1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CƠ sở PHÁP lý về TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HIỆN HÀNH

4 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 20,86 KB

Nội dung

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HIỆN HÀNH 1- Hiệp định về thực hiện điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (gọi là hiệp định trị giá GATT 1994). 2- Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa XNK . thay Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005. 3- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. (Thay TT40/2008/TT-BTC và điều 21 TT222/2009/TT-BTC xác định giá khi TQĐT). 4- Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 và Thông tư sửa đổi số 163/2009/TT-BTC ngày 13/8/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo. 5- Quyết định số 1102/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính về việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá. 6- Quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. ( thay thế quyết định 1636/QĐ-TCHQ ngày 17/8/2009 và phụ lục 1 quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 9/12/2009 về quy trình thủ tục HQĐT). NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT • Trị giá tính thuế hàng xuất khẩu: là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan • Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm: xác định theo phương pháp trị giá giao dịch; xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt; xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng tương tự; xác định theo phương pháp khấu trừ; xác định theo phương pháp tính toán; xác định theo phương pháp suy luận. • Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: là giá mà thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập khẩu. * Các khoản điều chỉnh cộng: - Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng; - Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu; - Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công; - Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam (gọi là trị giá khỏan trợ giúp); - Tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu; - Các khỏan tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hang hóa nhập khaủa được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức; - Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu như: chi phí bốc, dỡ, xếp và chuyển hang, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa, và sử dụng nhiều lần; - Chi phí bảo hiểm hàng hóa đến địa điểm nhập khẩu. * Các khoản điều chỉnh trừ: - Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm chi phí về xây dựng. kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trựo giúp ký thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và chi phí tương tự; - Chi phí bảo hiểm, vận chuyển trong nội địa Việt Nam; - Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu; - Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hang hóa nhập khẩu; - Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hóa nhập khẩu; • Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc khai báo và xác định trị giá tính thuế.: * Quyền của người khai hải quan trong việc khai báo và xác định trị giá tính thuế: 1. Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp; 2. Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế; 3. Được tham vấn theo quy định; 4. Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan; 5. Yêu cầu cơ quan hải quan thong báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định; 6. Yêu cầu được thông quan hàng hóa khi đã nộp khoản bảo đảm. * Nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc khai báo và xác định trị giá tính thuế: 1. Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình; 2. Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan; 3. Nộp thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác định; 4. Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế theo quy định. • Tham vấn: là việc cơ quan Hải quan và người khai Hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai, theo yêu cầu của người khai Hải quan. • Đối tượng tham vấn: người khai hải quan quy định tại Điều 5 – Chương I - Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15.12.2008. • Địa điểm tham vấn: Trụ sở Chi cục Hải quan hoặc Trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố. - Thời hạn tham vấn và xác định trị giá tính thuế: tối đa là 30 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. HỒ SƠ THAM VẤN - Hồ sơ nhập khẩu (bản chính); - Giấy chứng nhận xuất xứ, chứng từ thanh toán (nếu có); - Các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng, hóa đơn bán hàng. * Các chứng từ khác cần xuất trình khi được yêu cầu. KHIẾU NẠI Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì vẫn phải chấp hành quyết định đó, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng trình tự, thời gian và thẩm quyền giải quyết. Nếu không đồng ý với Thông báo xác định trị giá tính thuế do Chi cục ban hành thì gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Chi cục đó; Trường hợp Thông báo xác định trị giá tính thuế do Cục ban hành thì gửi đơn khiếu nại lần 1 đến Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh. Trường hợp đã được giải quyết khiếu nại lần 1 mà doanh nghiệp vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết khiếu nại đó thì có quyền gửi đơn khiếu nại lần 2 đến cấp cao hơn của cấp ra Thông báo xác định trị giá tính thuế hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính theo quy định. . phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm: xác định theo phương pháp trị giá. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HIỆN HÀNH 1- Hiệp định về thực hiện điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (gọi là hiệp định trị giá GATT 1994). 2-. Yêu cầu cơ quan hải quan thong báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan

Ngày đăng: 23/09/2014, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w