1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đường lối công nghiệp hoá đất nước của Đảng giai đoạn 1960 đến 1995

85 951 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 12,06 MB

Nội dung

Công nghiệp hóa chính là con đường phát triển lực lượng sản xuất trong suốt thời kỳ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - đây là một quá trình lâu dài

Trang 1

Nội dUngg, 5-5 Họ HH HH 0 009000900 6 Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG e-cssccsecccsseccre 6 1.1 Các quan điểm về cơng nghiệp hĩa . -¿-©2¿©+z+2+++2rxzvtrvzeere 6 1.2 Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hĩa 2 ¿ccczecz+ 8 1.3 Tác dụng của cơng nghiỆp hĩĨa -¿- +5 + xxx EvEsksErkerkrkerkrree 10

Chương 2 ĐƯỜNG LĨI CƠNG NGHIỆP HĨA DAT NƯỚC CỦA ĐẢNG

GIAI ĐOẠN 196-195 5s 9h nghe 12 2.1 Những quan điễm về đường lỗi CNH đất nước của Đảng giai đoạn 1960-

2.1.1 Đặc điểm chỉ phối sự hình thành CNH đất nước của Đảng giai đoạn

005.518 1đgBgă),H.,L.,.à,.),).))H ,)) 12 2.1.2 Đường lối CNH đất nước của Đảng giai đoạn 1960-1985 15 2.1.3 Đường lối CNH đất nước thực hiện trên phạm vi cả nước giai đoạn Sẽ -4.£gŒäŒAäA H.H 24 2.2 Đường lối CNH đất nước giai đoạn 1986-1995 c-csccccsee 34

2.2.1 Đường lối CNH đất nước của Đảng trong 5 năm đầu thời kỳ đổi mới

00 4đIAB) ƠỎ 34 2.2.2 Đường lối CNH đất nước của Đảng giai đoạn 1991-1995 56

2.3 Bai hoc Kinh H6 ÏHÍỆIHH 5-5 5< << << Họ Họ tư nung 71

KKẾT luậnn -2-s-es<+ee©SEadEE2eE22seE22s22399023390725907736027399072490728022se se 74

Tài liệu (ham IkHiảO ỏ 5-5-5 << << 9.9 0.0010 000600000 77

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phát triển tất yếu, khách quan

mà bắt cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện khi muốn cải biến nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại

Trên thế giới, các nước Tây Âu, Nhật Bản, các nước NICs đã tiến hành

công nghiệp hóa Tuy thành công ở mức độ khác nhau, nhưng các nước này đã xác lập được thế vững chắc của mình trong nền kinh tế thế giới

Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu tiễn lên chủ nghĩa xã hội,

không qua con đường phát triển tư bản, vấn đề công nghiệp hóa đã được đặt ra

ngay tại Đại hội III (9/1960) Đáng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và xác

định “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời quá

độ tiễn lên chủ nghĩa xã hội” Tiếp đó các Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V

(3/1982) của Đảng đã đề ra và thực hiện nhiều quyết tâm bổ sung đường lối

công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, chúng ta tiến hành công nghiệp

hóa xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tiếp đó là những biến động phức tạp của thế giới có ảnh hưởng lớn

tới dự án phát triển công nghiệp nước ta, kế cả những sai lầm do sự non kém của chúng ta dé đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã

hội Trước tình hình đó, Đảng chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tạo dựng

những bước đột phá trong cơ chế chính sách đề đưa đất nước đi lên

Trang 3

ra, Đại hội VII, VIII cua Đảng đã bổ sung thêm một số quan điểm về đường lối

công nghiệp hóa đất nước nhằm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và bền vững Đảng ta đã xác định: chúng ta cần đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa với tư cách một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc nhất trong tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội

Trong thực tế tiễn trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm đưa lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiệm

vụ phải vừa lãnh đạo phát triển lực lượng sản xuất, vừa lãnh đạo xây dựng quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Phát triển lực lượng sản xuất là giải quyết mới quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo ra của cải vật chất đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân Công nghiệp hóa chính là con đường phát triển lực lượng sản xuất trong suốt thời kỳ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - đây là một quá trình lâu dài, khó khăn và

phức tạp, đòi hỏi Đảng phải tổng kết đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi sáng tạo làm

cho đường lối của Đảng ngày càng có hiệu quả

Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đáng trong suốt thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1995 là việc làm cần thiết Do

vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đảng giai đoạn 1960-1995” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 4

Vấn đề công nghiệp hóa ở nước ta đã được nhiều chuyên ngành kinh tẾ,

chính trị, lịch sử, các nhà báo nghiên cứu Nhiều công trình chuyên sâu nhằm

tìm kiếm những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện mới, trong đó

có nhiều sách bàn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trên cả phương

diện lý luận và thực tiễn Một số các tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này

qua các Nghị quyết của Đảng Đồng thời, cũng có nhiều công trình chuyên bàn

về các khái niệm, mục tiêu, mô hình, của vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, còn có nhiều cuộc hội thảo khoa học, những khóa luận tốt nghiệp,

Luận văn, Luận án từng nghiên cứu vân đê này như:

+ “Bốn yếu tố tác động đến mô hình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở

nước ta trong giai đoạn phát triên mới” (Trần Đình Thiên, Tạp chí Tia sáng) + “Đây mạnh công nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức” (GS

việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này càng được

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích

Mục đích của đề tài là khẳng định vai trò cũng như những đóng góp to lớn

về đường lỗi công nghiệp hóa đất nước mà Dang ta đã đề ra trong giai đoạn

1960-1995, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, khóa luận phải thực hiện các nhiệm vụ:

Trình bày khái niệm công nghiệp hóa, tác dụng và tính tất yếu khách quan

của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Nêu và phân tích đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đảng giai đoạn 1960-1995

Nêu những thành tựu, hạn chế của sự nghiệp công nghiệp hóa Qua đó rút

ra một số bài học kinh nghiệm, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp

đất nước mà Đảng đề ra

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Công nghiệp hóa đất nước là phạm vi tương đối rộng đã được Đảng ta và

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rất sớm, quá trình vận động và thực hiện đã đạt

Trang 6

lỗi công nghiệp hóa đất nước của Đảng Đồng thời nêu ra kết quả thực hiện của quá trình tiễn hành công nghiệp hóa đất nước Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa đất nước

Về thời gian, khóa luận chỉ giới hạn trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm

1995

5 Phuong phap nghién ciru

Khóa luận thuộc khoa Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cho nên

phương pháp nghiên cứu của khóa luận trước hết là phương pháp lịch sử và lôgic Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,

6 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài “Đường lối

công nghiệp hóa đất nước của Đảng giai đoạn 1960-1995”

Khóa luận có thê làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu và nghiên cứu

vấn đề công nghiệp hóa, đường lối công nghiệp đất nước của Đảng

7 Kết cầu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1 Một số lý luận chung.

Trang 8

Chương 1 MỘT SÓ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 CAC QUAN NIEM VE CONG NGHIỆP HÓA

Ở thế kỷ XVII, XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiễn hành ở Tây

Âu, lúc này công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Những khái niệm kinh tế nói chung và khái niệm công nghiệp hóa (CNH) nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay

đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ Do

đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn

Năm 1963 Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đưa

ra khái niệm: “CNH là quá trình phát triển kinh tế Trong quá trình này, một bộ

phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên đẻ phát triển

cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi dé sản xuất những tư liệu

sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, có khả năng đảm báo cho an toàn nền kinh tế

phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiễn bộ về kinh tế - xã hội” [15,

tr.21]

Kế thừa những tri thức của nhân loại, rút ra những bài học kinh nghiệm

trong lịch sử tiến hành CNH, tir thực tiễn CNH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa VI) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta xác định: CNH là quá trình chuyền đổi căn

Trang 9

sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiễn hiện đại

dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiễn bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng

suất lao động xã hội cao

Khái niệm CNH trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan

niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ quản

lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng các phương diện và các phương tiện tiên

tiễn hiện đại với kỹ thuật và công nghệ cao

Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ

các lực lượng sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần để chuyên lao động thủ

công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất

nước, CNH ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, CNH phải gắn liền với hiện đại hóa Do trên thế giới đang diễn

ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã

bắt đầu chuyên từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ

các thành tựu khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt

Thứ hai, CNH nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chủ

nghĩa xã hội là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng ở mỗi nước mục tiêu và tính chất của CNH có thê khác nhau Ở nước ta, CNH nhằm xây

Trang 10

dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo

vệ độc lập dân tộc

Thứ ba, CNH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà

nước Điều này luôn làm cho CNH trong thời kỳ đổi mới Trong cơ chế quản lý

kinh tế hóa tập trung - hành chính, bao cấp CNH được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước giữ vai

trò hết sức quan trong trong quá trình CNH Nhưng CNH không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước

hết là các quy luật thị trường

Thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh

toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế

quốc dân là tất yêu với nước ta

CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thé đi nhanh nếu chúng

ta biết vận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ của quốc

tế CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở của gây nên không ít trở ngại

do tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do “trat tu” cua nén kinh té thé giới mà các nước tư bản thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đám bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập tự chủ

Những đặc điểm trên đây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình CNH ở nước

ta hiện nay

Trang 11

1.2 TINH TAT YEU KHACH QUAN CUA CÔNG NGHIỆP HÓA

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, loài người sẽ phái trải qua

năm hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau Mỗi hình thái kinh tế - xã hội được

xác định vững chắc trên cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất - kỹ

thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống, các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cái vật chất thỏa mãn nhu cầu của xã hội Nhiệm vụ

quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua

chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ

nghĩa xã hội, trong đó công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa

học tiên tiến Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên, nhất thiết phái tiến hành CNH, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành

nền kinh tế công nghiệp

Chủ nghĩa xã hội muốn tổn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ

công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất - kỹ thuật đó phải

tạo ra được một năng suất lao động xã hội cao CNH chính là quá trình tạo nền

tang cơ sở vật chất đó là cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan

hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện Vì vậy, quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế

quốc dân Mỗi bước tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một

Trang 12

bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh

mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ

nghĩa

Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh

mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại phát

triển nhanh chóng; những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới, vừa cản trở thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen với nhau, tác động lẫn nhau Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm bắt thời cơ, phát huy những

thuận lợi để đây mạnh quá trình CNH tạo ra thế và lực vượt qua những khó

khăn, đây lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững

1.3 TÁC DỤNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sán Việt Nam đã đề ra đường lối CNH và coi CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Phân tích những tác dụng cơ bán của CNH đối với nền kinh tế đất

nước hiện nay càng làm rõ ý nghĩa vai trò trung tâm của CNH

CNH ở nước ta trước hết là mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa Đó là

một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải tiến một

xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng

bước quan hệ sản xuất tiễn bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chê độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

Trang 13

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội với điểm xuất phát là nền nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp, 80% dân cư nông thôn có mức thu nhập rất thấp,

sức mua hạn chế Vì vậy, CNH là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học - công nghệ, thúc đây chuyên dịch cơ

cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao

đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái

Quá trình CNH tạo cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lực lượng sản

xuất nhờ đó mà nâng cao vai trò của người lao động - nhân tô trung tâm của nền

kinh tế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà ban sắc dân tộc

Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu CNH mang lại, là co

sở kinh tế để củng có và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và đội ngũ tri thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiệu quả của bộ máy

quản lý kinh tế nhà nước

Quá trình CNH tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự

chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế

Sự nghiệp CNH đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đấy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên

canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.

Trang 14

CNH không những có tác dụng thúc đây nền kinh tế tăng trưởng phát triển

cao mà còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng phát triển và hiện đại hóa nền quốc

phòng - an ninh Sự nghiệp quốc phòng và an ninh gắn liền với sự nghiệp phát

triển kinh tế - xã hội

Thành tựu CNH tạo ra tiền đề kinh tế cho sự nghiệp phát triển đồng bộ về

kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng và an ninh Thành công của sự nghiệp CNH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Chính vì vậy mà

CNH kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội

Trang 15

Chương 2 ĐƯỜNG LÓI CÔNG NGHIỆP HOA DAT NUOC CUA

DANG GIAI DOAN 1960-1995

2.1 NHUNG QUAN DIEM VE DUONG LOI CONG NGHIEP HOA DAT NUOC CUA DANG GIAI DOAN 1960-1985

2.1.1 Đặc điểm chi phối đến sự hình thành đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đảng giai đoạn 1960-1985

Muốn xem xét, nghiên cứu đường lối CNH XHCN (công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa) không thể không xem xét bối cảnh lịch sử ảnh hưởng trực tiếp đến tiễn trình hình thành đường lối CNH

Vậy CNH XHCN ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh, tập trung ở những đặc điểm nỗi bật nào? Xuất phát từ thực tiễn lịch sử có ba vấn đề cần quan tâm: (1) Điển xuất phát của CNH

CNH ở nước ta xuất phát từ điểm rất thấp về phát triển kinh tế - xã hội, về phát triển lực lượng sản xuất từ trạng thái không phù hợp giữa quan hệ sản xuất

với trình độ và tính chất phát triển của lực lượng sản xuất

Năm 1960, công nghiệp chiếm 18,2% thu nhập quốc dân sản xuất, 7% lao động xã hội trong các ngành kinh tế quốc dân: nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương ứng là 42,3% và 83%, sản lượng lương thực bình quân đầu người không dưới

100 USD Trong khi phân công lao động xã hội chưa phát triển lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất được đây lên trình độ tập thê hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu: có 85% tổng số hộ nông dân vào hợp tác xã, 100%

Trang 16

hộ tư sản được cải tạo trong số tư bản công thương nghiệp thuộc diện cải tạo, gồm 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thú công

(2)CNH XHCN diễn ra trong bối cảnh quốc té day biến động và phức tap

Trong suốt thời gian tiễn hành CNH, tình hình quốc tế luôn diễn biến rất

sôi động, phức tạp và không thuận chiều Bắt đầu CNH được 4 năm thì đề quốc

Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Dat nước trực tiếp phải thực hiện

đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh

phá hoại, vừa xây dựng: miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc Khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì kẻ thù gây

ra chiến tranh biên giới Chiến tranh biên giới kết thúc thì lại kéo theo cắm vận của Mỹ

Nếu những năm 60, hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh, phát triển nhanh

không thua kém nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, có uy tín trên thế giới đã tạo ra hoàn cánh quốc tế thuận lợi cho CNH ở nước ta, thì sang những năm 70, 80 hoàn cánh quốc tế lại gây ra bất lợi cho quá trình CNH dat

nước Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa của thế giới (1973) các nước xã hội chủ

nghĩa do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới kinh tế chậm hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa nên kinh tế phát triển chậm, hiệu quả thấp, uy tín trên thị trường quốc tế giảm, cộng với sai lầm khác đã dẫn tới sự sụp đồ của Liên Xô và các nước Đông Âu, làm mất đi thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ của các nước này

(3) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng cá về số lượng và chất lượng trong quá

trình CNH đất nước

Trang 17

CNH được thực hiện trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nên cả dân

tộc, đặc biệt thanh niên phải huy động cho chiến tranh giữ nước Đồng thời, chúng ta còn chưa có điều kiện và thời gian dé nâng cao dân trí Tỷ lệ lao động

có trình độ kỹ thuật tay nghề, có kỹ năng kinh nghiệm còn thấp

Xét về mặt thê lực, lao động Việt Nam còn ở mức rất thấp Trong một thời

gian dài, do thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam rất thấp, mức tăng GDP không theo kịp tăng dân số làm cho vấn đề chăm sóc sức khỏe, y tế, gặp không ít khó khăn, đời sống của người lao động không được cải thiện là bao Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thê lực của đội ngũ lao động

Về trình độ, kỹ năng của đội ngũ lao động ở Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề còn nhỏ bé Năm 1992 số người lao động trong lực lượng lao động vẫn còn

là 4,7 triệu người Năm 1995 trong tổng số 40,2 triệu lao động của Việt Nam số lao động kỹ thuật chỉ chiếm 12% (khoảng 4.7 triệu người) Điều đó cũng có

nghĩa lao động kỹ thuật ở Việt Nam đang thiểu trầm trọng

Như vậy, đặc điểm lớn nhất của ta khi tiến hành CNH là: “một nước nông

nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải trải qua giai đoạn phát triển

tư bản chủ nghĩa” Điều đó có nghĩa là khi bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội, chúng ta chưa có một nền đại công nghiệp Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chúng ta làm thế nào để được một nền đại công nghiệp cơ khí hóa, có khả năng cải tạo được cả nông nghiệp làm cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội? Con đường đó được Đảng vạch rõ trong Báo cáo tại Đại hội

lần thứ ba của Đảng như sau: “Muốn cải biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu

Trang 18

hiện nay của nước ta, đưa nước ta tử chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu, lên chế độ

sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con

duong CNH XHCN” [1, tr.65]

Chi có thực hiện CNH XHCN, chúng ta mới có thể biến nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông

nghiệp hiện đại và khoa học - kỹ thuật tiên tiến, mới đám bảo không ngừng cải

thiện đời sống nhân dân và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đảm bảo an

ninh quốc phòng Chính trên những ý nghĩa cực kỳ quan trọng đó của sự nghiệp CNH XHCN nên Đáng ta đã đề ra đường lối CNH ngay từ năm 1960 tại Đại hội

II Đảng ta đã khẳng định “CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá

độ ở nước ta”

2.1.2 Đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đáng giai đoạn 1960-1975 2.1.2.1 Đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đảng tại Đại hội III (9/1960)

và quá trình thực hiện giai đoạn 1960-1965

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (9/1960) đã hoạch định

đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới Đại hội quyết định đưa miền

Bắc lên chủ nghĩa xã hội để đem lại cuộc sống ấm no, tự do cho nhân dân miền Bắc và làm căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam Đại hội chỉ ra rằng:

“muốn cái biến tình trạng nông nghiệp lạc hậu hiện nay của nước ta, đưa nước ta

từ chế độ sản xuất nhỏ là chủ yếu lên chế độ sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,

chúng ta không còn con đường nào khác ngoài con đường CNH XHCN Vì vậy,

CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta Thực hiện

Trang 19

CNH XHCN là nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện cơ bản cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi” [3, T21, tr.543-544]

Chủ trương CNH XHCN của Đại hội III là: “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước

có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại” [3, T21, tr.545-546]

Cụ thể hóa đường lối của Đại hội II, Hội nghị lần thứ VII (khóa II) (4/1962) đã xác định những nhiệm vụ, phương hướng cụ thể về xây dựng và phát triển công nghiệp miền Bắc trong kế hoạch 5 năm 1961 — 1965 Dé la:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý

+ Kết hợp chặt giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp + Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển

công nghiệp nặng

+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương

Trong mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, công nghiệp là ngành chủ đạo

và công nghiệp nặng là nền tảng, có nhiệm vụ trang bị kỹ thuật hiện đại cho tất

cả các ngành kinh tế quốc dân Qui mô phát triển được chia làm hai loại:

+ Công nghiệp trung ương với những xí nghiệp quy mô lớn là chủ yếu với

những kỹ thuật hiện đại làm thành “bộ xương sống của nên kinh tế”.

Trang 20

+ Công nghiệp địa phương với quy mô vừa và nhỏ, kỹ thuật cơ khí dưới

hình thức tô chức sản xuất của các xí nghiệp và hợp tác xã tiêu thủ công nghiệp Quá trình cách mạng kỹ thuật có sự kết hợp giữa tuần tự và nhảy vọt, một mặt nâng cao dần trình độ sán xuất từ thủ công lên cơ khí và tự động hóa

Nghị quyết TW VII (khóa II) chia quá trình CNH ra làm hai giai đoạn: trong thời gian khoảng 10 năm (tính từ năm 1961), phan đấu thực hiện một số sự

chuyển biến căn ban trong nền kinh tế quốc dân, tiến hành trang bị cơ khí và nửa

cơ khí một cách phô biến, xóa bỏ tình trạng thủ công lạc hậu và tình trạng mat

cân bằng nghiêm trọng trong nền kinh tế, bảo đảm cho công nghiệp, nông

nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển cân đối, nhịp nhàng, mạnh mẽ, nhằm

giải quyết một cách căn bản những nhu cầu thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, bảo vệ sức khỏe, Trên cơ sở đó đây mạnh việc xây dựng nền công nghiệp tương đối hoàn chỉnh, củng có và phát triển nền kinh tế tự chủ của nước ta Đường lối CNH XHCN nêu trên được chuyền hóa vào thực tiễn thông qua

những biện pháp sau:

- Về vốn gồm có hai nguồn: một mặt, tranh thủ sự viện trợ của các nước

xã hội chủ nghĩa anh em; mặt khác, tích lũy từ trong nước Thời kỳ đầu chủ yếu

thông qua tiết kiệm, sau đó tăng cường tích lũy từ nội bộ kinh tế khi sản xuất phát triên

- Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở kinh tế tư nhân, tập trung cho khu vực công nghiệp quốc đoanh Tăng cường sự lãnh đạo của công nghiệp, thực hiện phân

Trang 21

cấp quản lý công nghiệp giữa trung ương và địa phương, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương

- Xây dựng và củng cố thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất, áp dụng chế độ thu mua và cung cấp có kế hoạch Nhà nước độc quyền ngoại thương, từ

thu mua, vận chuyên đến xuất khẩu, thu ngoại tệ, nhập thiết bị máy móc phục vụ CNH XHCN

- Tích cực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề cho

các ngành kinh tế, đồng thời đây mạnh cách mạng kỹ thuật trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế quốc dân Đào tạo cán bộ kỹ thuật gồm cả trong nước và gửi đi đào

tạo ở nước ngoài

- Đây mạnh phong trào thi đua công nghiệp với các nội dung: hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thực hành tiết kiệm

Thực hiện đường lối chỉ đạo chiến lược của Đảng, nhân dân ta ra sức phan đấu thi đua đẩy mạnh CNH va da thu được nhiều thành tựu to lớn: từ 16 nông

trường quốc doanh năm 1957 lên 59 nông trường quốc doanh cuối năm 1960; công nghiệp quốc doanh năm 1960 chiếm 89,9% giá trị sản lượng công nghiệp,

vận tải quốc doanh chiếm 79,7% vận tải hàng hóa Về công nghiệp, sản xuất

trung bình hàng năm tăng 21,7% (riêng công nghiệp quốc doanh tăng 49,6%),

năm 1960 so với năm 1959, sản xuất quốc doanh đã vượt kế hoạch 12,6% và

tăng 32,3% Đặc biệt là công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm

1957, công nghiệp nặng bất đầu được xây dựng

Trang 22

Có thể nói rằng: với đường lối công nghiệp do Đại hội III đề ra, Đảng và nhân dân đã tiến hành CNH thu được một số thành tựu nhất định, góp phần vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, tạo động lực và cơ sở để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Tuy nhiên, do nhận thức của thời kỳ đó có hạn với tư tưởng chủ quan nóng vội, đường lối của Đảng đưa ra còn nhiều thiếu sót khi đã học tập và dập khuôn máy móc công cuộc CNH ở Liên Xô trong khi điều kiện nước ta lại không giống và không phù hợp như: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn rất thấp, đất nước chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sở vật chất lại quá nghèo nàn, lạc hậu, không phù hợp

để có thể phát triển công nghiệp nặng một cách nhanh chóng Do đó, nền kinh tế

vấp phải những khó khăn Những sai lầm và thiếu sót đã dần dần bộc lộ ngày càng rõ hơn trong những năm sau Nhưng đo điều kiện lúc bấy giờ cả nước đang tập trung mọi sức lực cho công cuộc thống nhất nước nhà, nên mặc dù đường lối

CNH do Dang dua ra con nhiều thiếu sót nhưng với sự nỗ lực toàn diện, sự

nghiệp CNH của đất nước vẫn thu được nhiều thành tựu to lớn: vốn đầu tư cho

công nghiệp được ưu tiên hàng đầu năm 1955 là | thì năm 1965 tăng lên 52 lần,

một số nhà máy lớn được xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động như khu gang

thép Thái Nguyên, các nhà máy hóa chất Việt Trì, phốt phát Lâm Thao Công nghiệp xã hội chủ nghĩa chiếm 93,1% tổng sản lượng công nghiệp Giao thông

vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển được củng cố và xây dựng Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 1248 triệu đồng (năm 1960) lên 2365 triệu đồng (năm 1965) Công nghiệp phục vụ nông nghiệp ngày càng

có hiệu quả, đặc biệt là ngành thủy sản, máy móc công cụ, Nhờ những chỉ đạo

Trang 23

đúng đắn của Đảng với đường lối CNH phù hợp góp phần tích cực vào thắng lợi

sự nghiệp CNH đất nước, tạo cơ sở vật chất và động lực để nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ

2.1.2.2 Những điều chỉnh về đường lỗi công nghiệp hóa trong điều kiện miền

Bắc vừa hòa bình, vừa có chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1975)

Đầu năm 1965, trước thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền

Nam, để quốc Mỹ ð ạt mang quân vào miền Nam và mở rộng chiến tranh đánh

phá miền Bắc bằng không quân và hải quân Hội nghị Trung ương lần thứ II

khóa II (3/1965) đã phân tích tình hình và quyết định “phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyên hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới và để cho miền Bắc có đủ sức mạnh nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc , đồng thời vẫn tiếp tục

xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” [8, T26, tr.I10] Hội

nghị nhắn mạnh, chuyên hướng về kinh tế phải phù hợp với tình hình địch ngày

càng tăng cường phá hoại miền Bắc và có thể mở rộng quy mô chiến tranh ở cả

hai miền, phái đảm bảo yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình

huống Đó mới chỉ là một mặt, còn mặt khác sự chuyền hướng về kinh tế phải

phù hợp với phương hướng lâu dài của công cuộc CNH

Trong 10 năm từ 1965 đến 1975, miền Bắc đã trải qua 4 lần chuyên hướng

kinh tế khi địch 2 lần đánh bằng không quân và hải quân: năm 1965 chuyền từ

thời bình sang thời chiến, cuối năm 1968 chuyên từ thời chiến sang thời bình, cuối năm 1972 lại chuyên từ thời bình sang thời chiến, đầu năm 1973 lại chuyển

từ thời chiến sang thời bình Trước yêu cầu của chiến tranh như vậy, quá trình

Trang 24

CNH buộc phải điều chỉnh mấy nội dung: cơ cấu ngành nghề sản xuất không chỉ hướng vào các địch vụ dân sinh, mà cơ bản là quốc phòng; quy mô lĩnh vực nhà máy, xí nghiệp chủ yếu coi trọng phát triển quy mô nhỏ; cơ cấu công nghiệp Trung ương và địa phương coi trọng công nghiệp địa phương gắn với quy mô vừa và nhỏ; mỗi lần hòa bình chuyển sang chiến tranh và chiến tranh chuyển sang hòa bình lại phải bố trí lại kinh tế trên địa bàn miền núi và đồng bằng, nông thôn và đô thị, phân tán và tập trung, để đảm bảo khá năng bảo vệ và cơ động khi có chiến tranh cũng như tiện lợi trong lưu thông khi có chiến tranh kết thúc Trên thực tế, xuất phát từ yêu cầu chuyên hướng kinh tế và đặc điểm kinh

tế - xã hội, Đảng ta đã có sự điều chính và bồ sung quan trọng vào đường lỗi của Đại hội II về CNH XHCN Ngay từ năm 1964, trước tình hình kinh tế có xu hướng phát triển chậm lại, Đảng đã có sự điều chỉnh và bổ sung mới Nếu như

Đại hội III mới nói đến hai cuộc cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh

tế và cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật thì Hội nghị

Trung ương 10 (1964) đã cụ thể hóa thành 3 cuộc cách mạng:

+ Cách mạng và quan hệ sản xuất

+ Cách mạng khoa học kỹ thuật

+ Cách mạng tư tưởng văn hóa

Tiến hành đồng thời với ba cuộc cách mạng, Hội nghị Trung ương 10 còn chủ trương phải phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường trong

nước, trước hết là mở rộng thị trường nông thôn, dựa vào thị trường trong nước

Trang 25

là chính đây mạnh xuất khẩu tạo điều kiện để nhập khẩu thiết bị máy móc, kỹ thuật phục vụ CNH XHCN

Về mối quan hệ giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ và nông

nghiệp, nếu như Đại hội III chủ trương phát triển “đồng thời” thì đến tháng 3 năm 1971, Hội nghị Trung ương 19 khóa III đã có những điều chỉnh quan trọng Hội nghị xác định: thâu suốt và vận dụng đúng đường lối chung của Đảng trong

bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ tiền lên chủ nghĩa xã hội và trong hoàn cảnh

kháng chiến, phương hướng phát triển kinh tế phái thể hiện đường lối ưu tiên

phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp

và công nghiệp nhẹ: xây dựng kinh tế Trung ương đồng thời phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế với quốc phòng

Những bổ sung và cụ thể hóa nêu trên đã được thê hiện đầy đủ và toàn diện hơn trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 22 (1/1974) về nhiệm

vụ, phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong 2 năm 1974 —

1975

Báo cáo do Bí thư thứ nhất Lê Duẫn trình bày tại Hội nghị đã chỉ rõ:

“Phương hướng cơ bản của việc khôi phục và phát triển công nghiệp là nằm

trong hướng chung tiếp tục thực hiện CNH XHCN ở miền Bắc theo đường lỗi

ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng công nghiệp Trung ương, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương” [10, T34, tr.312-313]

Trong hai lần chiến tranh phá hoại của dé quéc My, CNH van tiếp tục diễn ra nhưng chủ yếu sơ tán từ thành thị đến nông thôn, từ ven các trục lộ giao

Trang 26

thông lớn phân tán về những nơi có khả năng ngụy trang, bảo vệ trước bom đạn

Mỹ, từ quy mô lớn chuyên sang chủ yếu quy mô vừa và nhỏ Công nghiệp địa phương được chú trọng phát triển để vừa tăng sức mạnh của công nghiệp, vừa

thích ứng với hoàn cảnh có chiến tranh, phục vụ nhu cầu dân sinh và chiến tranh

tại chỗ, nhất là khi giao thông, giao thương dé chia cắt các vùng lãnh thỏ

Nhìn lại, tính đến năm 1975, thực hiện đường lối của Đại hội III và các

Hội nghị Trung ương khóa III, trong hoàn cảnh đất nước vừa có chiến tranh, vừa

có hòa bình, công cuộc CNH đã đạt được những thành tựu quan trọng Những thành tựu đó góp phần làm nên thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đồng thời tạo nên một diện mạo mới cho

nên kinh tế miền Bắc

Tuy vậy, đến năm 1975 công cuộc CNH vẫn chưa làm thay đối được tính

chất sản xuất nhỏ của nền kinh tế miền Bắc: cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn trong

tình trạng nghèo nàn, nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa vào lao động thủ công,

tổ chức sản xuất rời rạc, phân tán, nhịp độ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu

én định và cải thiện đời sống nhân dân Khó khăn nhất vẫn là sự mất cân bằng

của nền kinh tế: giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng nguyên liệu; giữa thu và chỉ; giữa xuất khẩu và nhập khẩu; giữa tích lũy và tiêu dùng

Hiện trạng đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

+ Nguyên nhân khách quan: do tiền đề tiến hành CNH quá thấp và chiến tranh phá hoại buộc phải liên tục điều chỉnh, chuyên hướng, không có điều kiện

Trang 27

để tổng kết đánh giá hiệu quả của một mô hình công nghiệp hóa vận hành trong

nguyên nhân cơ bản là đường lối CNH chưa sát với thực tiễn Việt Nam, chủ

trương phát triển công nghiệp nặng chưa gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với chỉnh thê toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân (cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế và

cơ cấu kinh tế vùng), nhất là quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa

công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ Thêm vào đó tiễn hành CNH trong

khuôn khô thê chế kinh tế hóa tập trung bao cấp đã không tìm được những động

lực cần thiết từ thị trường để cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân trong bước đi ban đầu, phát huy những tiềm năng của một nước có lợi thé so sánh về nông nghiệp, công nghiệp nhẹ nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhân công dồi dào Tuy nhiên,

do tác động của quy luật chiến tranh, nên những hạn chế ay chưa bộc lộ rõ rệt

như sau ngày miền Nam được giải phóng Có thê nói, mô hình CNH theo đường

lối Đại hội II là sự thể nghiệm lần đầu tiên về con đường CNH đề đưa nước ta thoát khỏi nền sản xuất nhỏ, tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

2.1.3 Đường lối công nghiệp hóa đất nước của Đáng thực hiện trên phạm vi

ca nước giai đoạn 1976-1985

2.1.3.1 Đường lỗi công nghiệp hóa đất nước của Đảng tại Đại hội IV (12/1976) - thực hiện công nghiệp hóa trên phạm vỉ cả nước

Trang 28

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng,

Tổ quốc thống nhất, mở ra thời kỳ mới cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đất nước có hòa bình, thống nhất, lợi thế so sánh của mỗi miền được bổ sung

cho nhau là điều kiện tiên quyết để tiếp tục tiến hành CNH Quan điểm CNH

tiếp tục được khẳng định trong Đại hội lần IV của Đảng (12/1976) Trong thời

kỳ này CNH XHCN được tiến hành rộng rãi trên phạm vi cả nước nhằm nhanh chóng đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo ra một cơ cấu kinh

tế công - nông nghiệp hiện đại Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu kinh tế đó là:

“ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [1, tr.24] Quá trình này được thực hiện bằng cách tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách

mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật được coi là then chốt

Nhiệm vụ của CNH XHCN là:

+ Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Miền Bắc nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ trên cơ sở một nền sản xuất nhỏ, thủ công Qua cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với giai cấp tư sản, những

tư liệu sản xuất được công hữu hóa hầu như không đáng kẻ Thông qua phong trào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng đưa những người lao động vào làm ăn tập thể Do còn dựa trên cơ sở lao động thủ công nên quan hệ sản xuất mới chưa thể vững mạnh được Để củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, vấn đề cơ bản là nhanh chóng xây dựng mới

gần như toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bằng con đường

Trang 29

CNH XHCN Chúng ta phải chuyên được toàn bộ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chuyên toàn bộ lao động thủ công lên lao động cơ khí hóa

và một phần tự động hóa Đó là mục tiêu cơ bản, là yêu cầu cấp bách của sự

nghiệp CNH XHCN ở nước ta

+ Xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại

Nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ, tình trạng không cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các yêu tố sản xuất là phổ biến và trầm trọng Cho nên mục tiêu CNH XHCN của chúng ta không chỉ là phát triển các ngành kinh tế mà còn phải làm cho nền kinh tế nước ta từ chỗ không cân đối, tiến lên nền kinh tế cân

đối, từ một nền sản xuất thủ công, lạc hậu, tiến lên sản xuất hiện đại, cơ khí hóa

và một phần tự động hóa

Trong quá trình CNH XHCN, chúng ta vừa phải khắc phục tình trạng không cân đối vốn có trong nền kinh tế, vừa phải phát hiện và tiếp tục giải quyết những sự không cân đối mới phát sinh một cách tất yêu trong quá trình phát triển của ngành kinh tế Phái đặc biệt chú trọng nắm vững sự cân đối giữa công

nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa cung

cấp sản xuất và tiêu thụ sản phâm, giữa tích lũy và tiêu dùng, là những khâu cân đối cơ bản trong nền kinh tế quốc dân; từng bước tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ chính trị và kinh tế trong từng thời kỳ

+ Xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ và tương đối hoàn chỉnh

“Xuất phát từ thực tiễn, hoàn cánh cụ thê của nước ta nên quá trình CNH

XHCN cũng là quá trình xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời mở

Trang 30

rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, chủ yếu là với các nước trong hệ thống chủ nghĩa xã hội” [14, tr.82]

Nền kinh tế độc lập, tự chủ và tương đối hoàn chỉnh của nước ta sẽ bao

gồm các ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, Nền kinh tế đó chủ yêu dựa vào nguồn tài nguyên và thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ sự giúp

đỡ của bên ngoài

Muốn xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, thì điều cơ bản nhất là

xây dựng được hệ thống công nghiệp nặng tương đối hoàn chỉnh, đủ sức trang bị

kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân

Nền kinh tế này không mang tính tự cấp, tự túc mà đòi hỏi phải có sự quan hệ hợp tác với các nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi Đảng chỉ rõ: “Chúng ta không những phải biết phát huy thế mạnh của cả nước, mà còn phải biết phát huy trên nhiều địa bàn khác nhau Không những thế phải biết sử dụng tập trung mọi ưu thế của chế độ xã hội chủ nghĩa để xây dựng các cơ sở kinh tế hiện đại có quy mô lớn, làm thành bộ xương sống của nền kinh

tế quốc dân, mà còn phải biết tạo nên ở các địa phương những hình thức tô chức kinh tế thích hợp để động viên tới mức cao nhất mọi khả năng tiềm tàng trong nhân dân tham gia xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất và tổ chức đời sống” {13 tr.98-99]

Để thực hiện nhiệm vụ CNH, Đảng còn chủ trương đây mạnh công tác

nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo phương châm vừa đáp ứng yêu cầu trước

Trang 31

mắt, đồng thời đón trước những yêu cầu mới, ra sức tranh thủ những thành tựu

khoa học hiện đại, tích cực đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học -

kỹ thuật

Thực hiện đúng chủ trương chiến lược đó của Đảng, trong giai đoạn này

“cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng một bước Đã có

những cơ sở đầu tiên của công nghiệp nặng Năng lực của các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng đều tăng so với trước chiến tranh” Cơ cầu công nghiệp đã có sự phát triển và chuyển dịch Những cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng được xây dựng và phát triển: điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp nhóm A nhanh hơn tốc độ phát triển chung toàn ngành công nghiệp Năm 1975 so với năm 1955 giá trị sản lượng ngành điện lực gấp 22,3 lần,

ngành cơ khí gấp 59,8 lần, Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân

kỹ thuật tăng nhanh, là yếu tố quan trọng cho quá trình CNH ở thời kỳ này và các thời kỳ sau

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 1976-1980 điều kiện hoàn cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi so với đầu những năm 60, đòi hỏi chúng ta

phải có chiến lược CNH thích hợp hơn Nhưng trên thực tế, đường lối CNH mà Đại hội Đảng lần thứ III đã được xác định vẫn giữ nguyên và thực hiện trên

phạm vi cá nước Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976) đã chỉ rõ: “Điều đó có ý

nghĩa quyết định là phải thực hiện CNH XHCN, tạo ra một cơ cầu kinh tế công -

nông hiện đại Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu ấy là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển công nghiệp và nông nghiệp

Trang 32

nhẹ” Đại hội cũng đặt ra nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm (1976-1980) mà : “Tạo

ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp phát triển công nghiệp nhẹ và

thực phẩm, phát huy năng lực sẵn có và xây dựng nhiều cơ sở mới về công

nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí”

Thời kỳ 1976-1980, có nhiều lý do cản trở CNH, trong đó nôn nóng, chủ quan, duy ý chí, sai lầm trong tổ chức chỉ đạo và trong cơ chế chính sách, nên nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, cơ cấu kinh tế

ngày càng bộc lộ bất hợp lý và mắt cân đối nghiêm trọng, nông nghiệp yếu kém

không đáp ứng được nhu cầu trong nước Công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng

không phát huy được tác dụng Thời kỳ 1976 -1980, tổng sản phẩm xã hội chi

tăng bình quân 1,4%, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,9% một năm

Nguyên nhân là trong quá trình chỉ đạo tô chức thực hiện đường lối xây dựng kinh tế - xã hội, chúng ta mắc nhiều thiếu sót

Đối với nông nghiệp việc tập thể hóa nói chung là đúng hướng lành mạnh, nhưng ta chưa quan tâm đầy đủ đến việc củng cô và hoàn thiện quan hệ sản xuất

mới, xem nhẹ việc tổ chức quản lý hợp tác xã; việc thủy lợi hóa chưa thực sự

phát huy tác dụng: việc cơ giới hóa nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả

Đối với công nghiệp, những công trình đã và đang xây dựng đều rất cần

thiết cho nền kinh tế nước ta, đều thể hiện đúng đường lối của Đảng Những thiểu sót lớn và kéo dài là trong khi muốn đẩy nhanh việc phát triển công

nghiệp, xây dựng nhanh, nhiều xí nghiệp, chúng ta chưa quan tâm đến việc

chuẩn bị những điều kiện vật chất cho việc hoạt động sản xuất của các xí nghiệp.

Trang 33

Do chưa nhận thức đầy đủ công tác hậu cần của công nghiệp nên khi xây dựng xong các xí nghiệp đều không sử dụng hết các công suất, thiết bị máy móc, không sử dụng hết lực lượng công nhân, năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng kém, gây lãng phí nghiêm trọng

Ở nước ta khi bắt đầu xây dựng công nghiệp, chúng ta còn dựa trên cơ sở nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, nên không đú khá năng và điều kiện xây dựng ngay một lúc tất cả các ngành, các cơ sở công nghiệp Nhưng ta lại chưa chú ý lựa

chọn hoặc lựa chọn chưa chính xác những cơ sở trọng điểm nên lực lượng xây

dựng bị phân tán, không hiệu quả Đồng thời, chúng ta còn chưa chú trọng đầy

đủ đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật cho các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp nên năng suất lao động vẫn thấp

Đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, do được ưu tiên phát triển và được chế

độ bao cấp nuôi dưỡng nên hầu hết các sản phâm có giá thành cao, chất lượng thấp, rất ít hàng tiêu chuẩn quốc tế

Sau 20 năm tiến hành CNH theo lối kế hoạch hóa tập trung, sản xuất nông nghiệp vẫn ở tình trạng manh mún và mang nặng tính tự cấp, tự túc, mức lương

thực bình quân đầu giảm từ 274kg năm 1976 xuống còn 268kg năm 1980 Trước thực tế ấy, Đáng đã có một số điều chỉnh trong công nghiệp hóa

Tuy vậy, những năm 1976-1980, đất nước ta xuất hiện sự “phá rào” trong

đường lối kinh tế Tháng 9-1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 6 (khóa IV) bàn và giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách Hội

nghị đã chỉ ra trong ba năm (1979-1983) phải tập trung đây mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khâu Chuyên trọng tâm

Trang 34

từ công nghiệp nặng, quy mô lớn sang nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng

tiêu dùng có quy mô vừa và nhỏ Coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và chú

ý đúng mức đến lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động

Hội nghị còn chủ trương với một số chính sách, tạo điều kiện cho nông dân được tự do buôn bán lương thực, thực phẩm sau khi hoàn thành nghĩa vụ với

Nhà nước Cho phép các xí nghiệp, công ty của các ngành sản xuất và công ty xuất khẩu của địa phương được giao dịch trực tiếp với công ty nước ngoài Chủ trương phát triển năm thành phần kinh tế mới ở miền Nam

“Cai tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp Quán triệt mục đích cải tạo đây mạnh sản xuất, nắm

vững phương châm kết hợp, cải tạo với xây dựng và tổ chức lại sản xuất, không

lam 6 ạt, nóng vội, mệnh lệnh” [ 17, tr.77]

Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và cấp bách, tuy đang có nhiều khó khăn nhưng khả năng phát

triển rất lớn Các ngành, các cấp phải phan dau tao ra một chuyén bién manh mé,

day mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương đáp ứng nhu cầu đời sống và xuất khẩu Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV) là Nghị quyết “bưng ra” của Đảng ta về phát triển kinh tế

Tinh thần đó được tiếp thêm sức sống mới bởi chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (13/1/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong

các hợp tác xã nông nghiệp, Quyết định 25CP và 26CP về thực hiện “3 phân kế

hoạch” trong các xí nghiệp quốc doanh Dù đây chỉ là giải pháp tháo gỡ khó

khăn cấp bách trước khả năng không đạt các chỉ tiêu kế hoạch phát triên kinh tế

Trang 35

- xã hội, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, hàng hóa khan hiếm, nhưng những điều chỉnh về chủ trương cho thấy mặt trận nông nghiệp và công nghiệp

nhẹ được coi trọng hơn trong bước đi của tiễn trình CNH ở Việt Nam

2.1.3.2 Đường lỗi công nghiệp hóa đất nước của Đảng tại Đại hội V (3/1982) -

có sự điều chính về nội dung và bước đi phù hợp

Tại Đại hội lần thứ V (3/1982), Đáng cho rằng CNH cũng cần định rõ

từng bước đi “Nội dung chính của CNH XHCN trong 5 năm (1982-1985) và những năm 80 là tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi trọng nông

nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất mới xã hội

chủ nghĩa, ra sức đây mạnh hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành

công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp - công nghiệp hàng tiêu dùng

và công nghiệp nặng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý” [2, tr.62-63] Phải đây mạnh mặt trận nông nghiệp toàn diện, cùng với lâm nghiệp, ngư nghiệp nhất là đây mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm Phải tiếp tục xây dựng kinh tế Trung ương thành xương sống của nền kinh tế quốc dân, nắm vững những vị trí then chốt, đồng thời hết sức chú ý phát triển kinh tế địa phương, phát huy tác dụng quan trọng của kinh tế địa phương đối với sản xuất nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, Đó là nội dung chính của CNH XHCN

trong chặng đường trước mắt Đó cũng chính là việc thực hiện “ưu tiên phát

triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và

công nghiệp nhẹ”, tạo ra lực lượng sản xuất mới trong chặng đường đầu tiên này, đồng thời chuẩn bị tiền đề và lực lượng cho việc đây manh CNH XHCN

trong những năm tiếp theo Nội dung chính sẽ là xây dựng cơ cấu công - nông

Trang 36

nghiệp hiện đại, lẫy hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng

cốt

Đại hội Đảng lần thứ V đã có sự điều chỉnh thay đổi bước đầu trong nhận

thức “chúng ta luôn luôn nhớ rằng nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ là CNH XHCN, rằng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chú nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí hóa Điều quyết định là để tạo ra năng suất lao động cao là trang

bị kỹ thuật mới, chẳng những cho nông nghiệp mà cả cho các ngành khác của

nền kinh tế quốc dân”

Như vậy, cùng với sự điều chỉnh về quyền tự chủ kinh đoanh của các đơn

vị sản xuất, việc đưa sản xuất nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu là sự điều

chỉnh đúng đắn về nội dung CNH ở nước ta Nhờ sự điều chỉnh đúng đắn đó,

nền kinh tế nước ta giai đoạn 1981-1985 đã có sự chuyển biến tích cực Sản xuất

nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được sự giảm sút năm 1979-1985

“Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% (1976-1980 là 1,9%) Sản lượng

lương thực bình quân hàng năm đạt 17 triệu tấn (1976-1980 là 13,7 triệu tắn)

Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% (1976-1980 là 0,6%) Thu

nhập quốc dân bình quân hàng năm là 6,4% (1976-1980 là 0,4%)” [L7, tr.94] Tuy vậy, do chúng ta tiến hành CNH theo mô hình kinh tế kế hóa tập

trung đã khá lâu và do quan hệ sản xuất mâu thuẫn gay gắt với trình độ và tính

chất của lực lượng sản xuất, đặc biệt do sự điều chỉnh giá lương năm 1985

không thành công, nên vào năm 1986 nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng

khủng hoảng nghiêm trọng: sản xuất nông nghiệp trì trệ, nạn thiếu lương thực

diễn ra liên miên; sản xuất công nghiệp tuy vẫn tăng về mặt giá trị sản lương

Trang 37

nhưng hầu hết xí nghiệp đều ở tình trạng lãi giả, lỗ thật; lưu thông phân phối ách tắc thị trường rồi ren, lạm phát tăng vot, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng năm 1986

là 77,4% Đời sống của người dân sút kém Tiêu cực xã hội lan rộng, lòng dân

không yên, mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước

Tiểu kết

Như vậy, đường lối CNH được đưa ra đầu tiên trong Đại hội III (9/1960),

và qua các kỳ Đại hội IV, V, đường lối CNH đều có sự chỉnh sửa phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh cụ thê của đất nước, nhờ vậy cùng với sự cố gắng phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã thu được kết quả lớn góp phần quan trọng

vào việc bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả

nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến đường lối CNH thời kỳ này còn mắc nhiều hạn chế, sai lầm bởi tư tưởng chủ quan, nóng vội, mô hình kinh tế dập khuôn theo Liên Xô, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trong khi nền kinh

tế nước ta ở điểm xuất phát thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu, hơn nữa lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại Vì vậy, mặc dù Đảng đã đưa ra

đường lối phát triển CNH song kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng; sản xuất công nghiệp tuy vẫn tăng về mặt giá trị sản lượng nhưng

hầu hết xí nghiệp đều ở tình trạng lãi giả, lỗ thật, lưu thông phân phối thị trường rối ren, lạm phát tăng vọt, đời sống của người dân sút kém Thực trạng kinh tẾ -

xã hội nêu trên đặt ra nhiều cấp bách cần phải thay đổi toàn điện về CNH nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế nói chung Đó là lý do nội tại để Đảng quyết định phát triển đất nước theo đường lối đổi mới.

Trang 38

2.2 DUONG LOI CONG NGHIỆP HÓA ĐÁT NƯỚC CUA DANG GIAI

DOAN 1986-1995

2.2.1 Đường lỗi công nghiệp hóa đất nước của Đảng trong 5 năm đầu thời

kỳ đổi mới (1986 -1990)

Trước thềm Đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã tiến hành kiểm điểm

nghiêm túc, chỉ ra những sai lầm trong đường lối CNH XHCN của giai đoạn trước, đồng thời đề ra những nội dung mới về CNH trong chặng đường tiếp theo

Đây chính là sự thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và triệt đề

Đại hội VI của Đảng tiếp tục khẳng định các đặc điểm có tính lịch sử của nước ta Từ xuất phát điểm thấp về kinh tế lại chịu hậu quả nặng nề của chiến

tranh ác liệt, kéo dài, nền kinh tế nước ta cùng một lúc phái đáp ứng những yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách về kinh tế - xã hội Những sai lầm của chủ quan duy ý chí trong hoặc định chiến lược và chính sách CNH cùng những điều kiện quốc tế bất lợi đã dẫn nước ta vào cuộc khủng hoảng tram trọng vào cuối thập kỷ

70 đầu thập kỷ 80

Sản xuất tuy có tăng nhưng chậm so với những khả năng sẵn có và công sức bỏ ra, cũng như đối với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Hiệu quả

sản xuất và đầu tư thấp Nhưng mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu

hẹp, có mặt còn tram trọng hơn trước Lạm phát tăng, nên tài chính không ổn

định, lưu thông hàng hóa bế tắc, phân phối rối ren, vật giá gia tăng

Trang 39

Đời sông nhân dân, nhât là công nhân, viên chức còn nhiêu khó khan SO

lao động chưa có việc làm hoặc không có việc làm còn nhiều, các tệ nạn xã hội

phát triển, phát luật kỷ cương không nghiêm

Đảng nhận thấy: “Chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát

quá thấp Những sai lầm khuyết điểm mắc phải càng làm cho tình hình thêm khó khăn” [4, tr.32] Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và triệt dé là đòi hỏi bức

thiết của đất nước

2.2.1.1 Đại hội VI (12/1986) chuyến hướng chiễn lược công nghiệp hóa từ wu

tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của tình trạng trong nước và bối

cảnh quốc tế, Đại hội lần thứ VI (12/1986) đã xác định: “nhiệm vụ bao trùm và

mục tiêu tổng quát của những năm còn lại trong chặng đường đầu tiên là ôn định

mọi mặt việc đây mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo” [9, tr.42]

“Mục tiêu trước mắt là trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) phải thật sự tập trung Sức người, sức của vào thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu vê lương

thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [4, tr.45]

Thực hiện ba chương trình, mục tiêu đó thực chất cũng là chuyên hướng

chiến lược CNH từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm

Để đạt được những mục tiêu mà Đảng ta đề ra, chúng ta cần phải khai

thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế liên kết với nhau, trong đó kinh tế

Trang 40

quốc doanh giữ vai trò chủ đạo Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh

xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa, tiền tệ, quản lý bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế chung đó, phải bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, xây dựng cơ bản, xác định lại vị trí ưu tiên

của các ngành sản xuất, đặt sản xuất nông nghiệp lên vị trí hàng đầu gắn liền với

việc đề cao vai trò của công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất tiêu dùng và hàng xuất khâu Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cầu

hạ tầng phải nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, góp phần trong chặng đường đầu tiên Không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực hiện cho phép, khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

dưới mọi hình thức

Như vậy, Đại hội VI của Đảng đã thực hiện việc chuyên từ chủ trương thực hiện mô hình CNH kiểu cũ sang xây dựng mô hình CNH kiểu mới sao cho

phù hợp với điều kiện của nước ta vào thời đại:

1 Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của

chặng đường đầu tiên là ồn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây

dựng những tiền đề cần thiết cho việc đây mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo

2 Quá trình CNH phái tiến hành từng bước phù hợp với yêu cầu phát triển

của nền kinh tế và lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 03/10/2014, 03:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w