1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ổn định đặc tính không hột của hai dòng quýt đường không hột ở giai đoạn cây ba năm tuổi tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long

74 421 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 21,42 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRAN THANH SANG

SỰ SINH TRƯỞNG, ĐẶC TINH HiNH THAI THUC VAT VA SỰ

ON DINH DAC TINH KHONG HOT CUA QUYT DUONG KHONG HOT O GIAI DOAN CAY BA NAM TUOI

TAI THANH PHO VINH LONG,

TINH VINH LONG

LUẬN VĂN TĨT NGHIỆP KỸ SƯ NƠNG HỌC

Cần Thơ, 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HOC CAN THO

KHOA NONG NGHIEP VA SINH HOC UNG DUNG

LUAN VAN TOT NGHIEP KY SU NONG HOC

Tén dé tai:

SỰ SINH TRƯỞNG, ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI THỰC VẬT VÀ SỰ ÔN ĐỊNH ĐẶC TINH KHONG HOT CUA QUYT DUONG

KHONG HOT O GIAI DOAN CAY BA NAM TUOI

TAI THANH PHO VINH LONG, TINH VINH LONG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Nguyễn Bá Phú Trần Thanh Sang

MSSV: 3093205 Lớp: TT0919A1

Cần Thơ, 2012

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

“Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ốn định đặc tính khơng hột của hai dịng quýt Đường không hột ở giai đoạn cây ba năm tuổi

tại thành phố Vĩnh Long, tính Vĩnh Long” Do sinh viên Trần Thanh Sang thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hướng dẫn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

“Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ồn định đặc tính khơng hột của hai dịng qt Đường khơng hột ở giai đoạn cây ba năm tuổi

tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”

Do sinh viên Trần Thanh Sang thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng

Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp . - ¿+ 222222 2222xxs52

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 Thành viên Hội đồng

DUYỆT KHOA

Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ luận văn nào trước đây

Tác giả luận văn

Trần Thanh Sang

Trang 6

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và Tên: Trần Thanh Sang Giới tính: Nam Ngày sinh: 20/05/1988 Dân tộc: Kinh

Số điện thoại: 01679715551

Quê quán: Âp Hứu Thời, xã Biển Bạch Đơng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Ngày vào Đoàn: 20/11/2009 Họ và tên Cha: Trần Văn Chiến

Họ và tên Mẹ: Nguyễn Thị Bảy

Họ và tên anh, chị, em:

- Tran Van Thang

- Trần Thị Tú

- Trần Thiên Dân Quá trình học tập:

- 2005 — 2007: Học tại trường trung học phố thông An Minh, huyện An

Minh, tỉnh Kiên Giang

- 2009 — 2013: Học tại trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2, phường

Xuan Khanh, quan Ninh Kiéu, thành phố Cần Thơ

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,

Cha, mẹ đã suốt đời tận tuy vì sự nghiệp và tương lai của con Các anh chị và e trai đã tin tưởng và luôn luôn ủng hộ tôi trong suốt những năm tháng theo đuổi con đường học vấn của tơi

Thành kính biết ơn,

Thầy Nguyễn Bá Phú, người đã tận tình hướng dẫn, ln luôn giúp đỡ và động

viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn

Chân thành biết ơn,

Cô cố vấn học tập Trần Thị Thanh Thủy và Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường Anh La Hoàng Châu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và viết luận văn Cùng các anh chị ở Trại Giống Cây ăn trái Vĩnh Long, đặc biệt là anh Hậu đã tận tình giúp đỡ tôi

trong việc thu thập số liệu

Xin cảm ơn,

Cac ban Nguyén Thi Phuong Nga, Tran Thi S6 Col The, Truong Minh Thién ,

Lê Minh Tiến, Ngô Thị Bình, Trần Thị Mỹ Hương, Dương Thị Xuân Mai Đã cùng

tôi chia sẻ vui buồn, luôn luôn bên tôi trong mọi khó khăn và giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp

Thân gởi,

Trang 8

TRÀN THANH SANG, 2012 “Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ồn

định đặc tính khơng hột của quýt Đường không hột ở giai đoạn ba năm tuổi tại Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” Luận văn tốt nghiệp Đại Học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ 43 trang

TÓM LƯỢC

Đề tài “Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ổn định đặc tính khơng hột của quýt Đường không hột ở giai đoạn ba năm tuổi tại Thành phó Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” với mục tiêu đánh giá: (¡) khả năng sinh trưởng, (¡¡) đặc tính hình thái thực vật và (iii) su ồn định đặc tính khơng hột của qt Đường khơng hột

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 3 nghiệm thức

với 16 lần lăp lại, mỗi lần lăp lại là 1 cây và được tháp trên gốc cam Mật Các thí

nghiệm gồm: dòng quýt Đường không hột số 1 (nghiệm thức 1), dịng qt Đường

khơng hột số 2 (nghiệm thức 2) và giống quýt Đường có hột làm đối chứng (nghiệm

thức 3) Sự sinh trưởng được ghi nhận 3 tháng/lần, khảo sát các đặc tính đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, chiều cao cây, chiều rộng tán và tỷ lệ thân tháp/gốc tháp Các đặc tính hình thái thực vật khảo sát dựa trên mô tả của IPGRI (1999)

Kết quá khảo sát cho thấy, sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật là

không khác biệt nhau giữa hai dòng quýt Đường không hột và quýt Đường có hột Đặc điểm tiêu noãn “phát triển muộn” và đặc tính hồn tồn khơng hột của hai dòng quýt Đường vẫn được duy trì ồn định qua thế hệ tháp ở giai đoạn cây ba năm tuổi

Trang 9

MỤC LỤC

Chương Nội Dung Trang

U00 ốố Z 11

Tiểu sử cá nhân . -222¿+22VV+2++222211111122221111112222211111.202.11121.1.111 ve iv

CAM 8 eee V Tóm lược Mục lục Danh sách bang Danh sách hình

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2- 2: ©22£2+22E+£+2ESz+Exzcrez 2

1.1 Nguồn gốc và phân loại cây cam quýt -.-: -¿©c¿+2c+++2cxersrxeesrx 2 1.1.1 Nguồn gốc và phân bố 2¿©2+¿+2+++22E++tEExtSEEAertrxrrsrkersrs 2

ID N0 v:daẦẦŨŨẦŨẦ 2

1.2 Sự sinh trưởng và phát triển cây Cam quýt ¿©sc+csc+cse+cse+ 3

1.2.1 Sự Sinh trưởng và phát triển

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển

1.3 Đặc tính hình thái của Cam quýt và cây Quýt Đường

1.3.1 Đặc tính rễ -Sk L< HE 1 111111181111 211111 1151111111122 7

1.3.2 Đặc tính thân cành - ¿- ¿c2 E211 2111 112112811 114211111151 1111 2 e2 7 =6? a0 nh 8 1.3.4 Dac tinh h0d wee ccccccseeseeseeeeseeseeecseeeeeeeteeeceecseeeeeesseecteeesteeeeeeeeeaee 9 1.3.5 Đặc tính trái

1.3.6 Đặc tính hột

1.4 _ Hiện tượng trinh quả sinh 10

1.5 Hiện tượng bất dung hợp trên cam quýt

1.6 Hiện tượng bất dục giao tử trên cam quýt -¿- cc2cxs+ecxse+cxee 12 1.7 Tam bội trên cam QUÝ ó6 6c k SE EkSvkk St HT Hnnrnưyn 12 18 Cấu tạo bầu noãn, tiểu noãn, sự sinh sản túi phôi - ‹ + 13 1.8.1 Cấu tạo bầu noãn và tiểu noãn 2-52 sec cEEeEEEerEkerkrerrvee 13 1.8.2 Sự sinh sản túi phÔI . 6 ¿6kg gườ 15 1.9 Quá trình thụ phấn, thụ tỉnh và tạo trái trên cam quýt - 16

1.9.1 Quá trình thụ phấn .2-22¿©22Z+222+z2EExettrxeerrkerrxee 16

Trang 10

1.9.2 Quá trình thụ tĩnh eee «5< 1k HH HH it 16

1.9.3 SU ẽš A4 17

1.10 Nhân giống vơ tính cam qt bằng phương pháp tháp - 17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP - 2222225222222 19 2.1 Phương tiện thí nghiệm . - - + + + + +SSt**++zzkekekrkrkerrree 19

2.1.1 Địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.2 Phuong phap 19 2.2.1 Bồ trí thí nghiệm

2.2.2 Kỹ thuật canh tác . - ch TT TH HT n Hàn HH nh Hư 19

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi . 5¿- 22c 2x22 cEtrrrrrerrree 20 2.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng 222+222++++222++rtttrxxrrrrrxrrrrrrrree 20

2.2.3.2 Đặc tính hình thái thực vật - ¿5:22 S* +2 St + sEsrsreerrsee 21

2.2.3.3 Sự ơn định đặc tính khơng hột -.-: ¿- 5c¿+25xceccxzcccsee 22

2.2.4 Xử lý số liệu, thống kê CHƯƠNG 3: KÉT QUÁ THẢO LUẬN

3.1 Sự sinh trưởng quýt Đường không hột

3.1.1 Đường kính gốc tháp - + ©+e+2E++tSEEEeSEEEtErkrrrrkrrrrkee 3.1.2 Đường kính thân tháp - «+ khen 25

3.1.3 Tỉ số thân tháp/gốc tháp -¿+¿+22+++2cxetSEkersrkersrkkesrrs 26 3.1.4 Chiều cao cây cc 22c E12 211 22122111011 1x eerree 27

3.1.5 Đường kính tán .- -ccĂ St nnhhhHhHh re 28

3.2 Các đặc tính thực vật của quýt Đường không hột 3.2.1 Đặc tính cây và thân cành 3.2.2 Các đặc tính lá 3.2.3 Các đặc tính hoa SG S111 12111 11 11911 111 1 H11 vn nh key 33 3.2.4 Đặc tính trái cu 36 3.3 Sự ơn định của tính trạng không hột quýt Đường không hột 4I

3.3.1 Sự hiện diện của CHOU noãn ¿Set EE E111 EExcrtree 4I

3.3.2 Sự ồn định của tính trạng khơng hột của các dòng quýt Đường khơng

U ƠƠƠƠƠƠƠỒƠ 42

Trang 11

CHƯƠNG 4: KÉT LUẬN ĐÈ NGHỊ, 222 ©222222xcc2ExerSrkersrkrrrrrrree 43 (na ẽ.ẽẽ 43 4.2 ĐềngHhị 22c 221112211 2211221122211 12211 1e 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-5 SE SEE9EEEEXE2E1197112111711111111 111111 1xe, 44 ›i009:009) c0 54

Trang 12

DANH SÁCH BẢNG Bảng 11 3.1 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 Tựa bảng

Hàm lượng dưỡng chất có trong lá 4 — 10 tháng tuổi „ Đặc tính định tính cây của quýt Đường không hột tại Thành phô Vinh Long, tinh Vinh Long, 2012

Đặc tính lá của quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Kích thước, số túi dầu và số gân phụ của lá quýt Đường không hột

tại Thành Phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đặc tính hoa của quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đặc tính định lượng về hoa quýt Đường không hột tại Thành Phó Vinh Long, tinh Vinh Long, 2012

Đặc tính về nhị hoa quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh

Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đặc tính định lượng của hoa quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đặc tính hình thái của qt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Kích thước và tỷ số cao/rộng trái của quýt Đường không hột tại

Thành Phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Mặt cắt ngang trái chín của qt Đường khơng hột tại Thành Phố Vinh Long, tinh Vinh Long, 2012

Đặc tinh định lượng trái của quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đặc tính định lượng độ Brix, pH và vitamin C của trái quýt Đường không hột tại Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Số hột/trái của quýt Đường không hột tại Thành Phó Vĩnh Long,

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 1.2 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 Tựa hình

Sự phát sinh đại bào tử (Jackson và Gmitter, 1997) Sự phát triển túi phôi (Jackson và Gmitter, 1997)

Hột chắc và hột lép của quýt Đường tại Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đường kính gốc tháp (mm) của quýt Đường không hột theo thời gian tại Thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Đường kính thân tháp (mm) của quýt Đường không hột theo thời gian tại Thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Khả năng tiếp hợp của quýt Đường không hột theo thời gian tại Thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Tỷ số thân tháp/gốc tháp của quýt Đường không hột theo thời gian tại Thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Chiều cao cây (cm) của quýt Đường không hột theo thời gian tại Thanh pho Vinh Long, tinh Vinh Long, 2012

Đường kính tán (cm) của quýt Đường không hột theo thời gian tai Thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Dạng lá (%) của quýt Đường không hột tại Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Hai mặt của lá quýt Đường không hột tại Thành phố Vinh Long, tinh Vinh Long, 2012

Hình dạng trái của quýt Đường không hột tại Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Mặt cắt ngang trái của quýt Đường không hột tại Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Phâu diện cắt ngang quýt Đường không hột tại Thành phố Vĩnh

Trang 14

MỞ ĐẢU

Cam quýt (Citrus) là một trong những nông sản quan trọng trên thế giới

(Golein vd ctv., 2005) Vai tro chủ yếu là cung cấp một lượng lớn vitamin dỗi đào

cần thiết cho sức khỏe con người, là loại trái đẹp mắt được sử dụng trong các tục lệ

truyền thống xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đặc điểm không hột là đặc điểm quý của cam quýt và là đặc điểm quan trọng chính yếu cho nền sản xuất nước ép Tạo ra trái không hột trên cây cam quýt là một vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao

Tại đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cần

Thơ đã phát hiện hai cá thể quýt Đường không hột tại Lai Vung, Đồng Tháp

Nguyên nhân không hột là do tiểu noãn “phát triển muộn” lúc hoa nở (Nguyễn Bá

Phú và Nguyễn Bảo Vệ, 2012a) Tuy nhiên, dé phát triển giống quýt mới này cần

phải tìm hiểu khả năng sinh trưởng và sự ổn định các đặc tính của nó ở thế hệ nhân

giống vơ tính tiếp theo

Chính vi thé, đề tài: “Sự sinh trưởng, đặc tính hình thái thực vật và sự ổn định

đặc tính khơng hột của qt Đường không hột ở giai đoạn cay ba nam tuổi tại thành

phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” được tiễn hành nhằm mục tiêu đánh giá: (ï) kha

năng sinh trưởng, (1) đặc tính hình thái thực vật và (iii) su ổn định đặc tính khơng

Trang 15

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUON GOC VA PHAN LOAI CAY CAM QUYT 1.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Cam quýt là tên gọi chung cho nhóm cây ăn trái có múi Trong nhân dân ta nhóm cây ăn quả có múi thường được chia thành 4 nhóm nhỏ thông dụng là: cam, chanh, quýt, bưởi (Đường Hồng Dật, 2000)

Một số loài cam quýt có nguồn gốc từ Đơng Nam Á Châu, trong đó sự phát sinh của một vài loài cam quýt cũng như những loài cùng họ được phân bố từ biên giới Đông Bắc của Ấn Độ qua Miến Điện và một vài vùng phía Nam của đảo Hải Nam Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), quýt (mandarin, tangerine) được trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản rất sớm Cây quýt đầu tiên được mang đến nước Anh vào năm 1805 và được trồng phổ biến nơi đây đến vùng Địa Trung Hải

Theo Vũ Công Hậu (2000), thời gian cây quýt Đường được trồng ở Việt Nam

không thể xác định được Đường Hồng Dật (2000) cho rằng nhiều tác giả đã nhận

định nguồn gốc của quýt King (Cirws nobilis) là ở Việt Nam, thực tế nước ta từ khắp các địa phương từ Lào Cai đến Cà Mau và từ Quảng Ninh đến Lai Châu ở đâu cũng có trồng quýt

1.1.2 Phân loại

Các loài cam quýt đều thuộc họ thực vật Rutaceae (ho cam) họ phụ

Aurantoideae (họ phụ cam, quýt) Việc phân loại cam quýt thường gặp khó khăn do khả năng thích nghi mạnh của cam quýt và việc lại tạo, chọn lọc của con người ngày càng tạo ra nhiều giống mới (Nguyễn Thị Ngọc Ấn, 1999)

Groppo vd ctv (2008) cho rang ho Rutaceae c6 160 gidng va 1.900 loài, quan trong nhat 1a chi Citrus

Trang 16

Theo Nguyễn Hữu Đống và cứ (2003), cam quýt có nhiều chủng loại, nằm trong ho Rutaceae, ho phụ Auranfioideae thuộc bộ Rurales Họ phụ này có đến 250 lồi, được chia ra nhiều chỉ và chi phụ Trong đó phố biến nhất là chi cam quýt (Citrus), chi cam 3 14 (Poncirus) va chỉ quất (Fontunella)

Theo hé thống phân loại hiện đại, Citrus được chia làm 3 loai: Citron (Citrus medica), quýt (Cirus reficulafa), và bưởi (Citrus grandis hay Citrus maxima) (Rodrigo va Zacarias, 2006; Nicolosi, 2007)

1.2 SU SINH TRUONG VA PHAT TRIEN CAY CAM QUYT

1.2.1 Sự sinh trướng và phát triển

Thực vật từ khi sinh ra, trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển, kết thúc bằng chết tự nhiên Ở thưc vật có hoa, q trình sinh trưởng và phát triển bắt đầu từ hạt náy mầm và tiếp theo là hàng loạt các quá trình phát sinh hình thái, sinh lý, sinh hố Thường thì sinh trưởng được gọi là quá trình tăng trưởng khơng thuận nghịch của kích thước thể tích, khối lượng kèm theo sự tạo mới các thành phan cấu trúc cơ thể thực vật Phát triển là sự biến đổi về chất trong cấu trúc, chức năng của cơ thé va từng bộ phận trong quá trình sống Sinh trưởng và phát triển là hai khái niệm độc lập nhưng luôn tồn tại song song và quan hệ mật thiết với nhau

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển

Yếu tố khí hậu là yếu tố quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, cam quýt thường được trồng trải dài từ 45 vĩ độ Nam đến 35 vĩ độ Bắc Phần lớn các loài cam quýt hàng hoá được trồng trong các vùng khí hậu Á nhiệt đới có độ cao dưới mực nước biển là 760 m Ở xích đạo, cam quýt không thể phát triển tốt ở độ cao trên 2000 m Khí hậu ôn hoà kết hợp với đất đai màu mỡ, thoát thuỷ tốt cây phát triển mạnh mẽ và có tuổi thọ cao

* Nhiệt độ

Trang 17

Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất trái và sự phát triển của trái Thường thì

nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt, nhưng khả năng cất giữ kém và màu sắc

trái chín khơng đẹp vì ở nhiệt độ thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn

Ngồi ra, nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến môi trường rễ, khoảng 25 - 26°C là

nhiệt độ tối hảo để rễ cây hút chất đạm tốt nhất Theo Hoàng Ngọc Thuận (1995),

nhiệt độ đất và khơng khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam quýt trong phát lộc và sinh cành mới

* Ảnh sáng

Cam quýt là loại cây khơng thích ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng quá cao

sẽ làm nám trái, mất nước nhiều, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn Nguyễn

Bảo Vệ và Lê Thanh phong (2004), cho rằng cường độ ánh sáng thích hợp là khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương khoảng 8 giờ sáng và 16 - 17 giờ chiều trong ngày mùa hè) Cây trồng ngoài sáng chiều dài lóng ngắn hơn cây trồng trong

mát, nhưng lượng chất khô nhiều hơn (Lê Hữu Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)

Ngoài ra, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự quang hợp, tổng hợp diệp lục, ảnh

hưởng đến sự đóng mở của khí khẩu, thành lập sắc tố, thoát hơi nước và sự vận

động của dòng nguyên sinh chất, dãn dài tế bào của cây

* Nước và độ ấm

Cam quýt rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước Ở vùng đất thấp, mức thuỷ cấp cao khơng thốt nước kịp trong mùa mưa sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng úa và cây chết Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) thì trong kỹ thuật trồng cam quýt, việc cung cấp nước có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa của cây Chính vì vậy, người dân đồng bằng sông Cửu Long thường áp dụng việc xiết nước vào mùa khô và cung cấp nước cho cây dé cay ra hoa tập trung, có thé rai vụ trong năm Do đó, cần có biện pháp giữ ẩm ở mặt líp để hạn chế của việc thiếu nước và rễ mọc sâu dần đề tìm nước Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), cần lưu

ý phẩm chất nước tưới, không nên dùng nước phèn, mặn để tưới cho cây cam quýt

vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây (hàm lượng NaC1/I <1,5g và Mg

Trang 18

Vũ lượng cần cho cam quýt ít nhất 875 mm trong điều kiện không tưới nước Yêu cầu âm độ khơng khí khoảng 75% vì âm độ cao hơn sẽ làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) Theo Nguyễn Thị Ngọc

Ấn (1999), ở Việt Nam âm độ khí trời ln luôn cao là một điểm thuận lợi cho các

họ cam quýt mọc nhanh nhờ giảm bớt thoát nước Âm độ cao cũng làm khí quyên hấp thụ nhiều tia tử ngoại hơn cho nên trái cây chín cũng ít tươi thắm hơn và âm độ quá cao, nhiệt độ cao cũng sẽ làm cho trái có nhiều múi phông lên, phẩm chất kém * Gió

Gió cũng là một trong những nhân tố giúp cây thụ phấn trong mùa hoa nở, nhưng gió cũng là một trong những nguyên nhân gây đỗ ngã cho cây Chính vì vậy, ta cần phải bố trí trồng cây chắn gió cho cây thích hợp Tốc độ gió vừa phải có ảnh

hưởng tốt đến việc lưu thơng khơng khí, điều hịa độ âm, giảm sâu bệnh hại, cây

sinh trưởng tốt Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây (Hồng Ngọc Thuận, 1995)

* Đất

Độ pH tốt cho cam quýt nằm trong khoảng 4 - 8, tốt nhất là 5,5 - 6,5 (Nguyễn

Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) Đặc biệt cây mẫn cảm xấu với muối B, muối

Carbonate và NaCIl Trong điều kiện tiên quyết khi chọn đất canh tác cho cam quýt

đòi hỏi có tầng canh tác dày (ít nhất 0,5m), thuỷ lợi thốt tốt vì bộ rễ cam quýt ăn

cạn gần lớp mặt và yếu

Đất tốt nhất trồng cam quýt là đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt và thơng thống khí vì rễ cây cam quýt cần nhiều oxy trong đất sẽ giúp cây có điều kiện

thuận lợi để phát triển

* Dinh dưỡng

Trang 19

Do chức năng của P trong sinh trưởng và biến đưỡng của cây, thiếu P các quá trình biến đưỡng, kể cả sự phan cat va su dan của tế bào, sự hô hấp và quang hợp đều giảm (Terry và Ulrich, 1973) Nhu cầu K tối hảo cho sự sinh trưởng chiếm 2 - 5% trọng lượng khô của các bộ phận sinh dưỡng, trái tươi và củ (Nguyễn Bảo Vệ và

Nguyễn Huy Tài, 2004) Trong điều kiện thiếu KỶ nghiêm trọng thì lá, thân bị vàng

úa (chlorosis), hoại tử, lignin hoá của các bó mạch bị giảm và vì vậy cây thiếu K dễ

bị đồ ngã

Theo Vũ Công Hậu (1999), nhiều chất vi lượng Zn, Cu, Mn, Ca cần cho cam quýt nhiều hơn là các loại cây khác cần Riêng Ca, S hàm lượng không thiếu do thường trong đất có đầy đủ Tắt nhiên, NPK đều rất cần thiết nhưng với hàm lượng khác nhau Muốn bón phân hợp lý cho cam quýt thì phải phân tích, chuẩn đốn dinh dưỡng lá rồi tuỳ theo tính chất đất và tuổi cây mà bón phân hợp li

Bảng 1 Hàm lượng dưỡng chất thích hợp có trong lá 4 - 10 tháng tuổi

Hàm lượng

STT Dưỡng chât - -

% Chât khô ppm Chât khô

1 N 2,2 - 2,7 - 2 0,12 - 0,8 - 3 K 1,0 - 1,7 - 4 Ca 3,0 - 6,0 - 5 Mg 0,3 - 0,6 - 6 Ss 0,2 - 0,3 - 7 Na 0,01 - 0,15 - 8 B - 50 - 200 9 Cu - 5,1- 15 10 Fe - 60 - 150 11 Mn - 25 - 100 12 Mo - 0,1 -3 13 Zn - 25 - 100

Trang 20

1.3 ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI CỦA CAM QUÝT VÀ CÂY QUÝT ĐƯỜNG 1.3.1 Đặc tính rễ

Rễ cam quýt thuộc loại rễ nắm (Micorhiza) Theo Trần Thế Tục vd ctv.,

(1998), rễ cam quýt hút tập trung ở tầng sâu 10 - 25 cm, rễ hoạt động mạnh thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém Độ sâu rễ cọc phụ

thuộc cây trồng bằng hột hay cây tháp (Phạm Văn Duệ, 2005)

Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt dat,

rễ hoạt động mạnh, thân cành sẽ hoạt động chậm lại và ngược lại (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) Sự hoạt động của bộ rễ thường kéo dài cả sau các đợt

cành mọc rộ, do đó việc bón phân đầy đủ vào giai đoạn cành phát triển có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây Rễ cam quýt thường mọc cạn, đa số rễ hút dinh

dưỡng phân bố gần lớp mặt đất Rễ mọc ra từ hột thường khoẻ, mọc sâu nếu đất

tươi xốp, thoát nước tốt và có đủ oxy rễ có thể mọc sâu 4 m, nhưng ít rễ hút và phân

bố trên diện tích hẹp (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004)

1.3.2 Đặc tính thân cành

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) cho rằng tuỳ chức năng của cành trên cây, có thê gọi như sau:

- Canh mang trái: cành mọc ra từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ, những

cành mang trái mọc ở ngọn hay gần ngọn cành mẹ là những càng đậu trái tốt hơn so với các cành mọc bên trong (vì phải tập trung dinh dưỡng nuôi trái nên thường cành mang trái không tiếp tục cho ra những cành mới trong năm kế tiếp mà thường héo đi sau khi thu hoạch trái)

- Canh mẹ: là cành tạo ra cành mang trái Cành to khoẻ, lâu trịn mình

- Cảnh dinh dưỡng: là tên gọi chung cho tất cả các loại cành trong giai đoạn

chưa ra hoa trái, thường mọc vào các mùa trong năm

- Cành vượt: là loại cành mọc thắng lên bên trong tán cây, từ những cành

chính hay thân Cành phát triển mạnh, dẹp, màu xanh, lá to bóng láng và đơi khi có

Trang 21

Theo Trần Thị Bích Vân (2008), cam quýt thuộc dạng thân 20, hinh ban tru

Thân cây quýt Đường không hột có cấu trúc láng, góc càng vừa phải, màu đọt non

xanh nhạt, bề mặt đọt non khơng có lơng (Hồ Phương Linh, 2008; Trần Thị Bích

Vân, 2008; Nguyễn Bá Phú vd ctv., 2009)

Quýt Đường có thể ra đọt rải rác quanh năm tuỳ tình trạng dinh dưỡng của cây

và độ âm của đất (Trần Thượng Tuấn và ctv 1999) do sự phân cành của quýt

Đường rất đa dạng theo các kiểu như phân cành hướng ngọn, phân cành ngang, hay phân cành hỗn hợp

Theo Đường Hồng Dật (2003), quýt Đường có tán thưa, hướng ngọn, phân cành nhiều, cành có nhiều gai Theo kết quả khảo sát của Đồn Huy Luong (2011) thì thân cam quýt có cấu trúc láng, gốc độ phân cành vừa và mật độ cành là thưa Ngoài ra, dạng tán cây là thuộc dạng elip, dáng cây thẳng

1.3.3 Đặc tính lá

Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) thì lá gồm có phiến lá và

cánh lá, trên cùng một lồi thì kích thước lá cũng thay đôi theo mùa, một cây cam quýt khoẻ mạnh có thể có 150.000 - 200.000 lá trên tổng diện tích 200 mổ Trên lá, khí khổng tập trung nhiều nhất ở mặt lưng (số lượng thay đổi tuỳ giống trung bình 400 - 500 khí khổng trên mm?) và lá còn chứa các túi tỉnh dầu, hiện diện ở lớp mô giậu

Trang 22

1.3.4 Đặc tính hoa

Hoa cam quýt thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004) Hoa qt có dạng hình thuần tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới, đường kính rộng từ 2,5 - 4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính Đài hoa dại khơng rụng, hình chén, có 3 - 5 lá đài Hoa có 4 - 8 cánh, nhưng thường 1a 5 cánh, màu trắng, đính liền nhau ở đáy Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao hơn đầu nướm nhuy Đầu nướm nhụy cái to Bầu nỗn có 8 - 15

ngăn đính liền nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0 - 6 tiểu noãn

Theo Jackson và Gmiter (1997) thì thứ tự cấu tạo hoa cam quýt từ ngoài vào trong: đầu tiên là lá đài, sau đó là cánh hoa, bao phan va cudi cùng là lá noãn (múi) Nguyễn Văn Lực (2009), thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở ở quýt Đường không hột và quýt Đường có hột biến động rất ít từ 11,5 - 11,7 ngày, và thời gian từ khi hoa nở đến khi hoa tàn biến động từ 2,3 - 2,4 ngày

Theo Trần Văn Hâu (2009) cho rằng hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ phấn chéo như một số loài quýt Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có nhiều hột

1.3.5 Đặc tính trái

Theo Đường Hồng Dật (2003), trái các loài cam quýt có 8 - 14 múi Trai det màu đa cam, nhiều múi (9 - 13 múi), vỏ dễ bóc, múi dễ chia, chua hay ngọt tùy

giống (Trần Thế Tục vả cứ 2006) Nguyễn Bá Phú và cứ (2009) khảo sát đặc tính

trái hai dịng qt Đường khơng hột đột biến tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long cho rằng trái tròn, to hơi dẹp, đáy có núm, đỉnh trái hơi lõm Ladaniya (2008) cho rằng trái quýt nhỏ và rộng (đường kính từ 5 - 8cm), trái có đạng hình cầu đến dẹt và số múi khoảng 10 - 17 múi

Theo Trần Văn Hâu (2009), sự phát triển trái của cam quýt theo đường cong đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác:

(1)_ Giai đoạn phân chia tế bào: 4 - 6 tuần sau khi ra hoa (2) Sự phát triển kích thước trái:

Trang 23

10 - Quýt: hơn 6 tháng

(3) Giai doan trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng

Theo Võ Văn Vang (2010), hàm lượng dịch trái tăng đến 32 - 36 tuần sau khi thụ phân, sau đó thì ngừng tăng trưởng đến thời điểm thu hoạch và các chỉ tiêu

trọng lượng trải, cao trái, rộng trái thay đổi đến thời điểm thu hoạch

Theo Trần Thượng Tuan vd ctv (1999), nước trái có độ Brix là 9,0% và trị số

pH là 3,6 và múi dai, thịt trái có màu cam, mềm, con tép lớn, lượng dịch quả nhiều,

thơm ngon

1.3.6 Đặc tính hột

Theo Ortiz (2002), trung bình hột của cây cam quýt ít hơn 2 hoặc 1,5 hột/trái

được xem như không hột Theo Zhu va ctv (2008), trung bình 2,3 hột/trái được coi là không hột Ở Mỹ, cam có từ 0 - 6 hột được xem là cam không hột

IPGRI (1999) mô tả hột cam quýt có 7 dạng chủ yếu: hình thoi, hình chùy, hình nêm, hình trứng, hình phỏng cầu, hình bán phỏng cầu, và hình bán tam giác

Theo Nguyễn Bá Phú (2007), hột phát triển từ nỗn vì vậy có thể xem hột là

nỗn đã chín khi khảo sát đặc tính hột trên quýt Đường có hột Hột cam quýt có màu trắng xanh, đa phôi (phơi có hai đạng: phơi hữu tính và phơi vơ tính) Trong đó, phơi hữu tính phát triển từ sự thụ tỉnh của tế bào trứng, phơi vơ tính phát triển từ tế bào dinh dưỡng của phôi tâm (Manner và cứz., 2006)

1.4 HIỆN TƯỢNG TRINH QUÁ SINH

Theo Tran Van Hau (2009), co thé chia làm ba kiểu trình qua sinh:

(1) Trinh quả sinh yếu: trái được sản xuất mà không cần thy phan: cam Navel (2) Trinh quả sinh trung bình: đạt năng suất trung bình nếu khơng thụ phấn

nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như quýt Orlando

(3) Trinh quả sinh mạnh: đạt năng suất cao, không cần thụ phan nhu chanh

Tahiti

Trang 24

11

Dambier, 2008) Ngoai ra, buoi Nam Roi qua trinh thu tinh khong xay ra nhưng trái

vẫn được tạo thành và hồn tồn khơng hột chứng tỏ có hiện tượng trinh quả sinh

(Nguyễn Văn Kha, 2008) Nguyễn Bá Phú (2006) cho rằng cây cam Sành có khả năng trinh quả sinh tạo và phát triển trái không cần thụ phan

Smith (2000) cho rằng sự hình thành trái trinh quả sinh có thể xảy ra it nhất 4

cách sau:

(1) Sự thay đổi nồng độ hormon tăng trưởng trong mô bầu nỗn có thê kích thích tạo trái trinh quả sinh

(2) Gen liên quan đến sự trinh quả sinh có thể biến đổi liên tiếp trong sự phân cắt carbon và cường độ sink mà ảnh hưởng lên sự phát triển và giãn dài của trái trinh quả sinh mà không cần thụ tỉnh

(3) Sự tôn thương làm tăng tính trinh quả sinh có thể liên quan đến sự thu phan đặc biệt

(4) Sự đột biến gây tốn thương trong quá trình phát triển trên những mô đặc biệt có thể cho phép sự phát triển trái mà không cần thụ tỉnh

1.5 HIỆN TƯỢNG TỰ BÁT DUNG HỢP TRÊN CAM QUÝT

Theo Gibbs (1988), sự tự bất dung hợp thường bao gồm các cơ chế: đồng hình, thể giao tử, thể bào tử, tự bất dung hợp dị hình

Tự bất dung hợp là sự tạo thành giao tử đực và cái không có chức năng, từ đó

khơng có khả năng tạo thành hột (Reed, 2003) Sự tự bất dung hợp có thể do sự

ngăn cản quá trình vươn dài của hạt phần cùng lồi trong vịi nhụy

Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), sự trở ngại trong trao đổi chất và sự biến tính của ống phấn cũng là nguyên nhân của sự bất tương hợp trên cam quýt Cũng theo Jackson và Gmiter (1997), quýt Clementine không hột do tự bất dung hợp, nhưng sẽ có hột nếu thụ phân với cây cam quýt khác Sự bất tương hợp có thể khắc phục nếu có sự giao phấn với những cây trồng có sự tương hợp khác (Futch va Jackson, 2009) Theo Jackson va Gmitter (1997), hat phan va tiểu noãn bat tương hợp thì thiếu khả năng tạo ra trái có hột do sự ngăn cản quá trình thụ tỉnh,

Trang 25

12

lớn hơn thường phát triển nhanh hơn những hạt phấn nhỏ hơn do mức độ dài hơn của bao phan

Theo Gosmez-Alvarado vd ctv (2004), tự bất dung hợp với tính tạo trái khơng hột là nguyên nhân trái không hột ở cam quýt

1.6 HIỆN TƯỢNG BÁT DỤC GIAO TỬ TRÊN CAM QUÝT

Theo Ollitrault (2007), chia hiện tượng bất dục giao tử thành 3 loại: bất dục

cái, bất dục đực và tự bất tương hợp Bat duc duc cé thé do su phat trién không hoàn chỉnh của hạt phấn, nhưng thường do sự thiếu sót trong q trình phát triển của hạt phấn (Jackson và Gmitter, 1997)

Jackson va Gmiter (1997) cho rang bat dục cái có thể do hoa bị thui hoặc sự thiếu sót trong quá trình phát triển túi phơi Ngồi ra, ngun nhân của hiện tượng đực bất dục là do giao tử đực khơng có sức sống (Trần Thượng Tuan, 1992)

1.7 TAM BOI TREN CAM QUYT

Theo Zhu và cứ (2008), tam bội là tiêu chuẩn quan trọng để chọn lọc cây trồng không hột Theo Komatsu and Iwamasa (1996), cây tam bội phát triển kém ngay sau khi nây mầm, nhưng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và tốt hơn thé lưỡng bội thông thường ở một năm sau Cây tam bội sẽ cho trái không hột ngay cả khi thụ

phấn chéo với giống khác (Jackson và Gmiter, 1997)

Trang 26

13

1.8 CAU TAO BAU NOẤN, TIỂU NOÃN, SỰ SẢN SINH TÚI PHƠI

1.8.1 Cấu tạo bầu nỗn và tiểu noãn

Theo Jackson và Gmiter (1997) cho rằng trong tiểu noãn, tế bào nguyên bào tử hình thành xung quanh phôi tâm trước khi vỏ phát triển hoàn chỉnh và những tế bào bên ngồi có kích thước lớn và nhân to Nguyên bào tử phân chia từ 1 tế bào cánh hoa và túi phôi của tế bào mẹ Tế bào cánh hoa phân chia nhanh và đại bào tử sớm bị bao quanh bởi một tế bào gần trung tâm của phôi tâm Đại bào tử phải trãi qua sự

phân chia giảm nhiễm cho ra 4 tế bào đơn bội với chỉ 1 nhiễm sắc thê trên 1 tế bào

Những tế bào đại bào tử sắp xếp thành một hàng theo chiều dọc trong phôi tâm Ba

trong bốn đại bào tử thoái hóa và cịn lại một đại bào tử phát triển và sau đó hình

thành túi phơi (Hình 1.1) phơi tâm VỎ trong vo ngoai Vỏ ngoài VỎ trong phôi tâm đai bào tử Tế bào tầng ni

Hình I.1a Sự phát triển tiểu nỗn giai đoạn Hình I.Ib Sự phát triển tiểu noãn giai

hình thành nguyên bào tử đoạn hình thành đại bào tử

vo ngoal vỏ ngoài VỎ trong phôi tâm

ba đại bào tử thối

hóa

đại bào tử - chức năng

Hình 1.1e Sự phát triển tiểu noãn giai Hình I.1d Sự phát triển tiểu nỗn giai đoạn

đoạn hình thành 4 đại bào tử hình thành đại bào tử chức năng

Trang 27

14

Đại bào tử chức năng phân chia tạo ra 2 nhân con, di chuyển về hai cực của túi

phôi và ở lại đó cho đến khi phân chia tiếp theo Khi đó, tế bào chất giảm bot dé tao

thành một lớp mỏng ở ngoại vi của túi phôi, trừ xung quanh nhân Hai nhân con tiếp tục phân chia tạo ra bốn nhân hình thành hai cặp ở hai cực của túi phôi Nhân phân chia tiếp tục tạo ra 8 nhân Bốn nhân ở cuối lỗ noãn của túi phôi phát triển thành trứng Bốn nhân ở cuối dây noãn hình thành ba đối cực và nhân cực thấp hơn để

hồn thành q trình phát triển túi phơi (Hình 1.2)

x vo ngoai lỗ noãn lỗ noã VỎ trong 0 noan

ger SSeS ôi tâ KOS ry 5 Ài

| ES 3 oe Phôi tâm & SN, vỏ ngồi Y ¬ r 2

SSS đại bào từ CÀ ss BS, vo trong

> SEEN Sas lại bào Xà phôi tâm — = > Ata

và xa a sự phát triển túi phơi ff

Hình 1.2a Sự phát triển túi phơi Hình 1.2b Sự phát triển túi phôi

giai đoạn đầu giai đoạn 2 nhân /T lễ nỗn

VỎ ngồi

vo trong

» phôi tâm vo ngoài

sự phát triển túi VỎ trong

phôi tâm „ sự phat triển

túi phơi

Hình 1.2c Sự phát triển túi phơi Hình 1.2d Sự phát triển túi phôi

Trang 28

15 2 trơ cầu 2 trơ cầu tế bào trứng

hơp nhất 2 nhân cưc

3 đối cực 3 doi cuc

Hình 1.2e: Hình vẽ chỉ tiết cầu tạo 8 Hình I.2e: Cấu tạo 8 nhân trong túi phôi

nhân trong túi phôi giai đoạn trưởng thành Hình 1.2 Sự phát triển túi phôi (Jackson và Gmiter 1997)

Tiếp theo là sự phát triển của hợp tử Hợp tử thường phát triển theo một trình tự nhất định Hợp tử sẽ ưu tiên phân chia theo chiều dài, sau đó sẽ phân chia theo chiều ngang Dần dần, phơi sẽ có dang dui cui Phần ngoại biên của phôi trở thành trung tâm phân chia tế bao va phat triển thành dạng khối cầu Tiếp theo của quá trình phân chia sẽ hình thành các cấu trúc chuyên biệt Cuối cùng là quá trình phát triển của hạt giống Nội nhũ sẽ gia tăng kích thước Nhân phơi có thể phát triển trước khi quá trình phân chia tế bào trứng diễn ra Túi phôi sẽ dần được thay thế

bằng phôi và phôi nhũ, sau đó túi phơi sẽ được tiêu hóa Các cấu trúc khác tiếp tục

phát triển và trở nên hoàn thiện hơn (Jackson và Gmitter, 1997 được trích bởi La Hang Chau, 2011)

1.8.2 Sự sản sinh túi phôi

Theo Nguyễn Khoa Lân và Ngô Đắc Chứng (2005), chỗ các lớp vó nỗn tiếp

hợp với phôi tâm gọi là hợp điểm, trong phơi tâm chỉ có một tế bào có khả năng phân chia đó là tế bào mẹ bào tử lớn (2n) qua hai lần giảm phân để tạo thành bốn

bảo tử lớn (n) Chỉ có một bào tử lớn phân chia nguyên nhiễm ba lần, đề hình thành

Trang 29

16

1.9 QUA TRINH THU PHAN, THU TINH VA TAO TRAI TREN CAM

QUYT

1.9.1 Quá trình thụ phấn

Thụ phấn là sự vận chuyển của hạt phấn từ bao phấn đến đầu nướm nhụy

(Ortiz, 2002; Jackson và Futch, 1997) Nướm của bầu nỗn có một chất nhờn để bắt

giữ hạt phấn (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) Hat phan rơi trên nướm nhụy cái, dính vào đó một thời gian dài ngắn khác nhau, có thể nảy mầm ngay hoặc sau vài phút đến vài giờ, vài ngày hay vài tuần lễ tùy theo từng loài khác nhau (Hà

Thị Lệ Ánh, 2005)

Theo Nguyễn Bá (1978), sự thy phan la khi bao phấn mở và hạt phấn phát tán

đi và được đưa đến đầu vòi nhị cái theo các cách khác nhau Người ta phân biệt hai

kiểu thụ phan là tự thụ và thụ phấn chéo

- Thụ phấn chéo là hiện tượng hạt phan cua hoa nay rơi lên đầu nhị của hoa

khác hoặc hoa của cây khác Kiểu thụ phấn này chủ yếu nhờ động vật, cơn trùng, nhờ vào gió và nhờ vào nước

- Ty thy phan là hiện tượng thụ phấn ở các hoa lưỡng tính khi hat phan tir bao

phan roi lên nướm nhị hoặc bằng cách nào day ma hat phan thụ phấn cho nướm nhị

trên cùng một hoa đó

1.9.2 Quá trình thụ tỉnh

Sự thụ tỉnh là quá trình tiếp diễn sau sự thu phan, do sự phối hợp giữa giao tử đực và giao tử cái (Hà Thị Lệ Ánh, 2005) hay thụ tỉnh là sự vươn dài của ống phấn

đến noãn cầu với sự tạo thành hợp tử Tiến trình thụ tỉnh xảy ra bao gồm hai sự kiện hợp nhất: một nhân sinh dục kết hợp với một nhân trứng tạo giao tử và nhân sinh dục khác kết hợp với hai nhân cực tạo thành nội nhũ, sản phẩm cuối cùng của sự thụ

tỉnh kép là hột (Lê Thanh Phong, 2000)

Hạt phấn rơi lên nướm nhị nhờ tác nhân nào đó như cơn trùng, gió, nước hạt phấn dính trên nướm thời gian dài ngắn khác nhau, sức sống của hạt phấn cũng cũng có thời gian nhất định Tại đây hạt phấn sẽ nảy mầm, ống phấn đi xuyên qua

mô đưa đường của vòi đưa các giao tử đực đến túi phôi để kết hợp với giao tử cái ở

Trang 30

17

Sau khi xảy ra sự thụ phần hạt phần bị giữ trên bề mặt của nướm nhụy, hạt

phấn bắt đầu nảy mầm và tạo ra ống phấn phát triển xuống dưới bầu noãn và có sự kết hợp với tế bào trứng trong bầu noãn Sự kết hợp này gọi là sự thu tinh Sau khi xây ra hiện tượng thụ tỉnh, hột phát triển và trái tăng trưởng (Warmund, 1996 trích bởi Nguyễn Minh Sang, 2010)

1.9.3 Sự tạo trái

Theo Nguyễn Minh Chơn (2010), sự tạo trái có thể định nghĩa như là sự phát

triển nhanh của noãn mà thường theo sau bằng sự thy phan va thu tinh

Nguyễn Kim Thanh và Châu Ngọc Thuận (2005) đã nhận định rằng hàm lượng auxin trong bầu của các loài có hột cao hơn nhiều so với các lồi khơng hột, khi phân tích hàm lượng auxin trong bầu noãn của các lồi có hột và khơng có hột

Bầu nỗn cho trái, vách bầu noãn cho các mô vỏ trái, noãn là nguồn gốc của

hột, được tạo ra bởi một nhu mô đồng nhất 2n gọi là phôi tâm Sự hình thành trái và

hột trên cây có hoa và trái thông thường trải qua 4 giai đoạn: thụ phấn, nảy mầm,

phát triển của ống phấn và thụ tinh (Bùi Trang Việt, 2000 trích bởi Đoàn Huy

Lượng, 2011)

1.10 NHÂN GIĨNG VƠ TÍNH CAM QUÝT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÁP

Mục đích của ghép là tận dụng ưu thế của gốc tháp để làm tăng khả năng chống chịu của cây giống Ưu điểm của phương pháp tháp so với phương pháp chiết cành thê hiện rất rõ ở khả năng miễn nhiễm bệnh do virus, nắm bệnh Phytophthora

Ngoài ra, tháp cịn dễ kiểm sốt độ đồng đều và tính sạch bệnh, tận dụng được ưu

thế gốc tháp Nhưng việc tháp thì gốc tháp và thân tháp phải có quan hệ họ hàng với

nhau

Theo Nguyễn Bá (1978), gốc tháp và cành tháp có thể có ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách

Trang 31

18

-_ Điều rõ ràng nhất là nước và muối hoà tan được vận chuyển từ gốc tháp

vào cành tháp còn các hydrat cacbon thì lại được vận chuyển tại chỗ dính nhau về

hai hướng Như vậy, phần này đã gây ra biến đổi nhất định về mặt dinh dưỡng của phần kia

Theo IPGRI (1999), sự tương hợp được đánh giá bằng tỷ lệ đường kính thân tháp/gốc tháp đo tại vị trí trên và dưới vết tháp 20 cm Phương pháp tháp ứng dụng nguyên lý là vết thương được gắn lại khi dòng nhựa giữa hai phần cành tháp và gốc tháp có thể tương hợp với nhau (Mai Văn Quyền và cứ, 2005 trích bởi Đoàn Huy

Lượng, 2011).Theo Khan và Kender (2007), gốc tháp có ảnh hưởng lớn đến những

đặc điểm quan trọng của chồi tháp, chăng hạn: kích thước cây, năng suất và chất lượng trái Aubert và Vullin (2001) cho rằng tuỳ theo loại gốc tháp đã sử dụng,

phẩm chất trái thu hoạch sẽ thay đổi một cách đáng kẻ về kích thước trái, độ dày và

màu sắc vỏ trái hoặc hàm lượng nước, hàm lượng đường và acid trong trái Ngồi ra, đường kính gốc tháp và chồi tháp nên có kích cỡ như nhau (Williamson và Jackson,

1994) Gốc tháp phái kết hợp tốt với mắt tháp thì mới sinh trưởng mạnh, tuổi thọ

cao, giúp cây tháp cho năng suất cao và phẩm chất trái tốt Chất lượng trái được xác đỉnh bởi kiểu gene của cành tháp, không bị kiểu gene của gốc tháp làm giảm đi (Hà

Thị Lệ Ánh, 2005)

Trang 32

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 09/2011 đến tháng 10/2012 Địa điểm: Trại Giống Cây ăn trái Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Phân tích mẫu tại phịng thí nghiệm bộ môn Khoa học cây trồng, khoa Nông

nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

Cây giống được tháp trên gốc tháp cam Mật và mắt tháp được lấy từ cây quýt

Đường không hột mã số I (dòng quýt Đường không hột số 1), cây quýt Đường

không hột mã số 80 (dòng quýt Đường không hột số 2) và cây quýt Đường có hột mã số 63 (giống quýt Đường có hột) làm đối chứng (Nguyễn Bảo Vệ và cứv., 2007) 2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm

thức với 16 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây

Nghiệm thức 1: Dòng quýt Đường không hột số 1 Nghiệm thức 2: Dòng quýt Đường không hột số 2 Nghiệm thức 3: Giống quýt Đường có hột

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác chính theo qui trình trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cam quýt ở các tỉnh phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001),

được nêu cụ thể trong tài liệu tiêu chuẩn ngành “Quy trình trồng, chăm sóc và thu

Trang 33

20

e_ Chuẩn bị đất và trồng cây

Mô để trồng cây có bề rộng | m, chiều cao 0,4 m Mô được đắp từ mặt đất có

bón phân chuồng (10 kg/mô), phân lân vi sinh (Sông Gianh) (3 kg/mô) và vôi (CaO) (1 kg/mô)

Khoảng cách trồng: cây cach cay 1,7 m; hàng cách hàng 2,5 m

Mỗi hồ trồng được bón lót 25 g DAP (18 — 46 — 100) ở đáy hó, có lắp đất mặt

10 cm, đề tránh rễ tiếp xúc trực tiếp với phân

Cây được trồng vào tháng 3/2010

e Cham séc

Cây được tưới đủ âm đề bảo đảm sinh trưởng tốt nhất

Tiến hành cắt tỉa cành, tạo tán cho cây khi cành phát triển quá mức

Sử dụng phân bón NPK (30-20-10), bón khoảng 50 g/gốc vào thời điểm lá già (khoảng 2 tháng/lần) Có bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân bón lá vào thời điểm cây còn tơ (lúc cây chưa ra hoa, kết trái)

Sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu như Nokap, Lannate 40SP, Dragon và các loại thuốc trừ bệnh như Zineb, Topsin vào thời điểm cây ra đọt non dé phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng Trichoderma bằng cách tưới vào gốc (6 tháng/lần) 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng được lấy 3 tháng/ lần vào ngày cuối tháng

- Đường kính gốc tháp (mm): Đo ở vị trí cố định phía dưới mắt tháp 10 em

- Đường kính thân tháp (mm): Đo ở vị trí cố định phía trên mắt tháp 10 em

- Tỷ số đường kính thân tháp/gốc tháp

Trang 34

21

2.2.3.2 Đặc tính hình thái thực vật * Các đặc tính hình thái thực vật

Khảo sát các đặc tính hình thái thực vật về cây, lá, hoa và trái mô tả theo IPGRI (1999) (Phụ chương 1) Cụ thể như sau:

- Lá: Thu 30 lá/cây, chọn cành ngồi cùng có lá thành thục (già) Thu 2 lá ở vị trí giữa cành và thu ở I5 cành

- Hoa: Thu 10 hoa/cây, chọn hoa trên ngọn phát hoa (mọc cao nhất trên phát hoa)

- Trái: Thu 10 trái/cây, chọn ngẫu nhiên trái trên cây * Chất lượng trái

- Trọng lượng ăn được (gø) = Trọng lượng trái tươi — (Trọng lượng vỏ + Trọng lượng hột chắc + Trọng lượng hột lép)

- Trọng lượng hột (g) = Trọng lượng hột lép + Trọng lượng hột lép Trọng lượng vỏ (g)

- Tỷ Ie vortrai (%) = Trọng lượng trái (g) x100 _ Tở 1â hôtrái Tỷ lệ hộttrái (%) = _ Trọng lượng hột (g) Trọng lượng trái (g) x100

_ mở 1Á x _ Trọng lượng ăn được (g) Tỷ lệ ăn được (%) = Trọng lượng trái (6) x100

- Độ pH: Dịch trái sau khi ép được đo bằng pH kế hiệu ORION (USA)

- Độ Brix (%): Dịch trái sau khi ép được đo bằng khúc xạ kế hiệu ATAGO (Nhật sản xuất)

- Vitamin C (acid ascorbic) dịch trái: Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ với 2,6 dichlorophenol indophenol (Nguyén Minh Chon vd ctv., 2005), cụ thể như sau:

Trang 35

22

Chuan bi mau that: Cho 10 ml HCI 1% va 35 ml acid oxalic 1% vào 5 ml dich trai Loc lay dich trong

Chuan bi mau blank: Thuc hién tuong tu mau that nhung thay thé 5 ml

dịch trái bang 5 ml nước cất + Bước 3:

Mẫu thật: Dùng Pipet lấy 10 ml dịch lọc cho vào beaker 50 ml Cho 2,6

dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001 N vào Buret để chuẩn độ

dịch lọc Ngưng chuẩn độ khi thấy dịch lọc chuyển sang màu hồng nhạt bền sau 30 giây Ghi nhận thể tích 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate

0,001N đã sử dụng 6 Buret

Số mg vitamin C trong 100 g mẫu vật được tính như sau:

(a —b)x0,088V,

X (mg /100g) = tam

2

100

Trong đó:

a: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu thật

b: Số ml trung bình khi chuẩn độ mẫu blank

Vị: Thể tích dung dịch chiết ban dau (50 ml)

V>: Thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn d6 (10 ml)

m: Trọng lượng 5 ml dich trai (g)

0,088: Số mg acid ascorbic tương đương với 1 ml dung dịch chuẩn 2,6 dichlorophenol indophenol sodium satl dehydrate 0,001 N

2.2.3.3 Sự ổn định đặc tính khơng hột

* Sự hiện điện của tiểu noãn trưởng thành

Trang 36

23

Bầu noãn của hoa nở và hoa ba ngày sau nở được cắt ngang thành những lát mỏng (khoáng 0,2 mm) và rửa bằng nước cat 2 — 3 lần Đề tat cả các lát cắt của một

bầu noãn lên lam, nhỏ thêm một glọt nước cất và đậy lamell lại Quan sát tat cả các lát cắt của một bầu noãn dưới kính hiển vi quang học, chọn lát cắt có tiểu nỗn

nhiều nhất, có kích thước tiểu nỗn to nhất và lát cắt có đường kính lớn nhất để

quan sát Nhận diện tiểu noãn trưởng thành theo Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ (2012a), tiểu noãn trưởng thành có hình quả lê và có kích thước khoảng 404 + 2Ium x 258 + 23um

* Số hột/trái

Đếm số hột/trái Với hai loại hột: - Số hột chắc/trái

- Số hột lép/trái

Hình 2.1 Hột chắc và hột lép của quýt Đường tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

2.2.4 Xử lý số liệu, thống kê

Sử dụng Microsoft Excel để xử lý số liệu Phân tích phương sai bằng phần

mềm SPSS So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phương pháp kiểm

Trang 37

CHƯƠNG 3

KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUÝT DUONG KHONG HOT

Sự sinh trưởng là sự tăng số lượng, kích thước tế bào Thực vật sinh trưởng không hạn định ở điểm sinh trưởng và mô phân sinh để hình thành mơ và cơ quan mới (Phạm Kế Thái và Vũ Đình Tuân, 1982) Sự sinh trưởng của hai dòng quýt Đường không hột được đánh giá qua các chỉ tiêu: đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ số thân tháp/gốc tháp, chiều cao cây và chiều rộng tán

3.1.1 Đường kính gốc tháp

Đường kính gốc tháp của hai dịng qt Đường khơng hột nhìn chung có xu hướng tăng dần theo thời gian Tại mỗi thời thời điểm khảo sát, đường kính gốc tháp của hai dòng quýt Đường không hột khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê Bên cạnh đó, hai dịng qt Đường khơng hột và quýt Đường có hột khác biệt khơng có ý nghĩa qua thống kê, kết quả này cũng được tìm thấy bởi Nguyễn Minh Sang (2010) 44 40 36 32 28 Đường kính gốc tháp (mm) 24 20 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

Quýt Đường không hột số 1 — =~ Quýt Đường không hột sô 2_ —=— Quýt Đường Có hột (đ/c)

Trang 38

25

Qua kết quả thảo luận trên cho thấy sự sinh trưởng đường kính gốc tháp của quýt Đường không hột số 1 tương đương với quýt Đường không hột số 2 Đồng thời, sự sinh trưởng đường kính gốc tháp của hai dịng qt Đường khơng hột không khác biệt với quýt Đường có hột

3.1.2 Đường kính thân tháp

Kết quả khảo sát (Hình 3.2) cho thấy ở từng thời điểm, đường kính thân tháp

của hai dịng quýt Đường không hột phát triển tương đương như nhau Theo Trình

Thị Hương (201 1) sự gia tăng của đường kính thân tháp của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2 so với quýt Đường có hột thì khác biệt khơng có ý nghĩa qua thống kê Kết quả này cũng tìm được bởi Nguyễn Minh Sang (2010), tác giá cho rằng sự phát triển đường kính thân tháp của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2 so với quýt Đường có hột khác biệt khơng có ý nghĩa qua thống kê mức ý nghĩa 5%

Đường kính thân tháp (mm) lờ + 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

Quýt Đường không hột sô 1 — — Quýt Đường không hột số 2 ——>— Qt Đường Có hột (đíc)

Hình 3.2 Đường kính thân tháp của quýt Đường không hột thời gian tại thành phố

Trang 39

26

Từ đó cho thấy, sự phát triển của đường kính thân tháp giữa hai dòng quýt

Đường không hột là tương đương nhau Bên cạnh đó, sự phát triển thân tháp của quýt Đường không hột số I và quýt Đường không hột số 2 tương đương sự phát triển đường kính thân tháp của quýt Đường có hột

3.1.3 Tỷ số đường kính gốc tháp trên thân tháp

Trong kỹ thuật tháp cây, thì sự tương hợp giữa mắt tháp và gốc tháp quyết định sự phát triển của cây, sự tương hợp không tốt thì dẫn đến việc cây phát triển không tốt, sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Đồng thời, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây Do đó, việc tương hợp giữa mắt tháp và gốc

tháp là rất cần thiết

Quýt Đường không Quýt Đường không Quýt Đường có hột

hột số 1 hột số 2 (d/e)

¡: Điểm tiếp hợp giữa thân tháp và gốc

Hình 3.3 Mức độ tiếp hợp thân tháp trên gốc tháp của quýt Đường không hột tại

thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

Trang 40

27

Từ đó, cho thấy khả năng tiếp hợp giữa quýt Đường không hột số I và quýt Đường không hột số 2 là như nhau Đồng thời, khá năng tiếp hợp của hai dịng qt Đường khơng hột cũng tương đương với quýt Đường có hột

<0.76 E £0.74 50.72 = 15 18 a 24 27 30

Thời gian sau khi trông (tháng)

Quýt Đường không hột sôI HH Quýt Đường không hộtsơ2_ H Qt Đường có hột (đc)

Hình 3.4 Tỷ lệ thân tháp trên gốc tháp của quýt Đường không hột theo thời gian tại thành phô Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, 2012

3.1.4 Chiều cao của quýt Đường không hột

Kết quá kháo sát chiều cao cây của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2 cũng tương tự nhau, khơng tìm thấy khác biệt có ý nghĩa qua thống kê Xu hướng phát triển của chiều cao của hai đòng quýt Đường tăng dần theo thời

gian, kết quả khảo sát này cũng được tìm thấy bởi Trình Thị Hương (2011) Theo

Đoàn Huy Lượng (2011), cũng tìm thấy kết quả tương tự là chiều cao cây của hai dong quyt Đường không hột so với quýt Đường có hột

Ngày đăng: 24/09/2014, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w