Dường như các nhà thơ, nhà văn đã thả hồn mìnhvào trong tác phẩm hay nói cách khác là nhà văn đã đưa mình vào làm nhân vậtchính trong tác phẩm để có thể tái hiện lại được tất cả những cu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bài giữa kì: Môn văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
Đề tài: Chất lãng mạn trong “Mảnh trăng cuối rừng”
của Nguyễn Minh Châu
SVTH: Nhóm 5 lớp Sư phạm văn 4A
GVHD: Thầy Bạch Văn Hợp
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2014
Trang 3Lời mở đầu
I Khái quát chung
1 Bối cảnh lịch sử, xã hội ……… 5
2 Giới thiệu về tác giả tác phẩm……… 6
2.1: Tác giả ……… 6
2.2: Tác phẩm……… 11
3 Cơ sở lí luận……… 11
3.1: Khái niệm lãng mạn ……… 12
3.2: Biểu hiện của lãng mạn trong văn học 1945 đến nay……… 12
II Các khía cạnh biểu hiện chất lãng mạn trong “ Mảnh trăng cuối rừng” 1 Nhan đề truyện……… 13
2 Không gian và thời gian……… 14
3 Nhân vật chính……… 16
a Nhân vật “ Nguyệt”……… 16
b Nhân vật “Lãm”……… 19
c Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính……… 21
III Kết luận……… 24
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như nói đến chiến tranh chúng ta thường nói đến sự khốc liệt, sự chia ly vànhững hi sinh lớn lao thì khi nói đến tình yêu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nhữngđiều ngọt ngào, êm dịu và hạnh phúc nhất Tưởng chừng như chiến tranh và tìnhyêu sẽ không bao giờ đi cùng nhau bởi cái mất mát sẽ không đi cùng với cái đongđầy, hạnh phúc Nhưng chiến tranh bên cạnh những mất mát, những đau thương thì
nó còn là nơi con người tìm thấy nhau và cũng là nơi con người phát hiện và khámphá ra những phẩm chất tốt đẹp của nhau, rồi từ đó dành tình cảm cho nhau Chiếntranh đã làm tan vỡ bao nhiêu tổ ấm của biết bao gia đình, nhưng chính chiến tranhcũng là người chứng kiến biết bao nhiêu mối tình thật đẹp, thật nên thơ Tất cảnhững điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ đưa vào trang viết của mình một cáchsinh động, chân thực và gần gũi Dường như các nhà thơ, nhà văn đã thả hồn mìnhvào trong tác phẩm hay nói cách khác là nhà văn đã đưa mình vào làm nhân vậtchính trong tác phẩm để có thể tái hiện lại được tất cả những cung bậc cảm xúc.Chiến tranh có thể tàn phá mọi thứ trên đường nó đi qua song tình yêu có một sứcmạnh vô cùng lớn mà chiến tranh không thể dập vùi Cũng chính sức mạnh ấy củatình yêu đã giúp cho biết bao anh bộ đội Cụ Hồ và biết bao cô gái thanh niên xungphong ngày ấy chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc và có một niềm tin tất thắng vào sựnghiệp thống nhất đất nước Tình yêu qua các trang viết của tác giả có thể là sựchờ đợi của các mẹ, các chị, các em Sự chờ đợi ấy được đo bằng chiều dài củacuộc kháng chiến, họ vẫn chờ vẫn đợi với một niềm tin sắt son rằng “ngày maingười ra đi sẽ trở về” Không những thế, có khi chỉ là một lời hẹn ước vội vàngthôi cũng đã làm ấm lòng biết bao nhiêu người bởi trong chiến tranh tình yêu vượtqua bom rơi lửa đạn mới là tình yêu vĩnh cửu Trải qua bao nhiêu gian khổ cuốicùng thì đất nước cũng thống nhất và tình yêu năm xưa gặp lại nhau và rồi họ xâyhạnh phúc ngay chính trên mảnh đất mà xưa kia là chiến trường khốc liệt Nhữngđiều đó qua cây bút của các nhà văn nhà thơ đã hiện lên thật sinh động qua bứctranh nhiều màu sắc của hiện thực cuộc sống, qua bức tranh đó các nhà thơ nhà văndường như muốn khẳng định rằng: “Chính trong chiến đấu gian khổ người ta lạicàng hi vọng, càng cần tìm cho mình một niềm tin và niềm tin ấy không gì khác làlòng tin, tình cảm của con người dành cho nhau mà nhất là tình yêu”
Trang 5I Khái quát chung
1.Bối cảnh lịch sử
Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra trên đất nước ta một thời kì lịch
sử mới: thời kỳ độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội Ngày 2 tháng 9 năm
1945 tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam DânChủ Cộng Hòa độc lập và thống nhất Đầu năm 1946 một cuộc bầu cử toàn quốc
đã được tổ chức Tuy nhiên, nền độc lập kéo dài không được lâu, ngày 23- 9- 1945được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng đánh úp trụ sở Ủy banNhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam lần hai Từ đó nhân dân ta lại tiếp tục chiến đấu để giành lại nền độc lập.Sau khi chiếm đóng cả đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thựchiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta Tháng 2- 1946 Chínhphủ Pháp và chính phủ Trung hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa- Pháp thỏa thuận việcquân Pháp ra Bắc thay quân Trung hoa giải giáp quân Nhật Ngày 6- 3- 1946 ChủTịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa kí với Pháphiệp định sơ bộ Đến ngày 14- 9- 1946 Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước,nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa Sau một thời giandài nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đến năm
1954 cùng với sự chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ và việc kí kết hiệpđịnh Giơ- ne- vơ đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài và anh dũng củadân tộc Theo hiệp định này thì sau hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhấtViệt Nam, tuy nhiên sự kiện này đã không thể diễn ra, đế quốc Mỹ với ý đồ xâmlược nước ta từ lâu, đã lợi dụng thời cơ, gạt Pháp ra, nhảy vào tổ chức, chỉ huyngụy quyền, ngụy quân tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thànhthuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài nước ta Cả dân tộc ta lại bước vào cuộc chiếnchống quân xâm lược mới Cuộc kháng chiến chống Mỹ trải qua năm giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (7/ 1954- 12/ 1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởinghĩa từng phần- phong trào Đồng Khởi
- Giai đoạn 2 (1/ 1961- 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phầnphát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ
Trang 6- Giai đoạn 3 (7/ 1965- 12/ 1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bạichiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1(7/2/1965- 1/1/1968) của Mỹ ở miền Bắc.
- Giai đoạn 4 (1/1969- 1/1973): Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
và chiến tranh phá hoại lần 2 (6/4/1972- 15/1/1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹphải kí hiệp định Pari (1973) về Việt Nam, rút hết quân về nước
- Giai đoạn 5 (12/1973- 30/4/1975): Tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiếncông và nổi dậy xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợicuộc kháng chiến chống Mỹ Ngày 25/4/1976, hai miền của Việt Nam được thốngnhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc Trong thập niên
1980 khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạmphát lên đến 774,7% vào năm 1986 Năm 1986, đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI tiến hành chính sách đổi mới đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh để hợp lý hóa
cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu Đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn,cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường Trong thời gian 1991- 1995 nhịp độtăng trưởng bình quân hàng nam về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%.Đến tháng 6/1996, đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 USD Lạm phátgiảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,5% (1996) Đến nay ViệtNam đã thiết lập quan hệ quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bánvới trên 100 nước Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trựctiếp vào Việt Nam Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập khốiASEAN, APEC…, ngày 7/11/2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO
2 Giới thiệu về tác giả tác phẩm
2.1:Tác giả: Nguyễn Minh Châu
a Cuộc đời
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi,
xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Theo lời kể của vợ ông, bà
Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí Chỉ tớikhi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu Trong những ghi chép
cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh
viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: "Từ lúc còn nhỏ tôi đã
Trang 7là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến maquỷ Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốnlẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như
con dế đã chui tọt vào lỗ" Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320 Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320 Năm 1961, ông theo học trường
Văn hóa Lạng Sơn Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn
nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972 Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng
1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi
b Sự nghiệp văn học
Năm 1959, Nguyễn Minh Châu đi dự hội nghị bạn viết toàn quân, 1960 được điềuđộng về cục Văn hóa quân đội, rồi về tạp chí Văn nghệ quân đội vừa làm biên tậpvừa làm phóng viên Tại đây, Nguyễn Minh Châu bắt đầu viết văn và cho in nhữngtruyện ngắn đầu tay nhưng chưa gây được sự chú ý
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu chỉ thật sự được khẳng định trong thời
kỳ kháng chiến chống Mỹ với hai cuốn tiểu thuyết Cửa Sông (1966), Dấu Chân Người lính(1972) và tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) Nguyễn
Minh Châu đã có nhiều chuyến đi thực tế chiến trường, từ Quảng Bình, Vĩnh Linhđến đường 9 Nam Lào và đặc biệt là chiến trường Quảng Trị - nơi diễn ra nhiềuchiến dịch hết sức quyết liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Là nhà văn quânđội, Nguyễn Minh Châu đã phản ánh kịp thời những hình ảnh sinh động của cuộcchiến đấu và hình tượng cao đẹp của những con người Việt Nam thuộc nhiều thế
hệ Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và suy ngẫm về nhiều vấn đề của đời sống
xã hội và số phận con người ngay trong chiến tranh, được ông ghi lại trong nhiềutrang sổ tay và sau này sẽ trở thành những vấn đề chủ đạo trong sáng tác thời hậuchiến của chính ông Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận ranhững hạn chế của nền văn học thời chiến tranh và thầm lặng nhưng dũng cảm vàkiên định tìm kiếm con đường đổi mới sáng tác của chính mình Hai cuốn tiểu
thuyết xuất bản năm 1977: “Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà” đã đem lại một
Trang 8sắc diện mới trong sáng tác của nhà văn Những truyện ngắn của Nguyễn MinhChâu ra mắt bạn đọc ở nửa đầu những năm 1980 thực sự là những tìm tòi mới, vớicái nhìn mới về hiện thực và con người, khiến Nguyễn Minh Châu trở thành mộttrong những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của công cuộc đổi mới vănhọc Khi công cuộc đổi mới đất nước được chính thức phát động, Nguyễn MinhChâu nhiệt thành và đầy tâm huyết với công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà,vừa bằng những phát biểu trực tiếp, mạnh mẽ, vừa bằng những sáng tác đã đạt đến
độ sâu sắc của tư tưởng và sự kết tinh nghệ thuật cao Nhưng số mệnh nghiệt ngãvới căn bệnh hiểm nghèo ung thư máu đã khiến hành trình sáng tạo của NguyễnMinh Châu phải đột ngột dừng lại khi vừa đạt tới độ chín của tài năng Ngày 23tháng 1 năm 1989 Nguyễn Minh Châu trút hơi thở cuối cùng tại viện quân y 108
Hà Nội, sau gần một năm chống chọi với bạo bệnh, để lại nhiều dự định sáng tác
còn đang ấp ủ Tác phẩm cuối cùng - truyện vừa Phiên Chợ Giát - được hoàn thành
ngay trên giường bệnh trước đó không lâu
c Quan niệm sang tác trước và sau 1975
* Trước 1975.
Với quan niệm con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng, của khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn, ở thời kì trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã xâydựng nên những hình mẫu nhân vật mang đậm cảm quan nghệ thuật của nhà văn.Con người trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước hết là con người có lí tưởngsống cao đẹp, ý thức được tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của cuộc kháng
chiến chống Mĩ Cô giáo Thùy trong Cửa sông (1966) đã “dành một phần nhỏ thì
giờ biên thư cho các học sinh của mình hiện đang ở các đơn vị bộ đội” vì đã tự coi
mình như “một người con gái ở hậu phương có nhiệm vụ đem đến cho họ những
lời động viên, có nhiệm vụ săn sóc các chiến sĩ ngoài mặt trận” Thùy luôn cố
gắng “tìm cách không tách mình ra khỏi cái guồng máy sinh hoạt chung của nhân
dân đang hối hả chuyển sang thời chiến” bởi như thế là ích kỉ, là coi trọng hạnh
phúc cá nhân Những người lính trong “Dấu chân người lính” (1972) đều xác định
được trách nhiệm cao cả của thế hệ mình trước tiếng gọi thiêng liêng của non sông
Khung cảnh bề bộn, dựng lửa của chiến trường “trước đây vài tháng, khi anh còn
mài gót giày trên những chặng đường đi dài dằng dặc của núi Trường Sơn, anh như đã trông thấy, hình như nó đang vẫy gọi, đang giục giã anh và đồng đội của anh bằng tất cả sức mạnh quyến rũ không thể nào lường được Không chỉ sống có
Trang 9lí tưởng và nhận thức được vai trò của mình trong cộng đồng, con người của vănhọc kháng chiến chống Mĩ còn thể hiện lí tưởng và nhận thức ấy thành hành động,
ý chí Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu thường được đặt trong những hoàncảnh thử thách ngặt nghèo, trước những tình huống phải lựa chọn giữa sống và
chết để “càng làm kiên định ý chí cách mạng và bộc lộ sáng chói chủ nghĩa anh
hùng” (Nguyễn Văn Long) Nguyệt, cô gái đi nhờ xe trong Mảnh trăng cuối
rừng(1970), đã để cả quần áo “nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột
dây tời vào một gốc cây”, đã nấp ở mé ngoài để che chở cho Lãm vì “Anh bị
thương thì xe cũng mất, anh cứ nấp đó!”, đã bình tĩnh, rành rọt chỉ đường cho Lãm
và khi bị thương vẫn tươi tỉnh, xinh đẹp Là con người của chủ nghĩa anh hùng,của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong các tác phẩm củaNguyễn Minh Châu trước 1975 đã kết tinh được phẩm chất của con người ViệtNam, tiêu biểu cho vẻ đẹp cộng đồng
* Sau 1975- Thời kì hậu chiến:
Nguyễn Minh Châu đã có những tìm tòi và đổi mới sâu sắc trong quan niệm nghệthuật về con người Ông đã chú trọng khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong
tính lưỡng diện, đa diện và luôn biến đổi của con người Trong tiểu thuyết “Miền
cháy sáng tác” năm 1977, hình ảnh người anh hùng trở về từ chiến tranh hiện lên
đầy tâm trạng Đó là sự khắc khổ, dằn vặt, bất an trước mảnh đất miền Trung xác
xơ sau khói bom lửa đạn Người anh hùng kiên cường trong chiến đấu thì cũngphải bản lĩnh để đối mặt với ngổn ngang đổ nát, với bộn bề lo toan để quê hương
nhanh chóng được hồi sinh Tiểu thuyết “Lửa từ những ngôi nhà” (1977) của
Nguyễn Minh Châu là sự phát triển của nguồn cảm hứng đã được khơi từ Miền
cháy, vẫn là bộ mặt khắc khổ của những người lính từng là anh hùng nơi chiếntrường nhưng xa lạ với lo toan đời thường sau chiến tranh, sống bất an trong hòabình
Phải đến với truyện ngắn Bức tranh (1987), sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Minh Châu mới được thể hiện trực tiếp, đầy đủ Nhân vật
người họa sĩ tự nhận thức “trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu,
rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” Con người trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 đã được đặt ra ngoài bầu không khí vô trùng vốn có,vừa đi vừa vấp ngã trước thế giới đa chiều đầy biến động Con người phải đối diệnvới chính mình, với số phận của mình, với tư cách là một con người riêng lẻ,
không nhân danh ai, không dựa vào ai Hàng loạt những thể nghiệm sau Bức
Trang 10tranh như “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau,
Phiên chợ Giát” đã làm cho quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh
Châu càng thêm vẹn đầy và sự biểu hiện quan niệm nghệ thuật đó càng thêm đadạng, phong phú Điều cần phải khẳng định là con người trong sáng tác củaNguyễn Minh Châu sau 1975 vẫn tiếp nối đạo lí truyền thống của dân tộc, vẫn nuôidưỡng hoài bão xây dựng quê hương giàu đẹp nhưng đã biết bám rễ trên mảnh đấthiện thực
d Đóng góp
Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, NguyễnMinh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại Các tiểu thuyết vàtruyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặcđiểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Đặc biệt,sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những “người mở đường tinh anh và tàinăng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học Ở Nguyễn Minh Châu,
sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mớitrong sáng tác của nhà văn Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khókhăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hànhtrình tìm kiếm mở đường Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũngcảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọncủa mình Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền vănxuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này”.(Nguyễn Khải) Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong vai trò người mởđường cho công cuộc đổi mới văn học được thể hiện chủ yếu ở các phương diệnsau:
- Đổi mới tư duy nghệ thuật
- Mở rộng quan niệm hiện thực và mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đờisống
- Ý thức cao độ về trách nhiệm của nhà văn
- Ý thức về tự do sang tạo của nhà văn
- Đổi mới cách nhìn và khám phá về con người
Trang 11- Những tìm tòi, đổi mới trong tư duy nghệ thuật tự sự
2.2: Tác phẩm
a Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mỹ
b Đề tài: Viết về một câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một chiến sĩ lái xe và
một cô công nhân giao thông
c Xuất xứ: Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” rút từ tập truyện ngắn “Những
vùng trời khác nhau”, xuất bản năm 1970
d Tóm tắt
Chuyến xeđêm nayđưa hàng ra tiền phương, Lãm được phép chỉ huy trả hàng xong, sẽ đến thăm chịgái và người yêu ở đơn vị thanh niên xung phong Thật phiền hà, trên xe lại có một
cô gái đi nhờ xe lên cầu Đá Xanh, cô ta đi gặp người yêu! Cô gái xinh đẹp cũng tên
là Nguyệt như tên người yêu của anh Trăng đầu tháng, mảnh trăng cuối rừng dátlên con đường chiến lược Trăng sáng chiếu vào khung cửa xe, làm cho khuôn mặt
cô gái ngời lên vẻ đẹp lạ thường Quá nửa đêm, xe đến ngầm Cô gái không xuống
xe đi về đơn vị, cô đã giúp Lãm đưa xe vượt ngầm Máy bay giặc từng đàn ào tớiném bom thả pháo sáng, bắn 20 li đỏ lừ Cô gái bị hơi bom xô ngã dúi, nhưng cô
đã dũng cảm đẩy chàng lái xe vào chỗ nấp còn mình đứng che chắn phía ngoài.Chiếc xe bén lửa Hai người vừa dập lửa vừa cho xe phóng lên Nguyệt phải dò đitrước dẫn đường Vượt khỏi trọng điểm, Lãm mới biết Nguyệt bị thương, máuchảy đỏ cả cánh tay áo xanh Cô ướt như một con công vừa tắm thế mà vẫn cườirất tươi Trong lòng anh lái xe trẻ dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muộilẫn cảm phục Cô gái chia tay Lãm đi ngược lại phía ngầm…
Chuyến ấy giao hàng xong, đã quá muốn, Lãm lỡ hẹn Chuyến xe sau, anh mới vàothăm chị gái Anh mới biết cô gái đi nhờ xe đêm ấy chính là người yêu từng hẹnước…
3 Cơ sở lí luận
3.1: Khái niệm lãng mạn
Trang 12- Chủ nghĩa lãng mạn ra đời ở các nước phương Tây, mà chủ yếu là Pháp khi bốicảnh lịch sử - xã hội rối ren Cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789 đánh đổ chế độphong kiến, thiết lập chế độ tư sản Lênin cũng nói : “Cả thế kỉ XIX diễn ra dướikhẩu hiệu của cách mạng Pháp” Sự sụp đổ của chế độ phong kiến và thiết lập mộtquan hệ xã hội mới đã ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp trong xãhội Trong xã hội vô hình có hai luồng tư tưởng, một bộ phận luyến tiếc cho chế độ
cũ, một bộ phận khác thì hi vọng vào một chế độ mới Trong thư gửi cho Ăngghen,Mác viết : “Sự phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và đối với các nhà tưtưởng cso lien quan đến cách mạng Pháp là một điều rất tự nhiên, tất cả đều mangmàu sắc thời Trung cổ, tất cả đều mang màu sắc lãng mạn” Trong bối cảnh đó chủnghĩa lãng mạn đã ra đời, mà chủ nghĩa lãng mạn tích cực ra đời sau chủ nghĩalãng mạn tiêu cực
- Trong nền văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn có mầm mống từ cuối thế kỉXIX nhưng được biết đến với đầy đủ đặc trưng trong phong trào Thơ mới, tiểuthuyết Tự lực Văn đoàn trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 Chủ nghĩa lãng mạntrong văn học có thể hiểu là : “một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khởinguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân cá thể được giải phóng về tình cảm, cảmxúc và về trí tưởng tượng” (Nguyễn Đăng Mạnh, Lịch sử văn học Việt Nam 1930– 1945, nxb Đại học Quốc gia)
3.2: Biểu hiện của lãng mạn trong văn học 1945 đến nay
- Đối với chủ nghĩa lãng mạn, cảm xúc đau buồn, sầu não được xem là những tìnhcảm đẹp
- Đề tài dễ gây cảm hứng là tình yêu, thiên nhiên và tôn giáo
- Nhân vật trung tâm:
Con người lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực thoát li thực tế, quay về vớiquá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình trong cái tôi nhỏ bé Đối với chủnghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người với cuộc sống, thức tỉnh lòngbất phục tùng với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức
- Nguyên tắc khắc họa tính cách: