1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay

39 2,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 348,18 KB

Nội dung

Một số phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ ở nông thôn chưa nhận thức rõ hơn các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn thấp, thời gian làm việc đồng áng và nội trợ cao, ít thời gia

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.Lí do chọn đề tài 3

2 Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 5

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng - khách thể và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Khách thể nghiên cứu 6

4.3 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7

6.1 Ý nghĩa khoa học 7

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 8

7 Phương pháp nghiên cứu 8

7.1 Phương pháp quan sát 8

7.2 Phương pháp phân tích tài liệu 8

7.3 Phương pháp thảo luận nhóm 9

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 9

8.Khung lý thuyết 10

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 11

1.2 Các lý thuyết áp dụng 12

Trang 2

1.2.1.Lý thuyết vị thế xã hội 12

1.2.2 Lý thuyết vai trò xã hội 12

1.2.3 Biến đổi xã hội 13

1.2.4 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber 15

1.2.5 Lý thuyết nữ quyền 16

1.3 Thao tác hoá khái niệm 18

1.3.1 Vai trò xã hội 18

1.3.2 Khái niệm gia đình 18

1.3.3 Khái niệm nông thôn 18

1.3.4 Khái niệm phụ nữ 18

CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ VỚI VAI TRÒ CỦA MÌNH TRONG GIA ĐÌNH 19

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 19

2.2 Phụ nữ với vai trò của mình trong gia đình 20

2.2.1 Vai trò của phụ nữ trong việc kiểm soát các nguồn kinh tế, các quyết định trong gia đình 20

2.2.2 Vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dạy con 23

2.2.3 Phụ nữ với việc tiếp cận các thông tin và quan hệ xã hội nông thôn 23

CHƯƠNG3:MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY 25

3.1 Do nhận thức của người đàn ông 25

3.2 Nhận thức của người phụ nữ 26

3.3 Sù giao l­u héi nhËp kinh tÕ ViÖt Nam 28

Trang 3

3 4 Hoạt động của các cơ quan đoàn thể 29

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 31

3.1 Kết luận 31

3.2 KHUYẾN NGHỊ 32

Tài liệu tham khảo 39

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lớ do chọn đề tài

Trong một xó hội văn minh người phụ nữ đúng vai trũ đặc biệt quan trọng Phụ nữ khụng chỉ giỏi cụng việc nhà mà cũn tớch cực tham gia

Trang 4

vào gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội Phẩm chất người phụ nữViệt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết

Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình Là người vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng sẵn sàng chia sẽ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng khiến người chồng luôn cả thấy yên tâm trong cuộc sống Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực gíúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo Người mẹ luôn sẵn sàng hi sinh những lợi ích của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống Trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn

và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống Chính họ đã tiếp sức cho chúng

ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích

Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu nhiều những đòi hỏi khắt khe của xã hội Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội Phụ nữ có mặt hầu hết trong các công việc, và nắm giữ những vị trí quan trọng

Phát triển kinh tế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ Bên cạnh đó nó cũng làm nảy sinh những tác động tiêu cực cho phụ nữ Họ

Trang 5

phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình, ít quan hệ xã hội Một số phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ ở nông thôn chưa nhận thức rõ hơn các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn thấp, thời gian làm việc đồng áng và nội trợ cao, ít thời gian tham gia hội họp cộng đồng, ít tiếp cận thông tin để nâng cao kiến thức và hiểu biết Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu để đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn

Nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của người phụ nữ nông thôn mà chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Vai trò của người phụ

nữ trong gia đình nông thôn hiện nay” ( Khảo sát tại xã Quảng Thịnh

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá) Qua đó đề xuất những chính sách

và giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn Đồng thời phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội

2 Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

Tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn là vấn

đề không của riêng cá nhân nào Nó đã và đang là vấn đề của toàn xã hội Xung quanh về vấn đề này đã có rất nhiều bài báo, phương tiện truyền thông đại chúng nói đến Tuy nhiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều

Vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay” dưới góc độ xã hội học Nghiên cứu ở góc độ xã hội học là một cách tiếp cận hoàn toàn mới Qua

Trang 6

việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những tác động, ảnh hưởng đến việc nhận thức của người dân về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay.Từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ

4 Đối tượng ­ khách thể v phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay

Trang 7

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Người phụ nữ nông thôn hiện nay không chỉ hoàn thành tốt công việc gia đình (như nội trợ, chăm sóc con cái ), mà còn tích cực tham gia các hoạt động ngoài xã hội

- Nhận thức của người dân về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn ngày càng đúng đắn hơn

- Xu hướng biến đổi vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay theo chiều hướng tích cực.Vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài là nguồn tài liệu cho các bạn sinh viên tham khảo trong các

đề tài nghiên cứu về xã hội học

- Vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu vấn đề vai trò của người phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay

Trang 8

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

7.1 Phương pháp quan sát

Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm qua các tri giác như: nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội trên cở sở nghiên cứu của đề tài và mục đích của việc nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành quan sát tại xã Quảng Thịnh - Quảng Xương – Thanh Hóa Các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành quan sát các hộ gia đình để tìm hiểu công việc hàng ngày của người phụ nữ

7.2 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, các văn bản, các tác phẩm liên quan nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu Nhiệm vụ của phương pháp này là thực hiện bước chuyển

về chất từ các thông tin cá biệt thu thập được từ các đơn vị riêng biệt thành thông tin tổng thể

Trong đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu thông tin về vấ đề vai trò của người phụ nữ qua các sách, báo có liên quan, qua mạng Internet Đồng

Trang 9

thời sẽ tiến hành phân tích thông tin thu thập được từ các cơ quan chính quyền như Hội phụ nữ, Ủy ban nhân dân xã Quảng Thịnh - Quảng Xương, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa

7.3 Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp thông qua các hoạt động trao đổi mà các cá nhân, các thành viên trong nhóm cùng đưa ra những nhận xét, những kết luận và tìm ra cách giải quyết của vấn đề đã đưa

ra

Sử dụng phương pháp này vào đề tài nghiên cứu của mình, các thành viên trong nhóm thực hiện các hoạt động trao đổi các buổi họp, tập trung cùng nhau trao đổi về vấn đề nghiên cứu Đây là một phương pháp rất hữu ích khi nó đã đem đến sự gắn kết giữa các thành viên Xem xét vấn đề dưới nhiều chiều cạnh và góc độ khác nhau Từ đó vấn đề được làm sáng tỏ hơn

và tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp đối thoại trực tiếp với một hay nhiều đối tượng,

để thu thập thông tin theo yêu cầu của đề tài Phỏng vấn đối tượng có thể nắm bắt được tâm lý, hoàn cảnh của đối tượng, từ đó có cái nhìn đánh giá khách quan về đối tượng Với đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu với một số đối tượng như người chồng, người phụ nữ, cán bộ xã

Trang 10

Điều kiện kinh tế- xã hội

Vai trò của người phụ nữ trong gia

đình nông thôn hiện nay

Nhận thức của người đàn ông

Nhận thức của người phụ nữ

Hoạt động của các cơ

quan đoàn thể

Sự giao lưu, hội nhập của nền kinh

tế Việt Nam

Kết luận – Khuyến nghị

Tiếp cận các thông tin và quan

hệ xã hội

Kiểm soát các nguồn lực kinh tế, các quyết định quan trọng trong gia đình

Trang 11

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng do Karl Marx, F.Engels xây dựng và được V.I.Lenin phát triển đến trình độ “hoàn bị” và sâu sắc Với ba quy luật, sáu cặp phạm trù cũng như những quan điểm về giai cấp – dân tộc, nhận thức… đã cung cấp những quan điểm duy vật, quan điểm biện chứng về quá trình vận động và biến đổi của các sự vật hiện tượng trong xã hội và quá trình phát triển của nhận thức loài người cũng như xã hội

Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta sẽ có được một thế giới quan khoa học nhất để tiến hành nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi khi tiến hành nhận thức hay nghiên cứu về một vấn đề, một hiện tượng nào đó trong giới tự nhiên và xã hội đều phải đặt nó trong quá trình vận động biến đổi không ngừng của bản thân sự vật, hiện tượng đó và trong mối quan hệ tác động qua lại của sự vật, hiện tượng

đó trong các mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng đó trong xã hội Đây là

cơ sở nhận thức, và cơ sở nghiên cứu khoa học mang tính chất triệt để nhất

Vận dụng quan điểm này vào đề tài, chúng ta phải đặc vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình trong quá trình vận động, biến đồi không ngừng của bản thân nó cũng như trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố về kinh tế – văn hoá – xã hội

Trang 12

Quán triệt nội dung tư tưởng của triết học Marx – Lenin vào vấn đề nghiên cứu, chúng tôi có được một nền tảng cơ sở lý luận và nhận thức, một thế giới quan khoa học và một quan điểm nghiên cứu khoa học Từ đó

có cách nhìn khách quan, khoa học về “vai trò của phụ nữ trong gia đình

nông thôn hiện nay”( Khảo sát tại xã Quảng Thịnh - Quảng Xương –

đó cũng luôn thay đổi, diễn biến theo xu thế phát triển chung của xã hội

Trong đề tài này chúng tôi áp dụng lý thuyết vị thế xã hội để nghiên cứu và tìm hiểu thái độ của mọi người đối với người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay

1.2.2 Lý thuyết vai trò xã hội

Khái niệm vai trò xã hội dùng để chỉ “vai diễn” hoặc trách nhiệm mà

cá nhân đảm đương thực hiện trong một thời gian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi Những vai trò này do cá nhân học hỏi rèn luyện trong quá trình xã hội hoá cá nhân tạo nên

Trong xã hội khi nghiên cứu về vai trò xã hội của cá nhân, người ta thường chú ý đến vai trò định chế, tức là loại vai trò mà mỗi cá nhân khi

Trang 13

sắm vai phải hoạt động theo khuôn mãu, cách thức nhất định mà định chế

đó chế tài, đã quy định sẵn

Với đề tài này chúng tôi vận dụng lý thuyết vai trò xã hội để có thể giải thích tại sao trong nhận thức của mọi người, người phụ nữ chỉ có vai trò chính là bếp núc, chăm sóc và nuôi dạy con cái, còn việc tham gia các hoạt động xã hội là vai trò phụ

1.2.3 Biến đổi xã hội

Biến đổi xã hội là một quá trình trong đó có những khuôn mẫu của các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian (Nguồn : Học Viện Tài Chính – T.S Nguyễn Văn Sanh, Giáo trình đại cương về xã hội,NXB Tài Chính, HN, 2008) Theo đó, khái niệm biến đổi xã hội là một khái niệm chỉ sự thay đổi trong mối tương quan so sánh với một tình trạng, một đời sống xã hội, sự phát triển của một xã hội trong một điều kiện lịch sử cụ thể nào đó Nó diễn ra trên một phạm vi rộng lớn hoặc nhỏ hẹp tuỳ thuộc vào tính chất của

sự biến đổi Sự tiến bộ xã hội diễn ra theo hai xu hướng, một là tiến bộ hơn

xã hội trước đó, và ngược lại là thụt lùi đi so với xã hội trước đó Quá trình này tuỳ thuộc vào điều kiện hình thái kinh tế - xã hội của xã hội trước đó Không có một xã hội nào mà không có sự biến đổi, và cũng không có một

xã hội nào chỉ có sự biến đổi tiến lên mà không có sự thụt lùi đi, đó là hai quá trình song song cùng tồn tại và phát triển

Nói về nguyên nhân của sự biến đổi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng xét đến cùng vẫn là nguyên nhân về kinh tế - vật chất Đây là

Trang 14

nguyên nhân chi phối đến sự biến đổi của một xã hội và quy định sự biến đổi xã hội của xã hội đó theo chiều hướng tiến lên hoặc thụt lùi đi Quá trình biến đổi này cũng còn tuỳ thuộc rất lớn đến con người khi chính con người tạo ra và ảnh hưởng trở lại đến đời sống của con người

Hai đại diện tiêu biểu cho lý thuyết biến đổi xã hội là August Comte (1798 – 1857) – cha đẻ của ngành khoa học xã hội học, nhà xã hội học người Pháp; và Hebert Spencer (1820 – 1883), nhà xã hội học người Anh

Cả hai ông đều cho rằng biến đổi xã hội là sự tăng trưởng và phát triển của cải vật chất xã hội (vật chất và trí tuệ) cùng năng suất lao động xã hội, đó

là quá trình tiến hoá tất yếu của mọi xã hội cùng với quá trình tích luỹ tri thức và khoa học công nghệ của con người

Bên cạnh đó, Marx với quan điểm về sự phát triển trong chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng có nói đến sự biến đổi xã hội Theo Marx, xã hội loài người luôn luôn vận động từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà hình thái kinh tế - xã hội sau luôn tiến bộ hơn hình thái kinh tế - xã hội trước đó Quá trình biến đổi xã hội này được Marx mô tả đó là: “Quá trình biến đổi lịch sử tự nhiên” và vận động theo

mô hình “xoáy chuôn ốc”

Như vậy, biến đổi xã hội là một quá trình làm thay đổi cả một hình thái kinh tế – xã hội của một xã hội trong quá trình phát triển của nó Biến đổi xã hội tạo ra những sự khác biệt về “chất” so với xã hội trước đó Xã hội sau được hình thành và phát trển trên cơ sở của những cái tiến bộ của

xã hội trước đó, đồng thời loại bỏ những yếu tố cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời của

xã hội trước đó để tiến tới một xã hội mới tiến bộ hơn Trong quá trình biến

Trang 15

đổi xã hội cũng có những thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội mới được hình thành Trong xã hội mới được hình thành trong quá trình biến đổi xã hội,

có những yếu tố tích cực được nảy sinh, đó sẽ là nhân tố tích cực kích thích

sự phát triển của xã hội, song bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội thì cũng có nhiều vấn đề mới trong xã hội được nảy sinh Đó lại là những vấn đề kìm hãm sự phát triển của xã hội

Việc nghên cứu và vận dụng quan điểm biến đổi xã hội trong xã hội học có ý nghĩa rất lớn đến việc nhận thức đúng đắn về quá trình biến đổi xã hội đang diễn ra hiện nay Đồng thời cho phép nhìn nhận vấn đề vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay trong sự vận động

và biến đổi của một hình thái kinh tế – xã hội mới với một thiết chế xã hội,

cơ cấu xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa

1.2.4 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber

Max Weber (1864 – 1920) là nhà xã hội học người Đức – là một trong 5 nhà xã hội học kinh điển Trung tâm học thuyết xã hội học của M.Weber là lý thuyết hành đông xã hội

Theo M.Weber hành động xã hội là: “hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy, được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó” (Nguồn: Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội)

M.Weber đã chia các hành động xã hội ra thành bốn loại hành động

đó là:

Trang 16

- Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất

- Hành động duy lý – giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân)

- Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét phân tích mối quan hệ giữa công cụ phương tiện và mục đích hành động

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác

Bất kỳ một hành động hay hành vi nào đều có nguồn gốc từ nhận thức và mục đích hành động của chủ thể hành động Việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết hành động xã hội của M.Weber vào đề tài giúp lý giải nhận thức của người dân về vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay

1.2.5 Lý thuyết nữ quyền

Trong lịch sử lý luận Khoa học Xã hội có lẽ không một lý thuyết nào phát triển nhanh chóng và không ngừng hoàn thiện như “ Thuyết nữ quyền” Tính đa khuynh hướng của tư tưởng nữ quyền ở các nước và các châu lục khác nhau trên thế giới đã hình thành nên hệ thống phong phú của các trường phái nữ quyền khác nhau: Lý thuyết nữ quyền tự do, Mác xít, xã hội chủ nghĩa triệt để…

Trang 17

Chủ nghĩa nữ quyền không xuất phát từ một hệ thống lý thuyết trừu tượng , mà từ phong trào xã hội hình thành nên một chủ thuyết về giải phóng phụ nữ Chủ thuyết này được kiểm nghiệm qua các nghiên cứu thực nghiệm về đời sống phụ nữ đã trở thành một khoa họccó tham vọng , lý giải thực trạng, nguyên nhân tình trạng áp bức bóc lột bất công đối với phụ

nữ, trong lịch sử cũng như trong xã họi hiện đại Hành động ý thức của phụ

nữ và nam giới nhằm thay đổi tình trạng đó Cụ thể:

Thuyết nữ quyền tự do: Thuyết này cho rằng sự bị trị của người phụ

nữ bắt rễ từ những ràng buộc tập quán về pháp lý… Những rằng buộc này ngăn cản phụ nữ tham gia hoặc thành công trong những nơi được gọi là thế giới công cộng Xã hội tin rằng do bản chất của người phụ nữ kém năng lực hơn nam giới về trí tuệ và thể chất, nên gạt bỏ khỏi viện hàn lâm, diễn đàn thương trường… Do chính sách gạt bỏ này mà tiềm năng đích thực của người phụ nữ không được bộc lộ

Thuyết nứ quyền mác xít: Thuyết này cho rằng bất cứ ai đặc biệt là phụ nữ đều là nạn nhân của sự áp bức, bất công mà bắt nguồn từ sự tư hữu

về tư liệu sản xuất Đó không phải là những kết quả của những hành động

có chủ ý của cá nhân mà là sản phẩm của cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, gắn liền với chủ nghĩa tư bản…

Thông qua thuyết nữ quyền, chúng tôi liên hệ tới vấn đề “ vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay” để có cái nhìn một cách khách quan về vai trò của người phụ nữ, từ đó có những giải pháp để góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình…

Trang 18

1.3 Thao tác hoá khái niệm

1.3.1 Vai trò xã hội

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội Những đòi hỏi này được xác định căn cớ vào các chuẩn mực xã hội Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội Vì vậy, ở các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hpội nhưng mô hình hành vi được

xã hội mong đợi rất khác nhau.(Nguồn: Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng,

“xã hội học”, NXB Thế Giới)

1.3.2 Khái niệm gia đình

Gia đình là một nhóm người mà cá thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống ( kể cả nhận con nuôi) vừa nhằm đáp ứng những nhun cầu riêng tư của họ, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghiã thể xác lẫn tinh thần (Nguồn : Tống Văn Trung, “xã hội học nông thôn”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

1.3.3 Khái niệm nông thôn

Từ điển Tiếng Việt viết “ Nông thôn là làng mạc sống bắng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn thành thị Nói đúng hơn nông thôn là vùng địa lý cư trú gắn liền với thiên nhiên, dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hoá riêng”

1.3.4 Khái niệm phụ nữ

Phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ một người trưởng thành Bên cạnh

đó từ phụ nữ đôi khi dùng để chỉ một con người giống cái, bất kể tuổi tác.( Theo “Hoilienhiepphunu”

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ VỚI VAI TRÒ CỦA MÌNH TRONG GIA ĐÌNH

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Xã Quảng Thịnh - huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá với vị trí địa lí khá thuận lợi là xã tiếp giáp với thành phố Thanh Hoá, với đường quốc lộ 1A chạy qua Điều kiện vị trí địa lý thuận lợi như vậy cho nên xã cũng khá phát triển với các loại hình dịch vụ, tiếp thu thông tin nhanh sớm Tuy nhiên xã Quảng Thịnh vẫn là một xã mang đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam với việc phát triển nông nghiệp vẫn là ngành nghề chủ yếu, truyền thống gia đình được bảo tồn và cá mối quan hệ làng xã

Xã có diện tích là 145,1 km2 chia thành 8 thôn với tổng số dân là 6.680 người.Trong xã có 1.650 hộ gia đình với số lượng phụ nữ là 1.549 người và 1.160 người đã lập gia đình

Có thể thấy địa bàn xã Quảng Thịnh rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, tiếp nhận các thông tin mới giao lưu văn hoá xã hội khến cho đời sống nhân dân được nâng cao, nhận thức của mọi người cũng được nâng cao một cách rõ rệt Chính vì thế mà vai trò của người phụ nữ cũng chiếm

vị trí quan trọng, trong cả gia đình và ngoài xã hội Tuy nhiên vai trò của người phụ nữ hiện nay trong gia đình và ngoài xã hội vẫn còn thấp hơn so với nam giới

Ngày đăng: 02/10/2014, 18:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tính bình đẳng trong thừa kế tài sản gia đình giữa nam và nữ - Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay
Bảng 1 Tính bình đẳng trong thừa kế tài sản gia đình giữa nam và nữ (Trang 21)
Bảng 2: Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình                                                                                                  (Đơnvịtính: %) - Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay
Bảng 2 Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình (Đơnvịtính: %) (Trang 21)
Bảng 3: Vai trò trong kiểm soát kinh tế tài sản hộ gia đình - Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay
Bảng 3 Vai trò trong kiểm soát kinh tế tài sản hộ gia đình (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w