1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ phát hành tiền tệ Việt Nam

21 529 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 52,8 KB

Nội dung

Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi. Thổ dân ở các bờ biển châu Á, châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền tệ. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines, trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền tệ… Dùng tiền tệ bằng hàng hoá như trên có những bất tiện nhất định trong quá trình phục vụ trao đổi, như dễ hư hỏng, không đồng nhất,… nên không được mọi người mọi nơi chấp nhận, do đó dẫn đến việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại. Nhưng số lượng các kim lọai quý như vàng bạc không có nhiều so với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của tiền giấy. Tiền giấy được coi là loại tiền tệ tiên tiến nhất. Vậy tại sao tiền giấy lại ra đời và nó được phát hành dựa trên nguyên tắc nào? Tiểu luận này chính là nghiên cứu về cơ sở hình thành và nguyên tắc phát hành tiền giấy. Mục đích nghiên cứu chỉ ra lịch sử hình thành và chức năng của tiền tệ, từ đó, đưa ra quá trình hình thành tiền giấy, cùng với các nguyên tắc phát hành tiền giấy từ đó giải thích hiện tượng lạm phát.   I .Bản chất của phát hành tiền tệ . 1.Khái niệm của tiền tệ.  Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra. Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước. Tiền quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành. Loại tiền này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ. Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp lý. Do đồng tiền pháp định có giá trị không đáng kể nên nó có thể bị lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên toàn lãnh thổ. Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có gía trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn. Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW hoặc sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi. Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc. 2. Vai trò của tiền tệ. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt: Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanhTiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước. Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tếxã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l‎ và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. 3. Chức năng của tiền tệ.  Tiền tệ theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin thì gồm có 5 chức năng sau:  Chức năng thước đo giá trị: Giá trị của mỗi hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định. Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân nó cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị như những hàng hoá khác.  Chức năng phương tiện lưu thông là một chức năngkhác của tiền tệ. Lúc này, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt.  Chức năng phương tiện cất trữ: Làm chức năng này tiền rút khỏi lưu thông và nhất thiết phải có đủ giá trị. Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi, bạc nén và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.  Chức năng phương tiện thanh toán: Khi tiền được dùng để trả nợ, dùng để trao đổi hàng hoá... là khi tiền thực hiện chức năng này.  Chức năng tiền tệ quốc tế: Tiền được dùng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.  Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng tiêu biểu là:  Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.  Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người...Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.  Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.

Trang 1

Lời Mở Đầu

- -ừ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi Thổ dân ở các bờ biển châu Á, châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền tệ Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines, trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền tệ… Dùng tiền tệ bằng hàng hoá như trên có những bất tiện nhất định trong quá trình phục vụ trao đổi, như dễ hư hỏng, không đồng nhất,… nên không được mọi người mọi nơi chấp nhận, do đó dẫn đến việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại Nhưng số lượng các kim lọai quý như vàng bạc không có nhiều so với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của tiền giấy

T

Tiền giấy được coi là loại tiền tệ tiên tiến nhất Vậy tại sao tiền giấy lại ra đời và nó được phát hành dựa trên nguyên tắc nào? Tiểu luận này chính là nghiên cứu về cơ sở hình thành và nguyên tắc phát hành tiền giấy Mục đích nghiên cứu chỉ ra lịch sử hình thành và chức năng của tiền tệ, từ đó, đưa ra quá trình hình thành tiền giấy, cùng với các nguyên tắc phát hành tiền giấy từ đó giải thích hiện tượng lạm phát

Trang 2

I Bản chất của phát hành tiền tệ

1.Khái niệm của tiền tệ.

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra.

Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ Hiện nay

có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước Tiền quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh,

đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành Loại tiền này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp lý Do đồng tiền pháp định có giá trị không đáng kể nên nó có thể bị lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên toàn lãnh thổ Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có gía trị thực nên nó có nhiều

ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn Vàng hiện nay được

sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW hoặc

sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi.

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để

Trang 3

trả nợ Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi

chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.

Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.

2 Vai trò của tiền tệ.

Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:

Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát

triển nền kinh tế hàng hóa C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông

là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanhTiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được

để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ

quốc tế Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan

hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng

để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước.

Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử

dụng chúng.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu

Trang 4

hết các mối quan hệ kinh tế-xã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức,

cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia

mà còn phạm vi quốc tế Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó.

3 Chức năng của tiền tệ.

Tiền tệ theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì gồm có 5 chức năng sau:

Chức năng thước đo giá trị: Giá trị của mỗi hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân nó cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị như những hàng hoá khác.

Chức năng phương tiện lưu thông là một chức năngkhác của tiền tệ Lúc này, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt.

Chức năng phương tiện cất trữ: Làm chức năng này tiền rút khỏi lưu thông và nhất thiết phải có đủ giá trị Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi, bạc nén và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.

Chức năng phương tiện thanh toán: Khi tiền được dùng để trả nợ, dùng để trao đổi hàng hoá là khi tiền thực hiện chức năng này.

Chức năng tiền tệ quốc tế: Tiền được dùng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng tiêu biểu là:

Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày

Trang 5

càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.

II Quá trình hình thành và phát triển tiền giấy.

Thời nhà Lê

Sau khi nhà Hồ sụp đổ 1429 ngay năm thứ hai sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ

đã cho đúc tiền đồng trờ lại nhân dân quay lại sử dụng tiền đồng

Thời kì chống Pháp xâm lược

+1858- 1875 chưa có ngân hàng Đông Dương thì ở Việt Nam sử dụng nhiều loại tiền khác nhau : tiền Pháp, tiền Trung Quốc, ….

+1875 ngân hàng Đông Dương được thành lập và phát hành tiền Đông Dương Việc sử dụng tiền Đông Dương

+ 1875 dân ta tiêu tiền Đông Dương mang bản vị bản

Trang 6

+ 1880-1930 tiền giấy Đông Dương ra đời

+ 1930- 1936 tiền giấy Đông Dương mang bản vị vàng

+ 31/5/1930 Tổng thống Pháp kí sách lệnh chuyển đồng Đông Dương

từ bản vị bạc sang bản vị vàng

+ 1/12/1945 Đồng tiền tài chính với chất liệu nhôm 2 hào ra đời

+21/1/1946 phát hành đồng nhôm 5 hào

+31/1/1946 Tiền giấy bạc đầu tiên ra đời

Thời chống Mỹ xâm lược

+ 1954 Chính quyền Ngụy Sài Gòn thành lập ngân hàng lấy tên ngân hàng quốc gia Việt Nam

+1960 Đồng tiền Ngụy liên tục mất giá

+1965 Nhà nước cho phép quân đội sử dụng tiền Trường Sơn

+1975 Chính phủ cách mạng lâm thời đổi tiền trên quy mô miền Nam + 1978 Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đổi tiền lần 3 +1986 lạm phát 774% đồng tiền mất giá liên tục

+ 2000 thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam đi vào hoạt động

+17/6/2003 Quốc hội khóa 11 sữa đổi bổ sung tiền giấy và tiền kim loại Nhờ có tốc độ tăng trưởng cao Viẹt Nam chính thức trở thành tổ chức thương mại Thế Giới( WTO) và đồng tiền được nâng cao.

Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tiền giấy Trong quá trình lưu thông trao đổi hàng hoá, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc Trong quá trình lưu thông trao đổi, tiền vàng, bạc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó, nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền vàng, bạc đủ giá trị

Như vậy, giá trị thực của tiền đã tách rời khỏi giá trị danh nghĩa của

nó Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát, người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua hàng

mà mình cần Làm phương tiện trao đổi, tiền không nhất thiết phải có đầy

Trang 7

đủ giá trị Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó.

Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy Lịch sử hình thành tiền giấy Tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng các giấy chứng nhận (gold certificate, silver certificate) có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương mại phát hành Đây là cam kết cho phép người nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi trên giấy Do có thể đổi ngược ra vàng và bạc nên các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán Sự ra đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch cũng như vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều Dần dần, các giấy chứng nhận nói trên được

chuẩn hoá thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá và có khả năng đổi ra vàng một cách tự do theo hàm lượng vàng qui định cho đồng tiền đó

Ví dụ: ở Anh trước đây bên cạnh những đồng pound sterling tiền đúc còn lưu hành đồng bảng Anh bằng giấy do các ngân hàng phát hành và được đổi tự do ra vàng theo tỷ lệ 1 bảng Anh tương đương 123,274 grain (đơn vị trọng lượng bằng 0,0648 gram), tương đương với 7,32238 gr vàng nguyên chất

Việc đổi từ tiền giấy ra vàng được thực hiện tại các ngân hàng phát hành ra nó Loại tiền giấy này rất phổ biến ở châu Âu trong thời gian trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là tiền ngân hàng hay giấy bạc ngân hàng (bank note) Việc sử dụng nó hoàn toàn mang tính

tự nguyện

Sau Đại chiến thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, các nhà nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng, mọi việc phát hành chỉ do một ngân hàng duy nhất gọi là ngân hàng trung ương thực hiện Hàm lượng vàng của đồng tiền giấy bây giờ được qui định theo luật từng nước Ví dụ: hàm lượng vàng của đồng đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là 0,888671g Vì vậy mà người ta còn gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).

Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng được đổi ngược trở lại ra vàng (ở Pháp là vào các năm 1720, 1848 –

Trang 8

1850, 1870 – 1875, 1914 – 1928 và sau cùng là kể từ 1/10/1936 tới nay; ở

Mỹ trong thời gian nội chiến, từ năm 1862 – 1863 nhà nước phát hành tiền giấy không có khả năng đổi ra vàng và chỉ tới năm 1879 khi cuộc nội chiến kết thúc nó mới có lại khả năng đó) Thậm chí có những thời kỳ cả tiền giấy được đổi ra vàng và tiền giấy không đổi được ra vàng cùng song song tồn tại

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là có thể đổi ra vàng, tuy nhiên tới năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng, sự tồn tại của đồng tiền giấy có thể đổi ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt Bản chất tiền giấy Ngày nay, tiền giấy thực chất chỉ là các giấy nợ (IOU) của ngân hàng trung ương (NHTW) với những người mang nó Nhưng không như hầu hết các giấy nợ, chúng hứa trả cho người mang nó chỉ bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán các giấy nợ này bằng các giấy nợ khác

Và vì vậy, giờ đây, khi chúng ta mang tờ 100.000 đồng ra ngân hàng người ta sẽ chỉ đổi cho chúng ta các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như 20.000, 10.000, 5000 đồng chứ không phải là vàng Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với NHTW lại là một khoản nợ về giá trị (hay về sức mua) của lượng tiền đã phát hành ra.

Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng được ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Trung ương Qua nghiên cứu quá trình hình thành tiền giấy, có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại

Chính vì vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó đại diện mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều Tờ giấy bạc 10 USD trước năm 1970 mặc dù được in ấn khá công phu trên chất liệu giấy đắt tiền vẫn không thể có giá trị bằng 8,88671g vàng mà nó đại diện Và với việc in thêm chỉ một con số 0 nữa chúng ta cũng sẽ có một

tờ 100 USD với chi phí rẻ hơn nhiều so với 88,8671g vàng mà nó đại diện Cũng vì thế tiền giấy còn được gọi là tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị hay

là tiền danh nghĩa (token money)

Trang 9

Tiền giấy ngày nay không còn khả năng đổi ngược trở lại tiền tệ kim loại (tiền vàng) như trước Việc xã hội chấp nhận sử dụng tiền giấy mặc

dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (tức NHTW), và vì người ta thấy việc sử dụng tiền giấy là tiện lợi Thế nhưng một khi mất lòng tin vào

cơ quan phát hành, không còn tin rằng NHTW có thể đảm bảo cho giá trị danh nghĩa của tiền giấy được ổn định thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa.

2 Sự phát triển của tiền giấy

Khi nền kinh tế sơ khai, lúc bấy giờ chưa có ngân hàng, tiền sử dụng trong trao đổi là hiện vật (tiền hàng hoá) là những loại tiền được làm ra từ các dạng vật chất mà bản thân nó đã có giá trị sử dụng sẵn, nó không do một

tổ chức nào phát hành Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, loài người đã tìm kiếm và khai thác được kim loại cùng với sự bộc lộ nhiều nhược điểm của tiền hàng hoá khi kim loại được chọn làm vật ngang giá chung với ưu điểm như: Có độ bền, gọn, giá trị phổ biến Để thuận tiện cho lưu thông tiền kim loại, ngân hàng đã quy định thống nhất việc đúc tiền như

về kích thước, hình dáng, trọng lượng cho mỗi đơn vị tiền tệ, đặt tên cho đồng tiền, quy ước các bộ phận chia nhỏ của đồng tiền Tiền kim loại do nhà nước

và cá nhân đúc nhưng đều phải được nhà nước quản lý, điều này đánh dấu sự

ra đời của nghiệp vụ phát hành tiền Chính nhờ đồng tiền này mà nền kinh tế

đi vao ổn định hơn, cũng dựa trên cơ sở đó, nhà nước lúc bấy giờ không chỉ phát hành bằng tiền kim loại mà còn phát hành ra tiền giấy Như vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện tiền kim loại và tiền giấy, tuy nhiên chưa xuất hiện ngân hàng.

Ngân hàng xuất hiện là một tất yếu khách quan do yêu cầu của nền kinh tế Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng xuất hiện đầu tiên, trong giai đoạn đầu này hoạt động của ngân hàng còn rất sơ khai, ngân hàng

sẽ phát hành ra các chứng thư hay các kỳ phiếu đúng bằng giá trị của vàng

mà khách hàng gửi vào ngân hàng, chính mà khả năng chuyển đổi các giấy

tờ đó ra vàng luôn đảm bảo được thuận tiện Tuy nhiên, với tốc độ buôn bán lưu thông ngày càng tăng, nhu cầu về tiền ngày càng nhiều thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt NHTM Điều này dẫn tới trong lưu thông có rất nhiều kỳ

Trang 10

phiếu ngân hang khác nhau, nhiều ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận đã phát hành kỳ phiếu ra lưu thông không có vàng để đảm bảo khả năng thanh toán làm cho người dân nghi ngờ và mất uy tín của khách hàng đối với ngân hàng nhỏ và họ đổ xô nhau đến các ngân hàng lớn, do đó ngân hàng lớn có điều kiện mở rộng quy mô và thâu tóm các ngân hàng nhỏ Bên cạnh đó,với nhiều loại giấy được đưa vao lưu thông làm cho tiền tệ mất ổn định, do đó buộc nhà nước phải can thiệp để thống nhất việc phát hành tiền và đảm bao an toàn cho lưu thông giấy bạc ngân hàng bằng cách chỉ cho một số ngân hàng thực hiện phát hành giấy bạc ngân hàng gọi là ngân hàng phát hành Ngân hàng phát hành là những ngân hàng có vốn lớn, số lượng chi nhánh nhiều, có uy tín trên thị trường.

Cuối thế kỷ XIX, một số nước đã hình thành ngân hàng phát hành, các ngân hàng phát hành này đã thực hiện một số chức năng của NHTW Và đến đầu thế kỷ XX thì các chức năng phát hành tiền đã hoàn toàn tách khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đánh dấu sự ra đời của NHTW, và NHTW trở thành cơ quan độc quyền phát hành tiền trong một quốc gia Quá trình phát triển công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại đã cho phép thay thế một phần giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại do NHTW phát hành bằng tiền điện

tử, điều này mang lại một lợi ích to lớn cho bất kỳ một quốc gia nào vì nó giúp cho việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế.

III Chế độ tiền tệ Việt Nam

3.1Nguyên tắc và quy định phát hành tiền giấy, tiền kim loại

3.1.1 Nguyên tắc phát hành tiền giấy , tiền kim loại

Có 4 nguyên tắc phát hành tiền giấy và tiền kim loại :

Nguyên tắc 1 : Phát hành tiền chỉ được phát hành qua con đường tín dụng Nguyên tăc phát hành qua cơ chế tín dụng thể hiện ở chỗ :

- Chỉ phát hành tiền để cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển vay bằng phương pháp tái chiết khấu.

- Trường hợp cần thiết có thể phát hành cho Chính phủ ( Bộ Tài Chính) vay nhưng phải được đảm bảo bằng trái phiếu kho bạc sinh lãi.

- Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ và vàng

Ngày đăng: 30/09/2014, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w