+ Xây dựng thành công mô hình trồng cây thanh long theo hướng bền vững kết hợp với trồng lúa và chăn nuôi bò thịt nhằm phát triển ngành nông nghiệp xã ... (..., Bình Thuận) vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và hướng đến xuất khẩu. + Tạo ra một khu vườn đặc sản xum xuê sắc đỏ của vùng đậm chất nắng gió Bình Thuận; vườn thanh long rộng 50ha này sẽ hỗ trợ Trạm dừng chân tạo nên một khu phức hợp phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, tham quan, vui thú phong cảnh thiên nhiên cho hành khách phương xa.+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
Trang 1-
-THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN
TRỒNG MỚI CÂY THANH LONG
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
158 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, HCM
Hotline: 0839118552 - 0918755356
Bình Thuận– Tháng 11 năm 2013
Trang 2-
-THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN
TRỒNG MỚI CÂY THANH LONG
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 5
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 5
I.2 Thông tin dự án 5
I.3 Cơ sở pháp lý 6
CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 8
II.1 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất 8
II.1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án 8
II.1.2 Lợi thế của tỉnh Bình Thuận đối với cây thanh long 8
II.2 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra của dự án 9
II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư 10
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN 11
III.1 Vị trí đầu tư 11
III.2 Khí hậu 11
III.3 Đất đai 12
III.4 Thủy lợi 12
III.5 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án 12
III.5.1 Hiện trạng sử dụng đất 12
III.5.2 Cấp –Thoát nước 12
III.6 Nhận xét chung 12
CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 13
IV.1 Quy mô đầu tư dự án 13
IV.2 Nhân lực dự án 13
IV.3 Thời gian thực hiện dự án 13
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG THEO VIETGAP 14
V.1 Giới thiệu về cây thanh long 14
V.1.1 Nguồn gốc 14
V.1.2 Tên khoa học 14
V.1.3 Thông tin dinh dưỡng 14
V.2 Quy trình sản xuất thanh long 15
V.2.1 Yêu cầu sinh thái 15
V.2.2 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 15
V.2.3 Thiết kế vườn 15
V.2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 17
V.2.5 Phòng trừ một số bệnh hại chính 21
V.2.6 Thu hoạch 24
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 25
VI.1 Nội dung tổng mức đầu tư 25
VI.1.1 Vốn cố định 25
VI.1.2 Vốn lưu động 26
VI.2 Biểu tổng hợp vốn đầu tư 27
CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 28
VII.1 Cơ cấu nguồn vốn 28
VII.2 Tiến độ vay vốn 28
VII.3 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 28
CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 31
Trang 4VIII.2.1 Lực lượng lao động của trang trại 31
VIII.2.2 Chi phí 32
VIII.3 Doanh thu từ dự án 34
VIII.4 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 35
VIII.4.1 Hiệu quả kinh tế dự án 35
VIII.4.2 Báo cáo ngân lưu dự án 36
VIII.4.3 Phân tích rủi ro dự án 38
VIII.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 40
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư :
Mã số thuế :
Ngày cấp :
Đại diện pháp luật : Chức vụ: Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh : Mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà hàng ănuống, trồng rừng, mua bán gỗ (trừ tre, nứa), xây dựng công trình thủy lợi, kinh doanh xăngdầu, khí hóa lỏng, khai thác cát, đá, sỏi đỏ các loại;
I.2 Thông tin dự án
+ Thành phần phụ : Trong tổng diện tích 60ha, ngoài thanh long, chúng tôicòn dành ra 10ha trồng lúa, chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ và các công trình phụ trợ khác như ao,hồ
Mục tiêu dự án : Xây dựng trang trại rộng 60ha, trong đó có 50ha trồngcây thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP, 5ha trồng lúa, 3ha trồng cỏ và 1ha làm trại nuôi
bò thịt
+ Xây dựng thành công mô hình trồng cây thanh long theo hướng bền vững kết hợp vớitrồng lúa và chăn nuôi bò thịt nhằm phát triển ngành nông nghiệp xã ( , Bình Thuận) vừađáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở địa phương và hướng đến xuất khẩu
+ Tạo ra một khu vườn đặc sản xum xuê sắc đỏ của vùng đậm chất nắng gió BìnhThuận; vườn thanh long rộng 50ha này sẽ hỗ trợ Trạm dừng chân tạo nên một khu phức hợpphục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, tham quan, vui thú phong cảnh thiên nhiêncho hành khách phương xa
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương;
Trang 6 Nội dung thực hiện:
+ Công ty trước đây đã lập dự án phát triển chăn nuôi bò sữa và phát triển trồng rừng,
có thuê của UBND huyện 60 ha, nay đổi sang trồng 15ha thanh long, 10 ha trồng lúa, nuôi
bò thịt, trồng cỏ và ao hồ, phần diện tích còn lại 35 ha đang tiếp tục thực hiện trồng thanhlong toàn bộ diện tích đã chuyển đổi
+ Lấy giống và sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm từ vườn đã trồng và thànhcông tại huyện (Bình Thuận) đưa về
+ Sau khi trồng thành công (dự kiến 1 năm), Công ty sẽ có đội ngũ chuyên hướng dẫncho các hộ nông dân trồng và phát triển loại cây này tại xã và vùng núi lân cận khi có nướccủa dự án về
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập
Tổng mức đầu tư : 31,143,200,000 đồng Trong đó, vốn vay NHPT Đầu tư chotrồng 35ha thanh long là 20,000,000,000 đồng, chiếm 64% nguồn vốn đầu tư
Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và dự tính năm 2014
dự án sẽ đi vào hoạt động
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN ViệtNam;
Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nướcCHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
Trang 7 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hànhluật Đất đai;
Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thunhập doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thihành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việcbảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quiđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điềuchỉnh dự toán xây dựng công trình;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trườnghướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một
số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dựtoán công trình
Trang 8CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
II.1 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
II.1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án
Đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địahình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát
và cồn cát ven biển chiếm 18.22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù sa chiếm 9.43% diệntích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31.65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40.7%diện tích đất tự nhiên Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng
Hình: Vị trí đầu tư dự án
Về khí hậu, tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió,nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt độ trung bình là 26.50C – 27.50C; lượng mưa trung bình
là 800 – 1,600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1,900 mm/năm)
Biến những bất lợi của điều kiện tự nhiên nhất là khoản khí hậu khô nóng thành ưuđiểm,nhiều năm qua, thanh long đã trở thành "cây làm giàu” của nông dân tỉnh Bình Thuận
II.1.2 Lợi thế của tỉnh Bình Thuận đối với cây thanh long
Hiểu rõ Thanh long là loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao, được thế giới ưachuộng, nên những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng thanh long của toàn tỉnh
Trang 9chuyên canh với quy mô lớn và Thanh Long Bình Thuận trở thành thương hiệu độc quyềnđược thế giới công nhận.
Năm 2012 diện tích thanh long đạt 19,419ha; trong đó 15,507 ha đang thu hoạch, tăng3.34 lần so với năm 2005; sản lượng đạt 379,604 tấn, tăng 3.9 lần so với năm 2005 Đếntháng 9/2013 diện tích thanh long toàn tỉnh đã tăng lên đến con số 20,136ha Theo số liệu từ
Bộ Công Thương, năm 2012, thanh long Bình Thuận (chủ lực) và một số nơi đã mang về chođất nước 150/800 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Nhờ thanh long, nhiều nôngdân giàu lên Không ít vùng quê trước đây nghèo khó thì nay trên 70% số hộ khá giả và giàu
có
Thành công của Bình Thuận với cây thanh long đã mở ra hướng chuyển đổi giống câytrồng đối với cáctỉnh, thành phố trong cả nước và ngay cả các xã, huyện còn khó khăn trong
tỉnh nói riêng Khi đầu tư dự án “Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững” tại , xã ,
huyện , tỉnh Bình Thuận, chúng tôi lấy giống cũng như được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ,kinh nghiệm từ vườn đã trồng và thành công tại huyện , tỉnh Bình Thuận Đây là một trongnhững điều kiện đảm bảo đầu vào ổn định cho dự án
II.2 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu ra của dự án
Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 20,136ha,sản lượng bình quân hàng năm khoảng 400,000 tấn Thanh long của Bình Thuận nói riêng vàcủa Việt Nam nói chung được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường châu Á (chiếm tỷ trọng trên80%), nhiều nhất là Trung Quốc, kế tiếp là Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia,Singapore Mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất, nhưng chủ yếu buôn bán quađường tiểu ngạch, một hình thức buôn bán tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong khi đó, việc mở rộngthị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu còn gặp nhiều khó khăn, do vận chuyển xa, bảoquản dài ngày khó khăn và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối khắt khe
Đứng trước những yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính nhưng theo thống kê,toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có khoảng 5,000 ha thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêuchuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam ), và gần 180 ha thanh longsản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu).Hầu hết khâu thu mua, đóng gói để xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện theo tiêuchuẩn, khiến sản phẩm kém sức cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu của nhiều thịtrường tiêu thụ Có không ít nông dân vẫn còn lạm dụng chất kích thích, thuốc bảo vệ thựcvật, ảnh hưởng đến chất lượng trái thanh long… Trong 108 cơ sở thu mua, tiêu thụ và xuấtkhẩu thanh long, thì chỉ có 18 cơ sở đạt tiêu chuẩn sơ chế đóng gói an toàn xuất khẩu
Như vậy, mặc dù diện tích trồng thanh long và sản lượng thanh long của Việt Namnhìn chung đem lại rất lớn nhưng vẫn không đáp ứng được những thị trường tiêu thụ khótính Đứng trước những thử thách đó, dự án của chúng tôi với tiêu chí trồng cây thanh longtheo hướng bền vững tin tưởng rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tại những thị trườnglớn, đem lại hiệu quả cao cho dự án
Trang 10II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh miền Nam ViệtNam Đây là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, ăn rất ngon và đặc biệt là sản phẩm có giá trịxuất khẩu cao của Việt Nam
Nổi tiếng với đặc sản thanh long, Bình Thuận là vùng sản xuất thanh long lớn nhất cảnước.Thanh long Bình Thuận có ưu điểm về màu sắc, độ lớn và chất lượng đáp ứng tốt nhucầu trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ mặt hàng thanh long mỗinăm ở Bình Thuận chưa thực sự phản ánh hết thế mạnh của cây trồng này Nguyên nhân là
do hầu hết người dân, các doanh nghiệp trồng và chế biến thanh long vẫn chưa đáp ứng đượcyêu cầu về công nghệ sau thu hoạch, đảm bảo có được sản phẩm thanh long sạch
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, khả năng đáp ứng cácyếu tố đầu vào và đầu ra của dự án cũng như các cơ chế chính sách của Chính phủ nói chung
và tỉnh Bình Thuận nói riêng trong lĩnh vực trồng thanh long, Công ty chúng tôi quyết địnhđầu tư xây dựng dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững tại thôn , xã , huyện
, tỉnh Bình Thuận, một nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để xâydựng và phát triển thanh long một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầutiêu dùng và hướng đến thị trường xuất khẩu
Trong dự án ngoài yếu tố chính là thanh long, chúng tôi còn đầu tư thêm 10ha trồnglúa và chăn nuôi bò thịt Là những sản phẩm đem lại giá trị cao cho đời sống người dân vàvới mục đích nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chúng tôi tin rằng dự án kết hợpnày có tính khả thi cao
Tóm lại, với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trongnước và thế giới ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tăng thunhập, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần thực hiện phát triển kinh
tế nông nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước chúng tôi tin
rằng dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững tại thôn , xã , huyện , tỉnh
Bình Thuận là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay
Trang 11CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN
III.1 Vị trí đầu tư
Dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được xây dựng tại thôn , xã ,
Chính khí hậu nóng nhiều nắng, cường độ ánh sáng cao và ánh sáng toàn phần ở xã ,huyện , tỉnh Bình Thuận là điều kiện thích hợp để phát triển cho cây thanh long sinh trưởng
và phát triển
III.3 Đất đai
Địa hình của khu vực có dạng đồi núi thấp, đất tương đối bằng phẳng, tơi xốp thuậnlợi cho việc trồng và phát triển cây thanh long
III.4 Thủy lợi
Khu vực trồng thanh long của Công ty nằm trong vùng hạ lưu dự án thủy điện , cócác kênh tiếp nước trực tiếp về hồ … và phục vụ tưới cho vùng hạ lưu … và các khu vựcxung quanh
III.5 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
III.5.1 Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng dự án là đất nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch của Tỉnh
III.5.2 Cấp –Thoát nước
Dự án đã xây dựng sẵn ao hồ và hệ thống thoát nước trong quy mô 60ha, đây sẽ lànguồn cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi Còn nước thải sẽ được xử lý triệt để trong hệthống, sau đó sẽ chảy ra sông suối
III.6 Nhận xét chung
Trang 12Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất hội tụ đủ các yếu tố về tựnhiên, kinh tế, hạ tầng để dự án tiến hành thực hiện
Trang 13CHƯƠNG IV: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN
IV.1 Quy mô đầu tư dự án
Dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được xây dựng tại thôn , xã ,
huyện , tỉnh Bình Thuận trên tổng diện tích 60ha Trong đó có 2 thành phần như sau:
+ Thành phần chính: Trồng cây thanh long theo hướng bền vững với diện tích quyhoạch là 50ha Hiện tại đã có 15 ha thanh long trồng được 10 tháng, nay tiếp tục trồng mớithêm 35ha thanh long
+ Thành phần phụ: Trong tổng diện tích 60ha, ngoài thanh long, chúng tôi còn dành ra10ha trồng lúa, chăn nuôi bò thịt, trồng cỏ và các công trình phụ trợ khác như ao, hồ
IV.3 Thời gian thực hiện dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và dự tính năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạtđộng
Trang 14CHƯƠNG V: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG
Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá Chúng
có tên gọi khoa học như sau:
Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với
vỏ vàng
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột Lớp cùi thịt trong ruột thườngđược ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo Hương vị
của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa) Quả có thể chế biến
thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè Mặc
dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêuhóa
V.1.3 Thông tin dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả thanh long (trong đó có 55g ăn được) như sau:
Axit ascorbic (Vitamin C) 4–25 mg
Các giá trị nêu trên có thể thay đổi theo giống và điều kiện trồng trọt
Trang 15V.2 Quy trình sản xuất thanh long
V.2.1 Yêu cầu sinh thái
1 Nhiệt độ
Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng sa
mạc thuộc Mêhicô và Colombia Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển
từ 20 – 34oC Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnhhưởng cho cây thanh long
2 Ánh sáng
Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, câysinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây ốm yếu Tuynhiên, nếu cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởngcủa cây thanh long
3 Nước
Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng Để cây phát triển tốt,cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, rahoa và kết trái Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800 – 2.000 mm/năm, nếu thấp hơnhoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái
4 Đất đai
Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạcmàu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây thanh long đạt hiệuquả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có
pH đất từ 5 – 7
V.2.2 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
- Vị trí, vùng sản xuất thanh long áp dụng theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạchcủa Tỉnh
Cần phân tích đất, nước trước khi trồng Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩatrang, bệnh viện khoảng 500 m và đất không bị nhiễm kim loại nặng Toàn bộ hồ sơ về vị trí
lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình để
có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu
- Nếu vùng sản xuất có các nguy cơ ô nhiễm trên mà có thể khắc phục thì phải có cơ
sở khoa học chứng minh sự khắc phục nguy cơ ô nhiễm và lưu trong hồ sơ
- Vùng sản xuất thanh long có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, hàmlượng Nitrate), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngậpúng) cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP
Trang 16chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưutrong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Trong vùng sản xuất hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước Nếu bắtbuộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo khônggây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch
2 Trụ trồng
Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long Hiện nay trụ ximăng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất Trụ có kích thướcdài 1.9 – 2 m; cạnh vuông tối thiểu 15 – 15 cm
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1.3 – 1.4 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng0.6 m; phía trên trụ có 2 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong theo 2 hướng dùng làmgiá đỡ cho cành thanh long
3 Mật độ - khoảng cách trồng
Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đanchéo nhau khó đi lại chăm sóc Nên trồng với khoảng cách là 2.8 x 2.8 m (hàng cách hàng2.8 m, trụ cách trụ 2.8 m), mật độ 1200 trụ/ha
Giống hiện trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng Giống có khả năng sinhtrưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất cao, hình dạng tráiđẹp, vỏ màu đỏ trong ruột màu trắng
Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 – 9 dương lịch (chính vụ), thời gian từ đậu tráiđến thu hoạch khoảng 28 – 32 ngày
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêuchuẩn sau:
- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới chotrái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế bệnh thối cành
- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 – 50 cm
- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh
- Các mắt trên cành mang chùm gai phải tốt, mẩy
Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 – 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ vàtránh thối gốc Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày trước khi trồng
Trang 17- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.
- Mỗi trụ đặt 4 hom theo từng mặt trụ
3 Tưới nước
Cây thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không
đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng suất
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: Cành mới hình thành ít, sinh trưởngrất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng Ở những cây thiếu nước khi ra hoa, tỉ lệrụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, trái nhỏ
Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển
Sản xuất theo VietGAP yêu cầu:
- Nước tưới cho sản xuất thanh long phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt
Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng ( TCVN 6773-2000, Phương pháp lấy mẫu
theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với nước sông và suối;TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo)
- Phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụngcho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng nguồnnước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chấtlượng Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ
- Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tậptrung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước thảichưa qua xử lý trong sản xuất
- Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả
Trang 18- Giai đoạn sau khi trồng, tỉa tất cả các cành chỉ để lại một cành phát triển tốt, cột ápsát cành vào cây trụ từ mặt đất tới giá đỡ.
- Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cànhsinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâubệnh, cành già không còn khả năng cho trái, các cành nằm khuất trong tán không nhận đượcánh sáng Khi cành dài 1,2 m – 1,5 m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh chotrái
- Từ năm thứ 5 trở đi, hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo tán
cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngàyphun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng
7 Phân bón và chất phụ gia
- Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chấtphụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụngphân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lêntrái thanh long
- Chỉ sử dụng các loại phân bón và chất phụ gia có trong danh mục được phép sảnxuất, kinh doanh tại Việt Nam
- Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục) Trong trường hợp phânhữu cơ được xử lý tại chỗ, phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý Trường hợpkhông tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân vàthời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡngthường xuyên
- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn phân bón, chấtphụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sảnxuất và nguồn nước
- Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm,thời gian và số lượng mua)
- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phânbón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón)
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ phâncho cây phát triển Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn chế ô nhiễmđất và nguồn nước
Trang 19* Năm thứ 1
Phân hữu cơ: Được áp dụng vào 1 ngày trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng, vớiliều lượng 5 – 10 kg phân chuồng hoai + 0.5 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ Nếu khôngchủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ visinh với liều lượng 1 kg/trụ
Phân hóa học: Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK20-20-15/trụ
Phân hóa học: Định kỳ bón 1 tháng/lần bón với liều lượng bón 50g Urea + 50g
DAP/trụ, hoặc 150g NPK 20-20-15/trụ
+ Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi
a Phân hữu cơ:
Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng 20 – 30 kg phân chuồng hoai + 1
kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ
Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng cácloại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 3 – 5 kg/trụ
Trang 20Lần thứ 6 - 8,
mỗi tháng/lầnBón với liều lượng như lần 5
- Lần thứ 1 bón ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chính (vào khoảng cuối tháng 9đầu tháng 10)
- Nếu đất có phản ứng chua thì thế Super lân bằng lân Văn Điển và bón thêm vôi từ
NPK22-10-20 Kali
NPK20-20-15
NPK22-10-20 Kali
Phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng: Để tăng cường thêm dinh dưỡng cho cây
giúp cây phát triển tốt, có thể sử dụng thêm phân bón qua lá để bón cho cây theo khuyến cáosau:
- Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, phun phân bón lá NPK 30-30-10, phun 3lần, 7 ngày/lần, với liều lượng 15 g/bình 8 lít
- Giai đoạn chuẩn bị ra nụ, phun phân bón lá NPK 10-52-10, phun 2 lần, 7 ngày/lần
- Giai đoạn nụ được 8-10 ngày: dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá
8 Tỉa hoa, trái
Chọn 2 nụ phát triển tốt trên mỗi cành, tỉa bỏ các nụ còn lại, các nụ trên cùng mộtcành nên chọn ở hai mắt xa nhau Sau khi hoa nở 5 – 7 ngày tiến hành tỉa trái, mỗi cành chỉ
để lại 1 trái, chọn các trái phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh
V.2.5 Phòng trừ một số bệnh hại chính
Trang 21- Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn với thuốc hóa học (Regent) để diệt kiếnsau khi thu hoạch.
- Vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai
- Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên biện pháp tốt nhất là bắtbằng tay
- Biện pháp hoá học: Có thể dùng các loại thuốc hóa học nằm trong danh mục chophép của Bộ Nông nghiệp & PTNT như nhóm cúc tổng hợp để phun
+ Ruồi đục trái
* Cách gây hại
Ruồi đục trái là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của nhiềunước trên thế giới Ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ códấu chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong trái làm thối và rụngtrái
* Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy trái rụng
- Thu hoạch trái chín kịp thời
- Áp dụng biện pháp bao trái
- Sử dụng pheromone bẫy ruồi đực (Flykil 95 EC, Vizubon-D): Tẩm pheromone cótrộn thuốc trừ sâu vào miếng thấm; Gắn vào bẫy và treo lên cây; Tránh ánh sáng chiếu trựctiếp vào bẫy; Mỗi 2 tuần thay thuốc 1 lần; Nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng
- Phun mồi protein (SofriProtein + Fipronil 5% SC): Ruồi thành trùng cần ăn protein
để con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng Ưu điểm của phương pháp này làgiết cả ruồi cái và ruồi đực, lượng thuốc trừ sâu sử dụng ít, an toàn cho côn trùng có ích
+ Sên, ốc
* Cách gây hại