Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
450,12 KB
Nội dung
1 1 ABSTRACT Drought causes a significant reduction in maize grain with unpredicable forecast in incidence, severity and frequence. Therefore, selecting for drought tolerance hybrids has always been an interest in any maize breeding program. Both planting density and fertilizer levels are the most affected on maize yield. Establisment of optimum planting density and fertilizer are essential to get maximum yield. Evaluation of 62 maize inbred lines as breeding materials for drought tolerant hybrid development. All trials evaluate phenotypes, growth ability of hybrid combination in the fields arranged in (RCBD) with 3 replications. Evaluation genetic diversity of inbred lines through marker SSR. Evaluate gene and environment interaction through BIPLOT map. Experiments on cultivation practices were arranged in Split plot design and RCBD design with 3 replications. Results of study showed that, through UPGMA clustering (62 inbred maize lines in the IAS gene bank) due to SSRs, there were 80 new hybrids created, some of them exhibited their higher yielding and more desirable characters as compared to the leading hybrid C919 under Southern region condition. Evaluations of adaptability and stability had identified a number of F1 maize crosses showed good potential: early maturity: 92-93 days after planting, good yields. Prominently, two crosses: VE8 x BC3F3-26 and VK1 x NK67- 2 showed better yields both in normal and drought stress conditions. Based on experiments in cultivation practices, good plant densities and rates of fertilizers were determined to attain better yields and higher income. 2 2 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Theo số liệu của Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng ngô của cả nước năm 2011 là 1.082.700 ha, năng suất đạt 43 tạ/ha, sản lượng trung bình đạt 4,7 triệu tấn. Một trong những nguyên nhân làm năng suất ngô ở nước ta thấp là do tình trạng khô hạn. Những cải thiện về năng suất ngô trong thời gian qua là do những thành tựu về di truyền chọn giống và do các kỹ thuật quản lý nông học tiên tiến của những người trồng ngô. Chọn tạo giống chỉ có thể thu hẹp khoảng cách 15-25% giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng, việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến trong điều kiện thâm canh trên những giống cải tiến có thể thu hẹp thêm 15-25% khoảng cách nữa (Zaidi, 2000; Duvick, 2001).Trong điều kiện biến đổi của khí hậu toàn cầu gây nên những thay đổi thất thường của thời tiết, việc nghiên cứu giống ngô chịu hạn, ngắn ngày và những biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, liều lượng phân bón hợp lý là cần thiết để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô. 2 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá đa dạng di truyền nguồn vật liệu khởi đầu (các dòng ngô thuần) phục vụ công tác tạo giống chịu hạn - Xác định được 1-2 tổ hợp lai có khả năng sinh trưởng tốt, ngắn ngày và có năng suất cao. Trong điều kiện hạn, năng suất tăng hơn giống đối chứng từ 5 đến 10%. - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác ngô lai theo hướng 3 3 thâm canh 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về đánh giá mức độ đa đạng di truyền nguồn vật liệu khởi đầu có liên quan đến tính chịu hạn. Kết quả về phân nhóm các dòng dựa vào tính đa dạng sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu về chọn tạo giống ngô lai chịu hạn sau này. - Đề tài đã khẳng định có tính chất bổ sung rằng, tính trạng thứ cấp như khoảng cách giữa trỗ cờ và phun râu liên quan chặt chẽ đến năng suất trong điều kiện khô hạn. - Đề tài đóng góp vào cơ sở lý luận về việc nâng cao năng suất ngô bằng việc gia tăng mật độ trồng với khoảng cách hàng hợp lý và liều lượng phân bón thích hợp 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Trên cở sở phân tích tính đa dạng của nguồn vật liệu khởi đầu, kết quả nghiên cứu đã đánh giá, phân loại các dòng thuần làm cơ sở cho công tác lai tạo giống ngô ưu thế lai trước mắt cũng như trong tương lai. - Ứng dụng sơ đồ phân nhóm UPGMA dựa vào chỉ thị phân tử SSR, công trình này đã tạo ra được 80 tổ hợp lai đã thể hiện được tính trạng nông học và năng suất vượt giống đối chứng đang sản xuất đại trà ở miền Nam là C919. - Tạo được một số tổ hợp ngô lai F 1 có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 92-93 ngày, năng suất cao, thích hợp cho việc canh tác trong cả 3 vụ ở một số tỉnh phía Nam. - Xác định được hai tổ hợp ngô lai F 1 VK1 x NK67-2 và VE8 x BC3F3-26 có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao. Trong điều 4 4 kiện khô hạn của thời tiết, năng suất cao hơn giống đối chứng trung bình trên 14%. - Xác định được khoảng cách giữa các hàng 50-60 cm, giữa các cây 25-30 cm và liều lượng phân bón 150-180 kg N- 90-100 kg P 2 O 5 - 60-70 kg K 2 0/ha trong thâm canh tăng năng suất ngô ở một số tỉnh phía Nam. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các tổ hợp ngô lai được tạo ra từ kết quả đánh giá các dòng có đặc điểm nông học tốt, năng suất cao và có khả năng chịu hạn. - Một số kỹ thuật canh tác ngô: mật độ trồng, phân bón 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Tất cả các thí nghiệm được thực hiện những tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. - Đề tài tập trung nghiên cứu về mật độ gieo trồng và công thức phân khoáng NPK CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Hạn hán và phân loại IMO (International Meteorological Organization) phân loại các mức độ hạn như sau: + Hạn nhẹ: Khi lượng mưa ít hơn 11-25% lượng mưa bình thường. + Hạn vừa: Khi lượng mưa ít hơn 26-50% lượng mưa bình thường. + Hạn nặng: Khi lượng mưa ít hơn 50%lượng mưa bình thường Theo CIMMYT lượng mưa trong một vụ canh tác ngô vào khoảng 500-700 mm, nếu lượng mưa trong một vụ giảm dưới 500 mm thì xem như cây ngô bị hạn. 1.2 Nghiên cứu về đa dạng di truyền ở ngô 5 5 Đa dạng di truyền có tầm quan trọng rất to lớn trong chọn tạo giống ngô, đặc biệt là trong chương trình ngô lai. Các nhà khoa học còn nhận thấy có sự tương đồng giữa khác biệt di truyền và xa cách địa lý (Ngô Hữu Tình, 2009). Ước đoán về giá trị của lai đơn hoặc ưu thế lai giữa các dòng bố mẹ có thể gia tăng hiệu quả của những chương trình tạo giống lai. Mối quan hệ giữa khoảng cách di truyền và ưu thế lai đã được ghi nhận trước khi có sự phát triển của các chỉ thị phân tử. Các bản đồ liên kết di truyền được xây dựng bằng các phương tiện của các chỉ thị phân tử DNA luôn sẵn có ở cây ngô (Coe và cộng sự, 1995) 1.3 Tương tác giữa kiểu gen và môi trường Hai khái niệm cơ bản của sự ổn định kiểu hình được phân biệt: i) khái niệm sinh học, và ii) khái niệm động thái. Theo Becker và Léon (1988), sự ổn định theo khái niệm động thái cho rằng một kiểu gen sẽ không thay đổi bất kể có sự thay đổi của môi trường, hay phương sai của nó trong môi trường là số không. Tất cả sinh vật sống có thể tự điều chỉnh về sinh lý để thích ứng với những biến động trong môi trường chúng đang sống . Thích nghi là đặc tính của một kiểu gen cho phép chúng tồn tại dưới tác động của sự chọn lọc (Dabholkar, 1999). 1.4 Những kết quả về nghiên cứu cải thiện tính chống chịu hạn ở ngô Cơ chế liên quan đến tính kháng hạn được phân loại bởi Levitt, 1972- được trích dẫn bởi Fischer và cộng sự (1982)[83] đó là đào thoát, tránh và chống chịu với hạn. Các nhà khoa học trên thế giới đều có quan niệm giống chịu hạn không có nghĩa là có thể sinh trưởng phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có nước mà chỉ là giống chịu đựng được hạn ở mức độ nhất định và có khả năng phục hồi nhanh. Nghiên cứu về ứng dụng chỉ số chọn lọc để chọn dòng chịu hạn của 49 dòng trong vụ Đông, từ năm 2000 – 2002 ở cả hai mật độ 6 6 cho thấy có sự sai khác nhau rõ ràng giữa các dòng đối với các chỉ tiêu theo dõi ( P< 0,05) (Lê Quý Kha, 2005). 1.5 Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất ngô 1.5.1 Nghiên cứu về mật độ trồng tối ưu Năng suất hạt thu hoạch trên mỗi cây thường bị giảm khi tăng mật độ cây trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy, không có một công thức chung cho mật độ trồng tối ưu do phụ thuộc vào các yếu tố trong quá trình sinh trưởng, đặc biệt là kiểu gen, điều kiện đất đai và sự hữu dụng của nguồn nước. Liebman và cộng sự, (2001) đã kết luận rằng, mật độ trồng tối ưu là mật độ mà ở đó chi phí hạt giống tăng thêm không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế từ việc tăng năng suất. 1.5.2 Nghiên cứu về phân bón cho ngô Một trong những nguyên nhân chính làm năng suất ngô thấp là do sự màu mỡ của đất bị suy giảm. Đó là hậu quả của việc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng khoáng và sử dụng mất cân đối các yếu tố dinh dưỡng trong quá trình sản xuất ngô trong một thời gian dài. Ngô đòi hỏi sự cung cấp đầy đủ N, P và K để sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. N và P là hai yếu tố cần thiết cho sự phát triển sinh dưỡng và sự phát triển của hạt. Tuy nhiên, sử dụng P với tỷ lệ cao có khả năng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và hậu quả là năng suất giảm (Buresh và cộng sự, 1997) [48]. Báo cáo trước đây trong một nghiên cứu về dinh dưỡng trên ngô cho thấy năng suất hạt tăng đáng kể chủ yếu phát sinh từ việc bón N và kế đến là từ P. Việc bón N và P có một tác động trên năng suất ngô có ý nghĩa hơn tác động trên nồng độ các chất dinh dưỡng trong hạt (Hussaini và cộng sự, 2008) [97]. 7 7 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu - Các tổ hợp ngô lai hình thành từ sự lai tạo giữa các dòng thuần dựa trên cơ sở đánh giá đa dạng di truyền, khả năng chịu hạn và trên cơ sở các dòng được chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử. - Các công thức phân bón NPK và các mật độ trồng 2.2 Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu khả năng chịu hạn , đặc điểm nông học và mức độ đa dạng di truyền của 62 dòng ngô thuần dựa vào chỉ thị phân tử Nội dung 2: Khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất của các tổ hợp lai tạo ra từ kết quả đánh giá đa dạng di truyền và từ các dòng hồi giao với cây thử Nội dung 3: Đánh giá một số tổ hợp lai ưu tú có liên quan đến tính chịu hạn Nội dung 4: Đánh giá tính thích nghi, ổn định của các tổ hợp lai Nội dung 5: Nghiên cứu liều lượng NPK và mật độ hợp lý cho tổ hợp lai mới Nội dung 6: Khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai mới 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1 Địa điểm nghiên cứu - Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc và Đắc Nông. 8 8 2.3.2 Thời gian nghiên cứu Từ năm 2009 đến năm 2012. 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Nghiên cứu khả năng chịu hạn giai đoạn cây con, đặc điểm nông học và mức độ đa dạng di truyền của 62 dòng ngô thuần dựa vào chỉ thị phân tử i) Khảo sát khả năng chịu hạn giai đoạn cây con và đánh giá đặc điểm nông học 62 dòng ngô thuần. - Thí nghiệm khảo sát khả năng phục hồi của các dòng khi tạo hạn ở giai đoạn cây con được thực hiện theo phương pháp của Vasal và cộng sự (1997) - Thí nghiệm khảo sát các đặc tính nông học và năng suất của các dòng thuần bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) theo hướng dẫn của Gomez và Gomez, 1984[86]. - Thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông học, năng suất và khả năng chịu hạn của tập đoàn 62 dòng ngô thuần ở hai chế độ tưới đủ nước và tạo hạn bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lập lại cho mỗi chế độ tưới. ii) Phân tích đa dạng di truyền dựa vào chỉ thị phân tử. Thu thập mẫu lá ngô của 62 dòng ngô thuần ở giai đoạn 15 ngày sau khi gieo để ly trích DNA từ lá ngô bằng nitơ lỏng và thực hiện phản ứng PCR để phân tích đa dạng di truyền 62 dòng ngô thuần theo Murray và Thompson, 1980 2.4.2 Khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất các tổ hợp lai được tạo ra từ việc đánh giá đa dạng di truyền dựa vào chỉ thị phân tử và các tổ hợp lai từ các dòng hồi giao với cây thử Các thí nghiệm so sánh, đánh giá khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) 9 9 với 3 lần lập lại. Mỗi tổ hợp lai trồng 4 hàng trong một ô dài 5m, khoảng cách giữa hai hàng là 75cm, khoảng cách giữa hai cây là 20cm 2.4.3 Đánh giá một số tổ hợp lai ưu tú có liên quan đến tính chịu hạn 2.4.2.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số tổ hơp lai ưu tú Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lập lại. Bao gồm 7 thí nghiệm, được thực hiện trong vụ Thu Đông và Thu Đông muộn năm 2011. Mỗi tổ hợp lai trồng 4 hàng trong một ô dài 5m, khoảng cách giữa hai hàng là 75cm, khoảng cách giữa hai cây là 20 cm. 2.4.2.2 Đánh giá khả năng chịu hạn của một số tổ hợp lai ưu tú Thiết kế theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) bao gồm: lô tưới nước đầy đủ và lô tạo hạn bằng việc ngưng tưới ở giai đoạn trước và sau khi trổ cờ 10 ngày. 2.4.4 Đánh giá tính thích nghi, ổn định của các tổ hợp lai mới * Phân tích theo mô hình ổn định , thích nghi của Eberhard và Russell (1966)[69] * Phân tích chỉ số thích nghi (bi) của giống. * Phân tích chỉ số ổn định S 2 di của giống. * Phân tích theo mô hình tương tác đa phương AMMI do Ramagora và Fox (1993) đề xuất. 2.4.5 Nghiên cứu mật độ trồng và liều lượng NPK hợp lý cho tổ hợp lai mới Các thí nghiệm nghiên cứu về mật độ trồng, liều lượng phân bón NPK là những thí nghiệm hai yếu tố bố trí theo kiểu có 10 10 lô phụ (Split Plot) với 3 lần lập lại ( 6 thí nghiệm) và bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần lập lại (1 nghiệm). 2.4.6 Khảo nghiệm cơ bản Được thực hiện theo Quy phạm Khảo nghiệm giống ngô lai 10 TCN 341-2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2.4.7 Các chỉ tiêu theo dõi Theo hướng dẫn của CIMMYT và quy phạm khảo nghiệm giống ngô 10 TCN 341-2006. 2.8 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu thống kê sinh học trên đồng ruộng được xử lý trên chương trình Excell, NTSYSpc và IRRISTAT 5.0 trên máy vi tính. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu khả năng chịu hạn, đặc điểm nông học và mức độ đa dạng di truyền của 62 dòng ngô thuần dựa vào chỉ thị phân tử 3.1.1 Nghiên cứu khả năng chịu hạn giai đoạn cây con và đặc điểm nông học, năng suất của 62 dòng ngô thuần 3.1.1.1 Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất các dòng thuần Số liệu về đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con của 62 dòng thuần trong vụ Đông - Xuân năm 2009-2010 ở bảng 3.1 cho thấy, sau khi ngưng tưới một tuần, chỉ có 6 dòng trong tổng số 62 dòng chưa bị héo. Sau khi ngưng tưới ba tuần, tất cả các dòng bị héo với những tỷ lệ khác nhau, thấp nhất là 45,63% (dòng RM97) cao nhất là 100% .Trong số 62 dòng thuần, có 15 dòng phục hồi tốt đạt tỷ lệ từ [...]... điểm khác nhau và có khả năng chịu hạn tốt hơn so với hai giống đối chứng V98-1 và C.919 là những giống lai đơn ngắn ngày, đặc biệt là giống C.919 được trồng phổ biến ở một số tỉnh phía Nam Khoảng cách giữa các hàng ngô 50 – 60 cm và khoảng cách giữa các cây 25-30 cm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao 24 24 nhất Về mật độ cây/ha, có thể gia tăng lên đến 80.000 cây/ha để đạt năng suất và hiệu quả... trưởng của 9 tổ hợp lai tốt nhất và hai giống đối chứng G 1 đến G9: các tổ hợp lai mói G10 : Giống C.919 , G11: Giống NK67 3.2.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất các tổ hợp lai tạo ra từ các dòng hồi giao với cây thử Qua việc đánh giá 36 tổ hợp lai được phát triển từ những dòng lai hồi giao có mang gen chịu hạn và các dòng làm mẹ D1, VE8 và VK1, kết quả khảo sát, đánh giá cho thấy rằng, năng... khảo nghiệm Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống MN-1 cho năng suất cao hơn giống đối chứng C.919 đang trồng phổ biến hiện nay ở phía Nam và cao hơn giống dài ngày CP888, là giống có tiềm năng năng suất rất cao Trong điều kiện gặp hạn như ở điểm khảo nghiệm tại Đồng Nai, giống MN-1 thể hiện rất rõ ưu thế chịu hạn so với hai giống đối chứng Bảng 3.52: Năng suất giống ngô lai MN-1 trong khảo nghiệm cơ bản... của giống MN1 thấp hơn không đáng kể KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận Nguồn vật liệu khởi đầu gồm 62 dòng ngô thuần rất đa dạng về đặc điểm sinh trưởng, năng suất cũng như khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con Một số dòng thuần có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con và một số dòng hồi giao được chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử hình thành nên tổ hợp lai cũng có biểu hiện chịu hạn ở giai đoạn sau Dựa vào... và tăng khoảng cách giữa hai cây thì năng suất có xu thế tăng cao hơn 3.5.2 Nghiên cứu liều lượng NPK và giống ngô Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón NPK ở Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy cây ngô đáp ứng khá tốt dinh dưỡng khoáng Trong nghiên cứu này, với liều lượng phân bón NPK như hiện nay (công thức 4) là chưa đủ để đạt năng suất tối đa khi so sánh năng suất với công thức 19 19 3.5.2.1 Nghiên cứu. .. VK1 x NK 67-2 (giống MN-1) trong tất cả các điểm khảo nghiệm ở hai vùng đạt 6,43 tấn/ha so với 6,04 tấn/ha của giống C.919 trong vụ Thu Đông 2011 và đạt năng suất bình quân 7,68 tấn/ha, so với 7,38 tấn/ha của giống đối chứng C.919 trong vụ Đông Xuân 20112012 2 Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu thêm một số biện pháp canh tác cho các giống ngô mới - Ứng dụng khoảng cách hàng, mật độ trồng và liều lượng phân... 3.5.2.1 Nghiên cứu liều lượng NPK và giống ngô lai Hình 3.12: Năng suất hạt ở các liều lượng phân bón NPK và hai giống ngô lai tại BRVT -60 P2O5-30 K2O -70 P2O5-40 K2O -80 P2O5-50 K2O -90 P2O5-60 K2O -100 P2O5-70 K2O 210 N-110 P2O5-80 K2O Hình 3.13: Năng suất hạt ở các liều lượng phân bón NPK và hai giống ngô lai tại Đắc Nông 20 20 3.5.2.2 Nghiên cứu liều lượng NPK và phân bón hữu cơ Hình 3.14: Năng... các tổ hợp lai được phát triển từ hai dòng lai hồi giao BC3F3-26, BC3F3-28, BC3F3-1 với các dòng thuần làm mẹ D1, VE8 và VK1 có năng suất cao và ổn định hơn những dòng lai hồi giao khác Nhìn chung, một số tổ hợp lai hồi giao có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với mục tiêu đặt ra 3.3 Đánh giá các tổ hợp lai ưu tú liên quan đến tính chịu hạn 3.3.1 Đánh giá khả... của giống đối chứng P.30Y87 sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê Khi so sánh năng suất của 3 tổ hợp lai nêu trên với giống đối chứng C.919 (năng suất bình quân 6,72 tấn/ha), có sự khác biệt về thống kê Hình 3.8: Năng suất bình quân của các tổ hợp lai và 3 giống đối chứng qua 7 điểm khảo nghiệm 3.3.2 Đánh giá khả năng chịu hạn của một số tổ hợp lai ưu tú 3.3.2.1 Khảo sát, đánh giá năng suất và. .. V98-1 6,39 0,979 0,559 0,011 0,614 3.5 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất ngô 3.5.1 Nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp Qua hai thí nghiệm về mật độ trồng ở hai vùng riêng biệt, sự khác nhau về địa lý và những yếu tố khác có ảnh hưởng đến kết quả 18 18 trong từng vùng Tuy nhiên, sự tương đồng về kết quả có thể được rút ra từ nghiên cứu này như: các yếu tố cấu thành năng . việc nghiên cứu giống ngô chịu hạn, ngắn ngày và những biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, liều lượng phân bón hợp lý là cần thiết để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô. . K 2 0/ha trong thâm canh tăng năng suất ngô ở một số tỉnh phía Nam. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các tổ hợp ngô lai được tạo ra từ kết quả đánh giá các dòng có. trưởng ngắn, khoảng 92-93 ngày, năng suất cao, thích hợp cho việc canh tác trong cả 3 vụ ở một số tỉnh phía Nam. - Xác định được hai tổ hợp ngô lai F 1 VK1 x NK67-2 và VE8 x BC3F3-26 có khả