1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh ở chương trình trung học phổ thông

61 414 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 11,57 MB

Nội dung

Trang 1

Trường đại học sư phạm hà nội 2 trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội 2

nguyễn văn giang

nghiên cứu ứng dụng

công nghệ thông tin trong dạy học bài kỹ thuật trong chương trình

lớp 11 - trung học phố thơng

Khố luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng

Người hướng dẫn khoa học thiếu tá: đặng việt hùng

Trang 2

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Thiếu tá Đặng Việt Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện khoá luận

Em xin cảm ơn Ban Giám đốc và các thầy giáo trong Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hồn thành khố luận tốt nghiệp Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Xuân Hoà và THPT Dân lập Châu Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khố luận

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi

Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nào nghiên cứu Nêu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 4

CAC KY HIEU VA CHU VIET TAT

Công nghệ thông tin :

Giáo dục quốc phòng- an ninh : Sách giáo khoa :

Trung học phổ thông :

Diễn biến hồ bình - Bạo loạn lật dé: Chủ nghĩa xã hội:

Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Trang 5

Bang 1: Bang 2: Bang 3: Bang 4:

DANH MUC BANG, BIEU DO

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐÀU 1

1 LY do chon G6 tai.c.cccccccccccccscscsecsescscsessesesssessssssesesssssssssessssesessesussesees 1

2 Nhiệm vụ của đề tài 2

3 Phương pháp nghiên cứu c cà cà Sàn hs key 2 4 Đối tượng nghiên cứu ccc cóc C22 n2 c2 1n csnnhx nh nh, 2 5 ý nghĩa của đề tài c cc tt 2 E1 2121112121101 re 3

Chương 1: Một số vấn đề cơ sớ lí luận của việc ứng dụng CNTT góp ở phần đỗi mới phương pháp dạy học môn GDQP-AN ở trường THPT

1.1 _ Lí luận chung về phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN ở trường 4

¡"

1.1.1 Khang định môn GDQP-AN với tính cách là một khoa học 4

1.1.2 VỊ trí mơn GDQP-AN trong trường THPT 9

1.1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của môn GDQP-AN 11 1.2 Muc dich, nhiém vu cua mOn GDQP-AN ccccccscceeeseseeceeesseeeeeeesseeeees 13

Chương 2 Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy phan kĩ thuật chiến đấu bộ binh ớ trường THPT hiện nay

21 Tình hình việc ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học phần 16 kĩ thuật chiến đấu bộ binh -c-c c2 s22 <2

Trang 7

2.1.2 3.1 3.1 3.3 3.4 3.5 3.6

dau bO Dinh 0 e eee cee cee cece ccc eee cee ceeuueseeenseesecuanseeees

Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học phần kĩ thuật chiến

1807 8 " e

Chương 3 Một vài phương pháp ứng dụng CNTT vào việc dạy phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh ở trường THPT

Xây thư viện tư liệu

Xây dựng bài giảng điện tử c cĂQ SàQ nhì sàn se, Đa dạng hố phương pháp dạy học - -

Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập

Vận dụng phần mềm bắn tập MBT-03 vào kiểm tra bắn súng AK, CKC đối với học sinh

Vài kinh nghiệm bước đầu từ việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh

KẾT LUậN - KIẾN NGHỊ cc cà cà n cọ S22 nề By ky hy cày Tài LIệU THAM KHảO

Trang 8

LOI MO DAU 1 Li do chon dé tai

Chúng ta đang sóng trong những năm đầu của thế kỉ XXI- thé ki cua hội nhập và phát triển Sau 30 năm giải phóng và hơn 20 năm đổi mới, tình hình kinh tế, xã hội nước ta đã có những chuyền biến mạnh mẽ Chính sách mở cửa của Đảng và

Nhà nước tạo cho nhân dân ta có điều kiện thuận lợi để thay đổi vận mệnh của

mình Đời sống vật chất, tỉnh thần không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí có những tiến bộ tích cực

Trong những năm gần đây, vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Chúng ta vừa hoàn thành xuất sắc vai trị Uỷ viên khơng thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và làm tốt công tác nước chủ nhà của các hội nghị quốc tế quan trọng: APEC, ASEAN Do đó, Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi của bạn bè quốc tế và trở thành tắm gương để các quốc gia đang phát triển trên thế giới nghiên cứu, học tập

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của nước ta, các thế lực thù địch vẫn không

ngừng sử dụng các thủ đoạn DBHB-BLLĐ để xuyên tạc, chống phá, gây rối loạn hong xoá bỏ chế độ XHCN đang tồn tại trên đất nước ta Nhận thức được điều đó, Đảng ta chỉ thị phải nâng cao hơn nữa trình độ phịng thủ quốc gia về mọi mặt, trong đó, nâng cao nhận thức cho nhân dân phái là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Chỉ khi nhân dân hiểu về CNXH, về chế độ mà Đảng ta đang lãnh đạo xây dựng thì nhân dân mới đồn kết một lịng sẵn sàng bảo vệ chế độ

Trong bối cảnh như vậy, giáo dục nói chung, GDQP-AN nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng Việc nâng cao dân trí, trình độ học vấn cho thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu CNXH là nhiệm vụ hàng đầu của

ngành giáo dục, đào tạo

Hiện nay, GDQP-AN đã được đưa vào chương trình dạy học chính khố và chứng minh được vai trò quan trọng của nó Nhận thức về tình hình chính trị, xã hội

của đại bộ phận học sinh đã được nâng cao rõ rệt Đây là nền tảng giúp các em dần

Trang 9

bản thân Tuy nhiên, chất lượng các giờ học GDQP-AN vẫn còn hạn chế do những nguyên nhân khách quan: vật chất giảng dạy còn thiếu, sân bãi tập luyện chưa đảm báo Đồng thời, một nguyên nhân rất quan trọng khác là do phương pháp giảng dạy của giáo viên đã cũ kĩ, lạc hậu

Ngày nay, CNTT được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và trở thành phương tiện sản xuất chủ yếu, là tác nhân giúp nâng cao năng suất và chất lượng của quá trình lao động

Với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo, ngày

30/9/2008 Bộ GD-ĐT ra chỉ thi số 55/2008/CT-BGDĐT khẳng định, phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và tích cực ứng dụng thành tựu công nghệ mới phục vụ công tác giảng dạy và học tập, trong đó ứng dụng CNTT là biện pháp cần làm ngay

Đối với nội dung kĩ thuật chiến đấu bộ binh, việc ứng dụng CNTT giúp các em học sinh hiểu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo các bộ phận của súng, kĩ thuật bắn súng

Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ứng dụng CNTT trong giảng dạy phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh ở chương trình THPT” 2 Nhiệm vụ của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lí luận của việc vận dụng CNTT vào GDQP-

AN ở trường THPT để giảng dạy một số bài kĩ thuật chiến đấu bộ binh trong chương trình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: tiến hành điều tra thực trạng dạy học GDQP-AN ở trường THPT hiện nay, tình hình ứng dụng các phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy

- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế các giờ học GDQP-AN và tình hình ứng dụng CNTT tại các trường THPT

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: tiến hành điều tra, nghiên cứu

thực tiễn các giờ học GDQP-AN hiện nay, phân tích làm rõ những hạn chế, tồn tại

Trang 10

- Phương pháp thống kê: tiến hành điều tra, thống kê các số liệu thu được 4 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng CNTT trong dạy học môn GDQP-AN để dạy một số bài kĩ thuật chiến đấu bộ binh trong chương trình THPT nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

5 ý nghĩa của đề tài

Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu là cơ sở cho giáo viên vận dụng CNTT vào từng bài giảng và học tập môn GDQP-AN đạt kết quả cao

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỘT SÓ VÁN ĐÈ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THƠNG TIN GĨP PHẢN ĐỎI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC MÔN GDQP-AN Ở TRƯỜNG THPT

1.1 Lí luận chung về phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN ở trường THPT 1.1.1 Khẳng định mơn GDQP-AN với tính cách là một khoa học

1.1.1.1 Những vấn đề nghiên cứu trong phương pháp GDQP-AN

Sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân

ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và dẫn đến cuộc cách mạng năm 1975 thống nhất đất nước đã mở ra cho các trường những tiền đề cơ bản để phát triển khoa học kĩ thuật, khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn nói chung và cơng tác GDQP-AN nói riêng

Với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ suốt bao thế ki nay, với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thắng lợi do Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lí Bơn, Triệu Quang Phục lãnh đạo đã thể hiện là những nhà quân sự tài tình với những cách đánh thông minh, tài giỏi

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta đánh thắng để quốc Pháp và Mĩ xâm lược càng thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta là đúng đắn,

sáng tạo Tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Đảng là vô địch Nghệ thuật quân sự, nghệ

thuật chỉ đạo chiến tranh, hình thức tác chiến, chiến lược, chiến thuật và cách đánh ngày càng được củng có, hồn thiện

Trang 12

trong quá trình đào tạo để gắn liền với sự trưởng thành cùng các môn khoa học khác còn ở giới hạn nhất định

Muốn xây dựng và phát triển phương pháp GDQP-AN trong hiện tại và những thập kỉ tiếp theo phải căn cứ vào truyền thống đâu tranh của dân tộc từ xưa đến nay Nhất là những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, của quân đội ta từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Phương pháp giảng dạy GDQP-AN với tư cách là một khoa học ở các trường sư phạm còn rất mới, rất trẻ Nó hình thành và phát triển như một nội dung có tính chất độc lập Có thể nói nội dung và phương pháp giảng dạy huấn luyện quân sự (GDQP) được đưa vào các trường Đại học Sư phạm khoảng hai thập kỉ nay Chúng ta chậm hơn may chục năm so với các nước trên thế gidi

Tuy sinh sau đẻ muộn và nó được hình thành với yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài của cách mạng, phương pháp giảng dạy GDQP-AN của chúng ta đã phát triển vững vàng từng bước trên cơ sở vận dụng phương pháp lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề quân sự Đồng thời chúng ta đã có những kinh nghiệm quý báu trong tô chức phương pháp huấn luyện quân sự của lực lượng quân sự vũ trang Những ảnh hưởng về các thành tựu khoa học quân sự hiện đại trên thế giới đã có tác động trực tiếp vào khả năng phát triển của bộ môn này

Những bộ giáo trình, tài liệu huấn luyện, các phương tiện, dụng cụ chuyên

dụng giảng đạy quân sự của một số nước Đông Âu và của Liên Xô (trước đây) đã được vận dụng, thực hành vào trong chiến đấu, trong huấn luyện, giảng dạy ở nước ta chang han:

- “Nguyên lí bắn súng bộ binh”

- “Binh khí- kĩ thuật các loại vũ khí phục vụ trong lực lượng vũ trang” - “Vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, phương pháp phòng tránh ”

Trang 13

những năm 1970 và những năm 1980, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục cùng các cơ quan, nhà trường của Bộ Quốc phòng mới tổ chức các lớp tập huấn, tổng kết, rút kinh nghiệm giảng dạy về nội dung và phương pháp truyền đạt

Nhìn chung phương pháp huấn luyện, giảng dạy quân sự (GDQP) quá trình

phát triển của nó còn rất chậm, chưa tiến kịp với các môn khoa học khác, kể cả so

với nội dung, phần học trong chương trình GDQP-AN Cơng trình khoa học về

công tác bộ môn chưa nhiều Tiếng nói độc lập, tiếng nói riêng cịn ít, hạn chế Lực

lượng làm công tác nghiên cứu cả phần lí luận, nội dung, phương pháp GDQP-AN quá mỏng kể cả ở cấp Bộ Số cán bộ, giáo viên giảng dạy, huấn luyện quân sự (GDQP) ở các trường còn thiếu nhiều kể cả ở các trung tâm GDQP Trình độ sư phạm, lí luận dạy học của giáo viên quân sự ít được bồi dưỡng Cơ sở vật chất dạy học, kinh phí cho GDQP-AN chưa đầy đủ, chưa thống nhất, chưa định mức được cụ thể Những điều ấy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chuyên môn cho học sinh, sinh viên

Có lẽ vấn đề đặt ra cho tất cả chúng ta nhất là những cán bộ, giáo viên làm công tác nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, huấn luyện môn GDQP-AN phải suy nghĩ và giải đáp?

GDQP-AN- vị trí, vai trị của nó trong các trường học cả nước

- Những đặc điểm, tâm lí của học sinh, sinh viên về năng lực, hứng thú với học tập GDQP-AN

- Phương pháp đặc trưng, đặc thù của việc dạy, học môn GDQP-AN

- Những vấn đề khoa học, quân sự cần trang bị cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những thập kỉ tiếp theo

- Quy hoạch về số lượng, chất lượng cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy chương trình GDQP-AN bậc đại học, cao đẳng, trung học sư phạm và các trường THPT những điều kiện đảm bảo cho công tác GDQP-AN

1.1.1.2 Phương pháp GDQP-AN là một khoa học

Trang 14

Cần phải khẳng định rằng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời đại ngày nay, ở thé ki XXI phải có lực lượng trẻ, được đào tạo tồn diện, có tinh thần u nước, yêu CNXH, có ý thức tô chức kỉ luật, có tư duy và kiến thức quân sự cần thiết Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới, chuẩn bị

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của Đảng ta Có ý kiến cho rằng: Quân sự đơn

thuần chỉ nên trang bị cho sinh viên, học sinh những động tác và kiến thức sơ đăng để đối tượng ấy chỉ nên biết là được Hoặc thời gian học tập cần ít thơi, khơng cần thiết phải trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, kinh phí

Quan niệm như vậy sẽ rất sai lầm, hạn chế và ảnh hưởng tới phạm vi nghiên cứu toàn bộ lĩnh vực của nền khoa học quân sự hiện đại Đồng thời hạn chế tới tác dụng của việc đào tạo con người, con người toàn diện, người giáo viên nhân dân, quan niệm ấy rất không phù hợp và nó ảnh hưởng trực tiếp tới cách tổ chức, cách truyền đạt và phương pháp nghiên cứu bộ môn

Nhiệm vụ GDQP-AN cho học sinh, sinh viên là cần thiết, không thể thiếu được trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, và tất nhiên khoa học quân sự cũng là đối tượng nghiên cứu, ứng dụng trong công nghiệp hóa đất nước Nội dung quân sự cũng rất hấp dẫn, lơi cuốn và có sự cảm thụ Phương pháp huắn luyện và tô chức học quân sự không chỉ quan tâm nghiên cứu tới các bài, các nội dung cụ thể như: “Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc”, “Xây dựng nền quốc phịng tồn dân”, “Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” đến các hình thức cơ bản trong chiến thuật, các loại vũ khí phục vụ trong chiến tranh, các điều lệnh, điều lệ, chế độ quân đội điều quan trọng hơn là phải thấy được, tìm hiểu được việc huấn luyện quân sự, GDQP-AN để làm gì? Tác dụng cụ thể của bộ môn này trong môi trường học sinh, sinh viên đang học tập? Nó giúp gì cho thế hệ trẻ học sinh, sinh viên khi bước vào đời

Trang 15

người học dễ cảm nhận và có chuyển biến thực sự cho quá trình nhận thức và tiếp

thu kiến thức

Phương pháp giảng dạy GDQP-AN, huấn luyện quân sự có nhiệm vụ khái quát được những hình thức và phương pháp cơ bản trong giảng dạy, tìm ra những hình thức, tổ chức những quy luật, những điều kiện cần thiết về quân sự cho quá

trình đào tạo tìm hiểu mục đích, yêu cầu và giá trị đích thực của việc huấn luyện

quân sự phương pháp giảng dạy GDQP-AN, huấn luyện quân sự còn phải nghiên cứu những nội dung, cách trình bày, tác phong trình bày, phương pháp dạy, học trong chương trình chính khố và hoạt động ngoại khoá, từ đó có định hướng, kế hoạch đề xây dựng phong trào, xây đựng nếp sống quân sự, nếp sống sư phạm, ồn định nơi sinh hoạt học tập và bảo vệ trật tự trị an

Khoa học phương pháp giảng dạy GDQP-AN, huấn luyện quân sự còn phải phát hiện và giải quyết những mối quan hệ, liên hệ tự nhiên khách quan giữa mục đích, nội dung và phương pháp hình thức tô chức cơ bản trong giảng dạy và học tập Khoa học phương pháp giảng dạy GDQP-AN, huấn luyện quân sự là những chỉ dẫn nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng tới kết quả của học sinh, sinh viên Khang dinh rang một khoa học chỉ được thừa nhận khi nó xác định được nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng của mình Đối tượng và nhiệm vụ khoa học của phương pháp giảng dạy GDQP-AN, huấn luyện quân sự là một quá trình tìm tịi, thử nghiệm của thầy và trò, phương pháp giảng dạy GDQP- AN là một khoa học nghiên cứu những đặc điểm về quy luật của giáo viên và quá trình học tập của học sinh, sinh viên Nhìn chung đây là một quá trình phức tạp, lâu dài để tìm ra các vấn đề cơ bản giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn trong sự tồn tại và phát triển của sự vật

Có thể kết luận khoa học về phương pháp giảng dạy GDQP-AN, giải đáp các vấn đề sau:

1.GDQP-AN trong các nhà trường hiện nay là gì? 2 Giảng dạy, huấn luyện quân sự để làm gì?

Trang 16

Khoa học về phương pháp giảng dạy GDQP-AN, có nhiệm vụ đúc kết những tư tưởng và kinh nghiệm tốt, khái quát thành những quan điểm lí luận, những yêu cầu, nguyên tắc khoa học Đồng thời phải nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những kết quả và thành tựu mới trong quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước

Cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng chương trình bộ môn trong nhà trường sư phạm Việc xây dựng chương trình GDQP-AN cho mỗi năm học ở trường THPT của lớp 10, lớp I1, lớp12 của mỗi cấp mỗi bậc học như sau: đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp phải nhất quán và đồng bộ phân chia chương trình học tập phải hợp lí, cơ bản khoa học phù hợp với trạng thái, tâm sinh lí của từng lứa tuổi Ví dụ: Học sinh lớp 10 phải tính tốn, cân nhắc rất kĩ nên đưa chương trình GDQP-AN vào học tập của các em như thế nào cho phù hợp Nội dung nào học trước, nội dung nào học sau mục đích để học sinh làm quen dần, hiểu dần, biết dần Qua đó tạo được tính ham hiểu biết cái mới trong khơng khí học tập sôi nổi của phương pháp tổ chức và lứa tuổi học tập Chương trình GDQP-AN được sắp xếp theo từng năm, từng cấp, phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tuần tự và logic với nhau, không tách rời nhau đơn điệu Chương trình GDQP-AN phải thể hiện sâu sắc mối liên hệ trực tiếp giữa người dạy và người học, giữa việc học tập

ở trường với việc vận dụng sử dụng ngoài thực tế cuộc sống Đội ngũ cán bộ nghiên

cứu, giáo viên giảng dạy phải thường xuyên tìm cách cải tiến những điều kiện, hình thức giảng dạy, huấn luyện và học tập bộ môn Mọi có gắng trong cải tiễn phương pháp tổ chức huấn luyện của giáo viên đều không tránh khỏi và kém hiệu quả khi chương trình, nội dung bố trí, sắp xếp không khoa học, không hợp lí, khơng sát thực tế, không hệ thống và trình tự

Khoa học về phương pháp giảng dạy GDQP-AN, có nhiệm vụ nghiên cứu và giải thích cơ sở lí luận khoa học quân sự Nó hệ thống hố, khái quát hoá kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện, khoa mục huấn luyện và những vấn đề, đề tài nghiên cứu về khoa học quân sự khác

Trang 17

thúc đây và tạo khả năng phát triển của bộ mơn, nó thúc đây khả năng hiểu biết nền khoa học quân sự hiện đại tiến lên

1.1.2 Vị trí của mơn GDQP-AN trong trường THPT

GDQP-AN là một bộ phận của nền giáo dục toàn dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là mơn học chính khố trong chương trình giáo dục của cấp THPT

Môn học GDQP-AN góp phần giáo dục toàn điện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, cúng cố nền quốc phịng tồn

dân, an ninh nhân dân

1.1.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn của môn GDQP-AN * Cơ sở khoa học

- Quan điểm và lịch sử phát triển của chương trình

Thực hiện nghị định 219/CP ngày 28-12-1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ,

việc huấn luyện quân sự phô thông đến trình độ đại học với mục đích chuẩn bị cho

thế hệ trẻ cả về mặt tỉnh thần và kĩ năng quân sự cơ bản nhằm sẵn sàng tham gia quân đội, dân quân tự vệ, đáp ứng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ

Tổ quốc

Chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình Từ thực tiễn phát triển của kinh tế- xã hội và sự đổi mới của giáo dục, đào tạo năm 1991 chương trình GDQP-AN ban hành quyết định 2732/QĐÐ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có những thay đổi lớn về tên gọi, về kết cấu nội dung theo hướng tăng cường thời lượng giáo dục truyền thống và nhận thức, giảm bớt phần thực hành kĩ năng quân sự cho phù hợp với thời bình

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo và bảo vệ Tổ quốc trong

tình hình mới, năm 2000 chương trình GDQP-AN cho học sinh, sinh viên tiếp tục

Trang 18

chương trình giáo dục phô thông cấp THPT Đáp ứng yêu cầu tô chức dạy, học theo phân phối chương trình Tuy nhiên, kiến thức về an ninh chưa được quy định cụ thể cơ bản số tiết bố sung được điều chỉnh bởi các nội dung trong chương trình ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT

Ngày 10-7-2007 Chính phủ ban hành nghị định số 116/2007/NĐ-CP về GDQP

-AN, theo đó chương trình GDQP-AN cho học sinh, sinh viên được sửa đổi lồng ghép nội dung an ninh và cập nhật kiến thức quốc phòng quân sự Chương trình được ban hành theo các quyết định riêng cho mỗi cấp học và trình độ đào tạo đã đánh dấu bước thay đồi lớn về hình thức và nội dung trong quá trình phát triển của môn học

Hệ thống kiến thức GDQP-AN được đưa vào chương trình THPT là những kiến thức ban đầu, cần thiết cho việc nhận thức về quốc phòng an ninh và thực hành các kỹ năng quân sự phục vụ trực tiếp cho việc hình thành nếp sống có kỉ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và sẵn sàng tham gia vào lực lượng vũ trang Nội dung chương trình đã được lựa chọn phủ hợp với năng lực tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi, giới tính, và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước

Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống hình bậc thang từ thấp đến cao, luôn có sự kế thừa và phát triển; những kiến thức và kĩ năng ở lớp đưới là tiền đề nhận thức tốt hơn những kiến thức và kĩ năng ở lớp trên Mặc dù trong mỗi mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối, song tổng hợp của mỗi lớp sẽ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản về quốc phịng- an ninh

Mơn học GDQP-AN ở cấp THPT trong giai đoạn hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về quốc phòng an ninh cho học sinh, giáo dục lịch sử, truyền thống của địa phương gắn liền với phần thực hành các kĩ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao quốc phòng- an ninh theo quy định

* Cơ sở thực tiễn

Trang 19

- Phương pháp dạy học môn GDQP-AN có những nét đặc thù khác biệt với phương pháp dạy học các bộ môn khác Cụ thê như sau:

- GDQP-AN là môn học đặc thù kể cả nội dung và phương pháp, hình thức thực hiện Phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN nhằm đạt được hiệu quả tối ưu các mục tiêu của môn học

- Trong mỗi chủ đề, bài giảng của chương trình cần có những phương pháp riêng thể hiện tính đặc thù của môn học Trong phần dạy thực hành các kĩ năng quân sự, giáo viên phái thuần thục động tác, vừa giảng vừa thực hiện động tác mẫu vừa sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nhuần nhuyễn với việc sử dụng các giáo cụ trực quan Trong những điều kiện cụ thể cần sử dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại để thực hiện giảng dạy

- Khi thực hiện giảng các bài về lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước giáo viên không giảng theo thông sử mà trong mỗi giai đoạn lịch sử phải biết hệ thống lại và đúc kết được những điểm nổi bật về nghệ thuật đánh giặc giữ nước, những danh nhân lớn của dân tộc; phải nêu bật được kinh nghiệm được rút ra qua các cuộc đấu tranh giữ nước

- Rèn luyện từng bước cho học sinh kĩ năng thực hành, trong đó cần chú ý

cách tổ chức để tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát và tiến hành luyện tập

hiệu quả nhất

- Chu trong phương pháp nghiên cứu, nêu vấn đề, tạo tình huống để học sinh độc lập suy nghĩ, giải quyết và phát biểu ý kiến hoặc thể hiện bằng hành động của mình

Về kiếm tra đánh giá kết quá học tập:

- Môn học GDQP-AN phải được kiểm tra, ghi vào học bạ, tính điểm trung bình chung vơi các môn học khác để đánh giá học lực của từng học sinh Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải căn cứ vào mục tiêu của môn học với chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học đã được quy định, phải căn cứ vao tinh thần, thái độ học tập với động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tổ chức kỉ luật, căn cứ vào khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng thực hành động tác theo yêu cầu của từng bài

Trang 20

+ Kiểm tra miệng + Kiểm tra 15 phút + Kiểm tra 1 tiết

+ Kiểm tra học kì (lý thuyết hoặc thực hành)

Về vận dụng chương trình theo vùng, miền và các đối tượng học sinh:

- Chương trình được xây dựng để bố trí giảng dạy theo chương trình

Itiết/tuần Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế, hàng năm BO GD&DT sé co hướng dẫn thực hiện chương trình cụ thể

- Các bài trong chương trình đều có tính độc lập tương đối nên có thể thay đồi trình tự của một số bài ở mỗi lớp

- Có thể đưa thêm những kiến thức gắn với thực tiễn ở địa phương, đặc biệt với các bài về lịch sử, truyền thống của địa phương trong các phần liên hệ, mở rộng

Về chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học:

- Mức độ cần đạt được đối với môn học GDQP-AN: giúp học sinh hiểu được lịch sử, truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, có ý thức trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng có nền quốc phịng

tồn dân, an ninh nhân dân

- Mức độ cần đạt được đối với phần chiến đấu bộ binh: + Về kiến thức:

Nhận biết súng tiểu liên AK và súng trường CKC, biết tính năng cấu tạo, nguyên lí chuyển động và nguyên tắc tháo, lắp thông thường

Hiểu được một số nội dung cơ bản về lý thuyết bắn và động tác bắn mục tiêu có định

Nắm chắc tính năng cấu tạo, chuyền động gây nỗ của lựu đạn, quy tác dùng lựu đạn và tư thế động tác ném trúng đích, bảo đảm an toàn

Trang 21

Biết thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, biết thực hành bắn trúng mục tiêu cố định bằng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC

Thực hành được động tác ném lựu đạn trúng đích, bảo đảm an toàn 1.2 Mục đích, nhiệm vụ mơn GDQP-AN

1.2.1 Mục đích

-_ Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, về truyền thống chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của cha ơng Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kĩ thuật, chiến thuật một số loại vũ khí bộ binh - Có kĩ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, kĩ thuật chiến đầu bộ binh, biết sử dụng súng tiểu liên AK, súng trường CKC Thực hành tập bắn trúng mục tiêu cố định bằng thiết bị điện tử, laser Làm được các động tác từng người trong chiến đấu, có khả năng tự bảo vệ mình

- Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Xác định nghĩa vụ trách nhiệm của thanh niên, học sinh tham gia vào các hoạt động về các công tác quốc phòng- an ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần hình thành lối sống có thức tổ chức kỉ luật của thế hệ trẻ học sinh

1.2.2 Nhiệm vụ

Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của môn học GDQP-AN trong các nhà trường THPT có những nhiệm vụ sau:

- Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng quân sự quốc phòng

Trang 22

- Hình thành phát triển tư duy quân sự, góp phần phát triển trí tuệ, khả năng sáng tạo cho học sinh

Trên cơ sở trang bị các kiến thức, kĩ năng quân sự cho học sinh, mơn học GDQP-AN cịn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là hình thành, phát triển tư duy quân sự, góp phần bồi dưỡng phát triển các phẩm chất trí tuệ cơ bản cho học sinh như:

tính định hướng, bề rộng, độ sâu của tư duy, đặc biệt là tính linh hoạt, sáng tạo

- Góp phần hình thành quan điểm, niềm tin khoa học, giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng cho học sinh

Trên cơ sở trang bị các kiến thức, kĩ năng quân sự và phát triển năng lực hoạt

động trí tuệ cho học sinh, môn học GDQP-AN cịn góp phần hình thành các quan

điểm, niềm tin khoa học, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước, giáo dục lòng trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, bồi dưỡng nhân cách, những quan điểm, phẩm chất cần thiết và ý thức trách nhiệm của học sinh đối với Tổ quốc, rèn luyện tác phong, nếp sống kỉ luật, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường

- Chuẩn bị tâm lí cho người học

Đây là một đặc thù của GDQP-AN Thông qua việc thực hiện các nội dung GDQP-AN cần phải hình thành cho học sinh một tâm thế (sẵn sàng bên trong) nhận mọi nhiệm vụ, công tác quốc phòng, quân sự và ý chí quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ, cơng tác đó trong hoàn cảnh đa dạng của hoạt động quân sự, của chiến tranh

Trang 23

CHƯƠNG 2

THwC TRaNG VIéC #NG DuNG CONG NGH6 THONG TIN TRONG GIANG DaY PHAN Ki THUAT CHIEN DAU Bộ BINH ở TRƯờNG TRUNG HoC PH6 THONG

HIệN NAY

2.1 Tình hình ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở

phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh

Trang 24

Hiện nay, phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm ưu thế tại các trường THPT Hiện tượng “Thầy đọc, trò chép” vẫn rất phố biến, làm hạn chế tính khám phá của học sinh, người thầy vơ tình trở thành chú thể áp đặt kiến thức lên học sinh Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trị tích cực của người thầy, một người thầy có chuyên môn vững vàng, đạo đức trong sáng sẽ truyền đạt đầy đủ kiến thức tới học sinh, tạo điều kiện giúp các em khám phá những tri thức mới và phát huy tính chủ

động, sáng tạo của các em Nếu đạt được tiêu chí này thì thật tuyệt vời Nhưng thời

gian 45 phút của mỗi tiết học đòi hỏi người thầy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là rất khó khăn Do vậy, cần phải tìm ra phương pháp dạy học mới hỗ trợ cho giáo viên trong công tác giảng dạy

Như chúng ta đã biết, hiện nay CNTT đã đang và sẽ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu CNTT là đại biểu ưu tú cho sự phát triển rực rỡ của tri thức nhân loại CNTT đã thâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Hầu hết các quốc gia có nền giáo dục phát triển: Anh, Pháp, Mĩ,.đều có hỗ trợ đắc lực của CNTT Do đó, chất lượng đảo tạo của học rất cao và được cả thế giới công nhận ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới kinh tế, xã hội, đã có những chuyền biến mạnh mẽ CNTT đang bước đầu thâm nhập vào một

số lĩnh vực Do mới áp dụng CNTT vào quá trình giáo dục, đào tạo nên chất lượng

mang lại còn rất hạn chế Đa số giáo viên, học sinh còn rất bỡ ngỡ, chưa thích nghi được với phương pháp dạy học mới Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT đã tạo ra những chuyền biến tích cực: lượng kiến thức mà mỗi học sinh tiếp thu được ở các giờ học là rất lớn, thông tin được truyền tải nhanh hơn, đa dạng hơn, khơng khí mỗi gid hoc co ung dung CNTT rất sôi nồi, kiến thức bài học được hình tượng hoá, nghệ thuật hoá một cách sinh động giúp các em dễ hình dung và tiếp thu Đồng thời, với sự giúp đỡ của CNTT khối lượng công việc của giáo viên trở nên nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện để giáo viên có thêm động lực phấn đấu

Đối với môn học GDQP-AN, ứng dụng CNTT trở thành giải pháp đắc lực để nâng cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh

Trang 25

nội dung giáo viên chỉ có thể cung cấp cho học sinh thông qua lời nói mà khơng thể cho học sinh quan sát trực tiếp Ví dụ: sự chuyền động của đạn sau khi bắn hạn chế này làm giảm lòng tin của học sinh vào kiến thức khoa học và hiệu quả sử dụng lời nói của giáo viên thiếu tính thuyết phục

Khi bài học có ứng dụng CNTT, giáo viên chỉ cần “Ấn nút” bao nhiêu kiến thức hiện ra trước mắt học sinh một cách hấp dẫn, sinh động Các tư thế vận động được quan sát, nghiên cứu đưới rất nhiều khía cạnh, điều đó giúp học sinh hình dung chính xác về động tác, qua đó rút ra được khái niệm đúng đắn, đầy đủ

Với bài học giới thiệu các loại súng bộ binh, lựu đạn, thuốc nổ CNTT giúp học sinh quan sát từng chi tiết, bộ phận dù là nhỏ nhất của các loại vũ khí này, thấy được đặc điểm, tác dụng, tính năng chiến đấu của chúng Một đặc điểm mà phương pháp dạy học cũ khơng thể có được đó là CNTT giúp học sinh quan sát được sự

chuyển động của các bộ phận trong một chu kì liên tục: ví dụ sự chuyển động của

các bộ phận của súng khi bóp cị, q trình gây nơ của lựu đạn sau khi rút chốt an toàn

Đối với bài giảng kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC, hiệu

quả mà CNTT mang lại là vượt trội, học sinh thay được sự chuyển động tuần tự,

nhịp nhàng của các bộ phận của súng trong một chu kì bắn Đồng thời hình thành nhận thức đúng đắn cho học sinh về khái niệm: đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng, điểm ngắm đúng Qua đó chất lượng giờ học được nâng lên một bậc

CNTT đã thực sự giúp ích cho người giáo viên, góp phần tích cực trong việc đôi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

2.1.1 Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học ớ phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh

Trang 26

nhiệm vụ quan trọng mà Bộ GD&ĐT đặt ra là: nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT, về triển khai có hiệu quả yêu cầu đây mạnh ứng dung CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm 2008- 2009 là năm học “Day mạnh một cách hợp lí việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học”

Thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT các trường THPT đã mạnh dạn ứng dung

CNTTT vào dạy học Ban giám hiệu các trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học Nhiều trường THPT đã trang bị hệ thống máy chiếu Projector hiện đại và các thiết bị nghe, nhìn tiên tiến Hàng năm, các trường đều cử một số giáo viên đi học tập nâng cao trình độ sử dụng các thiết bị thông tin Một số giáo viên đã chủ động tự tìm tịi, học hỏi để tự nâng cao trình độ của bản thân Sau một thời gian, kết quả thu được rất đáng kẻ Đội ngũ giáo viên biết sử dụng CNTT tại các trường THPT ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng Đây là cơ sở thuận lợi để các trường đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT

Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ chuyến tải lượng lớn thông tin đến hoc sinh, việc trao đồi thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn Các bài giảng điện tử được cấu trúc thành từng Slide trong đó có minh hoạ thêm hình ảnh sinh động: sự chuyển động của viên đạn khi bắn, chuyền động các bộ phận của súng khi bóp cị Các bài giảng có sự minh hoạ của những ví dụ thực tiễn, những thước phim tài liệu, tư liệu lịch sử là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, sinh động của bài giảng và gắn kết bài giảng với thực tiễn của lịch sử và hiện tại Qua đó giúp các em thêm u, q trọng những gì các em đang có và nâng cao hơn nữa ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống hào hùng của dân tộc Đây là hiệu quả mà phương pháp truyền thống không thẻ đạt được

Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học các giờ học có ứng dụng CNTT Đây là nguồn động viên, cô vũ tinh thần vô giá giúp các thầy cơ có thêm động lực nghề nghiệp để hồn thành tốt cơng việc của mình Hiện nay CNTT đã trở nên rất quen thuộc với các em học sinh, nhiều em đã

có thể sử dụng thành thạo các thao tác tin học Do đó, các em có nhu cầu được học

Trang 27

thức” đã thể hiện nhu cầu được học các giờ học có ứng dụng CNTT thì việc ứng dụng CNTT phái được đây mạnh hơn nữa

2.1.2 Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học và học phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh

* Về phía giáo viên:

- Một số giáo viên còn quen với cách dạy cũ: phương pháp dạy học truyền thống đã có từ rất lâu, bám rễ, ăn sâu trong nhận thức và hành động của giáo viên Việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải trải qua nhiều giai đoạn Do đó, muốn thay đổi phương pháp dạy học phải có những bước đi cụ thể cho từng thời kì Sự nơn nóng chạy theo thành tích là trở lực của quá trình đổi mới Đổi mới phương pháp đạy học phải xuất phát từ đổi mới trong tư duy và nhận thức cho giáo viên Trong thời gian đầu tiến hành đổi mới, đa số giáo viên đã có sự thích ứng tích cực Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên còn quen với cách dạy cũ Do rất nhiều yếu tố khác nhau: trình độ bản thân, điều kiện gia đình .nên bộ phận giáo viên này chưa thê tiếp bước cho quá trình đổi mới Muốn khắc phục hiện tượng này Bộ GD&ĐT cần có những chính sách, biện pháp tác động kịp thời để đưa bộ phận giáo viên này vào guồng quay của sự nghiệp đổi mới

- Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức: việc biên soạn một bài giảng điện tử đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị cơng phu, kĩ lưỡng Do vậy, một số giáo viên với suy nghĩ ngại việc nên chưa ứng dụng CNTT vào bài giảng của mình Đây là biểu hiện cho tỉnh thần nghề nghiệp chưa cao, đi ngược lại xu hướng phát triển của giáo dục

Trang 28

- Một số giáo viên khác chưa thật sự có gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT, chưa dám nghĩ, dám làm Trong bối cảnh cả nước đã tích cực ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học, nhưng biểu hiện trên của một bộ phận giáo viên cần phải phê bình nghiêm khắc và có biện pháp để giáo viên tự nâng cao

trình độ tin học

* Về phía học sinh

- Một số học sinh chưa thích nghỉ với phương pháp học hiện đại này, chỉ chủ động ngồi nghe, xem phim ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài

Quá trình ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học là một chặng đường lâu dài, tất yếu không tránh khỏi những hạn chế về nhiều phía.Việc một bộ phận học sinh chưa thích nghi được với phương pháp dạy học là điều đã được dự đốn, song cũng cần có những biện pháp giúp các em thích nghi dần với phương pháp dạy học mới này

- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc chép bài, không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ Phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải là người chủ động ghi chép bài, xử lí thông tin,

lựa chọn thông tin chính của bài học nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo cho

học sinh Do mới áp dụng, học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, do đó, giáo viên phải hướng dẫn, chỉ bảo các em những điểm cần chú ý ghi chép Qua thời gian, mức độ hướng dẫn của giáo viên sẽ giảm dẫn

CHƯƠNG 3

MộT Vài PHƯƠNG PHáP ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN VàO DạY HọC PHằN Kĩ THUẬậT CHIếN ĐấU Bộ BINH ở CHƯƠNG TRìNH THPT

Trang 29

Thư viện tư liệu: là kho thông tin cung cấp cho giáo viên những tư liệu cần thiết để thiết kế giáo án điện tử nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy

Xây dựng thư viện tư liệu cho phần kĩ thuật chiến đấu bộ binh là cơ sở cho việc đôi mới phương pháp dạy học mơn GDQP-AN có ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP-AN

Các tư liệu trong thư viện có thể được khai thác từ các nguồn sau:

- Khai thác thông tin, tranh ảnh, phim video từ mạng internet thông qua một số trang web uy tín: edu.vn; violet.vn, trong đó Violet.vn là trang web được nhiều giáo viên khai thác sử dụng

- Violet.vn là trang thông tin trực tuyến giúp giáo viên biên soạn giáo án, bài giảng điện tử

- Violet.vn có đầy đủ các chức năng dùng đề tạo các trang nội dung bài giảng như: nhập dữ liệu văn bản, các công thức toán học, các dữ liệu multimedia (ảnh, âm thanh, phim hoạt hình Flash ) sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh tạo các chuyển động và hiệu ứng, xử lí các tương tác với người dùng

- Violet cung cấp sẵn những mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và bài tập: bài trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh

- Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bản bài giảng ra thành một file exe hoặc file HTML chạy độc lập

Trang 30

-_ Khai thác tranh ảnh từ sách, báo, tài liệu, tạp chí: ví dụ SGK GDQP-AN lớp 11, báo Quân đội nhân dân Đây là những nguồn cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy

- Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mên, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ thông qua chức năng cung cấp thông tin của trung tâm tin học Bộ GD&ÐT 3.2 Xây dựng bài giảng điện tử

Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong các nhà trường với tư cách là phương tiện dạy học với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các quan điểm khác nhau Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, bài giảng điện tử là một hình thức sử dụng phổ biến hiện nay Bài giảng điện tử có thể được viết dưới bắt kì ngơn ngữ lập trình nào tuỳ vào trình độ CNTT của người viết hoặc dựa vào phần mềm trình diễn sẵn có như Frontpage, Publisher, Power Point, trong đó Power point là đơn giản nhất

Nhưng bài giảng điện tử hay giáo án điện tử là gì? Muốn soạn bài giảng điện tử phải bắt đầu từ đâu? Phải qua các bước nào? Cần những phần mềm gì?

3.2.1 Khái niệm bài giảng điện tử

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố do giáo viên điều khiến thông qua môi trường Multimedia do máy vi tính tạo ra

Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi chép mà đó là tồn bộ q trình dạy học, tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ đề thay thế “Bảng đen, phấn trắng” mà nó phải đóng vai trị định hướng trong tất cả các hoạt động trong lớp

Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông Trong môi trường multimedia thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics); hoạt hình (animation); ảnh chụp (image); âm thanh (audio) và phim video (video clip)

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch đạy học của giáo viên

Trang 31

chỉ tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc bài học Giáo án điện tử là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được một bài giảng điện tử

3.2.2 Qui trình thiết kế bài giáng điện tử

Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xác định rõ mục tiêu bài học

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức

- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thơng qua các hoạt động cụ thể

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện 3.2.2.1 Xác định mục tiêu bài học

Trong dạy học, hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài này học sinh đạt được cái gì? Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học Đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo, để tìm hiểu nội dung trong

bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục Trên cơ sở đó xác định cái đích cần đạt tới

của bài về kiến thức , kĩ năng, thái độ Đó là mục tiêu của bài

Trang 32

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức của mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài học có thể gắn Với VIỆC sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ

đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này thực sự cần thiết, tuy

nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản mà tác giả SGK đã dày công xây dựng

3.2.2.3 Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giáng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc Multimedia hố kiến thức được thực hiện qua các bước:

-_ Dữ liệu hoá thông tin kiến thức

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài

học Nguồn tư liệu này thường được lay từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ

internet hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia flash

- Chọn lựa các phần mềm đạy học có đùng đến trong bài học đề đặt liên kết - Xử lí các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thâm mĩ và ý đồ sư phạm

3.2.2.4 Xây dựng thư viện tư liệu

Trang 33

các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ô đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác

3.2.2.5 Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể

Sau khi có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần

mềm trình diễn thơng dụng đề tiến hành xây dựng giáo án điện tử

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể Dựa vào các hoạt động đó dé định ra các slide (trong Power Point) hoặc các trang trong Frontpage Sau đó, xây dựng nội dung cho các trang, tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh, ảnh, âm thanh, video clip

Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản Nên dùng một loại Front chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của nội dung cần trình bày

Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backruond) thống nhất trong

cac slide, han ché sir dụng màu quá chói hoặc quá tương phản nhau

Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tị mị khơng cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập mà cần chú ý làm nồi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thơng qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh Cái quan trọng là đối tượng trình diễn khơng chỉ để tương tác với máy vi tính mà chính nó là ở chỗ một cách hiệu quả sự tương tác thầy trò

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lí, logic lên các đối tượng trong bài giảng

Trang 34

3.2.2.6 Chạy thử chương trình, sửa chữa và hồn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện Kinh nghiệm cho thây không nên chạy thử từng phần

3.3 Da dang hoa phương pháp dạy học

Mỗi một phương pháp dạy học đều có những ưu điểm riêng, không có phương pháp nào được coi là tối ưu Do vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên sử dụng duy nhất một phương pháp nào đó, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học với nhau để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng phương pháp

CNTT được coi là giải pháp hữu hiệu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học Bên cạnh việc ứng dụng CNTT, giáo viên cần đa dạng hoá phương pháp dạy học Từ đó nâng cao hiệu quả của mỗi giờ học và cao hơn nữa là tìm ra một phương pháp dạy học mới đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục

3.4 Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập

Phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT là phương pháp mới, chứa đựng nhiều điều mới lạ, khác biệt với các phương pháp khác Do đó, học sinh khơng khỏi bỡ ngỡ Giáo viên phải là người hướng dẫn các em thích nghỉ dần với phương pháp mới nhằm đạt đến mục tiêu đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức và sáng tạo Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng nhiều cách khác nhau:

- Trong giờ học: hướng dẫn học sinh ghi chép bài, đưa ra các câu hỏi về bài học, tổ chức Xemina xung quanh chủ đề của bài học

- Cung cấp cho học sinh một số nguồn tìm kiếm thông tin, các trang web, báo, tạp chí ví dụ: Violet.vn, edu.vn, dân trí và yêu cầu các em tìm hiểu

3.5 Vận dụng phần mềm bắn tập MBT-03 vào kiểm tra bắn súng AK, CKC đối với học sinh

Thiết bị MBT-03 là kết quả nghiên cứu của Khoa Vũ khí- Học viện Kỹ thuật Quân sự ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ xử lý ảnh, công nghệ tin học để

đạt được những tính năng chuyên nghiệp vượt trội phục vụ rất hiệu quả cho công

Trang 35

binh MBT- 03 đã được Bộ Tổng Tham mưu trang bị cho các Nhà trường Quân đội, được Bộ GD&ĐÐT quyết định sử dụng chính thức làm nhiệm vụ GDQP-AN cho học sinh, sinh viên tại các Trung tâm GDQP, các Trường Đại học, Cao đăng, Trung học chuyên nghiệp và THPT

Hiện nay thiết bị MBT-03 đã có những cải tiến đáng kế nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng (có thê bắn hai bệ đồng thời trên một thiết bị, thiết kế riêng máy tính chuyên dùng BRAIN-09 dùng chung được cho cả

MBT-03 và SN-K54 )

3.5.1 Tính năng, cơng dụng của thiết bị bắn tập súng bộ binh MBT-03 Thiết bị bắn tập MBT-03 được nối ghép với máy tính, sử dụng kỹ thuật mô phỏng dùng để luyện tập và đánh giá kết quả bắn tập súng tiểu liên AK bài 1 Thiết bị bắn tập MBT-03 đạt được một số tính năng sau:

> Luyện tập và kiểm tra kết quả bắn đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao ở cự ly thực (100m) hoặc các cự ly thu gọn

> Trong quá trình ngắm bắn, màn hình máy tính thể hiện đường rê súng Khi bóp cị, vết đạn lưu lại trên mặt bia kèm theo tiếng nỗ mô phỏng

> May tinh tu tinh diém, doc két quả ra loa, lưu trữ và in ra may in

> Độ phân giải hiển thị cao: sai số không vượt quá Iem trên bia cự ly 100m > Tư thế, động tác, yếu lĩnh bắn sát thực tế

> Lực tay cị hồn tồn như thật

> Tương thích với hệ điều hành Windows XP và Windows Vista

> Khối lượng gá thêm trên súng 200 gam (ảnh hưởng nhỏ hơn việc lắp lưỡi lê lên súng)

> Luyện tập được trong mọi điều kiện khí hậu và thời tiết 3.5.2 Nguyên lý làm việc

Trang 36

quy không, hiệu chuẩn thiết bị do giáo viên có đủ trình độ bắn súng thực hiện Việc quy không thiết bị tương đương với quy trình hiệu chỉnh súng bằng bắn đạn thật

Trong quá trình thao tác rê súng ngắm bắn, ảnh của khu vực mục tiêu liên tục được hiển thị trên màn hình máy tính Do vị trí trục nòng súng thay đổi nên vị trí ảnh của bia so với điểm dấu trên màn hình máy tính cũng thay đôi theo Nếu mặt súng bị nghiêng, ảnh của bia cũng bị nghiêng theo (mặt súng nghiêng sang phải thì ảnh bia sẽ nghiêng sang trái và ngược lại) Tại thời điểm phát hoả, cảm biến cị phát tín hiệu để máy tính lưu lại ảnh chụp khu vực mục tiêu Phần mềm máy tính sẽ nhận biết vị trí và độ nghiêng của bia thông qua hai điểm dấu hình chữ nhật đối xứng trên bia làm cơ sở xác định toạ độ điểm chạm của đạn và tính điểm

3.5.3 Triến khai thiết bị bắn tập MBT-03 model SH2/QH

Việc triển khai sử dụng lần đầu khi mới nhận thiết bị được tiến hành như

sau:

3.5.3.1 Chuan bi - Chuan bi sing

Chon súng khơng có khâu lắp lê, sau đó tiến hành lắp các chỉ tiết giảm chấn cao su lên súng

Giảm chắn trước Giảm chắn sau

Hình 4

Chỉ tiết giảm chấn (hình 4) nhằm giảm phần lớn tải trọng xung gây ra do thói quen kéo và thả khố nịng q mạnh không cần thiết của người sử dụng để đảm bảo tuổi thọ của camera Đề lắp chỉ tiết giảm chấn lên súng cần thực hiện theo thứ

tự:

+ Tháo nắp hộp khố nịng, lị xo đây về, bệ khóa nòng + Lắp chỉ tiết giảm chắn trước (hình 5)

+ Lắp bệ khóa nịng

Trang 37

+ Kiểm tra sự làm việc bình thường của cị súng Nếu bóp cị mà búa không đập, cần tháo chỉ tiết giảm chắn trước gọt bớt cho phù hợp Trường hợp gá lên súng tiểu liên AKM (có lẫy giảm tốc độ bắn), cần gọt vát cạnh của chỉ tiết giảm chắn sau ứng với vị trí mà lẫy giảm tốc độ bắn tỳ vào

Giảm chắn trước Giảm chắn sau

- Chuan bi may tinh

Hình 5: Lap giam chan truéc Hình 6: Lắp giảm chắn sau

Máy tính dùng cho thiệt bị là máy đê bàn hoặc máy tính xách tay của đơn vị Cấu hình và các phần mềm cần có sẵn trên máy đã được giới thiệu ở phần 2 Với máy tinh dé bàn yêu cầu bắt buộc phải tiếp mat

- Chuan bi bia

Dung bia ma đơn vị thường xuyên luyện tập, sau đó tiến hành gá đặt các điểm dấu lên các bia này Việc gá đặt các điểm dấu lên bia số 4, 7 và 8 được tiến hành

- Lắp hai điểm dấu chắc chắn lên thanh kẹp điểm dấu (hình 7) bằng các bulong như nhau theo trình tự sau:

Hình 7

và đai ốc 4 có trong túi phụ tùng

- Lay hình người trong bia làm chuẩn, xác định tâm bia (với bia số 4, tâm bia sẽ trùng với tâm vòng 10, nhưng trong trường hợp bia số 7 và số 8 tâm bia sẽ không trùng với tâm vịng 10) Sau đó dùng 2 vịng ơm và các vít gỗ trong túi phụ tùng để tiến hành kẹp thanh chứa điểm dấu lên bia sao cho tâm của thanh chứa điểm dấu trùng với tâm bia vừa xác định (mặt có vịng xuyến màu đen của điểm dấu quay ra phía trước mặt bia) Sau khi gá đặt điểm dấu lên bia xong phải kiểm tra để đảm bảo rằng hai điểm dấu nằm đối xứng so với trục đọc đi qua tâm bia

Khi cắm bia yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa các bia phải lớn hơn 1,5m (hình

8)

Điểm dấu - thanh kẹp

37

Trang 38

Nếu bắn ở cự ly thu gọn 50m thì sẽ dùng bia thu gọn (được cấp kèm theo thiết bị) Với bia thu gọn, điểm dấu đã được in sẵn lên mặt bia

3.5.3.2 Cài đặt, nối ghép các cụm và khối chính của thiết bị Bước 1: Lắp sơ bộ cụm camera lên súng (hình 9)

Tháo dây buộc cụm thiết bị trên súng, dùng chìa vặn 6 cạnh tháo 2 vịng ơm của khối chữ V Lắp cụm camera lên súng thông qua mối liên kết chữ V Đẩy camera lên phía trước hết cỡ sau đó kéo về sau khoảng 3mm Xoay camera sao cho mau dẫn hướng que thông nòng nằm cân đối trong rãnh khối chữ V Vặn đều 4 vít liên kết vịng ôm theo thứ tự chéo nhau, chú ý chưa siết chặt

Hình 9

Bước 2: Lắp sơ bộ hộp cị lên súng (hình 10)

Nới núm vặn má kẹp hộp cò sao cho hai má kẹp mở rộng vừa đủ đề lồng qua khung cò Khi lồng má kẹp hộp cò vào khung cò cần chú ý để cần cò vào phía lưng tay cị khoảng 35mm Siết chặt núm vặn để kẹp chặt hộp cò vào khung cò Kiểm tra độ chắc chắn bằng cách một tay giữ súng, một tay lắc hộp cò theo các phía ngang và dọc súng Sau đó căm giắc của hộp cò vào cụm camera

Trang 39

Bước 3: Cắm giắc từ khối thiết bị trên súng sang thiết bị nối ghép Xoay giấc cắm của dây cáp tín hiệu cụm thiết bị trên súng sao cho khe định vị trên giắc tương ứng với gờ định vị trên bệ giắc của thiết bị nối ghép Cắm giắc vào

bệ giắc rồi vặn ren thuận chiều kim đồng cho đến khi chặt tay thì dừng lại Tiến

hành lần lượt cho từng súng (hình I1)

Cắm giắc tín hiệu của loa ngoài vào lỗ Loa trên thiết bị nối ghép Bật nguồn cho loa ngoài

Bước 4: Cài đặt phần mềm bắn tập MBT-03(2009)

Khởi động máy tính, đưa đĩa CD cài đặt đi kèm thiết bị vào ô đĩa CD của máy tính Lần lượt tiến hành cài đặt các file sau:

- file “Cai đat thu vien 1.exe” trong thư mục Cai dat MBT03(2009): kích đúp vào file này -> kich Next -> chon “I Agree” -> kích Next -> kích Finish

— #

sou ogee mai tl METI on poco

Eee

Installation Complete b2 Confirm instalation 8 NTO ten mech

Chek he A Th dlr lei METIS ry camp Chk Nef tate tian

Peer Winds Upc I mycicaustahe NET Fs, = Ca Ge)

Hinh 12

Khi hoàn thành việc cài đặt tất cả các file ở trên, khởi động lại máy tính

Trước khi chạy chương trình phần mềm bắn tập, cần thiết lập chế độ làm việc cho phần mềm bắn tập bằng cách: kích phải chuột lên màn hình nền, chọn “Properties” Trên cửa số “Display Properties” vừa xuất hiện, chọn tab “Settings” Trong 6 “Screen resolution” phia dudi bén trái hộp thoại, kéo thanh

Trang 40

trượt đặt độ phân giải màn hình ở giá trị 1024 by 768 pixels Kích nút lệnh “Apply”

rồi “OK” (hình 13)

Hình 13

Chạy chương tR -ên màn hình nền

Bước 5: Nố | % ¡y tính

- Cắm dây audio rên máy tính (cắm vào đường ra của

tín hiệu âm thanh trên máy tính)

- Cắm 3 dây USB trên thiết bị nối ghép vào các công USB của máy tính được thực hiện như sau (cho lần đầu tiên thực hiện, các lần sau chỉ cần nhớ vị trí cơng USB nào trên máy tính nối với bệ 1, công nào nối với bệ 2 là được): lần lượt cắm 3 dây này vào 3 cơng USB cịn trống trên máy tính với chú ý 2 dây USB có đường kính to hơn phải được cắm trên các công USB khác bus nhau- điều này bắt buộc phải được tuân thủ để cho thiết bị làm việc đúng

_ Cum cổng USB phía dưới (căm dây tín hiệu camera súng 2)

Dây tín hiệu cị Dây tín hiệu

âm thanh

Hình 14 Ví dụ về cắm dây USB của thiết bị nối ghép

vào máy tính đê bàn

Ngày đăng: 29/09/2014, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w