1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh khóa luận tốt nghiệp

82 2,4K 10
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 12,46 MB

Nội dung

Đặc biệt cứ nhắc tới nghệ thuật hát chầu văn, người ta nghĩ ngay tới một hình thức diễn xướng bao gồm chau van va nghi 1é tôn giáo mà nhất là nghỉ lễ hầu thánh của tín ngưỡng Tứ phủ.. Th

Trang 1

Hát chầu văn là một loại hình nghệ thuật độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ truyền Việt Nam Chầu văn được hình thành và lưu truyền từ rất lâu đời, gắn liền với tiễn trình lịch sử, các lễ hội, truyền thuyết theo tín ngưỡng dân gian Đặc biệt cứ nhắc tới nghệ thuật hát chầu văn, người ta nghĩ ngay tới một hình thức diễn xướng bao gồm chau van va nghi 1é tôn giáo mà nhất là nghỉ lễ hầu thánh của tín ngưỡng

Tứ phủ

Hình thức hát chầu văn được sứ dụng trong nghi lễ hầu thánh Tứ phủ vẫn được gọi với cái tên: hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ hay còn gọi nôm na là hát hầu bóng, hát lên đồng Hát nghi lễ hầu thánh Tứ phủ là sự kết hợp chặt chẽ giữa chầu văn với hau bóng — một nghỉ lễ, hình thức diễn xướng độc đáo của tín ngưỡng Tứ phủ Day

là một trong những hình thức ít ỏi của sinh hoạt hát chầu văn cổ truyền còn tồn tại cho tới ngày nay

Hát hầu bóng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nghỉ lễ hầu thánh

Tứ phủ Nó tạo ra sự sinh động, chân thực và làm đậm màu sắc tôn giáo cho nghi lễ Hơn thế nữa hát hầu bóng còn trở thành một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thé,

là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng Thông qua nghiên cứu hát

nghi lễ hầu thánh Tứ phủ không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về loại hình âm nhạc

độc đáo này mà còn thay duoc su két hợp chặt chẽ, đan xen hòa quyện của một loại hình diễn xướng dân gian với tín ngưỡng dân gian tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể độc đáo, một đặc trưng của văn hóa

Hát hầu bóng còn là một sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa cộng đồng còn tồn tại khá phỏ biến trong đời sống nhân dân ở nông thôn cũng như thành thị Thậm chí, ở các đô thị hình thức diễn xướng này lại con có phần phổ biến hơn Như vậy có nghĩa

là khi nghiên cứu về nghệ thuật này là ta nghiên cứu một hiện tượng văn hóa dân gian hiện đang còn tồn tại và phát triển trong môi trường đích thực của nó chứ không phải chỉ là qua những hồi tưởng, những tư liệu trong sách vở

Trang 2

sống xã hội mà chúng ta cần phải loại trừ Nghiên cứu về nghệ thuật này sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất tôn giáo, tín ngưỡng ấn chứa trong nó, thấy được những giá trị văn hóa, khả năng khai thác vốn văn hóa quí báu này của truyền thống đề xây dựng nền văn hóa mới

Ngày nay, cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường, nghệ thuật này hiện đã không còn nhận được sự quan tâm đúng mức Hiện nay hát nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng và hát chầu văn nói chung đang bị rơi vào sự mai một, quên lãng giống như một số loại hình âm nhạc cổ truyền khác như hát xẩm, hát xoan Chúng ta cần có một giải pháp hiệu quá dé

khai khác và bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này

Để bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật này nhiều nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước đã đi sâu vào nghiên cứu bộ môn nghệ thuật này như Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Tiến sĩ âm nhạc người Anh Barley Norton, tuy nhiên những nghiên cứu của các chuyên gia này chỉ nghiên cứu về nghệ thuật hát chầu văn nói chung chứ chưa

có một nghiên cứu nào đi sâu vào nghệ thuật hát chầu văn trong nghi lễ hầu thánh

Tứ phủ - một thể loại được coi là độc đáo nhất của chầu văn

Với tất cả những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Wghệ thuật hát chầu văn trong nghỉ lễ hầu thánh” làm đề tài khoa luân tôt nghiêp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hát chầu văn là một loại hình nghệ thuật cô truyền độc đáo của dân tộc ta Từ

trước tới nay có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về loại hình nghệ thuật độc đáo này Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Ty, Giáo sư Ngô Đức Thịnh được coi là những nhà nghiên cứu về chầu văn đầu tiên ở nước ta Đầu những năm

90 Giáo sư Ngô Đức Thịnh chủ biên công trình “Má văn ” (ÑNXB Văn hóa Dân tộc, 1992) đã mở đầu cho trào lưu nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật này Công trình này

đã trình bày một cách khái quát về chầu văn, cấu trúc âm nhạc trong chau văn, các thể loại của hát chầu văn đặc biệt là loại hình hát chầu văn được sử dụng trong nghi

Trang 3

Tiếp sau công trình của Giáo sư Ngô Đức Thịnh nhiều tác giả tiếp tục nghiên cứu về hát chầu văn Tác giả Thanh Hà xuất bản cuốn “Âm nhạc hát văn” (NXB

Âm nhạc, 1995) Cuốn sách đã giới thiệu khái quát những vấn đề âm nhạc trong hát văn: Hình thức các đoạn nhạc; Liên khúc hát văn; Bàn về môtíp chu dao hat van; Phân tích các thủ pháp truyền thống của nghệ thuật hát văn; Tìm hiểu tư tưởng và

sinh hoạt văn hoá Tứ phủ của người Việt từ cuối thế kỷ XIX trử về trước

Tiếp đó Nguyễn Quang Hải và Bùi Đình Thảo với công trình “Há chẳu văn” (NXB Âm nhạc, 1996) đã trình bày một các khái quát về nguồn góc lịch sử của nghệ

thuật hát chầu văn; Nghỉ thức hát chầu văn; Văn học và âm nhạc của hát chầu văn;

Kế thừa và phát triển hát chầu văn trong thời đại ngày nay

Đặc biệt Tiến sĩ âm nhạc người Anh Barley Norton với luận án Tiến sĩ về Hát chầu văn đã trình bày một cách chỉ tiết về bộ môn nghệ thuật này Ông vẫn thường được các nhà nghiên cứu chầu văn ở Việt Nam nhắc đến với cái tên “Ông Tây hát văn”

Tuy nhiên các công trình trên chỉ nghiên cứu chung về nghệ thuật hát chầu văn chứ chưa có một công trình nào thức sự đi sâu vào nghiên cứu loại hình hát chau văn được sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ - một thể loại độc đáo của nghệ thuật hát chầu văn

3 Mục đích và nhiệm vụ và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận “Wghệ thuật hát chầu văn trong nghỉ lễ hầu thánh ” nhằm tìm hiểu

về nghệ thuật hát chầu văn nói chung và đi sâu vào nghệ thuật hát chầu văn được sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ - hát hầu bóng để đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về bộ môn nghệ thuật độc đáo này, giúp người đọc thay được vai trò, ý nghĩa của hát hầu bóng với nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ và tín ngưỡng Tứ phủ nói riêng cũng

như ý nghĩa của nó với đời sống, văn hóa, xã hội nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

Khóa luận đi sâu làm rõ về nghệ thuật hát chầu văn được sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh Tứ phú, vai trò của chầu văn với tín ngưỡng Tứ phủ nói chung và nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng, các đặc điểm của hát hầu bóng, thực trạng của nghệ thuật này trong xã hội đương đại và đưa ra những phương án nhằm bao ton, phat huy bộ môn nghệ thuật độc đáo này

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về nghệ thuật hát chầu văn được sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi sử dụng nguồn tư liệu gốc ghi chép

về các giá văn được sử dụng trong nghỉ thức hầu thánh Tứ phủ do thanh đồng Thiều Quang Tiền (47 tuổi thường trú tại Xuân Lộc - Thanh Thủy —- Phú Thọ) cung cấp

Bên cạnh đó còn có các cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật hát chầu văn của

các tác giả Ngô Đức Thịnh, Bùi Đình Thảo, Thanh Hà

Ngoài ra, tôi còn sử dụng tư liệu là các bài nghiên cứu nghệ thuật hát chầu văn trên các tạp chí Văn hóa Dân gian, Di sản Văn hóa

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh, tông hợp, phân tích

5 Đóng góp của khóa luận

Đề tài “Nghệ thuật hát chầu văn trong nghỉ lễ hầu thánh” cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về hát chầu văn nói chung và hát nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ nói riêng để mọi người cùng hiểu thêm về loại hình diễn xướng này và đưa ra một phương hướng hiệu quả nhằm bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này

6 Kết cấu khóa luận

Trang 5

Chương 1: Khái quát về nghệ thuật hát chẳầu văn

Chương 2: Nghệ thuật hát chầu văn trong nghỉ lễ hầu thánh

Trang 6

1.1 NGUÒN GOC CUA NGHE THUAT HAT CHAU VAN

Chau văn là một hình thức diễn xướng dân gian gồm hát và diễn xướng theo các bài văn để hầu thánh Trong sách “Kiến văn tiểu lục”, tác giả Lê Quý Đôn có viết: “Thời Trần có lối hát trước mặt đề vương gọi là hát chầu” Có thê lối hat chau này sau đó được vận dụng trong nghỉ lễ thờ cúng rồi được kết hợp với đồng bóng gọi là chầu văn Dẫu sao từ lúc hình thành cho đến khi được định hình về âm nhạc, lời văn, lề lối diễn xướng và được lưu truyền cho đến ngày nay, mỗi loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian đều phải trải qua một thời gian rất dài, với sự bố sung của nhiều thê hệ và có sự tác động ảnh hưởng của nhiều loại hình văn hóa dân gian khác cho nên thật khó có thể xác định được một thời điểm cụ thể về sự ra đời của

mỗi loại hình nghệ thuật cổ truyền hay của các loại diễn xướng, ca hát dân gian trong tổng thể văn hóa nói chung

Nghệ thuật hát chầu văn đã hình thành và lưu truyền từ lâu đời, trên một phạm

vi địa bàn rộng lớn, qua nhiều thời kì lịch sử phát triển và giao thoa với các loại hình

ca nhạc cỗ truyền khác Sự vận động, chuyền biến của nghệ thuật hát chau van 1a

khách quan, tất yếu, liên tục Do nhu cầu về thưởng thức, phản ánh mà chầu văn

cô truyền đã không ngừng được bỏ sung về nội dung các bài văn, lời văn, về lề lối

và những nghỉ thức, về làn điệu và kĩ thuật đàn hát cùng với nghệ thuật diễn xướng

Mặt khác, chau van cổ truyén vén da mang sắc thái tổng hợp của các yếu tố nghệ

thuật và tín ngưỡng, tôn giáo

Nam Hà từ lâu đã được không ít nhà nghiên cứu và những nghệ nhân chầu văn coi là một trong những cái nôi của chầu văn Song ngay trên mảnh đất này, việc nghiên cứu về nguồn gốc, sự hình thành của nó cũng khá rắc rối, phức tạp Sự suy đoán về lại lịch của chầu văn trong dân gian tập trung ở nhiều ý kiến khác nhau, hướng vào các thời điểm lịch sử và địa dư khác nhau

Trang 7

không khác gì mò kim đáy bẻ

Bằng phương pháp hệ thống hóa và phân tích nội dung các bài chầu văn cô đã sưu tầm được hoặc căn cứ vào chữ nghĩa, ngôn từ để tìm hiểu thời điểm ra đời cũng như cái nôi đầu tiên của nghệ thuật hát chầu văn thì rõ ràng có khoa học nhưng cũng

khó hoàn chỉnh và đảm bảo chắc chắn Bởi lẽ, không ít những bài chầu văn cổ còn

lưu lại cũng khó tránh khỏi pha tạp, thêm thắt, bổ sung trong dân gian

Với hi vọng tìm đến nguồn gốc của nghệ thuật cô truyền nói chung và dân ca nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu chẳng những căn cứ vào văn bia, sách vở mà còn không quên dựa vào các truyền thuyết đân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác Nếu bóc đi những lớp vỏ hoang đường, thần bí tat sẽ cảm nhận được một nội dung hiện thực nào đó có giá trị lịch sử Trong thực tế nhiều truyền thuyết dân gian không những là nguồn tài liệu quý giá đối với sử học, văn học và các khoa học xã hội nói chung, mà còn gợi mở cho cả những đề tài khoa học tự nhiên Đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa thì truyền thuyết dân gian có vai trò rất quan trọng

Có không ít truyền thuyết nói về sự ra đời của nghệ thuật hát chầu văn với nội dung khá phong phú, đa dạng Dường như mỗi truyền thuyết đều có gắng gắn liền

sự ra đời của nghệ thuật hát chau văn với tên tuổi, lai lịch một ông hoàng, bà chúa nào đó và địa danh của từng địa phương nhất định Sự đa dạng của các truyền thuyết

ấy đã chứng tỏ sự phong phú và đa dạng của các giá chầu văn cô truyền và tác động của nó bấy lâu trong quần chúng nhân dân

Truyền thuyết về nguồn gốc của nghệ thuật hát chầu văn có rất nhiều nhưng tập trung, phổ biến ở một số truyền thuyết sau:

1.1.1 Hát chầu văn ra đời từ tục thờ Đức Thánh Trần

Tương truyền Đức Thánh Trần (tức Trần Hưng Đạo hay Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuan) (thé kỉ XIID là một người có tài thao lược, văn võ kiêm toàn Ông

là con của An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột của Trần Thái Tông) và bà Thiện Từ Quốc Mẫu Vị anh hùng dân tộc này được người đời xem như một bậc kì nhân, là

Trang 8

để xuống trần dẹp loạn Thế rồi bà mang thai lâu hơn người thường và sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô tuấn tú lạ thường đặt tên là Trần Quốc Tuan

Mới vừa một tuổi cậu bé Trần Quốc Tuấn đã biết nói, lên sáu tuổi cậu học hành rất giỏi và đã biết tự mình bày ra những thế trận rất lạ Lớn lên Trần Quốc Tuan tro thành một vị tướng tài đức toàn tài lập được nhiều chiến công hiển hách, từng ba lần đại phá quân Nguyên Mông hết lòng phò tá vì đất nước được vua Trần vô cùng yêu quý Sau này ông được triều đình phong tước hiệu Đại Vương, người đời gọi ông là Hưng Đạo Đại Vương

Sinh thời Hưng Đạo Đại Vương không chỉ thông tuệ binh pháp, rất mực trung

quân, ái quốc mà còn là bậc hiền nhân đức cả, giàu lòng bác ái Vì thế, khi trở về

trời rồi Ngài vẫn luôn để tâm phù hộ con cháu, tiếp sức cùng người đời trong các cơn giặc giã binh đao hay các kì mắt mùa vì thiên tai, hạn hán

Ở những nơi thờ cúng, nhất là đền Bảo Lộc (còn gọi là đền Trần) ở thôn Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay thuộc ngoại thành thành phố Nam Định), vào dịp lễ hội người ta ngồi đồng để mong Ngài hóa thân, hiện diện ở thế gian, để ca ngợi công đức của Ngài Ngoài việc cúng lễ, cầu xin người xưa đã soạn ra một lối hát chầu trước bàn thờ để hầu bóng Ngài Đó chính là lối hát chầu văn

1.1.2 Hát chầu văn ra đời cùng với tục thờ Liễu Hạnh công chúa

Bà chúa Liễu (tức Liễu Hạnh công chúa hay còn gọi là Thánh Mẫu Liễu Hạnh)

được thờ ở Phủ Giày ( nay thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) và nhiều

đền, phủ thuộc tín ngưỡng Tứ phủ trên khắp cả nước Có nhiều truyền thuyết khác nhau nói về lai lịch, tiểu sử của bà được phổ biến trong nhân dân địa phương cũng như trong tỉnh Thậm chí còn có một số sách viết về Liễu Hạnh công chúa khi còn sống cũng như sau khi bà thác Có thể tóm lại như sau:

Bà Liễu Hạnh vốn là đệ nhị Tiên chúa Quỳnh Nương con gái Ngọc Hoàng vì mắc tội làm vỡ chén ngọc mà bị giáng xuông tran gian

Trang 9

thai làm con Năm Thiên Hựu thứ 9 đời vua Lê Anh Tông, bà vợ ông có mang da qua kì sinh nhưng mắc bệnh nặng, chữa mãi không khỏi Có một đạo sĩ đến giúp, làm phép cho ông nằm mộng được lên thiên đình Tại đây ông chứng kiến đệ nhị Tiên chúa Quỳnh Nương phạm lỗi đánh vỡ chén ngọc bị đày xuống trần gian Khi tỉnh giắc, vợ ông vừa trở đạ sinh được một con gái Đêm ấy có hương thơm tỏa khắp trong nhà Nhớ lại giấc mộng, ông bà đặt tên con là Giáng Tiên Cô gái lớn lên nhan sắc xinh đẹp lạ thường mà có đủ cả tài văn thơ đàn nhạc Ông bà gả con cho Đào Lang — con nuôi của bạn ông là Trần Công Lấy nhau được ba năm, nang sinh ha

được hai con, một trai, một gái Cuộc sống gia đình đang đầm ám thì bỗng dưng

ngày ba tháng ba nàng bị bệnh mà mắt, năm ấy nàng mới hai mươi mút tuổi

Tuy về trời nhưng cuộc sống trần tục vẫn còn đầy nợ duyên, Giáng Tiên vẫn mang nặng lòng trần, canh cánh nhớ thương chồng con Ngọc Hoàng thấu hiểu sự tình bèn cho nàng giáng trần trở lại

Xuống trần lần này nàng lại tái ngộ với hậu thân của Đào Lang - người chồng trước đã chết nay được đầu thai trở lại Hai người ăn ở với nhau được một đứa con trai nhưng chăng bao lâu hạn trần đã hết, Tiên chúa lại phải trở về trời

Truyền thuyết kế rằng, Tiên chúa sau khi hết hạn trần gian đã ẩn hiện, biến hóa khôn lường, khi thì là một bà già chống cây gậy trúc bên đường, lại có lúc là một cô gái đẹp thôi tiêu dưới ánh trăng Tiên chúa thường đi du ngoạn khắp nơi có lần nàng lên Lạng Sơn gặp đoàn sứ bộ do ông Phùng Khắc Khoan - Trạng nguyên đương triều đi sứ từ Trung Hoa về, họ đã cùng nhau đề thơ, xướng họa Nàng thường biến hóa thành một cô gái đẹp lang thang rong chơi Chẳng may có chàng trai nào dám giở thói trăng hoa thả lời bỡn cợt liền bị nàng trừng trị bằng những tai nạn nguy

khốn Người ta sợ oai Tiên chúa nên phải lập đền thờ Tương truyền Tiên chúa còn

âm phù cho vua Lê đánh tan giặc Chiêm Thành nên được phong là Liễu Hạnh công chúa Đến thời nhà Nguyễn, bà được phong là Mẫu Nghi thiên hạ, dân gian vẫn quen gọi bà là Mẫu Liễu.

Trang 10

Truyện còn kể rằng, một hôm nhà vua đi kinh lí qua vùng Tiên Hương vào nghỉ chân trong quán xá Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc thấy mất đôi giày cũ lại được thay thế bằng một đôi giày mới đẹp lạ lùng Vua hỏi quan quân thì không một ai hay

biết Thấy vậy vua sai làm lễ tạ ơn rồi truyền lập điện thờ gọi là Phủ Giày Từ đó trở

đi ở đây hàng năm thường mở hội Khách thập phương đến bái lễ rất đông

Để nói lên uy danh của Tiên chúa và thỉnh Người về phù hộ độ trì cho con nhang đệ tử, người ta đàn và hát lên những giá văn chầu, cùng với người lên đồng

hầu bóng làm đẹp lòng Thánh Mẫu, nghệ thuật hát chầu văn ra đời từ đó

1.1.3 Hát chầu văn ra đời từ lối hát của nhà chùa

Một số nghệ nhân hát văn cho biết, được nghe truyền lại rằng đã từ lâu đời trong các chùa vùng Xuân Trường, Giao Thủy thuộc Nam Hà trước kia và nhiều nơi

khác nữa vào những dịp lễ Phật, làm chay thường có những lối hát: kế hạnh, kế vãn,

chạy đàn, Đặc biệt có những chùa như chùa Keo ở Hành Thiện, Xuân Thủy trước kia, thường không có nhà sư mà chỉ có các ông tự, bà tự, ông thống, những người chuyên cúng bái và làm sớ

Cùng với việc cúng bái nhiều thầy cúng còn biết đàn hát những bài văn để hành lễ Nội dung những bài văn này nói về lòng từ bi của đức Phật và uy linh, công đức của chư vị thánh thần theo tín ngưỡng dân gian hay còn gọi là đạo tự nhiên Từ

đó, một số thầy cúng đã trở thành Cung văn Thế rồi khoảng thời Hậu Lê, khi có hội

Phủ Giày và hội Đền Trần, các thầy cúng kiêm nghề Cung văn đã vận dụng lối hát

nhà chùa, cải biên nhạc điệu, đặt lời văn cho phù hợp với việc chau các ông hoàng,

bà chúa ở những nơi họ hành nghề vì vậy mà có lối hát chầu văn như ngày nay

1.1.4 Hát chầu văn được truyền lại từ những điệu hát của công chúa Thượng

Ngàn

Tục truyền rằng bà chúa Thượng Ngàn vốn là công chúa La Bình, con gái của Tản Viên Sơn thánh và công chúa Mị Nương La Bình công chúa vừa tuyệt sắc lại

có nhiều tài nghệ, nàng thường theo cha đi du ngoạn khắp nơi, quyến luyến với cây

cỏ, gió trăng làm bạn cùng muông thú rừng xanh La Bình được các thần cai quản rừng núi rất yêu mến chăng những vì nàng ca hát rất hay mà còn dạy cho muông thú

Trang 11

biết hát múa, leo trèo, ru con, kéo gỗ Về sau này La Bình được Ngọc Hoàng thượng để ngỏ lời khen ngợi rồi ban cho làm Thượng Ngàn công chúa cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam Giao Trong dân gian bà được tôn làm Mẫu

Thượng Ngàn Đền chính thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lệ (gần đường từ Bắc

Giang đi Lạng Sơn)

Vì phải cai quản tám mươi mốt cửa rừng nên Mẫu Thượng Ngàn thường ngao

du, ân hiện đây đó khắp nơi Tiếng hát của Mẫu Thượng Ngàn quyến rũ đến mê hồn,

ai nghe thấy cũng đều mến phục Nhân gian học được những điệu hát ấy Với những tiếng trầm tiếng bồng, giọng đục giọng trong rồi họ thêm thắt vào đó những âm điệu trong thiên nhiên phong phú, dựa theo cảm nhận về phong khí núi sông thành những bài hát ca ngợi chúa Tiên, và sau này hát chau cdc chư vị thần thánh Những điệu hát

ấy được truyền tụng mãi về sau gọi là hát chầu văn

1.1.5 Hát chầu văn được hình thành từ những khúc hát làm đẹp lòng

bà Mau Thoai

Mẫu Thoải tức là bà mẹ Nước, nữ thần cai quản các vùng sông biển nước Nam Công việc của Mẫu Thoải là làm mưa chống hạn, phòng trừ thủy quái, ngăn chặn cuồng phong, giúp nhân dân làm ăn sinh sống, đi lại trên sông nước Tương truyền Mẫu Thoải có tên tục là Nhữ Nương, lấy vua Thủy Tễ và được Ngọc Hoàng phong tước hiệu là Nhữ Nương Nam Nữ Nam Hải Đại Vương

Lại có thuyết cho rằng Mẫu Thoải là các vị nữ thần, đều là con gái của Lạc Long Quân - tổ tiên của giống nòi người Việt Các bà có hiệu là Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ công chúa, Tam Giang công chúa, Hoàng Hà Đoan Khiết phu nhân đều đóng dinh ở sông Nguyệt Đức

Ngoài những buổi làm mưa, trị thủy Mẫu Thoải vẫn thường hay du ngoạn bằng thuyền trên sông tìm những thú vui khi nhàn tản Mỗi khi hạn hán, lụt lội người ta lập đàn cúng tế cầu Mẫu Thoải dùng phép màu gia ân trợ giúp Dân chúng còn thờ Mẫu trong các đền miếu Trong mỗi buổi chầu lễ cầu đảo người xưa đã biết đàn hát các bài văn ngợi ca làm đẹp lòng Thánh Mẫu, đặc biệt có lối hát chèo đò — một

Trang 12

trong những điệu của lối hát chầu văn được truyền đến ngày nay Nghệ thuật hát châu văn ra đời từ đó

1.1.6 Hát chầu văn được hình thành từ cách thưởng thức và giải trí ca nhạc của tầng lớp quí tộc

Có một giả thuyết đáng lưu ý là từ những thời Lí, Trần, việc xây dựng âm nhạc trong cung đình rất thịnh hành Đặc biệt dưới triều Lê, nhiều ông vua như Lê Thái

Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông rất quan tâm đến âm nhạc Chẳng những thưởng thức âm nhạc khá thành thạo các ông vua này còn cho khôi phục nhiều loại

ca nhạc đã bị cắm dưới ách đô hộ nhà Minh

Loại âm nhạc được sử dụng trong cung đình là đại nhạc gồm có trống, kèn, thanh la, não bạt dùng trong các buổi lễ đăng quang, thiết triều hoặc tế lễ trời đất

Trong dân gian thời ấy thịnh hành phổ biến các lối hát đúm, hát ví, những dàn

nhã nhạc, tiêu nhạc, phường bát âm dùng trong rước xách và sinh hoạt

Khi ấy, các vương tôn công tử, con cháu vua chúa và các quan trong triều ngoài việc học hành, ngâm thơ xướng họa thì họ rất rỗi rãi Những lúc quần tụ với nhau tại các tư dinh, tư phủ họ muốn có một hình thức âm nhạc để thưởng thức và giải trí Thứ đại nhạc nghi lễ tất nhiên đã không thể đem lại cho họ sự vừa ý và say

mê Bởi vậy hình thức ca nhạc nhỏ nhẹ, một vài người đàn hát được tô chức ngay trong các tư đinh, tư phủ là rất phù hợp

Có thể ban đầu chỉ là đàn và hát, rồi về sau là đã thêm cách diễn trò miêu tả lại diện mạo, hành vi thậm chí bắt chước theo những cuộc dạo chơi, những lời phán bảo của các ông hoàng, bà chúa, các bà cô, quan lớn Điều này được thể hiện rõ trong nội dung các giá văn cổ mà hiện nay sưu tầm được

Cách đàn, hát và diễn xướng được tổ chức ở các tư đỉnh tư phủ ấy về sau được đưa vào các đền, miễu, phủ và được lưu truyền cho đến ngày nay gồm cả hát múa và lên đồng gọi là hát chầu văn

Qua những phần đã trình bày trên đây, để đi đến việc xác định về lịch sử ra đời của nghệ thuật hat chau văn, hay nói cách khác là thử tìm đến cội nguồn của loại hình nghệ thuật này rõ rằng phải căn cứ vào nhiều cơ sở

Trang 13

Theo truyền thuyết và giả thuyết thì nói chung chầu văn ra đời từ tục thờ các chư vị thánh thần, là kết quả của trí tưởng tượng và tín ngưỡng dân gian Nếu nói đến cơ sở để hình thành giai điệu chầu văn thì một điều hợp lẽ là, từ cách đọc sớ của thầy cúng, từ các lối hát của nhà chùa như đọc kinh, kể hạnh Bản thân các lối đọc, hát này đã có sự trầm, bổng, to, nhỏ từ những dấu giọng của ngôn ngữ tạo nên, rồi

có sự giao thoa và tiếp nhận những giai điệu của dân ca mà trở thành những làn điệu đặc trưng, tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh

Giá thuyết cho rằng chầu văn ra đời từ sinh hoạt ca nhạc của tầng lớp quí tộc, quan lại ngày xưa nhất là từ thời Lê Thái Tông trở đi cũng không phải không có cơ

sở Tất nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận, ở thời kì này dường như đã có sự hoàn

chỉnh tương đối về âm nhạc, mà có lẽ nó nặng về góp vào việc hoàn thành nội dung

miêu tả các đối tượng

Ở Nam Hà truyền thuyết phố biến cho rằng chầu văn gắn liền với tục thờ Đức Thánh Trần và Liễu Hạnh công chúa, chủ yếu tập trung ở hai lễ hội Đền Trần và

Phủ Giày, mà hai lễ hội này thịnh hành từ thời Lê trở đi

Theo lịch sử văn học Việt Nam thì những câu thơ lục bát tương truyền là của

Lê Đức Mao và một số ca dao thể lục bát cũng được xác định là ra đời từ giai đoạn đầu thời Hậu Lê, khoảng thế ki XV Sau này thể lục bát còn được biến đổi ít nhiều gọi là lục bát biến thể, hoặc kết hợp với thơ thất ngôn gọi là song thất lục bát Từ sở

cứ này, đối chiếu với thể văn của các bài chầu văn cô truyền chủ yếu là thể thơ lục bát, lục bát biến thể và song thất lục bát thì chầu văn chỉ có thể ra đời từ thế ki XV

Trang 14

phương, trở thành đặc sản và mang đậm bản sắc của mỗi vùng Đó là các lối hát như hát ví, hát quan họ, hát ả đào Trong số đó có không ít các loại hình ca hát được người xưa sử dụng trong nghỉ lễ và sau này lưu hành chuyên hóa từ thiêng đến tục Bản thân tên gọi của các loại hình ca hát đã nói lên địa điểm, địa bàn lưu truyền như hát cửa đền, cửa đình Lỗ Khê Một số loại ca hát thì tên gọi của nó phản ánh lề lối và cách thức như hát ví, hát đúm Có những lối hát mà tên gọi gợi nhớ về vị tổ sư của nó như hát ả đào (Đào Nương được coi là người sinh ra lối hát này, còn gọi là ca trù)

Những lối hát và diễn xướng gắn liền với lễ tiết tôn giáo thì từ cô xưa được sử

dụng ở những nơi thờ cúng, tế tự Có thể coi việc tế thần, tế trời đất, tế Nam Giao ở nhiều nơi xưa kia cũng là một loại diễn xướng sử dụng âm nhạc gồm phường bát âm cộng với bộ gõ cùng với người chủ tế, bồi tế được tiến hành theo một nghỉ thức có trình tự Ở Lỗ Khê có hát cửa đình (cửa đền), ở Quyển Sơn (Nam Hà cũ) có hát

Giậm thờ Lí Thường Kiệt là một lối hát ở cửa đền

Chau van cũng là một loại hình ca nhạc cổ truyền, có kết hợp với diễn xướng múa (xưa kia là múa lên đồng) chuyên dùng trong lễ tiết tôn giáo ở những đền,

miéu, phủ thờ các ông hoàng, bà chúa, các quan lớn, các cô, các cậu Một số VỊ trong

đó chính là những nhân vật lịch sử đã được người đời sau thần thánh hóa, tạo nên những vẻ thần bí, hoang đường và xếp chung hàng ngũ với các chư vị thần thánh khác vốn hoàn toàn do trí tưởng tượng của người xưa sáng tạo ra

Qua tưởng tượng hoang đường với những truyền thuyết li kì, hấp dẫn dường như các vị thần thánh này có mặt ở khắp nơi, du ngoạn đây đó và vẫn thường hiển

linh để phù hộ hay trừng phạt con người Tuy nhiên mỗi vị thần, thánh đều có một

hộ tịch trần gian mà ở những nơi đó đều có lập đền, phủ, miếu thờ, có tế lễ và cầu đảo Hệ thống các đền, phủ, miếu này phân bó rải rác ở khắp mọi nơi từ vùng rừng

núi đến miền đồng bằng, ven sông, từ nơi thôn dã đến phố phường, đô thị sầm uất

Nó được bảo lưu, giữ gìn qua nhiều thế hệ Trong vô số các di tích ấy có rất nhiều công trình có giá trị về mặt nghệ thuật, kiến trúc

Trang 15

Từ thuở bình minh của nhân loại, con người đã biết quan niệm thông qua ca hát và diễn xướng để giao tiếp với thần linh và các lực lượng siêu nhiên huyền bí

Về sau, các tôn giáo chính thống cũng không ngừng sử dụng âm nhạc dân gian nói riêng và nghệ thuật dân gian nói chung như các phương tiện đắc lực và thần diệu dé

tự củng cố, mở rộng và tăng cường sức sống lâu bền Từ chỗ múa hát ngoài trời để

tế thần, tế trời đất và diễn xướng lại những chiến tích trong chiến đấu và lao động sản xuất, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và nhu cầu cộng cảm, nhu cầu tự thé hiện, nhiều loại diễn xướng và ca hát đã chuyền vào không gian kín trong những nơi thờ cúng, trong các đền, phủ, miếu Sự chuyển dịch này không những làm cho

ca nhạc, diễn xướng nói chung và chầu văn nói riêng trở thành nghệ thuật thính

phòng mà còn là điều kiện để chúng trở thành chuyên nghiệp và chuyên dụng Đó là

một điều kiện ổn định để bảo lưu nhiều loại hình nghệ thuật, ca nhạc và diễn xướng

Thực tế trước kia cho thấy ở rất nhiều địa điểm thờ các nhân vật thuộc Tam phủ, Tứ phủ, các chư vị thánh thuộc tín ngưỡng cổ truyền của người Việt xưa (đạo

tự nhiên kết hợp với đạo giáo) là địa bàn lưu truyền và sử dụng của chau van, bén canh nhiéu loai dién xướng khác Ngoài ra trong một số chùa chiền, nơi thờ Phật sau này có thể kết hợp thờ thành hoàng bản địa, bên cạnh một số hình thức diễn xướng,

ca hát của nhà Phật như chèo nhà Phật, hát kể hạnh, chầu văn cũng xuất hiện trong một số lễ tiết với những giá văn chầu (tiêu biểu là ở chùa Keo —- Xuân Thủy) Khái niệm chầu văn đã nói lên tính chất, mục đích sử dụng của lối hát này từ thời xưa Hát chầu văn có nghĩa là hát những bài văn để chầu thánh, chầu các chư vị thánh thần bằng những giá văn ở nơi cúng lễ

Qua nội dung của các bài văn chầu cổ được lưu truyền cho tới ngày nay và qua lời kể của các nghệ nhân hát chầu văn ở Nam Hà về những nơi mà họ đã đến hát thì chầu văn chủ yếu tập trung ở những địa phận có thờ Tam phủ, Tứ phú, thờ các thượng đăng thần tức là các ông hoàng, bà chúa, bà cô, quan lớn được các triều đình phong kiến xưa phong sắc

Ngoài Nam Hà những vùng có lưu truyền nghệ thuật hát chầu văn phổ biến phải kể đến một số địa danh của một số tỉnh như Bắc Lệ, Suối Ngang, Đồng Mỏ,

Trang 16

Yên Tử, Đền Sòng, Phố Cát Những người chuyên hát chầu văn cùng các thầy cúng và những người chuyên nghề hầu bóng thường đến các nơi này vào dịp lễ hội

để hầu thánh nhưng thực chất là hành nghề chuyên nghiệp Do đó, địa bàn lưu truyền của chầu văn không chỉ phụ thuộc vào nơi hiện diện của chư vị đăng thần, các ông hoàng, bà chúa mà còn phải kể đến những vùng có cung văn (người hát chầu văn) và bóng rỗi (người hầu bóng)

Nếu so sánh chầu văn với nhiều loại hình múa hát có gắn với nghỉ lễ tôn giáo như hát cửa đình, hát Giậm kể cả so với chèo cổ thì chầu văn nói chung có địa bàn lưu truyền rộng rãi hơn Trước hết đó là đối tượng phản ánh và ngợi ca của chau van

từ xưa đã phong phú Rất nhiều các ông hoàng, bà chúa, các chư vị đẳng thần dù là nhân vật lịch sử hay chỉ do tưởng tượng của người xưa sáng tạo nên, đã được thờ ở

nhiều địa phận, nhiều vùng quê từ Bắc chí Nam chứ không riêng gì ở một địa

lễ chính là biểu hiện giữa dân và thần, mà quan hệ ay thực chất là một biến thể của quan hệ dân và vua Đến thế kỉ XIX điều này thể hiện khá rõ với sự xác lập triều Nguyễn cùng với kinh đô Huế (1802), khi ấy nền âm nhạc nhất là âm nhạc cung đình được sử dụng một cách phổ biến ở kinh đô Huế, đã có một loại ca hát phục vụ vương triều gọi là hầu văn nay gọi là chầu văn Huế Đây là lối hát trước mặt vua, quan, rồi đi vào cõi linh thiêng là hát trước điện thờ chư vị thần thánh Vì vậy không chỉ ở Bắc Bộ, Trung Bộ mà ngay cả ở Nam Bộ nghệ thuật hát chầu văn cũng rất

Trang 17

rộng lớn như vậy là nét độc đáo, đặc biệt của chầu văn so với các loại hình ca nhạc

và diễn xướng dân gian khác Chẳng hạn như Chèo được xem là đặc sản của vùng châu thổ sông Hồng hay đồng bằng Bắc Bộ Tuồng vốn có nguồn gốc xưa kia ở Nam Bộ nhưng sau này thịnh hành ở Trung Bộ, nhất là vùng Quảng Nam

Nếu so sánh trong phạm vi các tỉnh miền Bắc trước đây thì Nam Hà được coi

là xứ sở của hát chầu văn, mặc dù ở các vùng khác như Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình không phải là không có Điều này tất nhiên cũng có những sở cứ nhất định Sự phát triển trội lên của một loại hình âm nhạc cổ truyền ở một địa phương nào đó so với các vùng khác là bởi một số điều kiện như phong tục tập quán sinh hoạt của nhân dân hay các điều kiện của lễ hội truyền thống như quy mô của lễ hội, có nhiều nghệ nhân nỏi tiếng và các trào lưu xã hội mang tính địa phương Với câu ca “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, hai địa điểm Đền Trần và Phủ Giày của Nam Hà đã trở thành những trung tâm lễ hội lớn của tín ngưỡng dân gian Hàng năm, các lễ hội ấy thu hút biết bao con nhang đệ tử, đồng cốt cùng du

khách thập phương đến lễ bái, trây hội Dĩ nhiên, đã là lễ hội cổ truyền thì có rất

nhiều hình thức diễn xướng nghệ thuật phục vụ cho giải trí, thưởng thức, cộng cảm

và phục vụ lễ giáo như kéo chữ, cờ người, múa lân, đấu vật Nhưng ở hai trung tâm

lễ hội lớn Đền Trần và Phủ Giày không thể thiếu vắng một hình thức ca nhạc, diễn xướng cổ truyền là chầu văn Nếu xét về chức năng nghệ thuật thì chầu văn đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức, thẩm mĩ của số đông người trây hội Nếu nhìn ở góc độ tín ngưỡng, tôn giáo thì đó chính là phương tiện giao tiếp giữa dân gian với thần

linh Đối với thầy cúng và cung văn thì đây chính là dịp để họ hành nghề kiếm sống

Tuy nhiên những chân đồng, con nhang đệ tử, những thầy cúng và cung văn đến hành nghề ở hai trung tâm lễ hội này hàng năm không chỉ có những người dân địa phương mà bao gồm cả những khách thập phương tới hầu thánh và xin lộc Ngoài hai trung tâm lễ hội lớn là Đền Trần và Phủ Giày ở Nam Hà còn có nhiều địa điểm rải rác có hát chầu văn vào các ngày lễ, ngày hội ở nhiều quy mô khác nhau Theo lời kể của các nghệ nhân hát chầu văn thì ngoài những hội lớn vào tháng tám và tháng ba họ đã từng đi hầu bóng ở nhiều nơi khác như đền Lân, đền

Trang 18

Gò (Lạng Sơn), đền Dâu, đền Cháo (Tam Điệp, Ninh Bình) hay một số đền, phủ

vùng Lí Nhân, Xuân Thủy, Nam Ninh Cá biệt có chùa như chùa Keo (Hành Thiện

~ Xuân Thủy) thờ vị thành hoàng Không Lộ (tức Nguyễn Minh Không thời Lí) cũng

có chầu văn trong ngày lễ hội cùng với các loại diễn xướng khác như bơi trải, cờ người

Tóm lại, chầu văn được lưu truyền trên một địa bàn rộng lớn Dường như ở đâu

có thờ các ông hoàng, bà chúa nhất là thờ Tam phủ, Tứ phủ thì trong các dịp lễ hội đều có hát chau van

1.3 CAC HINH THUC HAT CHAU VAN

1.3.1 Hát chầu văn phục vụ tín ngưỡng Tứ phủ

Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật hát chầu văn Có nhà nghiên cứu văn hóa dân gian từng cho rằng nghệ thuật hát chầu văn sinh ra là để gắn

bó với các lễ thức của tín ngưỡng Tứ phú, là nghệ thuật để phục vụ thánh thần Hát

chầu văn phục vụ tín ngưỡng Tứ phủ cũng được chia làm hai loại hình:

1.3.1.1 Hát nghỉ lễ hầu Thánh Tw phi

Đây là loại hình hát chầu văn sử dụng trong nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ, hát hầu thánh thông qua vai trò trung gian của chân đồng Loại hình này thường được gọi là hát lên đồng, hát hầu bóng Đây là hình thức quan trọng nhất trong nghệ thuật hát chau van

Trong hệ thống các vị thánh thần của tín ngưỡng Tứ phủ có bốn vị vua đều không giáng đồng còn lại gần sáu mươi vị từ Mẫu tới các thánh mỗi vị đều có những

điệu hát phù hợp cả về nội dung, giai điệu, tiết tâu với cá tính, phong cách, nơi cư

trú, giới tính mà tư duy đân gian hình dung về mỗi vị Những điệu hát đó cũng sắp xếp theo tư duy Tứ phủ - tư duy dân gian về cấu trúc hệ thống thánh thần của tín ngưỡng Tứ phủ

1.3.1.2 Hát chau thờ

Hát chầu thờ được coi là một hình thức chầu văn hầu thánh trực tiếp, dâng văn vọng bái thần điện mà không thông qua vai trò trung gian của người hầu đồng Hát chầu thờ thường có mặt trong những ngày khánh tiết quan trọng của tín ngưỡng Tứ

Trang 19

phủ Đó là những ngày tiệc, ngày rằm, mùng một, tat niên, thượng nguyên, tán ha, nhập hạ và trước khi lên đồng Mở dau hat chau tho là hát Văn Công Đồng Đây là điệu hát mở đầu cho bất cứ cuộc tế lễ nào của tín ngưỡng Tứ phủ Trong cuộc lễ, nếu không có nghỉ thức hầu bóng cũng vẫn có thể hát Văn Công Đồng Đây là một điệu hát có tính tổng hợp nhằm cung thỉnh toàn bộ chư vị thánh thần tới chứng giám cho buổi lễ Tiếp sau Văn Công Đồng là hát văn Mẫu, vua cha Bát Hải, thập vị hoàng tử, Trần Triều

Ngoài ra trong các cuộc tế lễ tùy theo từng nơi, từng ngày lễ mà cung văn sẽ hát tiếp bản văn có nội dung ứng với vị thánh bản đền hay vị thánh được thờ trong ngày tiệc đó Kết thúc buổi hát chầu thờ cung văn phải đâng bản văn tạ ơn gọi là

Văn Chầu Thủ Đền nhằm bày tỏ lòng tôn kính tới các vị thánh

1.3.2 Hát văn thi

Trong xã hội Việt Nam từ nửa đầu thế ki XX về trước, khi môi trường văn hóa nghệ thuật cổ truyền dân tộc còn ôn định Hà Nội và Hải Phòng được coi là hai trung tâm thu hút, quy tụ nhiều nhân tài lão luyện trong nghệ thuật hát chầu văn Giới cung văn nhà nghề những nơi ấy thường tổ chức thi hát chầu văn lấy giải

Thông thường bất cứ một cuộc thi nghề nghiệp nào cũng không nằm ngoài mục đích kiểm tra, nâng cao trình độ tay nghề và khẳng định vị trí của các cá thể trong cộng đồng, thi hát chầu văn cũng vậy Mục đích của hát văn thi là để tạo nên không khí đua tài tưng bừng, sôi nổi trong các ngày lễ lớn của tín ngưỡng Tứ phủ đồng thời đây cũng là dịp khẳng định, đánh giá tài năng nhiều mặt của các cung văn

từ đó thúc đây khả năng trình điễn của họ ngày một hoàn thiện, tăng cường tính hap dẫn của tín ngưỡng Đây được coi là điểm nhắn quan trọng biểu hiện tính tổ chức nghề nghiệp ở tầng bậc cao của nghệ thuật hát chầu văn

Có một quy định bắt thành văn trong nghề, cung văn nào tài giỏi thì được "giữ" nhiều đền Các vị thủ nhang đồng đền luôn phải chiêu mộ những cung văn tài giỏi

về làm ở bản đền, bởi lẽ "hát hay, đàn ngọt, phách giòn" luôn là một yếu tố quan trọng để thu hút các chân đồng Thông thường, các ông đồng, bà đồng sẽ lựa chọn những đền phủ nào có cung văn nổi tiếng để “bắc ghế” hầu thánh Mà cung văn

Trang 20

muốn nổi tiếng thì phải cố chiếm lấy nhiều giải thi hát văn Giải thi luôn được coi là

"chứng chỉ" danh giá của các nghệ sĩ Do vậy, ngày xưa các cuộc thi hát chầu văn thường được tô chức hàng năm tại nhiều đền phủ khác nhau Các thí sinh có thể thi mỗi năm một lần tại một đền Bên cạnh đó, có nhiều thí sinh đã được giải ở đền này rồi lại có thể sang đền khác để thi tiếp Các cụ kể rằng xưa nếu cung văn không thi thì rất khó hành nghề, ít được mọi người mời vì ít được biết tới

Thi hát chầu văn được tổ chức vào dịp tiệc thánh các bản đền hay những dịp có việc làng , thường không theo định kỳ thống nhất Trong đó, có những đền mỗi năm

có thể tô chức một vài cho đến dim bảy cuộc thi Đây thực sự là những cơ hội để khuyến khích các cung văn khăng định tài năng của mình Người thi hỏng sẽ có cơ

hội thi lại, người đoạt giải sẽ có thé khẳng định tiếp vị trí của minh

Quy chuẩn cuộc thi bắt buộc thí sinh phải vừa đàn nguyệt vừa hát Nó được coi

là một trong những chuẩn mực của một cung văn có đẳng cấp Còn việc dóc phách giữ nhịp thì nhờ người ngoài đảm nhiệm Các thí sinh có thể nhờ người thân trong nghề hoặc cũng có khi nhờ một người bạn thi cùng giúp đỡ

Bên cạnh mục đính cấp "chứng chỉ" hành nghề, cuộc thi hát chầu văn còn có tác dụng kích thích, thúc đẩy, nâng cao trình độ tay nghề các cung văn, là dịp để họ học hỏi và gia tăng sự hiểu biết vốn nghề của mình Nó thể hiện sự cạnh tranh nghề nghiệp cao mang tính thị trường, quyết định vị thế, ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của các cung văn

1.3.3 Những sinh hoạt hát chầu văn ngoài tín ngưỡng Tứ phủ

1.3.3.1 Hát thờ phục vụ những sinh hoạt tâm linh ngoài tín ngưỡng Tứ phi

Thể loại đầu tiên chúng ta phải kể đến trong loại hình này là những bai chau văn được dùng để ca ngợi cụ tổ của dòng họ Thông thường, khi một dòng họ nào đó trong cộng đồng có nhu cầu, họ mời cung văn đến để soạn một bản văn phù hợp với điển tích của cụ tổ Sau đó, người cung văn sẽ phải nắn vần, sắp điệu sao cho phù hợp để có được một bản văn hoàn chỉnh Tiếp đó, trong ngày giỗ tô họ, cung văn sẽ

đến nhà thờ tổ họ dâng bản văn đó dưới hình thức hát thờ Tất nhiên, hình thức sinh

Trang 21

hoạt này thường chỉ diễn ra ở những đòng tộc mà con cháu có đời sống khá giả, đủ điều kiện vật chất để biện lễ Bởi lẽ, mỗi bản văn đó trên thực tế đều là một tác phẩm mới, nằm ngoài hệ thống văn chầu Tứ phủ Nó thực sự là một đơn đặt hàng cho những sáng tạo riêng của người cung văn, luôn có sức hấp dẫn khác biệt

Thể loại tiếp theo là các khúc hát được dùng để ca ngợi đức Thành Hoàng làng Trong dịp lễ cúng đình, thường thì người ta tổ chức lễ tế Thành Hoàng trước, sau đó mới dâng bản văn chầu thờ ca ngợi Đức Ngài

Hát thờ phục vụ những sinh hoạt tín ngưỡng nằm ngoài tín ngưỡng Tứ phủ tuy đến nay vẫn còn tồn tại nhưng không phô biến, nó được ít người biết đến và đang có nguy cơ bị thất truyền

1.3.3.2 Hát chầu văn tự do

Đây là một loại hình ca nhạc mang tính sinh hoạt rất phát triển ở vùng Hà Nam Ninh Ở đây có nhiều vùng nhân dân tự tập hợp thành những đội hát chầu văn dé đáp ứng nhu cầu văn hóa, tỉnh thần của nhân dân

Trên đây là những hình thức sinh hoạt của nghệ thuật hát chầu văn thuở xưa

Có thể nói, đó là một bức tranh toàn cảnh phản ánh sống động thời kỳ hoàng kim của một thể loại âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam Tính nghệ thuật, tính phổ quát, tính kinh điển của hát chầu văn là điều đã được khẳng định trong lịch sử

1.4 NHUNG LAN DIEU TRONG HAT CHAU VAN

Các làn điệu của hát chầu văn được cấu trúc theo kiểu phố nhạc vào lời thơ Nói cách khác, tức là căn cứ vào nội dung của các bài thơ mà hát lên những giai điệu phù hợp Mặt khác, mỗi giá văn là một hình thức diễn xướng tương đối hoàn chỉnh Sự cấu trúc đó đã hình thành nên ba nhóm làn điệu cơ bản đó là: Những điệu

mở đầu, điệu gốc chính cách và điệu gốc biến cách cụ thể như sau:

Trang 22

Nếu là Văn Công Đồng hát chầu thánh thì cung văn hát bốn câu mở đầu gọi là

1.4.2 Điệu gốc chính cách

Sau làn điệu mở đầu là những làn điệu góc chính cách Đây được coi là những làn điệu chính của nghệ thuật hát chầu văn cổ truyền mà cho tới hiện nay giá văn nào cũng sử dụng Các điệu gốc chính cách gồm có 9 làn điệu cơ bản là:

riêng cho giá văn ấy Sở dĩ gọi là điệu biến cách vì so với điệu gốc chính cách nó có

khác đôi chút nhưng nó vẫn mang âm hưởng, chất liệu từ điệu gốc chính cách mà ra Thông thường những làn điệu biến cách có mấy dạng sau:

Trang 23

Mang tên điệu gốc chính cách: Do thay đổi thể thơ từ lục bát sang song that lục bát mà có sự mở rộng cả về câu hát lẫn trỗ hát Các nghệ nhân gọi kiểu này là hát gối hạc Hát gối hạc có ba làn điệu chính:

Điệu Dọc hát trên thể song thất lục bát

Điệu Cờn hát trên thể song thất lục bát

Điệu Xá hát trên thể thơ song thất lục bát

Sau tên làn điệu chính cách có thêm tên phụ để nói lên tính chất khác nhau

so với điệu gốc hoặc so chúng với nhau Các làn điệu này phong phú đa dạng tiêu biêu là một sô làn điệu sau:

Du nhập các chất liệu ca nhạc dân tộc vào hát chầu văn: Một số làn điệu hát

chầu văn có quy nạp những môtíp âm nhạc của các làn điệu dan ca, chéo, quan họ,

ca tru .Có khi đo tính cách của chư vị thánh giáng đồng mà sử dụng dân ca hoặc ngôn ngữ miền đó Trong kiểu này ta thường gặp một số làn điệu sau:

Điệu “Bến Tầm Dương” (mang chất liệu và phong cách của ca trủ)

Điệu “Dù ai phụ ngãi quên công” (mang âm hưởng của chèo)

Điệu “Chén trà Ô Long” (sử dụng chất liệu X4m Xoan)

Điệu “Nào là lưu thủy đào hoa” (sự biến dạng của điệu Cửu khúc)

An?

Điệu “Bốn cô múa lượn cánh tiên” (dùng hò và ngữ điệu dân ca Nghệ An trong văn ông Hoàng Mười)

Trang 24

- Điệu “Dầu chi tầu lá che sương” (giai điệu dùng âm hưởng giọng miền Trung)

1.5 CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRONG HAT CHAU VAN

Hát chầu văn là nghệ thuật hát nghi lễ chủ yếu được sử dụng trước bàn thờ thánh và trong nghi thức lên đồng, hầu bóng Chính vì vậy nhạc cụ đệm cho hát chầu văn chăng những phải làm tôn lên giọng hát của cung văn mà còn phải diễn tau những đoạn nhạc không lời phục vụ cho các con đồng khi ngồi hầu bóng và sau khi thánh nhập thì múa hoặc phụ họa cho lúc ban tài phát lộc

Nhạc cụ chính sử dụng trong hát chau văn có đàn Nguyệt và một bộ gõ

Đàn Nguyệt là nhạc cụ quan trọng nhất trong hát chầu văn Đây là một loại nhạc cụ cô truyền được sử dụng trong cả nước, nó có ngón kĩ thuật đề độc tấu cũng như hòa tấu trong dàn nhạc Đặc biệt đối với hát chầu văn nó là nhạc cụ độc đáo mang tính cách đặc trưng Nếu hát chầu văn ma không có đàn Nguyệt thì không ra hat chau van va hat chầu văn cũng không tìm thấy một loại nhạc cụ nào giúp nó biểu hiện được tính cách âm nhạc độc đáo bằng đàn Nguyệt

Người ta gọi là đàn Nguyệt có lẽ do bởi mặt đàn tròn như mặt trăng, nguyệt trong âm Hán Việt có nghĩa là trăng Mặt đàn có đường kính 36 — 37cm; dày 6cm;

cần cao 68 — 70cm Dan Nguyệt có tám đến mười một phím bằng tre, có khi được

làm bằng gỗ hoặc trên mặt phím gắn một miếng xương nhỏ cho khỏi mòn Đàn Nguyệt có hai dây nhưng lại có bốn chiếc trục vặn đây Sở dĩ có bón trục vì trước đây người ta dùng bốn đây tơ chia làm hai cặp Đến đầu thế kỉ XX người ta chỉ dùng

hai dây cước cho nên còn thừa hai trục văn dây

Tiếng đàn Nguyệt ở khu thấp thì trầm lắng, ở khu giữa thì ngân vang, ở khu cao thì tiếng đanh và sáng Khi đệm cho hát chầu văn thường dùng tiếng đàn ở âm khu giữa Những chỗ giãn tấu giữa hai trổ hát hoặc những đoạn nhạc cho múa thường mở rộng lên âm khu cao Tiếng đàn vê giòn, cộng với tiếng phách và đồng la gây được hiệu quả lôi cuốn, hấp dẫn người nghe

Trang 25

Trong hát chầu văn thì đàn Nguyệt có hai kiểu lên dây là dây lệch và đây bằng Dây lệch là hai dây có quan hệ quãng bốn, dây bằng là hai dây có quan hệ quãng năm (tính từ dây thấp lên)

Bên cạnh đàn Nguyệt còn có một bộ gõ gồm trống ban, phách, thanh la, cảnh: -Trống ban: trống ban là loại trống sử dụng đệm cho hát chầu văn Đây là loại trống nhỏ, có tang bằng gỗ Mặt da hai bên được căng bằng đỉnh tre Trống cao 9,5cm, mat tréng có đường kính 18,3cm, dui trống phách là hai dài tre dài 25cm một đầu to, một đầu nhỏ

-Phách: phách đệm cho hát chầu văn bằng tre già, hai dui, có đầu mặt, phách

dai 20 — 23cm, mat rong hon 4cm, cao 2,5cm

-Cảnh: là nhạc cụ bằng đồng có đường kính 13cm, cạnh 10cm, cao 0,9cm Dùi cảnh bằng tre dài 26cm có mấu nhỏ

-Thanh la: được làm bằng đồng có đường kính từ 18,5 - 20cm, co từ 2 — 3em Ngoài ra hát chầu văn còn sử dụng nhiều khạc cụ đân tộc khác như: trống cái,

sáo, đàn thập lục, nhị, kèn tàu, chuông, mõ

1.6 CẤU TRÚC ÂM NHẠC TRONG HAT CHAU VAN

1.6.1 Phé tho

Hat chau van là loại hình nghệ thuật ca hát với sự gắn bó mật thiết giữa nhạc

và thơ, giữa thơ và nhạc, nó là một trong những loại hình ca nhạc dân tộc nên cau trúc âm nhạc hát chầu văn cũng mang những đặc trưng và có sự giao lưu với các loại hình ca nhạc dân tộc khác như quan họ, chèo, ca trù

Tiếng nói của chúng ta đều có năm dấu, sáu âm Mỗi miền, mỗi vùng lại có cách phát âm mang một nhữ điệu riêng nên càng thêm phong phú về nhạc điệu Ông

cha ta đã triệt dé khai thác lợi thế này, hình thành phương pháp phổ thơ để tạo nên

giai điệu của các loại hình ca nhạc Phương pháp này đã trở thành cách làm truyền

thống mang được đặc trưng, đặc điểm, ngữ điệu dân tộc một cách đậm đà, rõ nét

Làn điệu của hát chau văn được tạo nên do nghệ thuật pho thơ Tuy cũng pho thơ như các loại hình ca nhạc khác nhưng phổ thơ của hát chầu văn lại có những nét

Trang 26

riêng, tạo nên một loại hình ca nhạc độc đáo không thể nhằm lẫn với bắt kì một loại hình diễn xướng dân gian nào khác: ca nhạc chầu thánh kết hợp với lên đồng

Sở đĩ có được những nét độc đáo như vậy là do các giá văn chau đều có sự nhất quán về bố cục, nội dung Mở đầu là lời thỉnh mời rồi đến diện mạo các ông hoàng,

bà chúa, ngợi ca công đức từ đó tạo nên một thẻ thống nhất về phong cách các bài chau van, mang tinh chat huyén bí, siêu nhiên thoát tục, không lẫn với nội dung các dòng khác của ca nhạc đời thường như hát quan họ, hát giao duyên

Với nội dung như vậy nên giai điệu âm nhạc cũng được gắn bó với lời thơ: lúc thôi thúc như các điệu Phụ Đồng, Hát Sai, khi trữ tình như điệu Còn, khỏe mạnh như điệu Dọc, trang nghiêm, đĩnh đạc như điệu Phú, nhịp nhàng như Chẻo Đò, rộn

ràng như điệu Xá

Tuy cùng một thể thơ nhưng mỗi điệu lại có một môtíp đặc trưng để trong quá trình phố nhạc dù dấu giọng lời thơ có thay đổi nhưng giai điệu vẫn mang âm hưởng của làn điệu đó Ví dụ điệu Còn trong dạo nhạc và các đoạn chen thường được lặp lại vào có âm ngân đuôi:

Cô nhớ lời Mẫu gọi cô lên Kìa một tin gắn bó mấy hai tin cô hẹn tư hò

(trích văn cô Bơ [7, tr.122])

Một điều rất hay là tuy giai điệu và lời thơ hòa hợp với nhau nhưng khi tấu nhạc riêng thì giai điệu âm nhạc vẫn có tính độc lập và hoàn chỉnh, không bị vụn

vặt, chắp vá, lệ thuộc vào lời thơ

Sở đĩ được như vậy là do trong quá trình phát triển của giai điệu những tiếng đệm ¡, a, những âm ngân đuôi, cách đảo chữ của câu thơ, kể cả những nhịp nhạc chen được bồ sung vào làm cho câu nhạc, đoạn nhạc được hoàn chỉnh

Tuy nhiên trong quá trình phát triển các làn điệu không tránh khỏi sự đan xen các môtíp giai điệu của các loại hình ca nhạc khác vào chầu văn như quan họ, ca trù, dân ca các miền Điều này cũng là tất nhiên vì cùng chung một kho tàng ca nhạc dân tộc nên phải có sự ảnh hưởng lẫn nhau Mặt khác có thể do các nghệ nhân chăng

Trang 27

những biết hát chầu văn mà còn biết các loại hình ca nhạc khác Hoặc ngược lại từ biết hát chèo, hát dân ca rồi mới học hát chầu văn nên khi diễn tấu có lẫn những nét giai điệu của loại này, loại khác là lẽ đương nhiên không tránh khỏi Mặc dù như vậy hát chầu văn cũng có những nét độc đáo của mình cả ở giai điệu lẫn phần đệm

và thể thức trình tấu

1.6.2 Câu nhạc — đoạn nhạc — trỗ hát

Về cấu trúc câu nhạc, đoạn nhạc của hát chầu văn cũng hết sức sinh động và linh hoạt Thông thường cũng theo cách cấu trúc truyền thống như chèo, dân ca nghĩa là dựa vào thể thơ mà định ra câu nhạc, đoạn nhạc, và cứ mỗi đoạn nhạc gọi là một trồ hát

Theo lề lối chung, mở đầu trổ hát bao giờ cũng có một khúc nhạc dạo Khúc nhạc đạo này vừa có ý nghĩa gây được âm hưởng của làn điệu vừa để xác định giọng cho nghệ nhân hát đúng tầm cữ của mình

Khúc nhạc dạo và đoạn nhạc chen đều lay chất liệu từ điệu hát chính Chúng không có sự quy định dài hay ngắn Giai điệu là sự biến tấu không có định Mỗi nghệ nhân lại đàn một cách khác nhau Nó mang tính ngẫu hứng tùy theo tài năng của người diễn tấu

Sự cấu trúc của câu nhạc, đoạn nhạc không có mẫu mực chung mà mỗi làn điệu lại có một vẻ riêng:

-Điệu Dọc: cứ hai câu lục bát là một trỗ hát Câu 6 mở đầu được hát trước bằng bốn chữ cuối rồi đến hai chữ đầu thành một câu Sau đó lại hát tiếp bốn chữ cuối:

3-4-5-6+1-2/3-4-5-6

Tiếp theo hai đến ba nhịp nhạc chen rồi sang câu 8 Câu 8 này đến vần lưng thi

có nhạc chen rồi hát tiếp hai chữ cuối:

Trang 28

Cả hai điệu Dọc và Nhịp Một đều có ngân đuôi câu

- Điệu Cờn: Bắt đầu bằng câu 6 rồi đến câu 8 và kết đoạn bằng câu 6 nói tiếp

Cả ba câu như vậy tạo thành một trổ hát Mở đầu trổ hát cũng là khúc nhạc dạo rồi vào câu hát chính nhưng khác với điệu Dọc và Nhịp Một là câu 6 mở đầu được hát xuôi liền mạch, không đảo Câu 8 thì sau hai chữ mở đầu có ba đến bốn nhịp nhạc chen rồi hát tiếp câu 6 chữ cuối Kết bằng câu 6 nói tiếp Cuối câu có ngân đuôi

1-2-3-4-5-6 1-2-3-4/5-6-7-8 I-2-3-4-5-6

- Điệu Xá: Cũng như điệu Cờn cứ ba câu 6 - 8 - 6 là một trỗ hát nhưng cách ngắt câu so với điệu cờn có một chút khác biệt là sau khi hát hai chữ đầu thì có ngân

¡ để hoàn chỉnh nét nhạc Câu § được dừng ở chữ thứ tu, có nhịp nhạc láy đuôi rồi mới hát bốn chữ cuối cũng và sang câu 6 kết trổ Cuối câu có ngân đuôi

1-2/3-4-5-6 1-2-3-4/5-6-7-8 I-2-3-4-5-6

- Điệu Hát Sai cũng dùng ba câu 6 - 8 — 6 là một trỗ hát Câu 6 cũng đảo đầu chữ như Dọc và Nhịp Một nhưng ở điệu Hát Sai cả ba câu đều liền mạch

3-4-5-6+1-2-3-4-5-6 1-2-3-4-5-6-7-8 1-2-3-4-5-6

Chúng ta cũng cần chú ý đối với những làn điệu có sự cấu trúc theo kiểu 6 — 8

~ 6 là một trổ hát thì sau đoạn nhạc chen muốn hát tiếp lại nhắc lại câu 6 kết thúc ở trổ hát trước làm câu mở đầu của trổ hát sau

- Điệu Chèo Đò là sự nối tiếp của các câu văn lục bát Tùy theo bài văn ngắn

hay dài mà hết điệu chứ không thành từng trổ hát như các điệu trên

Tuy nhiên điệu Chéo Đò thực chất là một kiểu hò đối đáp có xô, có kể Câu

hát của người kế gồm bốn chữ do câu 6 được ngắt ra hai chữ đầu, có sự lặp lại hoặc

Trang 29

thêm từ thành bón chữ, rồi đến bốn chữ cuối Câu 8 thì đơn giản là ngắt làm hai vế,

mỗi về bốn chữ Cách cấu trúc kiểu này được coi như thể thơ bốn chữ vậy

1=2+ 1-2 khoan khoan đô khoan 3 - 4 - 5 - 6 khoan khoan dô khoan 1—=2~—3- 4 khoan khoan dô khoan 5 - 6 - 7 — § khoan khoan dô khoan Sau câu hát của người kể thì câu xô tập thể được đáp lại với âm hình có định khoan khoan đô khoan hoặc khoan khoan hò khoan

- Các điệu Phú, Mưỡu, Thống thường dùng thể thơ bảy chữ hoặc song thất lục bát Sự ngắt câu của những điệu này lại theo câu thơ và cứ một khổ thơ bốn câu tạo thành một trồ hát

Tuy nhiên sự cấu trúc trên chỉ là lí thuyết mang tính tương đối bởi mỗi cung văn lại có một phong cách biểu diễn khác nhau và tủy thuộc vào thời gian, không gian khác nhau mà người cung văn có thể cấu trúc lại câu hát, tré hát cho hợp lí Ví

dụ như ở những giá văn ban đầu thì hơi hát còn khỏe, tiếng đàn còn mùi, đàn hát đúng quy cách nhưng khi đã hát lâu người mệt, giọng khan, có đoạn phải hát hơi luồn Gân tay mỏi nên tiếng đàn cũng kém hơn trước Có khi hát gộp hai trổ làm một, có khi trong một trổ hát một câu rồi đàn một đoạn để nghỉ lấy hơi rồi mới hát tiếp chính vì vậy sự cấu trúc câu nhạc, đoạn nhạc, trổ hát còn tùy thuộc vào phong cách của mỗi người cung văn

1.6.3 Gam - giọng - điệu

Giọng điệu của hát chầu văn được xác lập trên gam năm âm Nó gắn bó với cây đàn Nguyệt Cũng có thể nói rằng từ cung bậc của đàn Nguyệt mà ra giọng điệu của hát chầu văn

Với hai dây đàn và hai cách lên dây có quan hệ quãng bốn và quãng năm dùng trong hát châu văn đã hình thành một cách tự nhiên sự kết hợp các gam năm âm theo phím của đàn Nguyệt

Đặc điểm của gam năm âm là không có quãng nửa cung và tính chất trưởng, thứ không rõ ràng Hát chầu văn đã khắc phục bằng cách thay đổi chủ âm (lên dây đàn, chuyển đổi thế tay) để có những gam năm âm mới với các giọng điệu khác

Trang 30

nhau và ghép hai gam năm âm với nhau nên có đủ các nốt cần cho giai điệu Tính chất trưởng, thứ lại rõ ràng làm cho các giọng điệu được phong phú

Hat chau van khong có sự chuyển điệu theo kiểu âm nhạc cổ điển phương Tây nhưng trong quá trình phát triển của giai điệu, sự đan chen các điệu thức do ghép hai gam năm âm đã giúp cho hát chầu văn chuyển đổi được màu sắc giai điệu của các câu nhạc trong trổ hát Chẳng những nó cho phép kết được rộng rãi (có thể về chủ

âm hoặc các bậc khác) theo các mảng miếng của giai điệu được chuyển đổi mà còn phù hợp với cách lên dây quãng bốn hoặc quãng năm

1.6.4 Giai điệu — tầm cỡ âm vực - tiết tấu

Giai điệu của hát chầu văn được tạo nên do cách phổ thơ và cũng được sử dụng

nhiều cách để diễn đạt tình ý, nội dung các bài chầu văn Giai điệu có thể được đi

lên từ thấp đến cao và cũng có thể đi xuống từ cao xuống thấp nhưng thông thường

là nét giai điệu được chuyên động theo hình lượn sóng đi lên, đi xuống Xen kẽ vào những bước đi bình ồn là quãng nhảy nhỏ làm cho giai điệu có sự xáo trộn không đều Gặp trường hợp lời ca có vần trắc, để đảm bảo được rõ dấu, rõ lời, giai điệu đã được sử dụng những quãng nhảy lớn Có khi giai điệu cũng sử dụng những bước nhảy liên tục để miêu tả tính cách của nhân vật

Tầm cữ âm vực của hát chau văn phụ thuộc vào giọng của từng nghệ nhân Tuy vậy từng làn điệu vẫn có những tầm cữ âm vực chung mà nghệ nhân nào hát điệu ấy phải tuân thủ

Nói chung tầm cữ âm vực của hát chầu văn có ba loại chính:

-_ Loại hẹp nhất trong một quãng tám (như điệu Phú Chênh)

-_ Loại phổ biến là quãng mười một (Như điệu Cờn, Chèo Đò, Nhịp Một) -_ Loại quãng mười ba (như điệu dọc, Xá)

Hãn hữu có những điệu với tầm cữ lớn hơn quãng mười ba hoặc nốt trầm thấp hơn, hoặc nốt cao cao hơn

Để điều chỉnh được đúng tầm cữ âm vực của mình người nghệ nhân sẽ dịch giọng theo kiểu lên dây đàn cao thấp Một cách khác là hát luồn

Trang 31

Hát chầu văn có nhiều làn điệu với nhiều loại tiết tấu khác nhau nhưng nói

chung nó mang tính động nên trọng âm của lời ca không phải bao giờ cũng rơi vào phách mạnh (nghệ nhân gọi là nhịp nội) mà thường xen kẽ giữa phách cân và phách đảo (nhịp ngoại) Tiết tấu của hát chầu văn có thể chia làm hai loại là loại của nhạc chen, nhạc dạo và loại của nhạc hát

1.6.5 Phần đệm

Phần đệm của hát chầu văn gồm một đàn Nguyệt diễn tấu giai điệu và các chùm hai nốt ở hai dây đàn Nếu sử dụng ngón vê cả hai đây thì dây ngoài là giai điệu và dây trong là nốt trì tục Bên cạnh đàn Nguyệt người ta sử dụng phách và

thanh la Phách gõ phần tiết tấu vê hai đùi thành những tiếng liên tục Thanh la đánh

vào nhịp nội và trống thì điểm xuyết báo nhịp Một cách phô biến là đàn và trống phách được khoe và nổi ở những khúc nhạc dạo, những đoạn nhạc chen

Khi có tiếng hát thì phần đệm của đàn rất đơn giản, chỉ điểm xuyết theo kiểu tòng giai điệu và tạo nên những môtíp nhạc láy đuôi câu hát hoặc chen vào các câu hát trong trổ hát

Sở dĩ khi đệm cho hát thì tiếng đàn chỉ điểm xuyết là vì người cung văn vừa hát vừa đàn nên tập trung vào hát thì tiếng đàn phải lơi, khi không hát thì tiếng đàn

mới được phát huy, không thể cùng một lúc cả đàn và hát đều nỗi được

Như vậy phần đệm cho hát chầu văn không theo kiểu đệm hợp âm với những chồng nốt được tiến hành theo công năng hòa thanh vì thực ra với một cây đàn hai dây cũng không cho hát theo kiểu phức điệu thoáng, sinh động, đối tỉ với giọng hát

là tốt nhất

17 NHỮNG QUAN NIỆM VẺ TÍN NGƯỠNG THẺ HIỆN TRONG

CHAU VAN

Hat chau văn là một loại hình ca nhạc cổ truyền gắn liền và phục vụ cho nghi

lễ tôn giáo Cơ sở đề tìm hiểu về tín ngưỡng trong chầu văn phải dựa vào những đối tượng thờ cúng được nói đến trong các giá văn còn lưu truyền cho đến ngày nay và các yếu tổ lịch sử cũng như các hình thức diễn xướng có liên quan đến những nghỉ

lễ tôn giáo mà chầu văn tham gia

Trang 32

Trong hầu hết các giá văn cổ truyề n đối tượng chầu bao gồm các nhân vật trong truyền thuyết, thần thoại, các vị nữ thần trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cai quản Tam phủ hay Tứ phủ, những người có công với địa phương, những anh hùng dân tộc, những nhân vật lịch sử đã được trí tưởng tượng của dân gian thêu dệt một lí lịch đượm mau huyền bí như các vị Thánh Mẫu, các Chầu, các ông Hoàng, bà chúa Hay những nhân vật nỗi tiếng trong lịch sử như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuắn Nó bao gồm cả một hệ thống phong phú, đa dạng các nhân

vật chứ không chỉ là một nhân vật nhất định nào đó

Trong các giá văn cô truyền sưu tầm được trước hết phải kế đến các giá văn chau Mau gồm bốn vị Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa Bốn vị này được coi là người sáng tạo ra Tứ phủ công đồng Mẫu Thượng Thiên sáng tạo và cai quản miền trời, Mẫu Thượng Ngàn sáng tạo và cai quán miền rừng núi, Mẫu Thoải sáng tạo và cai quản miền nước, Mẫu Địa sáng tạo

và cai quản miền đất Các vị Thánh Mẫu là đại diện cho tất cả các thần thánh cai

quán khắp vũ trụ, đồng thời có quyền pháp tối cao Trong tư duy người Việt Nam các Mẫu có thể tương ứng với Ngọc Hoàng của Đạo giáo hay Đức Phật của Phật giáo

Nếu ngược dòng lịch sử tôn giáo ở Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể khắng định tục thờ Mẫu là một tín ngưỡng xếp vào loại tín ngưỡng cổ xưa nhất của người Việt, nó bắt rễ sâu đậm nhất trong dân gian qua các thời đại và là một trong những yếu tố củng có, hun đúc các gia tri tinh than truyén théng của dân tộc Đặc biệt tục thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ cũng là một tín ngưỡng cổ xưa, mang bản sắc riêng của

dân tộc Việt

Sở đĩ tục thờ Mẫu ra đời sớm như vậy cũng bởi đặc trưng của nền kinh tế nước

ta là nông nghiệp lúa nước Trong nông nghiệp vai trò của người phụ nữ rất được

coi trọng Hơn thế nữa, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta

có nhiều người phụ nữ đã đảm nhận những trọng trách quan trọng đối với lịch sử dân tộc Chính vì vậy việc người phụ nữ được tôn trọng, phụng thờ cũng là một lẽ đương nhiên

Trang 33

Như vậy cũng không có gì là khó hiểu khi trong các bài chầu văn cô truyền mà ngày nay chúng ta sưu tầm được số lượng các giá văn chầu Mẫu là tương đối lớn và cũng không hề vô lí khi cho rằng các giá văn chầu Mẫu là những giá văn được hình thành sớm hơn cả

Sau các giá văn chầu Mẫu còn tìm thấy nhiều giá văn chầu các vị thánh nữ trong Tứ phủ gọi là Tứ phủ Chau Ba gồm mười hai vị từ Chầu Đệ Nhất tới Chầu Bé Đây là các giá văn ca ngợi các thánh nữ có pháp thuật siêu nhiên, có thê đi mây về gió, ân hiện khắp nơi giúp các Mẫu trong việc cai quản thế gian

Sau các giá văn chầu Tứ phủ Chầu Bà đến các giá văn chầu Ngũ vị Quan lớn, rồi đến các ông Hoàng, các Cô, các Cậu

Ngoài ra người ta còn tìm thấy nhiều giá văn chầu Đức Thánh Trần và Liễu

Hạnh công chúa

Ngoài các giá văn chầu các thần thánh, các nhân vật thuộc Tứ phủ như đã nói trên nhiều nghệ nhân hát chầu văn ở Nam Hà còn cho biết họ đã từng nghe hát chầu những giá văn về Nhị Thập Bát Tú, chầu các chư vị có tước hiệu là Tứ đại thiên vương, Thập tam Hoàng tử Rất có thể đó là sản phẩm của tín ngưỡng, tôn giáo ngoại nhập vào Việt Nam Có giả thuyết cho rằng thời kì ngoại nhập của những tín ngưỡng ấy là vào khoảng thế kỉ XVII, tức là nửa sau của thời Hậu Lê Tuy nhiên sau khi du nhập vào Việt Nam thì chư vị thánh thần này đã được bản địa hóa hòa nhập vào với tín ngưỡng dân gian Việt Nam một số trở thành thần thánh của Tứ phủ một

số lại được sắc phong trở thành Thành Hoàng của một số làng

Như vậy, các giá văn cô truyền đều đã phản ánh được những tín ngưỡng dân gian của người Việt từ tục thờ Mẫu, thờ Tam phủ, Tứ phủ tới tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng Trong những sinh hoạt nghi lễ của các tín ngưỡng này dường như việc vắng mặt của chầu văn là điều không thể xảy ra

Trong diễn xướng chầu văn cổ truyền nói riêng và trong tục thờ cúng lễ bái ở một số lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng chúng ta cũng cần phải kể đến hiện tượng đồng bóng và các trò pháp thuật của các pháp sư Dường như chầu văn cổ truyền không thể tách rời với đồng bóng, nó trở thành môi trường diễn xướng quen thuộc của chầu

Trang 34

văn Tuy chầu văn và đồng bóng gắn chặt với nhau mang những biểu hiện của mê tín dị đoan nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự hấp dẫn, độc đáo của loại hình âm nhạc tín nghưỡng này

1.8 TỎ CHỨC PHƯỜNG HỘI TRONG HÁT CHAU VĂN

Mỗi loại hình nghệ thuật dân gian, dân tộc cỗ truyền tùy theo lề thói, quy ước

và hình thức diễn xướng, địa điểm, thời gian trình diễn mà có một tổ chức phường

hội cho phù hợp Ví như hát quan họ hội Lim là sự gặp gỡ hằng năm của các liền

anh liền chị đua tài ca hát; Hát chèo thì tháng ba ngày tám các nghệ nhân mới nhóm họp phường do một vị là Trùm chèo ôn luyện các tích trò đi hát

Nhung hat chau văn thì lại khác Hat chau van là lối hát trước bàn thờ thánh,

nó gắn liền với các tô chức lễ hội trong năm như hội Phủ Giày vào tháng ba, hội

Đền Trần vào tháng tám hoặc những ngày kị hèm ở những lễ hội có quy mô và phạm vi nhỏ hẹp hơn ở các đền phủ khác như đền Dâu (Tam Điệp — Ninh Binh), hdi chùa Keo (Hành Thiện - Nam Hà) vào tháng hai

Vào những dịp này thì cung văn và chân đồng đi hành nghề dưới sự bảo trợ của tín chủ, tức là người có công việc cầu lễ và có trách nhiệm chỉ phí về việc này

Tín chủ mời chân đồng để kêu cầu cho mình việc gì đó Có khi nhiều tín chủ

gửi lễ và nhờ kêu cầu vào một chân đồng Chân đồng sẽ tùy thuộc vào sở thích hoặc

tình cảm của mình hoặc có mối quan hệ thân thuộc nào đó mà mời cung văn và

những người giúp việc

Người cung văn là người nam giới, biết đàn giỏi và có giọng hát hay và giỏi sử dụng đàn Nguyệt Người cung văn hát và tự đệm đàn Cùng với cung văn có thêm một người phụ họa bằng bộ gõ Có tốp ngoài cung văn đàn và người gõ còn có thêm người hát là giọng nữ nhưng trường hợp này hiếm, không phổ biến

Người ta cho rằng trước khi có cung văn chuyên nghiệp như ngày nay thì có thể đầu tiên là những người thắp hương thờ thánh (gọi là thủ từ hay thủ tự) vào những ngày tuần, ngày rằm, mồng một, rồi khi có việc của các tín chủ đến cửa thánh, họ phải viết thành các lá sớ tấu trình và hình thành các hình thức cúng bái,

Trang 35

cầu đảo Họ phải khấn và đọc lá sớ Tới đây họ là các thầy cúng, nếu thêm việc bắt

ma, trừ tà thì là những thầy phù thủy

Việc khấn và đọc sớ lúc đầu có thể chỉ ngâm nga theo cách đọc kinh, kệ của nhà chùa Rồi do ảnh hưởng qua lại của các làn điệu dân ca, của ngữ điệu trong tiếng nói mà bước đầu hình thành những giai điệu sơ khai, rồi được bổ sung qua năm tháng mà hình thành những làn điệu chầu văn như ngày nay

Trong số những người làm thầy này có một số có năng khiếu ca nhạc đã truyền nghề theo kiểu chỉ dẫn các ngón đàn và dạy truyền khâu hát các giá văn (khi thông thạo có thể có thêm những sáng tạo) Từ đó họ trở thành những cung văn chuyên nghiệp nhưng có người vẫn kiêm cả viết sớ và làm thầy cúng (thường gọi là ông

Thống),

Người cung văn có thể thuộc tất cả các giá văn nhưng chân đồng thì mỗi người lại chuyên hầu một vị nào đó với một số giá văn nhất định, có người chuyên đồng

Cô, có người chuyên đồng Cậu, có người lại chuyên hau Mau và các ông Quan

Hoàng, cũng chỉ một vài giá chứ không phải là tất cả Điều này tùy thuộc vào căn số

và đôi khi cũng là do sở thích của con đồng khi họ gia nhập lính đồng Vì vậy một cung văn có thể phục vụ cho nhiều con đồng miễn là được con đồng đó yêu cầu Tất nhiên nhiều lần đi hầu thánh họ sẽ thuộc phong cách của nhau đề phối hợp với nhau

ăn ý và tốt hơn

Nói đến chân đồng chúng ta cần chú ý ở đây chỉ đề cập đến những người hầu thánh chứ không nói đến những người làm nghề bói toán, bắt ma trừ tà

Những chân đồng tuy không cần đến năng khiếu diễn tấu ngón đàn điệu hát

nhưng họ phải có sự cảm nhận nhạy bén và nhiệt tình về tiếng đàn, giọng hát của

cung văn Nhiều người còn rất say mê là khác, từ đó họ thuộc các giá văn tìm thấy

sự hào hứng trong việc lên đồng hầu thánh

Từ những trình bày trên ta thây hát chầu văn không có phường hội cố định,

không có quy ước hay luật lệ bắt buộc Với hai thành phần cung văn và con đồng,

họ đến với nhau trên cơ sở hành nghề, đôi bên cùng có lợi, nhưng có thể hội này với người này, hội kia lại với người khác

Trang 36

nhiều hình thức như hát hầu bong, hát chầu thờ, hát văn thi, hát văn tự đo

Các làn điệu được sử dụng trong hát chầu văn phong phú đa đạng trong đó có một số làn điệu gốc chính cách như Bi, Mưỡu, Thống, Cờn, Dọc và còn nhiều làn điệu phụ biến cách khác được sinh ra từ điệu gốc chính cách và du nhập thêm một

số loại hình ca nhạc dân tộc khác

Nhạc cụ chính được sử dụng trong hát chầu văn gồm đàn Nguyệt và một bộ gõ Ngoài ra các nghệ nhân còn sử dụng nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác như sáo, nhị, kèn tàu, trống cái

Hat chau van là môn nghệ thuật độc đáo với sự gắn bó chặt chẽ giữa nhạc và thơ, thơ và nhạc chính vì vậy cấu trúc âm nhạc của chầu văn vô cùng phong phú, đa dạng Tuy nhiên tất cả các lí thuyết về cầu trúc âm nhạc trong chầu văn chỉ mang tính tương đối bởi mỗi người nghệ nhân khác nhau lại có một phong cách biểu diễn khác nhau và họ sẽ cấu trúc lại âm nhạc cho phù hợp với phong cách biểu điễn của mình

Người nghệ nhân hát chầu văn được gọi là cung văn Khác với các môn nghệ

thuật dân tộc khác hát chầu văn không có một tổ chức phường hội có định mà chỉ là

sự liên kết giữa cung văn và chân đông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi

Trang 37

Chương 2: NGHỆ THUẬT HÁT CHÂU VĂN TRONG NGHI LẺ

Tứ phủ hay Tứ phủ công đồng là đại điện toàn bộ các thần linh tập hợp lại từ

bốn miền của vũ trụ:

- Thiên phủ: Miễn trời

- Địa phủ: Miền đất

- Nhạc phủ: Miền rừng núi

- Thoải phủ: Miền sông nước

Các thần linh Tứ phủ không chỉ phân biệt theo thứ tự từng phủ (từng miền) mà mình cai quản, mà còn phân thành các thứ bậc, trên đỉnh chóp thần điện là Ngọc Hoàng, rồi tới hàng các Thánh Mẫu, hàng Quan, hang Châu, hàng ông Hoàng, hàng

Cô, hàng Cậu Ngoài ra trong thần điện còn thờ Đức Thánh Trần cùng những bộ

tướng, con gái của Ngài, thờ Ngũ Hồ, thờ Ông Lốt (rắn) và các linh hồn gia tộc

Đứng đầu trong hàng các thần linh Tứ phủ là Ngọc Hoàng Đây là nhân vật chịu ảnh hưởng từ đạo Giáo của Trung Hoa

Tuy Ngọc Hoàng là vị thần đứng đầu thần điện nhưng có thể nói bao trùm lên thần điện Tứ phủ là Thánh Mẫu, bởi vậy về cội nguồn và bản chất có thể nói tín ngưỡng Tứ phủ là tín ngưỡng thờ Mẫu (thờ mẹ) Mẫu bao trùm tứ phương Mẫu Thượng Thiên được coi là đệ Nhất Thánh Mẫu, Mẫu đệ Nhị là Mẫu Thượng Ngàn,

đệ Tam là Mẫu Thoải là đệ tứ là Mẫu Địa Thực ra ban đầu người ta thường nhắc tới Tam tòa Thánh Mẫu, có lẽ tương ứng với quan niệm Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc

Trang 38

phủ, Thoải phủ), sau thành Tứ phủ nên có thêm Mẫu Địa Lại có quan niệm về Mẫu Bán Thiên trị vì miền không trung, cũng gia nhập vào thần điện của tín ngưỡng Tứ phủ

Mẫu là biểu tượng của quyền năng sáng tạo Mẫu Thượng Thiên sáng tạo ra miền trời và làm chủ các quyền năng mây, mưa, sắm, chớp Mẫu Thượng Ngàn trông coi miền rừng núi giàu của cải ban phát cho con người Mẫu Thoải cai quán miền sông nước giúp ích cho nghề nông cùng với Mẫu Địa cai quản đất đai, nguồn gốc mọi sinh vật Cũng có quan niệm đồng nhất Mẫu Liễu Hạnh với Mẫu Thượng Thiên, bà được người đời tôn vinh và thờ cúng hơn các vị mẫu khác của tín ngưỡng

Tứ phủ

Sau hàng Thánh Mẫu là Ngũ vị Quan lớn (hàng Quan) được gọi theo thứ tự từ Quan Đệ Nhất đến Quan Đệ Ngũ Trong Ngũ vị Quan lớn này bốn vị đầu có nguồn gốc thiên thần còn Quan Đệ Ngũ thì có nguồn góc là nhân thần Có người cho rằng bốn vị Quan lớn theo thứ tự từ Quan lớn Đệ Nhất đến Quan lớn Đệ Tứ cũng là sự thể hiện của Tứ vị Thánh Mẫu cai quan bốn miền hợp thành bốn phương của vũ trụ Trong thần điện Tứ phủ, cùng ngang hàng với các quan thậm chí có vị trí cao hơn hàng quan là Đức Thánh Trần cùng những bộ tướng và con gái của Ngài

Tiếp sau hàng Quan là Tứ phủ Chầu Bà Đây là trợ thủ và hóa thân ở cấp bậc thấp hơn của Tam tòa Thánh Mẫu Thông thương hang Chầu Bà co bônvi nhưng các thánh hàng Chầu Bà cũng có thể tăng lên tới mười hai vị Các Chầu được sắp xếp theo thứ tự từ một tới mười hai trong đó bốn vị đầu là hóa thân của bốn vị Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Mẫu Địa và Mẫu Thoải Thông thường người ta chỉ biết tới thần tích của sáu vị đầu tiên và Chầu Bé thường giáng trong

buổi hầu đồng còn các vị khác thì không giáng nên ít được biết tới

Dưới hàng Chầu là hàng các ông Hoàng được gọi tên từ ông Hoàng Đệ Nhất tới ông Hoàng Mười Tương truyền các ông Hoàng đều có gốc tích là con trai vua Bát Hải Đại Vương ở Động Đình Hồ nên đều là Long thần

Dưới hàng ông Hoàng là hàng các Cô Có mười hai Cô được gọi tên từ Cô Cả (Cô Nhất) đến Cô Bé Các Cô đều là thị nữ của các Thánh Mẫu hay các Châu.

Trang 39

Dưới hàng Cô là Thập vị Vương Cậu Tương truyền đây đều là những linh hồn chết trẻ từ một đến chín tuổi, thông minh, nhanh nhẹn và hiển linh là phụ tá của các ông Hoàng Thông thường chỉ có Cậu Ba (Cậu Bơ) và Cậu Bé là giáng đồng còn các

vị khác thì không

Trong điện thờ Tứ phủ người ta còn thấy sự hiện diện của Ông Lốt (rắn) dưới hình tượng một đôi Thanh Xà - Bạch Xà nằm vắt ngang thần điện và Ngũ Hỗ cùng với vong linh tổ tiên và các thần mang tính địa phương

Như vậy xem xét thần điện Tứ phủ trong đó các vị thần thánh thường nhập hồn trong các buổi hầu đồng ta thây vừa có sự phát triển nội tại của các hình thức tín ngưỡng dân gian người Việt, vừa thấy những đan xen, lồng ghép do giao lưu, ảnh

hưởng từ bên ngoài

Các thần linh Tứ phủ được phân thành một bên là nữ thần và bên kia là nam thần, và bao trùm lên cả thần điện là Thánh Mẫu Tuy thứ bậc chính của mỗi vị thánh trong thần điện phụ thuộc vào việc họ thuộc hàng nào từ trên xuống đưới hay thuộc phủ nào mà họ cai quản nhưng có lẽ việc phân chia này vẫn bao hàm một ý nghĩa sâu xa nào đó

Tóm lại hệ thống thần linh Tứ phủ bao gồm cả các thiên thần và nhân thần Theo quan niệm dân gian thì họ đều là những phúc thần có thể xua đuôi tà ma, mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho con người vì vậy mới có nghỉ lễ hầu thánh Tứ phủ để cầu mong các vị ban cho những điều tốt lành và tránh điều dữ

2.1.2 Khái quát về nghỉ lễ hầu thánh Tứ phú

Hầu thánh hay hầu đồng, hầu bóng, lên đồng là một thuật ngữ quen thuộc trong tín ngưỡng Tứ phủ Đây là nghỉ thức quan trọng của tín ngưỡng Tứ phủ Đồng là từ gốc Hán chỉ người con trai trên dưới 15 tuổi với tư chất trong trắng, ngây thơ để thần linh có thể nhập vào Dần dần sau này người ta dùng các cô gái để thay thế các thiếu niên này Lên đồng là hiện tượng thần linh ứng nhập vào thể xác đồng nhi đó

để giáng trần

Đây là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh, trong đó mỗi lần

vị thần linh nhập hồn rồi làm việc quan và xuất hồn được gọi là một giá đồng

Trang 40

Thông thường người ta quan niêm co ba mươi sáu giá đồng ứng với các vị thần linh

Tứ phù thường giang đồng Ngoài ra còn có một số giá ít giáng đồng hơn nên cũng không có nhiều người biết đến

Nghỉ lễ hầu thánh thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm vào những ngày

lễ, ngày khánh tiết quan trọng của tín ngưỡng Tứ phủ như Thượng Nguyên, Nhập

hạ, Tán hạ, Tất Niên nhưng quan trọng nhất là vào dịp “tháng tám giỗ cha, thánh

ba giỗ mẹ”

Để tiến hành hầu thánh các chân đồng (ông đồng, bà đồng) phải chọn ngày lành mời các bạn đồng, con nhang đệ tử và những người có lòng tin vào thánh thần đến dự

Các cuộc hầu thánh thường diễn ra ở các đền, miếu, phủ trước bệ thờ vọng các

thánh Tứ phủ

Trước khi làm lễ hầu thánh các chân đồng phải chuẩn bị trang phục hầu và các

lễ vật dâng cúng Việc chuẩn bị trang phục và lễ vật dâng cúng trong lễ hầu thánh cũng khá tốn kém thời gian và tiền của Các loại trang phục phải phù hợp với vị thánh được hầu trong buổi lễ ngày hôm đó Các lễ vật thì phong phú đa dạng gồm

có các thứ rượu, trà, thuốc, hoa quả, bánh trái, trầu cau đôi khi còn có cả các loại

đồ chơi và đồ trang sức dùng trong các giá Cô và giá Cậu Các thứ trang phục và lễ vật này phải chọn màu sắc sao cho phù hợp với các giá đồng thuộc về phủ nào trong

Tứ phủ như màu đỏ là của Thiên phủ, màu xanh là của Nhạc phủ, màu trắng là của Thoải phủ còn màu vàng là của Địa phủ Trong những thứ cần chuẩn bị thì khăn đỏ

phủ diện là một thứ không thể thiếu được dùng chung cho tất cả các giá đồng

Đối với những chân đồng đang có tang (trong vòng một năm), đang có chửa,

có kinh hay nuôi con bú đều được coi là không sạch sẽ và không được phép tham dự nghi lễ hầu thánh Trước buổi lễ các chân đồng phải ăn chay thậm chí nhịn ăn và làm các nghỉ thức tẩy uế để giữ cho mình thật sạch sẽ

Trước khi hầu các chân đồng phải làm lễ cúng chúng sinh và lễ thánh Đây là một nghỉ lễ quan trọng có mặt trong hầu hết các nghi lễ của tín ngưỡng Tứ phủ Đồ cúng lễ gồm có vàng mã, hoa quả, cháo, bánh trái Sau khi cúng xong người ta đốt

Ngày đăng: 03/10/2014, 02:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w