Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng viết về quá trình thực tập của sinh viên trước khi làm tốt nghiệp, khóa luận. báo cáo gồm phương pháp thi công phần thân và thí nghiệm mẫu bê tông, mẫu cốt thép theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước..Báo cáo là mẫu tham khảo cho sinh viên kỹ thuật nói chung, sinh viên xây dựng nói riêng. bao gồm các hình ảnh thực tế công trường, quy trình làm việc, thi công của kỹ sư
Trang 1PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.1 Giới thiệu chung
- Tên công trình: Chung cư 129 – Ban cơ yếu chính phủ
- Địa điểm: Số 51 Quan Nhân – Nhân Chính - Thanh Xuân – Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 129 – Ban cơ yếu chính phủ
- Tư vấn QLDA: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ Việt Nam
- Tư vấn thiết kế: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tư vấn thiết
kế và đầu tư xây dựng – Viện thiết kế - Bộ quốc phòng
- Tư vấn giám sát: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đại học xây dựng
- Đơn vị thi công: Xí nghiệp xây lắp 3 – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 129
1.2 Nội dung hạng mục thi công:
1.2.1 Nội dung xây dựng của gói thầu:
Xây dựng 01 toà nhà 23 tầng (gồm cả 01 tầng lửng và 01 tầng kỹ thuật không
kể tầng hầm) bao gồm các hạng mục: Kết cấu bê tông cốt thép từ cos -0.05 đến cos +78,60m Các thông số kỹ thuật chủ yếu:
- Loại công trình và cấp công trình: Công trình cấp B loại 1
- Tổng diện tích khu đất: 2.729m2
- Diện tích đất xây dựng công trình: 1.120m2
- Công trình cao 23 tầng (bao gồm cả tầng 1; Tầng lửng và tầng kỹ thuật)
- Tổng số tầng hầm: 1 tầng hầm diện tích 1.811m2
- Cấp công trình: Cấp I
- Bậc chịu lửa: Bậc I
Tầng hầm: Tầng hầm cao 3.3m bao gồm khu vực để xe máy; khu vực để xe
ô tô; khu vực bố trí máy phát điện và phòng kỹ thuật điện; khu vực bố trí máy bơm nước phòng kỹ thuật nước và phòng quản lý chung
Tầng 1: Chiều cao 4,7m bao gồm khu vực dịch vụ công cộng cho tòa nhà;
phòng làm việc của ban quản lý tòa nhà; phòng thu rác và 02 nhà vệ sinh công cộng
Trang 2Tầng lửng: Chiều cao 3.2m bao gồm khu vực dịch vụ công cộng cho tòa nhà
và 02 nhà vệ sinh công cộng
Tầng kỹ thuật: Chiều cao 3.2m
Tầng 2 đến tầng 21: Khu vực bố trí các căn hộ chung cư, mỗi tầng cao 3.2m
bố trí 10 căn hộ với 06 môdun điển hình:
- Căn hộ góc loại A1, A2, A3: Gồm 01 phòng khách + 01 bếp ăn + 03 phòng ngủ + 02 nhà vệ sinh;
- Căn hộ trung tâm loại B, C, D: Gồm 01 phòng khách + 01 bếp ăn + 02 phòng ngủ + 02 nhà vệ sinh
Tầng áp mái: Bố trí 01 khu vực kỹ thuật thang máy + 03 bể nước cấp cho
tòa chung cư
1.2.2 Các yêu cầu về kiến trúc, quy hoạch, kỹ thuật
+ Yêu cầu về kiến trúc:
- Chiều dọc xây dựng phần thô từ cos 0.05: L = 41,42m bố trí 05 bước cột từ trục
1 đến trục 6: 9,06m+8m+ 6,4m+8m+9,06m Chiều rộng D = 27,1m bố trí 03 bước cột từ trục A đến trục D: 8,95m+8m+8,95m Chiều cao công trinh H = 78,6m thiết kế gồm 01 tầng hầm; 01 tầng kỹ thuật; 01 tầng lửng; 21 tầng chung cư với chiều cao như sau:
- Công trình được hoàn thiện kiến trúc, nội thất và lắp đặt thiết bị điện nước đáp ứng yêu cầu công năng sử dụng
+ Về kết cấu phần thân:
- Công trình được thiết kế với hệ kết cấu khung, cột, dầm, vách bê tông cốt thép
và sàn chịu lực trong đó phần bê tông chịu lực chính thiết kế bê tông thương phẩm
Trang 3mác 400
- Kích thước các cấu kiện chính:
+ Kết cấu sàn bê tông cốt thép: chiều dày 140mm
+ Kết cấu cột bê tông cốt thép: Tiết diện cột gồm các loại 1200x1200; 1100x1100; 1000x1000; 900x900,…
+ Kết cấu dầm bê tông cốt thép: Tiết diện 500x900, 300x900, 300x500, 800x500;…
+ Kết cấu vách tường, lõi thang máy bê tông cốt thép chiều dày 350mm
1.3 Cơ cấu tổ chức công trường
1.3.1 - Tổ chức của đơn vị thi công:
- Chỉ huy trưởng: Là người có chức vụ cao nhất ở công trường Là người theo dõi thường xuyên mọi hoạt động vĩ mô của công trình Người có quyền yêu cầu thay đổi thiết kế nếu thiết kế đó có những sai sót hoặc khi thi công thực tế gặp nhiều khó khăn Chỉ huy trưởng
là người kỹ sư giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm về thi công
Là người đôn đốc mọi công việc trên công trường cho kịp tiến độ thi
Ban chỉ huy công trường
Chỉ huy trưởng
An toàn lao động, PCCC Bảo vệ Trắc đạt Điện nước
Cốp pha, cốt thép,
nề Vật tư, thủ
kho
Trang 4công, đạt chất lượng và là người chịu trách nhiệm chính về công trường
- Bảo vệ: Nhiệm vụ kiểm soát vật tư, trang thiết bị, người ra vào công trường
- Vật tư thủ kho: Nhiệm vụ quản lý vật tư xây dựng
- Cốp pha, cốt thép, nề: Trực tiếp thi công trên công trường, chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công
- Trắc đạt: Nhiệm vụ đo vẽ, định vị phục vụ thi công, vẽ hoàn công
- Điện, nước: Tổ chức điện, nước cung cấp cho công trường
- ATLĐ, PCCC: Nhiệm vụ quản lý, giám sát an toàn lao động, PCCC
1.3.2 Nhiệm vụ của các bên liên quan:
a) Chủ đầu tư:
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán công trình
xây dựng, công trình sau khi dự án đã được phê duyệt
- Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công
trình nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng đúng theo thiết kế
c) Đơn vị tư vấn giám sát:
- Nghiệm thu xác nhận khối lượng, khi đã đảm bảo đúng thiết kế chất
lượng
- Yêu cầu thi công thực hiện đúng hợp đồng
- Bảo lưu ý kiến của mình đối với công việc
- Từ chối những yêu cầu bất hợp lý khác
d) Đơn vị thi công:
- Thực hiện hợp đồng: Thi công đúng thiết kế, chất lượng, tiến độ, an
toàn, môi trường
- Quản lý nhân công xây dựng
Trang 5- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu,bảo hành
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công
Trang 6PHẦN 2: NHẬT KÝ CÔNG TRƯỜNG
Tuần 1 (15/8 – 22/8)
Thứ 6:15/8/2014
- Tới công trường: Chung cư 129 – Ban Cơ yếu Chính phủ
- Gặp, xin phép ban quản lí dự án để thực tập
- Gặp anh Hải – cán bộ kĩ thuật, giới thiệu về công trình và dẫn tham quan công trình đang thi công
Thứ 2: 18/8/2014
- Lắp dựng ván khuôn cột và vách thang máy ở phân đoạn 1 tầng 8
- Lắp dựng cốt thép cột, vách thang máy ở phân đoạn 2 tầng 8
- Tối ngày thứ 2 đến công trường xem đổ bê tông cột, vách ở phân đoạn 1 tầng 8
Trang 7- Tháo dỡ ván khuôn cột vách phân đoạn 1 tầng 10
- Lắp ván khuôn cột vách phân đoạn 2 tầng 10
- Xây tường tầng 4
Trang 8PHẦN 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN
1 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN THÂN
Thi công phần thô gồm có công tác gia công lắp dựng cốp pha, cốt thép và công tác đổ bê tông Công tác bê tông gồm đổ bê tông cột và đổ bê tông dầm – sàn – thang bộ - vách thang máy
Thi công phần thô sẽ do các đội thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến
độ Các đội thi công này sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trình
2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG PHẦN THÂN
2.1 Biện pháp thi công cốp pha:
a) Lựa chọn cốp pha:
Sử dụng hệ cốp pha định hình kết hợp ván gỗ; ván ép phủ phim tuân thủ đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư và dự toán được phê duyệt Toàn bộ hệ chống được tính toán và lựa chọn đảm bảo cho hệ ván khuôn ổn định trong suốt thời gian thi công bê tông và sau khi bê tông đủ cường độ cho phép mới tháo dỡ cốp pha
*Cốp pha cột, vách:
- Cốp pha cột sử dụng ván ép phủ phim được tổ hợp thành 2 bock, mỗi block
là một nửa hộp cột gia công bằng các tấm ván ép phủ phim dày 18mm kích thước 1,22mx2,44m liên kết với khung thép hộp 50x50x1,8 bằng vít có hàn móc cẩu 2 đầu thuận tiện cho công tác lắp dựng và tháo dỡ vận chuyển Khung thép hộp 50x50x1,8 liên kết hàn với nhau thành 2 lớp khoảng cách từ 150mm đến 200mm Trước khi lắp dựng các khối cốp pha ván ép phủ phim cần định vị và khoan tạo
lỗ các vị trí dự kiến xuyên ti cột (sử dụng ti thép D16 hàn bu lông 2 đầu) Các tấm ván ép phủ phim chỉ được sử dụng luân chuyển sang lần tiếp theo sau khi được
vệ sinh, sửa chữa lại đảm bảo đúng kích thước định hình, bề mặt ván ép được quét 1 lớp dầu chống dính để khi tháo dỡ cốp pha dễ dàng không làm sứt góc cấu kiện
Trang 9Ván khuôn cột được quét dầu chống dính
- Cốp pha mặt ngoài của vách thang máy được gia công bằng ván ép phủ phim tương tự như cốp pha cột Mặt trong vách thang máy gia công bằng các tấm tôn định hình các tấm này liên kết với nhau thông qua thanh V150x150 và sâu kẹp thuận tiện cho công tác tháo dỡ Để đảm bảo vách thang máy không bị phình rỗ trong quá trình đổ bê tông, cứ khoảng cách 40~60cm bố trí 01 ti ren D17 xuyên qua vách bằng ống nhựa D21 đặt sẵn trong cốp pha vách và cố định hai đầu bằng bát gang 10x10
Cốp pha vách thang máy
Trang 10- Lấy chiều cao tầng điển hình 3,2m là kích thước cơ sở để gia công các tấm ván ép phủ phim cho cột và vách (dự kiến gia công hộp cột; vách cao 3m) Riêng phần cốp pha cột vách tầng kỹ thuật (chiều cao thiết kế 4,5m) được lắp dựng và
đổ bê tông 2 lần: sau khi đổ bê tông lần 1 đến cos 3m tiến hành ghép trượt các tấm ván ép phủ phim lên cos đáy dầm 4.2m và đổ bê tông lần 2
- Gông cột; vách được gia công cho từng loại
- Kết hợp dùng tăng đơ thép 12 và cây chống thép để định vị và cố định cốp pha cột; vách Cây chống và tăng đơ được neo bằng móc thép 8 chôn sẵn khi
đổ bê tông sàn và cách chân kết cấu 2,7m
Tăng đơ và tăng chống Gông cột
Trang 11- Dùng con kê bê tông có chiều dày bằng chiều dày lớp bảo vệ cốt thép để kê giữa cốt thép và cốp pha để đảm bảo đúng chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Con kê bê tông
- Khi lắp cốp pha phải kiểm tra kích thước hình học theo kích thước cột, kiểm tra thép chờ, lỗ chờ (nếu có) sau đó mới cố định bằng gông và chốt khoá
- Kiểm tra tim, trục cột, độ thẳng đứng bằng máy kinh vĩ và dây dọi, sau đó mới cố định chắc chắn cốp pha cột bằng cây chống, tăng đơ Mời Chủ đầu tư và
Tư vấn giám sát nghiệm thu cốp pha và cốt thép đảm bảo yêu cầu mới tiến hành
đổ bê tông
- Các tiêu chuẩn khác phải đúng quy phạm của Nhà nước
- Tháo cốp pha cột sau 12 giờ hoặc khi bê tông đạt cường độ >50dN/cm2
Trang 12Cốp pha sàn
Cốp pha dầm
- Sử dụng hệ cột chống thép đơn và giáo pal định hình chịu lực, điều chỉnh chiều cao bằng hệ kích chân cột và đầu cột
Trang 13Hệ giáo chống
- Trước khi lắp dựng, cốp pha đã được vệ sinh, sửa chữa lại đảm bảo đúng kích thước định hình, bề mặt cốp pha được quét 1 lớp dầu chống dính giúp tháo
dỡ cốp pha dễ dàng hơn, không làm sứt cấu kiện khi tháo dỡ cốp pha
- Kiểm tra tim, trục dầm bằng máy kinh vĩ Kiểm tra cao độ của cốp pha bằng máy thuỷ bình Tại vị trí chân cột chống có các tấm kê để tránh tác dụng cục bộ làm hỏng bề mặt nền Các cột chống được liên kết bằng các thanh giằng để đảm bảo ổn định trong thi công Yêu cầu cốp pha phẳng kín khít tránh làm mất nước
bê tông gây rỗ cấu kiện Cốp pha phải đúng cao độ, đúng kích thước hình học của cấu kiện bê tông
- Hệ sàn công tác xung quanh công trình được lắp đặt đồng thời với công tác lắp dựng ván khuôn sàn
Trang 14Sàn công tác xung quanh công trình
- Việc tháo dỡ cốp pha dầm, sàn được xác định theo TCVN 4453:1995
- Để đảm bảo tiến độ thi công chuẩn bị đầy đủ cốp pha dầm, sàn cho 4 tầng
b) Yêu cầu chung:
- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và được thi công đảm bảo độ cứng,
ổn định, dễ tháo lắp, không được gây khó khăn cho công việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông
- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi
đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết
- Cốp pha và đà giáo cần được gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng
Trang 15hình dáng và kích thước của kết cấu theo quy định thiết kế
- Gỗ sử dụng trong công tác côppha phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1075: 1971 và tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời có thể sử dụng cả loại gỗ bất cập phân
Thiết kế cốp pha và đà giáo:
- Cốp pha và đà giáo phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu trên
- Cốp pha dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được thiết kế có độ vồng thi công Trị số độ vồng được tính theo công thức:
f = 3L/1000 Trong đó: L là khẩu độ, tính bằng m
- Các bộ phận chịu lực của đà giáo nên hạn chế số lượng các thanh nối Các mối nối không nên bố trí trên cùng một mặt ngang và ở vị trí chịu lực Các thanh giằng cần được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ đà giáo cốp pha
c) Lắp dựng cốp pha
* Lắp dựng cốp pha đà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính;
- Cốp pha thành bên của các kết cấu lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm, sàn và cột chống);
- Lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác cần đảm bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá trình đổ và đóng rắn của bê tông
- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt
và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công
- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu
- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng
và tác động trong quá trình thi công
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới khi cọ rửa mặt nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài Trước khi đổ
Trang 16bê tông các lỗ này được bịt kín lại
* Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo:
Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định và các sai lệch không vượt quá các trị số cho phép
d) Tháo dỡ cốp pha, đà giáo
- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần trách không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu
- Biện pháp lắp dựng, chống đỡ cốp pha đã thể hiện chi tiết trên bản vẽ
Tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Trang 172.2 Biện pháp thi công cốt thép:
Cốt thép phần thân có khối lượng nhỏ, vì vậy việc gia công được tiến hành tại công trường
a)Yêu cầu về vật liệu:
Nhà thầu sẽ sử dụng thép CI, cường độ Ra = 2300 kg/ cm2, CII có cường độ
Ra = 2800kg/ cm2 Các loại thép phải có chứng chỉ xuất xưởng và tài liệu thí nghiệm chứng minh do cơ sở thí nghiệm độc lập thực hiện
Trước khi gia công cốt thép và trước khi đổ bê tông phải kiểm tra cốt thép theo các yêu cầu sau:
- Chỉ sử dụng các loại cốt thép theo quy định của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công Cốt thép phải có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo, được thí nghiệm đạt các chỉ tiêu kéo, nén theo yêu cầu thiết kế
- Bề mặt các thanh thép phải sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ
- Các thanh thép bị bẹp, giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính Nếu vượt quá giới hạn này thì loại bỏ
- Cốt thép được kéo, uốn, nắn thẳng
- Toàn bộ cốt thép được bảo quản trong nhà và được kê cách mặt đất > 45
cm Buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng có các thẻ đánh dấu
để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
b)Yêu cầu kỹ thuật gia công và lắp đặt:
Thép thi công không lớn nên có thể gia công cốt thép ngay tại công trường để thuận tiện cho việc thi công Gia công cắt và uốn thép bằng máy chuyên dùng Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và bị rỉ
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại;
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
1 Cắt và uốn thép:
- Độ sai lệch kích thước tuân thủ theo TCVN hiện hành
Trang 18- Các thiết bị thi công chính gồm: máy cắt thép và máy uốn thép
- Cắt uốn thép được thực hiện bằng phương pháp cơ học Không dùng phương pháp cắt bằng nhiệt như ngọn lửa hàn (hàn điện, hàn hơi )
- Cắt uốn thép phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô Mỗi lô gồm
100 thanh thép từng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kì để kiểm tra
Các mối hàn đáp ứng các yêu cầu sau:
Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt
Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế
Trang 19Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn Những lô sản phẩm này được kiểm tra theo nguyên tắc sau:
Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu để thử kéo, và 3 mẫu để thử uốn;
Trị số các sai lệch so với thiết kế không vượt quá và giá trị quy định
Thiết bị thi công chính gồm: Máy hàn điện, hàn hơi
+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;
+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu)