1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN VAI TRÒ của đồ DÙNG dạy học

15 6,4K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 221 KB

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Để có được một hiệu quả tốt trong các giờ học thì việc sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học ĐDDH có hiệu quả là một trong những nhân tố quan trọng góp phần không nh

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP LONG XUYÊN

TRƯỜNG TH VÕ TRƯỜNG TOẢN

Tác giả : Hà Thành Phát

Năm học : 2013 -2014

Trang 2

MỤC LỤC

VAI TRÒ CỦA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

MỤC LỤC………Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI……… Trang 2

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……… .Trang 2 III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU………Trang 3

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIỆN CỨU……….….Trang 4 PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN……….……… Trang 4

II THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ… ……….…Trang 5 III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….……….Trang 6

IV HIỆU QUẢ CỦA SKKN……….……… …….Trang 10 PHẦN KẾT LUẬN

I.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM……….……… Trang 12 II.Ý NGHĨA CỦA SKKN ……… ……… …Trang 13 III.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI ……….………….Trang 13 IV.NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT……….………Trang 14

Trang 3

VAI TRÒ CỦA ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU

I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:

Năm học 2013 – 2014 được xác định là “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề then chốt và được toàn thể các nhà quản lý giáo dục nói chung và các giáo viên trực tiếp giảng dạy nói riêng vô cùng quan tâm

Vì có đổi mới phương pháp giảng dạy hợp lý thì kết quả giáo dục mới được nâng cao Sau nhiều năm triển khai kế hoạch đổi mới chương trình và sách giáo khoa ( từ lớp 1 đến lớp 5) thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ( ban hành theo quyết định số 16/2006/ QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng QĐ-BGD-ĐT) một số vấn đề đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học các môn học, cũng như công tác quản lý, chỉ đạo ở cấp tiểu học đang từng bước ổn định và đem lại hiệu quả thiết thực Xu hướng chung của sự đổi mới giảng dạy ở tiểu học là làm sao cho người học tiếp cận với tri thức một cách có hiệu quả nhất Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách là người dạy sẽ tạo ra nhiều hình thức học tập khác nhau là vô cùng cần thiết, mục đích cuốn hút học sinh (HS) say mê, hào hứng, tập trung học tập và qua đó nhằm phát huy tính tự giác tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, giúp các em hiểu và nhớ lâu các kiến thức đã được học

II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Để có được một hiệu quả tốt trong các giờ học thì việc sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học ( ĐDDH ) có hiệu quả là một trong những nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ giúp cho tiết học thành công, lớp học trở nên sinh động hơn, học sinh sẽ thích học hơn và điều quan trọng

là các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn, vì đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi hiếu động, thích quan sát, tò mò, khám phá những điều mới mẻ qua những hình ảnh, vật dụng, mô hình sinh động xung quanh Những hình ảnh đó hay nói cụ thể hơn là những đồ dùng dạy học trực quan đó sẽ giúp học sinh tiếp thu một cách dễ dàng và nhanh nhất bài học Việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức: “ Học mà chơi- chơi mà học” là rất phù hợp với lứa tuổi của các em vì nhận thức của

Trang 4

học sinh tiểu học là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng - Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan.”

Chính vì thế, mà trong những năm gần đây BGD-ĐT, PGD-ĐT và các trường luôn chú tâm đầu tư khá nhiều về xây dựng mua sắp cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị dành cho giảng dạy Các phong trào thi đua làm đồ dùng ở các cấp luôn diễn ra hằng năm Việc sử dụng và

tự làm đồ dùng dạy học ở các trường ngày càng một nâng lên kể cả số lượng và chất lượng Vì vậy, tỉ lệ sử dụng ĐDDH một cách thiết thực và đạt hiệu quả là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không nhằm ngoài mục tiêu là nâng cao kết quả và chất lượng giáo dục ngày càng một đi lên

Song trong thực tế, việc sử dụng ĐDDH ở một số trường nói chung và trường tiểu học tại trường nói riêng còn nhiều hạn chế do từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Đặc biệt là bản thân người sử dụng chưa thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH nên đôi lúc còn

bở ngở hoặc chỉ sử dụng một cách đối phó, còn mang tính hình thức hoặc do chưa có kinh nghiệm biết cách sử dụng ĐDDH nên dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao Vậy làm thế nào để khai thác và sử dụng ĐDDH một cách thiết thực và đạt hiệu quả cao nhất ? Đó là một vấn đề nan giải, một câu hỏi được đặt ra cho tất cả chúng ta những người làm công tác giáo dục Đây cũng là một trong những điều mà một người được phân công công tác quản lý thiết bị như tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những biện pháp và cách thức sử dụng ĐDDH như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất trong các giờ dạy để cho người học là những học sinh thân yêu của trường chúng ta tiếp cận kiến thức một cách có hiệu quả nhất để : “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho các em

Xuất phát từ những yêu cầu và lý do nêu trên đã thôi thúc tôi chọn viết đề tài : “Vai trò của đồ dùng dạy học trong giảng dạy”.

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Tại trường tiểu học Võ Trường Toản – Bình Đức – Long Xuyên – An Giang Từ khối 1 – khối 5)

- Chỉ nghiên cứu về việc chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp có kết quả như thế nào so với những giờ không sử dụng đồ dùng dạy học ở trường

Trang 5

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

- Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng việc sử dụng ĐDDH ở trường tiểu học Võ Trường Toản từ đó đề ra những biện pháp hợp lý giúp giáo viên có được những giờ dạy nhẹ nhàng, sinh động và có hiệu quả nhằm nâng chất lượng dạy- học, góp phần giúp học sinh thể hiện được tính sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập

- Thực hiện giám sát các tiết dạy thực nghiệm có sử dụng ĐDDH ở trường đối chiếu so sánh với những tiết dạy không có sử dụng ĐDDH để rút kết luận chính xác về vai trò của ĐDDH trong tiết dạy

- Đề ra những biện pháp nhằm thực hiện việc sử dụng ĐDDH trong các giờ học một cách thiết thực và có hiệu quả nhất

- Nêu những kiến nghị cụ thể để giúp cho việc quản lý và chỉ đạo về dạy- học có hiệu quả

PHẦN NỘI DUNG

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN :

Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học thì tư duy của học sinh là tư duy trực quan hành động, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, vốn ngôn ngữ của học sinh chưa phát triển Đa số các em tư duy phải dựa trên các hình ảnh, dụng cụ trực quan cụ thể, từ đó mới phát triển được năng lực tư duy và trí tưởng tượng Chính vì vậy, trong dạy học việc sử dụng các đồ dùng trực quan là rất cần thiết và không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học ( Đặc biệt là HS lớp 1 và 2)

Đồ dùng trực quan ở đây không chỉ là sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng giảng dạy và học tập hàng ngày của GV và HS mà còn là những tranh ảnh có ở trong sách giáo khoa hay các tranh vẽ, ảnh chụp được phóng to, vật thật, mô hình,… Mục đích để HS quan sát, tìm hiểu, nhận xét đưa ra kết luận và phát hiện ra nội dung, kiến thức cần lĩnh hội (ĐDDH có thể sử dụng cho cá nhân hoặc nhóm hay cả lớp vào các hoạt động học tập trên lớp)

Đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ĐDDH có vai trò hết sức quan trọng ngoài tác dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nó còn góp phần tạo biểu tượng cụ thể hóa các sự kiện, sự

Trang 6

vật cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức ĐDDH nhằm tạo điều kiện để giáo viên tổ chức hướng dẫn

và điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh Nó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, động lập sáng tạo khi tham gia vào các hoạt động học tập Từ đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức hơn đồng thời hình thành, rèn luyện các kĩ năng và phát triển tư duy ngôn ngữ và trí tưởng tượng Ngoài ra, Nó còn gây hứng thú học tập, từ đó giúp cho học sinh có động cơ học tập tốt hơn

II THỰC TRẠNG CỦA VẦN ĐỀ

- Trường tiểu học Võ Trường Toàn nằm ở vùng ven thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang , trong vùng dân cư nữa nông thôn nữa thành thị, quán xá, buôn bán, chợ búa, bến tàu, các cơ quan làm việc và các trường học trên địa bàn Trường có hai điểm: Điểm trung tâm nằm

ở Khóm Bình Đức 5 trên tuyết đường Quốc lộ 91, Phường Bình Đức – Long Xuyên – An Giang

và một điểm nằm ở khóm Bình Đức 6 trên đường lộ nông thôn Cơ sở của trường nhìn chung tương đối đáp ứng cho hoạt động dạy- học

- Năm 2011 - 2013 tổng số CB-GV-NV toàn trường thương xuyên thay đổi do thuyên chuyển giáo viên và chuyển hưu Hiện tại tổng số CB-GV-NV là 34 trong đó có 24 nữ Trong đó: BGH có 2 , 26 GV trực tiếp giảng dạy( trong đó có 2 GV dạy chuyên môn anh văn , 2 thể dục , 1 âm nhạc và 1 mĩ thuật ) Toàn trường có 20 lớp với 625/306 nữ

- Đa số đội ngũ GV đều có tuổi nghề trên 10 năm công tác, nhìn chung có tay nghề tương đối đồng đều, yêu nghề, có trách nhiệm, nhiệt tình trong giảng dạy

- Đa số GV sử dụng và khai thác tương đối linh hoạt ĐDDH trong quá trình giảng dạy

- Ngoài các thiết bị được cấp, GV còn làm thêm các ĐDDH khác để phục vụ cho giảng dạy

- Thực tế hiện nay việc sử dụng ĐDDH ở các khối lớp cũng tương đối khá

- Có 20/20 lớp có tủ đựng ĐDDH ngay tại lớp

- Giáo viên sử dụng từ 60 – 70 % ĐDDH được cấp Sử dụng có hiệu quả nhất qua các buổi thao giảng, thăm lớp dự giờ, các hội thi giáo viên giỏi các cấp

- Nhìn chung ĐDDH được chuẩn bị khá tốt về cả nội dung và hình thức, có tính khoa học sáng tạo, màu sắc đẹp và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học

Trang 7

- Trường đã có nhiều giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử trên 50% giáo viên sử dụng hiệu quả giáo án điện tự, hầu hết giáo viên có tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức tin học , đổi mới phương pháp theo hướng dẫn của sở, phòng giáo dục

- Bên cạnh đó việc sử dụng ĐDDH chỉ khoảng trên một nữa các lớp thường xuyên sử dụng các dụng cụ tranh ảnh thiết bị cần thiết một số giáo viên sử dụng ĐDDH chưa đạt được hiệu quả tối đa do chưa biết cách sử dụng hoặc khai thác chưa hết tính năng của thiết bị

- ĐDDH chủ yếu có các loại như sau:

* Về giáo viên:

+ Tranh vẽ, ảnh chụp, tranh photo hoặc các mô hình, vật thật, các đồ dùng thí nghiệm được cung cấp hoặc tự làm

+ Bảng phụ hai mặt, bảng xếp, bảng cài

+ Phiếu học tập sử dụng cho cá nhân, nhóm,

+ Các hộp đồ dùng học toán, tiếng Việt, kĩ thuật, màu vẽ,

+ Phương tiện nghe nhìn: Máy cát sét, đàn, phách, song loan,

+ Ngoài ĐDDH thì trường đã có 1 máy chiếu, 1 màng hình, 1 đàn piano

+ 100% GV soạn giáo án vi tính

* Về học sinh:

SGK, dụng cụ học tập cá nhân, các hộp đồ dùng học toán, tiếng Việt và kĩ thuật, thẻ màu, thẻ A, B, C

III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

Là một giáo viên phụ trách thiết bị nên bản thân tôi nhận thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trong dạy học Vì thế tôi đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến

đề tài với mục đích là cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng ĐDDH có hiệu quả trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để chất lượng giáo dục của trường ngày càng một đi lên bắt kịp với sự tiến bộ của đất nước Để thực hiện được điều này, việc đầu tiên tôi làm là:

Trang 8

* Đối với bản thân và đồng nghiệp:

- Phải phấn đấu làm người tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học

- Tạo mọi điều kiện, phương tiện có thể có nhằm phục vụ tốt cho GV trong quá trình thực hiện đổi mới

- Tham mưu với hiệu trưởng về mua sắm các thiết bị phục vụ cho giảng dạy

* về công tác chuyên môn:

- Hướng dẫn cho các tổ trưởng chuyên môn ở 5 khối kiểm tra lại các danh mục thiết bị dạy học (ĐDDH) tối thiểu và đối chiếu với những ĐDDH hiện có ở trường, phân loại các ĐDDH còn

sử dụng được và những ĐDDH đã hư hỏng từ đó làm tờ trình xin ý kiến của hiệu trưởng mua sắm lại những ĐDDH cần phải sử dụng tối thiểu theo danh mục

-kiểm tra và đánh dấu vào các bài có sử dụng ĐDDH nhằm các mục đích sau:

+ Giúp GV có kế hoạch đầu tư cho tiết dạy một cách chu đáo và tốt nhất

+ Tránh cho GV quên không sử dụng ĐDDH được cấp hiện có ở trường

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên môn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần và sẽ phát hiện

ra ngay GV nào quên không sử dụng ĐDDH

“ Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu” trong đó có thể hiện dạy minh họa nhằm nâng cao hiệu quả về cách sử dụng ĐDDH ở từng môn học đối với các khối lớp

- Khuyến khích GV – HS làm ĐDDH

- Tổ chức thi và sử dụng ĐDDH hàng năm

- Xin ý kiến của cấp trên đầu tư về các trang thiết bị nghe, nhìn, để áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Một số minh chứng khi sử dụng các đồ dùng dạy học :

- GV cần phải nắm và biết được danh mục ĐDDH của khối, lớp mình đang dạy ( Môn nào có, môn nào chưa có, những tên loại ĐDDH nào sử dụng cho bài học nào,…) để từ đó có kế hoạch cho bài dạy

Trang 9

- Cần phải xem cách hướng dẫn sử dụng ĐDDH và thực hành trước khi lên lớp để tránh sai sót hoặc không thành công

* Ví dụ: Môn khoa học lớp 4,khi dạy bài : “ Không khí cần cho sự cháy” GV làm thí nghiệm để

chứng minh:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxy và sự cháy sẽ được tiếp diễn

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông

* ĐDDH để sử dụng cho bài này gồm có: 2 cây nến bằng nhau Hai lọ thủy tinh, 1 lọ to, 1 lọ nhỏ Hai lọ thủy tinh không có đáy

* Lưu ý: Ở thí nghiệm này nếu GV không làm thử trước để rút kinh nghiệm thì rất dễ bị thất bại

vì do khi đậy 2 lọ thủy tinh ( 1 lọ to, 1 lọ nhỏ ) vào ngọn nến đang cháy quá nhanh, lực áp của không khí dồn đột ngột hoặc gió tạt mạnh vào 2 ngọn nến đang cháy dễ làm cho 2 ngọn nến sẽ bị tắt cùng lúc

- ĐDDH cần phải gọn, nhẹ, dễ làm, dễ sử dụng và sử dụng lâu dài, ĐDDH không quá cầu

kì, lòe lẹt Điều quan trọng là ĐDDH nên làm phù hợp với sở thích của HS tiểu học nên màu sắc phải đẹp, hài hòa, hợp với nội dung bài học, ĐDDH cần phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS

* Ví dụ: Tranh vẽ hoặc tranh phóng to cho cả lớp quan sát cần vẽ ( pho to) trên khổ giấy A4 với

nội dung tranh vẽ chỉ vài hình ảnh chính như bài “ Mưu chú Sẻ” tập đọc lớp 1,phần “ Nói câu chứa tiếng có vần uôn – uông” chỉ có 2 hình ảnh chính đó là mẹ đang ngồi đan len và em bé đưa cuộn len cho mẹ, trong đó cần chú ý đến chi tiết cuộn len trên tay bé phải rõ để từ nội dung tranh rút ra mẫu câu: “ Bé đưa cuộn len cho mẹ” Còn nội dung tranh vẽ có nhiều chi tiết như môn đạo đức lớp 1, Bài“ Đi bộ đúng quy định” bài tâp 4 thì cần thể hiện vẽ hoặc photo trên giấy A 3 để thấy rõ các chi tiết xe cộ, người đi bộ,và các tín hiệu đèn, vạch đi đường và cần tô màu phù hợp theo quy định về tín hiệu đèn màu, vạch sơn trắng dành cho người đi bộ

- Việc sử dụng ĐDDH như thế nào cho có hiệu quả đó là một vấn đề quan trọng và quyết định đến hiệu quả của giờ dạy Nếu một ĐDDH đẹp, mang tính khoa học, sáng tạo song

GV sử dụng không đúng lúc, hoặc khai thác không triệt để hoặc hướng khai thác không lôgic và phù hợp thì xem như không có hiệu quả

Trang 10

+ Có những nội dung bức tranh dùng để minh họa về tiết kể chuyện trong SGK được phóng to đó là đồ dùng trực quan để GV hướng dẫn HS kể chuyện trên lớp Vì vậy GV cần bám sát từng chi tiết, từng hình ảnh minh họa trong tranh để hướng dẫn HS học tập trên lớp có hiệu quả tốt nhất

- Song cũng cần chú ý trong một tiết dạy không nên sử dụng quá nhiều tranh, ảnh, các đồ dụng dạy học khác sẽ làm cho chúng ta vất vả cả khâu chuẩn bị và triển khai dẫn đến mất thời gian và tốn kém không cần thiết

* Ví dụ:

+ Có những nội dung tranh đã có ở SGK nhằm để minh họa cho chủ điểm được in to, rõ thì không cần vẽ hoặc photo ra mà nên cho HS quan sát ở SGK là được.( VD : Tranh chủ điểm: Thể thao ở trang 73, Tuần 28 ở SGK tiếng việt lớp 3)

+ Đối với những nội dung bài tập quá ngắn chỉ một vài dòng hoặc một vài từ GV nên sử dụng phấn để ghi bảng không cần chuẩn bị ghi trước ở bảng phụ vừa tốn kém, mệt lại mất thời gian gắn lên, bỏ xuống( VD: ghi tựa bài, các kết luận hay nội dung bài học, công thức ngắn gọn ) những nội dung ngắn gọn như trên thì GV nên vừa giảng lại nội dung chính và kết hợp ghi lên bảng sẽ hay và làm cho HS chú ý hơn

- Tránh viết sẵn các nội dung bài học hay bài tập lên bảng rồi dán giấy, che giấy màu trắng quá nhiều trên bảng lớp sẽ không thẩm mỹ và gây cho HS cảm thấy hoa mắt và mệt mỏi Trong một hoạt động: Khi cho HS sử dụng phiếu học tập chỉ nên đưa ra 1 nội dung bài tập cụ thể bằng những câu hỏi trắc nghiệm hoặc là tự luận và phải có yêu cầu cách làm rõ ràng

* Ví dụ: Môn khoa học lớp 5, Bài 48: “ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện” Hoạt động

này GV cho HS thảo luận nhóm có sử dụng phiếu học tập theo nhóm Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ tranh: “ Những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn về điện” với nội dung ở phiếu như sau:

* Minh họa nội dung phiếu học tập : Môn khoa học lớp 5

BÀI : “ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM:………

Ngày đăng: 29/09/2014, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w