TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA SINH - KTNN
Wek tek tek
PHAM THI THANH MAI
BAO TON VA PHAT TRIEN LANG NGHE TRUYEN THONG SON MAI
CHUYEN MY - PHU XUYEN - HA NOI
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Sinh thai — Moi trong
HÀ NỘI - 2010
Trang 2
PHAN MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước Với xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu, để đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp thì Hà Tây cũ nói
riêng và Việt Nam nói chung đang trên con đường công nghiệp hóa
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đã dẫn tới nhiều
giá trị văn hóa của dân tộc dần đi vào quên lãng, một số làng nghề truyền
thống có nguy cơ biến mất Làng nghề Sơn mài Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà
Nội là một trong số đó
Quá trình hoạt động của làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho nông dân, tuy với quy mô vừa phải nhưng đã tạo thu nhập đáng kể cho người dân và
giải quyết được sự dư dôi lao động trong những ngày nông nhàn
Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường cộng với các nghệ nhân ngày một thưa dần; mẫu mã sản phẩm còn kém đa dạng, thiếu phong
phú; phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng cùng loại trên thị trường; công nghệ
sản xuất còn thô sơ; vấn đề xử lý môi trường thiếu triệt để dẫn tới làng nghề
đang mai một dần và có nguy cơ biến mất
Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại của làng nghề, thực hiện nghị quyết của thành phố đảm bảo phát triển bền vững làng nghề nên tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Sơn mài Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội”
2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu quy mô sản xuất của làng nghề Sơn mài ở xã Chuyên Mỹ,
Trang 3- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến làng nghề bị suy giảm và mai một,
từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển nó 3 Ý nghĩa của đề tài
Việc giải quyết những khó khăn còn tồn tại của làng nghề Sơn mài góp phần:
- Bảo tồn làng nghề hiện có
- Mở rộng quy mô phát triển của làng nghề
- Chỉ ra các giải pháp thích hợp cho việc quy hoạch tổng thể làng nghề
và cho các chính sách quản lý làng nghề, phù hợp với mục tiêu quy hoạch kinh tế - xã hội chung của thành phố Hà Nội
- Từ đó có thể góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề khác ở Hà
Nội và các địa phương khác có cùng hoàn cảnh như ở Chuyên Mỹ, Phú
Trang 4CHUONG 1:
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Các loại hình làng nghề ở Việt Nam
Có thể phân chia thành các loại hình làng nghề sau:
- Các làng nghề được tách ra do sự phát triển sản xuất nông nghiệp và cũng phục vu cho sản xuất nông nghiệp: các thợ rèn làm cày, cuốc, liểm, hái, bừa, mai, thuống
- Các làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng: dệt vải, dệt lụa, lanh, thêu thùa; làm nón, mây tre đan, làm chiếu, chế biến nguyên liệu sản xuất thực
phẩm
- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu thủ công - mỹ nghệ: chạm, khảm
trai, sơn mài, tranh thờ, tranh tết
- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu tâm linh: đúc đồng, làm hoành phi, câu đối, bàn ghế, thợ đẽo và đục đá
- Xu hướng hình thành các làng nghề:
+ Tồn tại ngay ở các làng quê, do một ông tổ hay bà tổ nghề truyền dạy
+ Tập trung thành phường xã ở các thị trấn, thị xã
+ Làng nghề Sơn mài Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội thuộc dạng làng
nghề thủ công - mỹ nghệ Lịch sử hình thành làng nghề được gắn với lịch sử hình thành tỉnh Hà Tây cũ và được trình bày ở phần tiếp theo.[9]
1.2 Các loại hình làng nghề ở tỉnh Hà Tây cũ
- Các làng nghề được tách ra do sự phát triển sản xuất nông nghiệp và cũng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: rèn Đa Sĩ - Hà Đông
Trang 5Vac - Thanh Oai, tran ga gối đệm Trát Cầu - Thường Tín, bánh dày Quán Gánh - Thường Tín, giò chả Ước Lễ - Thanh Oai,
- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu thủ công - mỹ nghệ: Sừng Thụy
Úng - Thường Tín, sơn mài Hạ Thái - Thường Tín, sơn mài Duyên Trường -
Thường Tín, khẩm trai sơn mài Chuyên Mỹ - Phú Xuyên, khảm trai Ứng Cử - Phú Xuyên,
- Các làng nghề phục vụ cho nhu cầu tâm linh: tiện gỗ Nhị Khê -
Thường Tín, đồ mộc Chàng Sơn, tạc tượng Sơn Đồng - Hoài Đức, điêu khắc
Du Du - Thanh Oai, [9] 1.3 Các công trình nghiên cứu
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về việc sản xuất Sơn mài
tại xã Chuyên Mỹ Đây là công trình đầu tiên để cập đến việc sản xuất Sơn mài tại làng nghề thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
Công trình đề cập đến các khâu của quá trình sản xuất, thực trạng và xu hướng hoạt động của làng nghề Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những bất lợi
Trang 6CHUONG 2:
PHUONG PHAP NGHIEN CUU, THOI GIAN VA DIA DIEM NGHIEN CUU
2.1 Phương pháp nghiên cứu - Thực địa
- Khảo sát tình hình sức khỏe của nhân dân địa phương qua quan
sát, phỏng vấn và qua số liệu của trạm y tế xã
- Các số liệu được ghi chép qua báo cáo của ủy ban nhân dân xã
Chuyên Mỹ
- Phỏng vấn các chủ cơ sơ sản xuất trong xã
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành từ tháng 7/ 2008 đến tháng 3/ 2010 2.3 Địa điểm nghiên cứu
Trang 7CHUONG 3:
KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN
3.1 Sơ lược về điều kiện tự nhiên và xã hội xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội
3.1.1 Vị trí địa lý
Phú Xuyên là một huyện phía Nam của Hà Nội Phía đông giáp sông Hồng (bên kia sông là các xã Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân huyện Khoái Châu và xã Hùng An huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên); phía bắc giáp huyện Thường Tín và Thanh Oai; phía nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội Phú Xuyên nằm trên trục đường quốc lộ 1A,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 32 km về phía nam
Xã Chuyên Mỹ nằm ở phía cực tây vùng chiêm trũng huyện Phú
Xuyên, cách đường quốc lộ 1A gần 10 km Xã có các mặt giáp xã Tân Dân về
phía Đông, giáp xã Trung Tú - Ứng Hoà về phía Tây, giáp xã Minh Đức - Ứng
Hoà về phía Nam, giáp xã Hoàng Long về phía Bắc [9] 3.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn
Xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông
Hồng nên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc
Bộ Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa
Thuộc vùng nhiệt đới, xã quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất
đồi dào và có nhiệt độ cao Và do tác động của biển, Chuyên Mỹ có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm
Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Chuyên Mỹ là sự thay đổi và khác biệt
Trang 8chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, Chuyên Mỹ có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông
Khu vực Chuyên Mỹ có duy nhất một con sông Nhuệ chảy qua Nhân dân sống dọc bên sông [6, 9]
3.1.3 Điêu kiện xã hội
3.1.3.1 Dan cu
Xã Chuyên Mỹ nằm ở phía Tây huyện Phú Xuyên Đây là một xã thuộc huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, là huyện cửa ngõ nằm trên trục giao
thông quan trọng nối liền Hà Tây cũ với các tỉnh phía Nam
Theo thống kê, xã Chuyên Mỹ có tổng diện tích đất tự nhiên là 792 ha,
trong đó có 506 ha đất canh tác Dân số trong xã gồm 9150 khẩu thuộc 2137
hộ Số người trong độ tuổi lao động là 5450 lao động
Xã gồm 7 thôn đều được tỉnh công nhận là lang nghé [1, 2, 9] 3.1.3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề
Sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là hai ngành chủ đạo ở Chuyên Mỹ Sau mỗi mùa vụ, thường vào những ngày nông nhàn cư dân nơi
đây tiến hành sản xuất tiểu thủ công nghiệp Các mặt hàng tiểu thủ công
nghiệp nơi đây chủ yếu là sơn mài (Ảnh 1, 2, 3, 4), khảm trai (Ảnh 5) và chế
biến nguyên liệu khảm (Ảnh 6)
Về đơn vị hành chính, xã có 1 hợp tác xã nông nghiệp và 2 doanh
nghiệp tập thể là Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân
Về cơ cấu sản xuất, theo số liệu của hợp tác xã năm 2007: số hộ sản
xuất nông nghiệp chiếm 17%, số hộ sản xuất các mặt hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 72%, số hộ thương mại dịch vụ chiếm 11% (Biểu
dé 1)
Xã có 1450 cơ sơ sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp với 4490 lao động, tạo công ăn việc làm cho 100% số người trong độ tuổi lao
Trang 9Ngoài phát triển làng nghề tại địa phương, xã có 250 - 300 hộ đứng chủ
thuê mướn lao động ở các nơi đi làm nghề khảm trai sơn mài khắp tỉnh thành trong cả nước như: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định nhìn chung các cơ sở này làm ăn có hiệu quả cho thu nhập cao
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sơn khảm Ngọ Hạ của xã đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên cho 50 xã viên và hàng trăm lao động nhận làm, đào tạo nghề cho 90 - 100 lao động thuộc các đối tượng trẻ em tàn tật mỗi năm Hợp tác xã sơn khảim Ngọ Hạ được thành lập từ năm 1960, với
nhiều mặt hàng như: sập gụ, tủ chè, tủ thờ, bình phong, tranh (Ảnh 7) đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Bà Nguyễn Thị Vui, chủ nhiệm hợp tác xã từ năm 1980 đến nay, là người luôn trăn trở làm sao để nghề truyền thống không bị mai một mà ngày càng phát triển Từ khóa học đầu tiên ấy, đến nay hợp tác xã sơn khảm Ngọ Hạ đã truyền nghề và dạy nghề được cho
khoảng 500 em, trong đó có khoảng 70% là các em khuyết tật Hợp tác xã còn
là nơi quảng bá sản phẩm cho khách du lịch về thăm quan và đặt hàng
Hiện xã có 3 công ty tư nhân với số lao động thường xuyên từ 50 - 70 người làm ăn có hiệu quả
Sản phẩm hàng hóa sơn khảm và nguyên liệu khảm chủ yếu tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% và đều thông qua khâu trung gian [I, 2, 9]
3.2 Quy trình sản xuất hàng Sơn mài ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội 3.2.1 Các nguyên liệu sử dụng trang trí hàng Sơn mài
Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu đó là: sơn, màu và các nguyên liệu khác
- Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông
Trang 10- Các sản phẩm từ bạc như: bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm
- Các sản phẩm từ vàng như: vàng thép
- Các vật liệu khác như: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp
- Hiện nay đã sử dụng các loại sơn công nghiệp thay thế các loại sơn
mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và
màu sắc thì vô cùng phong phú
Sơn mài được làm hoàn toàn từ những chất liệu thiên nhiên như: nhựa cây, mùn cưa vì thế một trong những yếu tố tạo nên bức sơn mài đẹp chính
là thiên nhiên ẩn chứa trong nó [2, 9]
3.2.2 Quy trình sản xuất hàng Sơn mài
Để làm ra một sản phẩm Sơn mài hoàn chỉnh, cần trải qua rất nhiều
công đoạn tùy theo yêu cầu của từng bức tranh Đó có thể là một tấm tranh có
gắn trứng kết hợp với trai hoặc dán vàng, bạc Nhưng tiêu chí cuối cùng cần
đạt được là độ bóng và nét tỉnh tế trong mỗi tác phẩm
- Công đoạn đầu tiên, công đoạn đánh vải phải chú ý bề mặt cần làm không bị lỗi Tiếp đó đặt vải xô lên trên bề mặt rồi ra đều một lớp sơn sống lên trên bề mặt vải Chờ cho mặt sơn se lại, trải đều một lớp mùn cưa lên trên mặt vải vừa ra sơn, nghè Kĩ, rồi cho vào buồng ủ cho tới khi nào khô thì thực hiện các bước tiếp theo
- Sau đánh vải chúng ta phải trải qua các công đoạn: bó - hom - lót - kẹt vét - thí - phủ - mài đánh bóng - xoa bóng mới hoàn thành về cơ bản một bức tranh sơn mài
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải
Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người
thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ Mỗi lớp sơn ta lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn), sau
Trang 11tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải Sau đó để gỗ khô kiệt mới
hom sơn kín cả mặt trước và mặt sau Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc
không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngói Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300 - 400 năm
- Trang trí: Khi có được tấm vóc nói trên hoặc các mô hình chạm khắc (bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn
gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà
cừ, vàng, bạc sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu Công
đoạn gắn trứng hay gắn trai tùy trường hợp mà nó sẽ được thực hiện sau vài
lần nước hom Giữa các công đoạn cần có thời gian ủ hoặc để khô, do vậy thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm tranh Nó
thích hợp vào mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi câu
đối người thợ phải làm trong những phòng kín và quây màn xung quanh để
tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt
- Mài và đánh bóng: Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài
Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp Đến nay nguyên tắc đánh
bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn
mài Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công
đoạn sau cùng Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền
nhỏ, tóc rối, đá gan gà
Trải qua bao nhiêu năm tháng, sơn mài Chuyên Mỹ vẫn giữ được nét riêng khi bước vào thời kì hội nhập Mỗi sản phẩm đều mang trong mình tâm
Trang 12tế về đường nét Sản phẩm sơn mài Chuyên Mỹ không chỉ luôn bóng, mịn,
đẹp, bền mà còn in đậm dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những
người thợ tài hoa.[2, 9]
3.3 Thực trạng sản xuất của làng nghề xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội
3.3.1 Giai đoạn trước 1945
Là giai đoạn khởi đầu của nghề Sơn mài nên nghề còn mang tính chất thô sơ, nhỏ lẻ, mẫu mã đơn giản, sản phẩm tạo ra thông qua đôi bàn tay khéo
léo của người thợ Đó là hoành phi câu đối, khay trà trong cung vua chúa hay những bức tranh phong cảnh đơn giản (Anh 8) [2, 9]
3.3.2 Giai doan tit 1945 dén 1990
Do sự chuyển đổi cơ chế thị trường đồng thời tình hình chính trị ở Đông
Âu ngày càng xấu đi nên các ngành thủ công nghiệp không kí được hợp đồng, sản phẩm sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, bị ứ đọng
Mẫu mã sản phẩm tuy có phần đa dạng, phong phú hơn thời kỳ trước
nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, chưa tiếp cận được thị trường, hàng còn kém chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng
Việc quản lý vật tư, tiền vốn còn lỏng lẻo, chỉ tiêu còn lãng phí, quy mô
sản xuất còn nhỏ lẻ chủ yếu tại các hộ gia đình (Ảnh 9) doanh thu vẫn còn thấp nên thu nhập của người lao động còn chưa cao, việc làm không ổn định
Do vậy hợp tác xã thủ công Thượng Trung và Bối Khê bị giải thể, chỉ còn hợp
tác xã thủ công Ngọ Hạ
Thu nhập từ ngành thủ công nghiệp như sau:
- Năm 1989: đạt 355 triệu đồng, trong đó Hợp tác xã Bối Khê
130 triệu; Ngọ Hạ 197 triệu; Thượng Trung 28 triệu
Trang 133.3.3 Giai đoạn từ 1991 đến 2000
Giai đoạn này làng nghề đã phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau
nhưng chủ yếu lấy hộ gia đình là nguồn chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đồng thời đã cơ giới hóa một số khâu trong chế biến nguyên liệu
phục vụ cho sơn kham, đồ mộc
Theo thống kê của hợp tác xã năm 1994, toàn xã có 95% số hộ làm
nghề truyền thống Trong 100% số lao động làm nghề thì có 50% số lao động
làm nghề chuyên nghiệp và 50% số lao động làm nghề bán chuyên nghiệp
Hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ vẫn đảm bảo công ăn việc làm thường
xuyên cho trên 40 lao động và một số hộ gia đình Trong thời gian này, được
sự tài trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới, đồng thời được sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, hợp tác xã đã mở 2 lớp dạy nghề cho 100 cháu có hoàn cảnh
khó khăn trong khu vực Kết quả thu nhập của hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ trong năm 1994 là 400 triệu, năm 1995 là 200 triệu Thu nhập bình quân của một lao động là 250.000đ/tháng
Trong hai năm 1996 và 1997 do ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế thị
trường, các mặt hàng trong nước phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập, khâu
tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn Nên thu nhập của người lao động giảm, cụ thể như sau:
- Tổng giá trị thu nhập năm 1996 là 18,4 tỷ đồng, bình quân hộ đạt 9.868.315 đồng/ năm, bình quân khẩu là 2.339.000 đồng/năm
- Tổng giá trị thu nhập năm 1997 đạt 19,3 tỷ, bình quân hộ 9.851.000
đồng/năm, bình quân khẩu 2.379.420 đồng/năm
Như vậy thu nhập năm 1997 tăng so với năm 1996 (Biểu đồ 2)
Trong 2 năm 1999 và 2000, tuy cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan nhưng kinh tế tiểu thủ công nghiệp vẫn có tốc độ tăng trưởng khá
do: mẫu mã thường xuyên được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách
Trang 14sản xuất ra nhanh nhiều hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao hơn Nhiều
chủ sản xuất đã mở các cơ sở sản xuất ở những thành phố lớn
Trong khi nền kinh tế thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ đã có nhiều cố gắng, vẫn đảm bảo có việc làm thường xuyên
đồng thời thu nhập của người thợ tăng Doanh thu hàng năm của hợp tác xã là 450 - 550 triệu, lương bình quân hàng tháng của mỗi thợ là 430.000 đồng/tháng, tăng so với 1996 là 72% và đã tự nâng cấp nhà xưởng trên 50
triệu đồng
Thu nhập các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ năm 1999 là 18,5
tỷ đồng; năm 2000 là 19,25 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 18,6% (Biểu đô 3) [2, 9]
3.3.4 Giai đoạn từ 2001 đến nay
Kinh tế tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các mặt hàng sản xuất
đa dạng hơn nhiều so với trước, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, các chủ sản xuất ngày càng chú trọng đầu tư theo hướng công nghiệp hóa
bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công cụ lao động, mua sắm máy
móc
Toàn xã có 95% số hộ có thu nhập từ ngành nghề, 100% người lao động đều có việc làm Hiện nay có 350 hộ có quy mô sản xuất vừa và khá với thu
nhập mỗi năm từ 50 - 100 triệu đồng, thu hút từ 700 - 800 lao động ở các nơi
khác đến làm tại xã
Hợp tác xã thủ công Ngọ Hạ hoạt động ngày càng có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước Năm 2004 đạt 1,2 tỷ đồng, đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng cơ bản trên 1 tỷ đồng, mở 5
lớp học với 250 người được đào tạo và đào tạo nâng cao tay nghề Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã đã chú trọng việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm
Trang 15trong số đó có cả người nước ngoài Thu nhập của người thợ ngày một nâng cao
Cơ cấu kinh tế năm 2007: tiểu thủ công nghiệp chiếm 72%, dịch vụ
thương mại chiếm I1%, nông nghiệp chiếm 17%
Giá trị thu nhập ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
- Năm 2005: 41,605 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,5%; tốc độ tăng trưởng 17.5%
- Năm 2007:
+ Giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ước đạt 75 tỷ đồng;
thu nhập bình quân của một lao động ở mức 16 triệu đồng/năm
+ Giá trị kinh doanh dịch vụ hàng tiểu thủ công nghiệp ước đạt 8 tỷ đồng; thu nhập bình quân của một lao động kinh doanh dịch vụ hàng tiểu thủ công nghiệp ở mức 18,5 triệu đồng/năm
- 6 tháng đầu năm 2008:
+ Giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khẩm trai sơn mài, nghề chế biến nguyên liệu cho sơn khám là 56 tỷ đồng
+ Giá trị kinh doanh dịch vụ hàng thủ công nghiệp đạt 6,5 tỷ [1, 2, 9] 3.3.5 Xu hướng phát triển của làng nghề Sơn mài
Làng nghề truyền thống ra đời và phát triển đã tạo công ăn việc làm cho
nông dân trong những ngày nông nhàn, tạo ra bộ mặt đô thị hóa cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế cho thấy làng nghề đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một do nhiều nguyên nhân khác nhau
Việc sản xuất của làng nghề chủ yếu mang tính chất thủ công với quy mô nhỏ tại các hộ gia đình là chính (Ảnh 10), do vốn đầu tư còn ít
Các nghệ nhân, bàn tay vàng ngày một thưa dần do già cả, trong số đó
Trang 16Bí quyết làm nghề cũng chỉ truyền cho những người trong gia đình mà
không truyền cho người ngoài Tuy có mở lớp dạy nghề nhưng việc giảng dạy
chưa được tỉ mỉ, chi tiết, chưa có sự giúp đỡ của các phương tiện hiện đại nên người học tiếp thu không được đây đủ
Mẫu mã sản phẩm còn thiếu đa dạng, chưa có sự tìm tòi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, chưa thực sự coi trọng đến chất lượng sản phẩm nên sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, chưa có chỗ
đứng vững trên thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định vẫn
chỉ ở trong nước, chưa có thị trường xuất khẩu do thiếu sự hợp tác liên kết với nước ngoài
Sản phẩm sơn mài Chuyên Mỹ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước
Cơ sở hạ tầng của làng nghề còn yếu kém (Ảnh 11), thiếu quy hoạch,
cách xa đường quốc lộ, việc vận chuyển nguyên vật liệu còn gặp nhiều khó
khăn dẫn đến chi phí sản xuất lớn
Chưa chú ý đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, sản phẩm chỉ được biết đến thông qua hình thức truyền miệng, bị thua thiệt khi
cạnh tranh với sản phẩm của các nơi khác
Vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề chưa được quan tâm, giải
quyết triệt để đã ảnh hưởng tới sức khỏe con người Trong quá trình sản xuất,
lượng rác thải, nước thải và khí thải đổ trực tiếp xuống rãnh xung quanh nơi
sản xuất (Ảnh 12), chưa có hệ thống xử lý nước thải Các công đoạn sản xuất
hầu hết chưa có trang thiết bị bảo hộ lao động
Trang 173.4 Giải pháp bảo tôn làng nghề truyền thống Sơn mài Chuyên Mỹ - Phú
Xuyên - Hà Nội
Để làng nghề không bị mai một và biến mất thì trước tiên cần có sự
giúp đỡ của các nghệ nhân Vận động, khuyến khích các nghệ nhân truyền
dạy nghề thông qua việc hướng dẫn một cách ti mi, chi tiết cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện như: máy quay, máy ảnh, máy ghi âm
Thông qua các buổi nói chuyện giữa các nghệ nhân với các thế hệ trẻ về
lịch sử hình thành làng nghề, các công đoạn của nghề, các kỹ năng làm nghề,
kỹ thuật để tạo ra một sản phẩm sơn mài độc đáo được lưu truyền mãi mãi
Khuyến khích các nghệ nhân viết ra những cuốn sách về nghề sẽ đảm bảo cho nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ Để làm được điều này cần có
sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các nhà
tài trợ, các nhà xuất bản sách trong nước
Chính quyền địa phương phối hợp với các chủ sản xuất quan tâm xây
dựng các xưởng sản xuất, xây dựng trường lớp, mở các lớp dạy nghề để người
học nghề được đào tạo bài bản hơn [9]
3.5 Giải pháp phát triển làng nghề bền vững
Không chỉ bảo tồn làng nghề mà còn phải phát triển làng nghề bền vững, để làm được điều này sau đây tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
- Quy hoạch khu sản xuất và khu dân cư Hiện nay các cở sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn làng nghề chủ yếu tồn tại dưới hình thức kinh tế hộ gia đình Đây vừa là nơi ở, vừa là nơi sản xuất nên khó khăn trong việc mở rộng sản xuất đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường Hệ thống đường giao
thông, thông tin liên lạc còn khó khăn, nhiều đoạn còn xuống cấp bất lợi cho
việc đi lại, vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm (Ảnh 13) Vi thé việc quy hoạch tổng thể đóng vai trò rất quan trọng Mặc dù tại cơ sở sản xuất
Trang 18gian, cần có sự phối hợp và quan tâm của các cấp, các ngành và phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Nhưng đối với một làng nghề thì đây là hướng giải quyết mà trước sau làng nghề cũng cần thực hiện Trên cơ sở dự kiến về các quy hoạch, bố trí lại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cho môi trường, từ đó quy hoạch lại làng nghề trên cơ sở làng cũ Để quy hoạch được khu sản xuất tập trung của nghề Sơn mài cần chú ý:
+ Cần phân chia thành các hộ sản xuất có mức độ ô nhiễm nặng, trung bình và nhẹ nhằm thiết kế một hệ thống xử lý chất thải tập trung Các hộ có mức độ ô nhiễm nặng hơn nên đặt gần khu vực xử lý hơn nhằm tránh sự phơi bày các chất ô nhiễm, đặc biệt là nước thải, cũng như hạn chế được những ảnh hưởng của hóa chất lên hệ thống cống rãnh dẫn nước thải
+ Với các hộ sản xuất có thể trồng cây xanh xung quanh vừa tạo bóng mát, vừa ngăn cản quá trình pháp tán khí vào môi trường không khí
- Quản lý các cơ sở sản xuất thông qua việc:
+ Thu gom rác thải Xã nên thành lập tổ vệ sinh môi trường, được trang bị xe chở rác, dụng cụ lao động Công việc của họ là thu gom, chở rác thải ra bãi rác của xã và nạo vét cống rãnh thoát nước Việc trả lương cho đội ngũ
này được thu từ đóng góp của các hộ dân Đồng thời Ủy ban nhân dân xã cũng
cần đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính cụ thể đối với hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường
+ Bố trí bãi rác hợp vệ sinh Trong điều kiện hiện tại của địa phương, các loại rác thải sinh hoạt và sản xuất được xả thải bừa bãi ra môi trường như:
đường đi, bờ ao, mương Vì vậy, trước mắt đối với vấn đề này là cần phải lựa chọn, bố trí một bãi đổ rác hợp vệ sinh
+ Vệ sinh hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước tại các xã có đặc
trưng là các cống rãnh hở, phân bố cùng với đường làng, đường liên xóm do
đó để hệ thống hoạt động tốt, lâu dài cần có hình thức vệ sinh thường xuyên
Trang 19nước tốt nhất là có nắp đậy và phải được cải tạo, nâng cấp để đáp ứng được quy mô phát triển của làng nghề
+ Thành lập các bộ phận chuyên trách về môi trường Trong làng nghề
cần có bộ phận chuyên trách về môi trường và an toàn lao động nhằm giám sát và quản lý chất lượng môi trường Địa phương cần đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường, cán bộ kỹ thuật chuyên trách về môi trường sẽ giúp các cấp quản lý nắm vững tình hình thực hiện các vấn đề có liên quan đến môi trường
và xử lý chất thải nhằm kịp thời đưa ra những giải pháp mỗi khi có sự cố trong
sản xuất ảnh hưởng đến môi trường Để đảm bảo cho các hoạt động của làng
nghề bình thường, chính quyền địa phương cần phối hợp thực hiện với các cơ
quan chức năng về quản lý môi trường Cần xây dựng phương án kiểm tra chất
lượng môi trường làng nghề một cách hệ thống và duy trì đều đặn
+ Lập quỹ bảo vệ môi trường Để thực hiện đầy đủ những biện pháp khắc phục các tác động tiêu cực của các hoạt động sản xuất đên môi trường cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường Hơn nữa việc này còn có tác động đến tâm lý người sản xuất về vấn đề bảo vệ môi trường một cách thường
xuyên Quỹ môi trường này có thể có bằng cách thu từ các hộ sản xuất tùy
theo mức độ sản xuất của mỗi hộ Tuy nhiên do đây chỉ là sản xuất nhỏ nên số
kinh phí này cần được hỗ trợ từ nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước Quỹ môi trường dùng để chi chủ yếu cho: chi cho trồng cây xanh bảo vệ môi trường, chi cho việc vệ sinh môi trường làng nghề, chi cho việc kiểm tra giám sát chất lượng môi trường
+ Giáo dục môi trường Mục đích của việc giáo dục môi trường là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trường Đây là biện pháp quan
trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm và hành động để bảo vệ môi trường Với
Trang 20> Gitp ngudi dan c6é duge ý thức về môi trường và các vấn đề liên
quan, có thái độ và tình cảm bảo vệ lợi ích môi trường Với sự nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường
> Trang bị cho người dân những kiến thức về môi trường chung và
những vấn đề giải pháp có liên quan, giúp họ có những trách nhiệm và thói quen cần thiết để có các giải pháp giải quyết về vấn đề môi trường
Đối với làng nghề, cần phải có các biện pháp giáo dục môi trường một
cách thường xuyên, từ các cán bộ lãnh đạo địa phương tới những người dân cũng như tới các lao động trực tiếp trong làng nghề
Việc giáo dục này trước mắt bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: loa phóng thanh, pano, áp phích, tờ rơi tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt, giúp cho mọi người nhận thức được rằng môi trường làm việc và môi trường xung quanh
cần được bảo vệ, trước hết là vì lợi ích của chính họ, sau nữa cần phải hiểu
được rằng môi trường là tài sản quốc gia cần được bảo vệ, giữ gìn
Sau đó nên tổ chức các lớp tập huấn về môi trường để tạo điều kiện cho
các cán bộ địa phương và nhân dân trong làng nắm được nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái, từ đó sẽ tự giác chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn trong sản xuất, trong lao động Cần đôn đốc và bắt buộc những người lao động trực tiếp trong các xưởng thực hiện quy định vệ sinh sạch sẽ
nơi sản xuất cũng như môi trường xung quanh nhà xưởng Đối với môi trường trong làng, cần phải tổ chức định kỳ các buổi vệ sinh đường làng, ngõ xóm,
nạo vét cống rãnh thoát nước với sự tham gia của toàn bộ nhân dân trong khu
Trang 21- Mở rộng va phát triển thị trường cho làng nghề Phát triển cả thị
trường đầu vào (lao động, vốn, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu ) và thị
trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) Cần phát triển các thành phần kinh tế, trong
đó nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhà nước, thông qua các hình thức như: gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị
với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định
cho làng nghề Mở rộng thị trường trong nước, đồng thời vươn tới xuất khẩu
các sản phẩm Sơn mài ra các nước thông qua việc đưa các mặt hàng tham dự các hội chợ thương mại, qua các hình thức quảng cáo trên truyền hình,
- Mẫu mã sản phẩm còn chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phải cạnh tranh với các mặt hàng Sơn mài nhiều nơi trong nước và trên thế giới Vì
vậy phải chú ý cải tiến mẫu mã thông qua các hình thức như: khảo sát, tìm hiểu thị trường, liên kết với các họa sĩ, các nhà điêu khắc để sáng tạo thêm nhiều họa tiết hoa văn Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
làng nghề, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất bằng máy móc, trang thiết bị
tiến tới sản xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng vẫn được đảm bảo Để làm được điều này nhà nước cần hỗ trợ vốn, công nghệ, có
chính sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị
cho làng nghề
- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau trên địa bàn Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được hình thành theo hai cách: có thể từ các hộ kinh tế gia đình tích tụ và tập trung thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc lập mới một số doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng
cách gọi vốn đầu tư từ những người sống ở thành thị và các tỉnh khác
- Gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với hoạt động văn hóa du lịch
Các làng nghề trên địa bàn có mật độ lớn, nằm dọc các trục đường giao thông
Trang 22công ty du lịch lữ hành đầu tư xây dựng những tour du lịch Tour du lịch có
thể bắt đầu như sau:
Đi xuôi đường quốc lộ 1A đến thăm quan làng nghề truyền thống sơn
mà Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, có lịch sử hơn 200 năm nay Đến nay, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã khẳng định được thương hiệu không chỉ nhờ uy tín, chất lượng luôn bóng, mịn, đẹp, độ bền cao mà còn kết tinh dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa Các sản phẩm sơn mài với những hình dáng thanh thoát, những mẫu vẽ đậm
đà sắc thái dân tộc rất được ưa chuộng (Ảnh 14)
Kỹ thuật sơn mài ở Hạ Thái phát huy được vốn cổ truyền và còn gắn bó chặt chẽ với nghề khẩm tiện Những nghệ nhân trong làng ngày càng phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau Người Hạ Thái sử dụng
cách khắc trên sơn để tạo những đường nét mềm mại, uyển chuyển, sinh động
Việc sử dụng các chất liệu mới như tre nứa làm vóc càng tạo nên sự độc đáo
cho sản phẩm Ngày nay, sản phẩm sơn mài Hạ Thái không chỉ đáp ứng nhu
cầu thị hiếu trong nước mà còn cả nước ngoài
Quý khách lên xe thăm quan làng nghề Sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm lược(Ảnh 15) và
những sản phẩm chế tác từ trâu, bò Theo tương truyền thì nghề chế tác sừng
của Thụy Ứng đã có cách đây gần 400 năm Sau khi được ông tổ nghề đi học
từ xa về truyền lại cho dân làng cứ thế đời này qua đời khác, hành nghề và
phát triển Từ những chiếc sừng thô cứng nhưng qua bàn tay khéo léo cùng với óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, những người thợ Thụy Ứng đã cho ra đời hàng loạt những sản phẩm tỉnh xảo như: khung tranh, ảnh nghệ thuật, long phượng, tẩu thuốc, quân cờ, môi thìa được khắp nơi ưa chuộng
Quý khách sẽ được đến thăm quan làng nghề tranh thêu tay nghệ thuật
Trang 23Khoái Nội, xã Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội Theo những gia phả còn lưu giữ lại, Khoái Nội chính là nơi sản sinh ra nhiều nghệ nhân thêu tay vào loại có tiếng trong giới tranh thêu tay nghệ thuật Từ đời này qua đời khác, các nghệ nhân nối tiếp các nghệ nhân làm đẹp cho đời bằng những tác phẩm thêu
tay độc đáo (Ảnh 16)
Với bàn tay tài hoa khéo léo, người nghệ nhân thêu tranh đã thả hồn theo những đường kim mũi chỉ để làm nên những tác phẩm nghệ thuật nhiều màu sắc đã thực sự hút hồn nhiều người yêu nghệ thuật
Khác với tranh thêu công nghiệp được làm bằng máy móc và vô cảm, tranh thêu tay là sự kết hợp giữa kỹ thuật khéo léo của đôi bàn tay và tâm hồn nghệ sĩ của người nghệ nhân Trên nền vải, chỉ với vì nét phác thảo bằng phấn
mờ, bằng đường kim mũi chỉ, kỹ thuật phối màu điêu luyện, các nghệ nhân đã tạo ra những bức tranh lộng lẫy, hài hòa giữa màu sắc và đường nét Mỗi bức
tranh thêu thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang những thông điệp và
những “câu chuyện” rất chân thật về cuộc sống và tình người Nếu như tranh
thêu phong cảnh gợi nhớ đến tuổi thơ nơi làng quê, thì những bức tranh chân dung lại khắc họa được những tình cảm buồn vui, hờn giận của con người Có
thể nói, những bức tranh thêu tay là một tác phẩm tuyệt hảo của thơ, họa và
tình người
Du khách đến với làng nghề tranh thêu tay nghệ thuật xã Thắng Lợi tha hồ lựa chọn cho mình những bức tranh ưng ý về trang trí nhà của hoặc tặng
quà như: tân gia, đám cưới, sinh nhật đầy ý nghĩa và mang đậm phong cách nghệ thuật
Sau đó xe sẽ đưa quý khách đến thăm quan làng nghề mộc Vạn Điểm, vốn nổi tiếng là đất trăm nghề Vạn Điểm là một trong những làng nghề truyền thống, được biết đến là nơi sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ cùng
Trang 24Xe đưa quý khách thăm quan chùa Đậu (Ảnh 18) thuộc địa phận thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội Theo tích xưa, vì chùa thờ nữ
thần Pháp Vũ (bà Đậu) nên được nhân dân gọi là chùa Dau Theo nhiều văn bia lịch sử ghi lại, chùa Đậu được xây dựng từ triều nhà Lý Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chùa Đậu vẫn giữ được những nét cổ xưa vốn có Nhiều bộ phận gỗ được trạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá Ngoài những giá trị về kiến trúc, chùa Đậu còn bảo lưu được nhiều di vật quý như: hai con chồn đá ở thêm Tam Quan có niên hiệu thời Trần; đôi rồng đá ở thềm
bậc Tiền Đường, đến nay đã hơn 500 năm tuổi; các phù điêu trạm hình tiên nữ
đầu người, mình chim, những chàng trai cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất
nung có hoa văn thời Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng Đặc biệt, chùa còn lưu giữ hai pho tượng ướp xác, còn gọi là xá ly, hay tượng táng hai vị tổ thiển sư
Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường quý hiếm, làm nên một chùa Đậu bí ẩn và độc đáo
Xe đưa quý khách đến thăm làng nghề kham trai - son mai Chuyên Mỹ,
Phú Xuyên, Hà Nội do cụ Trương Công Thành, một vị tướng dưới thời Lý truyền dạy cho dân làng Nhớ tới công đức của ông, dân Chuyên Mỹ tôn ông
là tổ nghề Từ chất liệu vỏ trai, người thợ khảm phải bỏ rất nhiều cơng sức để hồn thành một mặt tranh khảm (Ảnh 79), khảm trai bao gồm các khâu: sáng tác bản vẽ, mài, cưa, đục mảnh trên mặt tranh khảm, mài, đánh bóng mặt khảm Trước đây đề tài khảm thường chọn các tích ở truyện Tam Quốc và các truyện cổ khác như: “Tam cố Thảo Lư”, “Văn chương cầu hiển”, hay khẩm
theo mẫu ước lệ như: tùng cúc trúc mai, chim hoa, tứ dân cảnh Ngày nay,
dé tài khảm trai, sơn mài lại chọn các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như: chùa Một Cột (Ảnh 20) Hạ Long, Huế, Sài Gòn Vỏ trai
được ưa chuộng là loại vỏ trai của trai ngọc môi vàng, nó thường có kích thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh Những sản phẩm độc đáo
Trang 25ngưỡng mộ của du khách gần xa Sản phẩm của Chuyên Mỹ đã từng tham gia
các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc tại Hà Nội, có mặt ở
các điểm du lịch, các thị trường lớn của đất nước và thế giới
Quý khách lên xe đến thăm quan làng nghề giày da Phú Yên (Ảnh 21), với khoảng 200 hộ, tổ hợp sản xuất, làng nghề giày da xã Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Nội Mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 5 triệu đôi (tương
đương với sản lượng của một nhà máy giày) Đến nơi đây quý khách tha hồ lựa chọn những đôi giầy vừa ý, đẹp, sang và bền, giá cả hợp lý do bàn tay khéo léo, linh hoạt của những người thợ có thể làm ra các sản phẩm đáp ứng
yêu cầu của khách chứ không giới hạn một vài kiểu, cỡ
Ngoài ra quý khách có thể đến thăm quan nhiều danh lam thắng cảnh,
lễ hội cổ truyền như: ao vua (Ảnh 22), khoang xanh - suối tiên, lễ hội chùa
hương (Ảnh 23), chùa thây [3, 4, 5 6, 7, 8, 9]
3.6 Ưu nhược điểm của các giải pháp trên
3.6.1 Ưu điểm
Đây là các giải pháp có nhiều ưu điểm, có tính khả thi cao Các giải pháp nêu trên đều nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề một cách bền
vững, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
trong và ngoài xã Đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng
tới sức khỏe của con người 3.6.2 Nhược điểm
Giải pháp bảo tồn bằng cách khuyến khích các nghệ nhân truyền lại bí quyết sản xuất khó thực hiện vì thực tế ai cũng có tư tưởng giữ nghề, chỉ
truyền cho con cháu trong gia đình
Sản phẩm muốn chiếm lĩnh được thị trường thì đòi hỏi người thợ phải có trình độ tay nghề cao nhưng thực tế các nghệ nhân ngày càng thưa dần
Trang 26KET LUAN VA KIEN NGHI
1 Két luan
Việc sản xuất của làng nghề Sơn mài Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà Nội
đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp họ cải thiện đời sống
Qua nghiên cứu cho thấy quá trình hoạt động của làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một:
- Các nghệ nhân thưa dần
- Sản phẩm mẫu mã luẩn quẩn, kém sáng tạo, chưa đáp ứng thị hiếu
người tiêu dùng
- Phương tiện sản xuất thô sơ, việc làm của thợ không ổn định, việc
kiểm soát tay nghề kỹ thuật cũng như tình trạng sức khỏe của người thợ trở
nên khó khăn
- Thương hiệu sản phẩm chưa được đông đảo người tiêu dùng biết đến
Thị trường tiêu thụ sản phẩm mới chỉ ở trong nước
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, thông tin liên lạc còn hạn chế Việc vận
chuyển nguyên liệu và sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn
- Môi trường đang bị đe dọa do công nghệ xử lý chất thải, khí thải còn
mang tính chất thủ công lạc hậu, thiếu triệt để, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người
- Thiếu sự liên kết giữa các hộ, các doanh nghiệp, các làng nghề khác
2 Kiến nghị
Để bảo tồn và phát triển làng nghề đồng thời bảo vệ sức khỏe và việc
làm cho nhân dân, tôi có một số kiến nghị như sau:
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã quan tâm hơn nữa tới
việc phát triển nghề thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo hành lang pháp lý cho các chủ sản xuất và cho các doanh nghiệp có điểu kiện vay vốn, tìm kiếm thị
Trang 27Thanh phố, huyện và các ngành liên quan cần có cơ chế đảm bảo và hỗ
trợ vốn cho việc đổi mới công nghệ ở làng nghề Coi trọng công tác tư vấn, đào tạo và áp dụng mô hình chuyển giao công nghệ cho làng nghề Có chính
sách khuyến khích nghiên cứu sản xuất và sử dụng máy móc thiết bị
Đề nghị Nhà nước và các cấp chính quyền cần có sự quan tâm thích đáng đến việc nâng cấp hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc
Việc viết sách truyền dạy kinh nghiệm cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể, nhà xuất bản sách
Các cơ sở sản xuất phải nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường, luật lao động
Chính quyền các cấp thôn, xã, huyện phải có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất Thành lập
các bộ phận chuyên trách về môi trường, lập quỹ bảo vệ môi trường, tổ chức
các lớp tập huấn về môi trường
Trang 281-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo: “Tình hình phát triển CN - TTCN năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 Phương hướng năm 2008 và những năm tiếp theo” của xã Chuyên
Mỹ
Các báo kinh tế của xã qua các năm từ 1989 đến năm 2005
Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lê Minh (2003), Làng nghề
Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân (1999), Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường, Nxb Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội
Ngô Thị Thúy (2008), Góp phân giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghê đúc đông truyền thống Tống Xá - Yên Xá - Ý Yên - Nam Định,
Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà
Nội
Nguyễn Thị Thu Thủy (2006), Ảnh hưởng của việc sản xuất phôi cán
thép tại làng nghề xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tới môi trường Các biện pháp khắc phục, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội
Tạp chí: “Bảo vệ môi trường”, số 8 —> I1/ 2001, Tạp chí của cục Môi
trường - Bộ Khoa học và công nghệ môi trường
Tạp chí: “Du lịch Việt Nam”, số 4 —> 6/ 2007, cơ quan của tổng cục du
lịch
Trang 29PHAN PHU LUC
1- Biểu đô 1: Cơ cấu sản xuất của xã năm 2007 ñsxnn mecnvttcn adv Don vi: %
Trong đó: q Lĩnh vực Nông nghiệp (17%)
Em_ Lĩnh vực Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (72%) oO Linh vuc Thuong mai dich vu (11%)