát lũ trong sông nghiên cứu và tiêu thoát nước ra ngoài của lưu vực tiêu 2.3 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu - Theo quy hoạch Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia của một đất nước với trên 100 triệu dân vào năm 2030 Hình thành hệ thống các. .. Phân tích ảnh hưởng của phân vùng bảo vệ của đê chính thành phố Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu Đê chính là tuyến đê sông với mục đích bảo vệ những vùng dân cư sinh sống trong đó (được tính đến các yếu tố như diện tích đất đai, dân số, tài sản cố định, mức GDP ) Toàn thành phố Hà Nội được chia làm 8 vùng có đê bao bảo vệ: Vùng hữu sông Hồng (phần nội thành Hà Nội) : Gồm Quận Ba Đình,... quả của sụt lún là đồng bằng bị hạ thấp Do địa hình thấp nên úng ngập xẩy ra thường xuyên, đặc biệt là trong mùa mưa lũ 2.2 Phân tích các yếu tố tác động tới lũ sông Hồng ảnh hưởng đến giải pháp tăng cường khả năng tiêu thoát nước 2.2.1 Đặc điểm dòng chảy lũ trên sông Hồng - sông Đuống 2.2.1.1 Tổ hợp lũ các sông lớn thượng lưu tạo thành lũ sông Hồng Xét thành phần lũ sông Thao, sông Đà, sông Lô và yếu... là sông Hồng và sông Đuống 2.5 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu Căn cứ QĐ 92/2007/QĐ-TTg và tiêu chuẩn 14TCN 19-85 đề nghị cấp đê và tần suất thiết kế hệ thống đê sông trong bảng V.1 đến V.4: Bảng 2.4 : Mức đảm bảo phòng chống lũ hệ thống đê sông Hồng, sông Đuống TT Vùng đê chính bảo vệ Hữu 1 Hồng (phần nội. .. vi thành phố Hà Nội đều đã được xây dựng đê, hệ thống đê được phân thành 03 tuyến chính với chiều dài 110,733 km Trong đó tuyến đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội thành Hà Nội dài 37,709 km ; đê tả sông Hồng và hữu sông Đuống là đê cấp I dài 50,566 km; đê tả Đuống là đê cấp II dài 22,458 km Các tuyến đê vẫn thường xuyên 2.2.3.2 Đê bối: Ngoài các tuyến đê chính, trong phạm vi lưu vực nghiên. .. phòng, chống lũ của Hà Nội đã vận hành tốt và bảo vệ an toàn cho thủ đô trong suốt thời gian dài Hà Nội (cũ) có 07 tuyến đê chính với 151,878 km Trong đó có 37,709 km đê hữu sông Hồng là đê cấp đặc biệt bảo vệ cho nội thành Hà Nội; có 50,566 km gồm đê tả sông Hồng và hữu sông Đuống là đê cấp I; có 22,458 km gồm đê tả Đuống là đê cấp II; có 41,145 km gồm tuyến đê hữu sông Cầu và tả, hữu sông Cà Luận văn... thổ sông Hồng - Thái Bình Sông Hồng (ở Sơn Tây) dòng chảy chiếm 100% : Phân sang sông Đuống 28 - 30% vào mùa lũ và 25 - 25,2% vào mùa cạn (tỷ lệ này đã tăng lên từ năm 1985) Phân sang sông Luộc 10 - 14% vào mùa lũ; 7 - 8% vào mùa kiệt Phân sang sông Trà Lý 12 - 17% vào mùa lũ; 9 - 11% vào mùa kiệt Phân sang sông Đào Nam Định 29 - 31% vào mùa lũ; 27 - 35% vào mùa kiệt Phân sang sông Ninh Cơ 6 - 9% vào . chính và là sự cần thiết nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiêu nước của sông Hồng và sông Đuống đoạn qua thành phố Hà Nội đã được hoàn thành tại khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước. chính thành phố Hà Nội đến giải pháp tiêu cho đoạn sông nghiên cứu. 33 2.8. Các giải pháp tăng cường khả năng tiêu của đoạn sông nghiên cứu. 34 2.8.1. Giải pháp công trình 34 2.8.2. Giải pháp