1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,

128 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

Dự án xử lý rác thải sinh hoạt, giải quyết vấn đề rác thải hàng ngày, chế biến rác thải thành các vật dụng có thể sử dụng cho tương lai do THẢO NGUYÊN XANH thực hiện158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí MinhTel: 0839118552 0918755356 http:lapduan.com.vn

Trang 1

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-    -

DỰ ÁN NHÀ MÁY

XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

ĐƠN VỊ TƢ VẤN: CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH ĐỊA CHỈ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P.Đakao, Quận 1, HCM

Hotline: 0918755356

Tp.Hồ Chí Minh – Tháng 12 năm 2013

Trang 2

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I CHỦ ĐẦU TƯ

I.1 Tên đơn vị

I.2 Đăng kí kinh doanh:

Tên Danh nghiệp:

I.3 Ngành nghề kinh doanh

 Đầu tư xây dựng thủy điện

 Xây dựng dân dụng, công nghiệp

 Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí ( không rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn, tái chế phế thải và xi mạ điện tại trụ sở)

 Lắp đặt máy móc thiết bị cơ khí nông nghiệp

 Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành công – nông – lâm – ngư nghiệp ( trừ thuốc bảo vệ thực vật)

 Đại lý kinh doanh xăng dầu

II THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

II.1 Tên dự án

NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT

II.2 Địa điểm đặt dự án :

II.3 Diện tích khu vực đặt nhà máy: 21ha

II.4 Chủ đầu tư:

II.5 Mục tiêu và quy mô của dự án

lý chất thải rắn, chế biến rác thải thành các sản phẩm có giá trị sử dụng như: phân bón hữu

cơ, nhiên liệu, năng lượng, vật liệu xây dựng,…, thay thế việc chôn lấp chất thải rắn như hiện nay

Trang 3

 Tạo việc làm cho khoảng 138 lao động trong khu vực

II.5.2 Quy mô dự án

Xây dựng Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế có công suất 300 tấn/ngày Xử lý và chế biến rác thải thành phân bón, vật liệu mới, vật liệu xây dựng, sản xuất nhiên liệu năng lượng mới và sản xuất nhiệt điện Tận dụng các nguồn lực sẳn có của nhà máy phát triển thêm chăn nuôi và nông lâm nghiệp

Công suất khởi điểm: Kể từ lúc nhà máy bắt đầu hoạt động công xuất xử lý rác thải và

khả năng sản xuất của nhà máy dự kiến sẽ đạt 40% công suất thiết kế trong năm đầu tiên, năm thứ 2 đạt 60% công suất, năm thứ 3 đạt 80% công suất,từ năm thứ 4 trở lên đạt 100% công suất

Công suất ổn định: khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, khả năng xử lý rác thải với

công suất là 300 tấn/ngày, nhà máy có khả xử lý triệt để rác phát sinh trên địa bàn thàng phố và vùng đô thị lân cận

Tổng vốn đầu tư dự án: 300.000.000.000 (Ba trăm tỉ đồng) chia là 2 giai đoạn:

o Giai đoạn 1: 120.389.232.000 (một trăm hai mươi tỉ ba trăm tám mươi chín triệu hai

trăm ba mươi hai nghìn đồng)

o Giai đoạn 2: 179.610.768.000 (Một trăm bảy mươi chín tỉ sáu trăm mười triệu bảy trăm

- Diện tích giao thông: 21.844m2

- Chiều dài tường rào: 2.085,3m

II.6 Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án:

Toàn bộ dự án được chia làm 2 giai đoạn:

II.6.1 Vốn đầu tư thực hiện dự án giai đoạn I

Bảng I.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư giai đoạn 1

Thành tiền (1000đồng) Trước thuế Sau thuế

Trang 4

Tổng vốn đầu tư giai đoạn I - 203,149,000,000đồng

Bằng chữ: Hai trăm lẽ ba tỷ, một trăm bốn mươi chín triệu đồng chẵn

Trong đó bao gồm các chi phí

II.6.2 Vốn đầu tư thực hiện dự án Giai đoạn II

Thành tiền (1000đồng) Trước thuế Sau thuế

Tổng vốn đầu tư giai đoạn II: 120,757,000,000đồng

Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ, bản trăm năm mươi bảy triệu đồng chẵn

Trong đó bao gồm các chi phí

Thành tiền (1000đồng) Trước thuế Sau thuế

Trang 5

II.6.3 Tổng Vốn đầu tư thực hiện dự án:

Bảng I.3 Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án

Tổng vốn đầu tư cho Dự Án: 304,346,000,000 đồng

Bằng chữ: Ba trăm lẽ bốn tỷ, ba trăm bốn mươi sáu triệu đồng chẵn

Trong đó bao gồm các chi phí

II.7 Nguồn vốn và cơ cấu vốn

Chủ sở hữu Nguồn vốn Tỷ lệ vốn trên tổng vốn đầu tƣ

Công ty Cổ phần Đầu tư

– xây lắp và thương mại

Vốn đối ứng của địa phương: kinh phí xây dựng các công trình ngoài hàng rào nhà máy sẽ

do địa phương đầu tư ( chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư)

II.8 Tiến độ thực hiện dự án :

Nhà máy xử lý chất thải rắn sẽ được hoàn thành trong 36 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự kiến bắt đầu từ quý III năm 2010 đến quý III năm 2013 chia làm 2 giai đoạn

II.8.1 Giai đoạn 1

Kéo dài 12 tháng từ đầu Quý IV 2010 đến cuối quý IV Năm 2011 gồm các hạn mục:

- Xây dựng một phần phần cơ sở hạ tầng

- Khu nhà tiếp nhận phân loại

- Khu nhà hành chính, nhà ăn công nhân

- Hệ thống lò đốt rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và rác thải y tế có công xuất

Trang 6

- Các hệ thống xử lý sản phẩm sau đốt

- Kho chứa sản phẩm và phế liệu

- Hệ thống xử lý nước thải 500m3/ngày

- Hệ thống nhiệt điện công xuất 2MW/h

II.8.2 Giai đoạn 2

Từ đầu quý I năm 2012 đến cuối quý IV Năm 2013 gồm:

Tiếp tục đấu tư và xây dựng thêm các hệ thống sau:

- Mở rộng phần cơ sở hạ tầng

- Xây dựng thêm hệ thống lò đốt lò đốt rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và rác thải y tế

lên đến công xuất 200tấn/ngày

- Các hệ thống xử lý sản phẩm sau đốt

- Kho chứa sản phẩm và phế liệu

Bảng I.4: Tiến độ thực hiện Dự án

Trang 8

CHƯƠNG II

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ, CĂN CỨ PHÁP LÝ

I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác bảo

vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường đã được quốc hội thông qua vào tháng 12 năm

1993 đã và đang từng bước đi vào cuộc sống Nhiều văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường cũng được ban hành

Xử lý chất thải rắn một cách hợp lý đã và đang đặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các tỉnh, thành của nước ta Lâu nay rác thải thường được chôn lấp ở các bãi rác hở hình thành một cách tự phát Hầu hết các bãi rác này đều thiếu hoặc không có hệ thống xử lý ô nhiễm lại thường đặt ở gần khu dân cư gây những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Mặc dù, xử lý rác bằng chôn lấp có một số ưu điểm như: giá thành đầu tư và chi phí vận hành nhỏ… nhưng nó không phải là biện pháp xử lý chất thải một cách triệt để, hiệu quả khi tình trạng môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng Mặt khác rác thải vẫn là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt

và nước ngầm và chiếm dụng nhiều đất trong khi nhu cầu xử dụng đất cho các mục đích khác ngày càng tăng Phương pháp cổ điển này không còn phù hợp bởi lẽ việc tối ưu hóa

sử dụng đất đai đô thị cũng như các tiêu chí bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, đòi hỏi một công nghệ mới, hiện đại hơn, khoa học hơn Sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ

đô thị hóa và mật độ dân cư đã gây ra những áp lực đối với hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường, quản lý chất thải ở tỉnh có những nét chung giống của cả nước, song cũng có những nét đặc thù riêng Mặc dù tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn cao nhưng các chất thải rắn chưa thu gom bị vứt bừa bãi ra các khu đất trống vào hệ thống cống thoát nước và xuống các kênh rạch dẫn nước Việc mở rộng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn là cần thiết nhằm gia tăng phạm vi thu gom chất thải và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai Các bãi chôn lấp chất thải rắn hiện tại không hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp này không được lót chống thấm và xả nước rỉ rác chưa qua xử lý ra các kênh rạch tự nhiên gần đó, gây ô nhiễm môi trường đối với các khu vực xugn quanh và là nơi thuận lợi cho các loại côn trùng trung gian gây bệnh phát triển Mặt khác tình trạng ngập lụt hàng năm thường xuyên xảy ra do thiếu kè phòng hộ và hệ thống thoát nước chung có quy mô hạn chế, quá tải và xuống cấp Nước bị ô nhiễm thường xuyên chảy ra là nguy cơ gây hại đến sức khỏe của cộng đồng và gây cản trở các hoạt động kinh tế xã hội

Do đó cần xây dựng một nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh để bảo vệ môi trường và giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe cho người dân nơi đây đang là vấn đề cấp bách của UBND tỉnh

Trang 9

I.2 Nguồn rác thải, tình hình thu gom và xử lý rác thải của , thị xã và một số huyện lân cận

I.2.1 Nguồn rác thải

Theo tống tin từ Cục Thống Kê Tỉnh …, dân số tỉnh là 599.221 người hiện bao gồm

1 Thành phố, 1 Thị xã và 8 huyện gồm:

Bảng II.1: Dân số của các huyện, thị xã, thành phố

Thành Phố/Huyện Số Phường/Xã Dân Số (Người)

- Với khu Kinh Tế - Thương mai đặt biệt có tổng điện tích 15.804ha gồm:

*Khu công thương mại dịch vụ gồm: Cụm công nghiệp, cụm thương mại dịch vụ và cụm cửa khẩu, diện tích 100 ha, quy hoạch dành cho phát triển thương mại dịch vụ; đã đầu

tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh Hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở đây đang rất sôi động Ngoài ra, Khu này được quy hoạch dành cho các cơ quan quản lý cửa khẩu, kho ngoại quan, dịch vụ logistic, siêu thị miễn thuế

* Cụm công nghiệp tập trung phía Tây Bắc thị trấn : Diện tích là 47 ha; quy hoạch dành cho phát triển công nghiệp chế biến, đã đầu tư kết cấu hạ tầng

Ngoài ra còn có các khu:

Khu Công nghiệp : Diện tích 50 ha

Khu Công viên Văn hoá trung tâm thị trấn : Diện tích 25 ha

Khu Du lịch : Diện tích 45 ha

Khu Du lịch sinh thái: Diện tích 20 ha

- Khu Kinh Tế Biển Đông Nam – có diện tích 237,71km2 nằm trên dải cát ven biển thuộc 3 huyện sẽ là khu kinh tế biển tổng hợp với các hệ thống cảng trung chuyển quốc

tế cho khu vực & các loại cảng; Trung tâm logistics quốc tế; Trung tâm thương mại quốc

tế, các nhà máy phục vụ cho nghành công nghiệp tàu thuỷ và hỗ trợ; Công nghiệp dựa trên khí; Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghệ cao về vật liệu mới; Các loại công nghiệp khác Khu đào tạo phục vụ phát triển kinh tế biển; Các trung tâm đô thị; Các khu vực du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng

- Bên cạnh đó trên địa bàn của tỉnh hiện đang có 2 khu công nghiệp đã hình thành và đang đi vào hoạt động đó là: KCN Nam (98,6ha) và KCN (205ha)

Trang 10

Rác thải trong các khu đô thị chủ yếu từ các nguồn sau:

I.2.1.1 Rác sinh hoạt:

Chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình.các cơ quan trường học, các khu

du lịch – dịch vụ, chợ đường phố, bến xe… Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình vệ sinh…

Theo thông tin do Trung Tâm Kĩ thuật và Quan trắc MT (2009), Tính theo mức bình quân một người trung bình phát thải khoản 0,8 kg/ngày rác thải sinh hoạt

Lượng rác thải sinh hoạt trên toàn tỉnh:

= 599.221 người X 0,8 kg/ngày ~ 479,38tấn/ngày

Theo kết quả khảo sát của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân tích tỉ lệ các thành phần có trong rác thải sinh hoạt tại bải rác hiện hữu cũa thành phố tại đường 9 có kết quả như sau:

Bảng II.2: Thành phần chất thải rắn Sinh hoạt

(Nguồn: Doanh nghiệp 2010)

I.2.1.2 Rác thải công nghiệp:

Bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ và bao bì đóng gói sản phẩm Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại… Hiện tượng đổ rác thải bừa bãi ra các khu đất trống là rất phổ biến, tạo nên nguồn ô nhiễm cho môi trường đô thị

Theo số liệu ước đoán hiện nay số lượng rác công ngiệp hiện nay trên toàn tỉnh khoảng 100-150 tấn/ngày

I.2.1.3 Rác thải xây dựng:

Quá trình xây xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị đã phát sinh ra nguồn rác thải từ vật liệu xây dựng do việc dỡ bỏ công trình xây dựng và đào móng cho đất đá, gạch ngói,

bê tông, cát sạn…

I.2.1.4 Rác thải bệnh viện:

Lượng rác này chứa nhiều chất độc hại, được thải ra trong quá trình khám bệnh, điều trị, phẫu thuật như các loại bông, băng,gạc,nẹp, kim tiêm, dụng cụ thủy tinh, nhựa, các bệnh

Trang 11

phẩm…Bên cạnh đó còn có rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế, chủ yếu là rác thải thực phẩm, giấy nhựa dễ bị phân hủy

Là lượng rác được thải ra trong quá trình khám bệnh, điều trị, phẩu thuật và các hoạt động hàng ngày của bệnh viện Theo số liệu thống hiện nay bình quân mỗi giường bệnh thải ra khoản 2,4kg/ngày rác thải y tế

Lượng rác thải Y tế trên toàn tỉnh:

= 2047giường X 2,4kg/ngày ~ 4,92tấn/ngày

Bảng II.3: Thành phần chất thải rắn y tế bệnh viện

Thành phần giấy các loại bao gồm cả mảnh carton 2,9

Thành phần thuỷ tinh, ống thuốc tiêm, lọ thuốc tiêm, bơm

Bông, gạc, băng, bột bó gãy xương, nẹp cố định 8,8

Chai thuốc, túi thuốc, chai dịch, túi dịch, túi máu, thành

(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý chất thải - 2004)

I.2.2 Tình trạng thu gom và xử lý rác thải

I.2.2.1 Tình hình thu gom:

Đến nay rác thải sinh hoạt các đô thị ở hầu như đã có tổ chức thu gom rác thải Rác thải sau khi được thu gom sẽ được tập kết về các bãi rác hoặc chôn lấp

Hiện nay thị xã , thị xã có Công ty môi trường đô thị (URENCOS) và có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến bãi đổ thải Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ còn mỏng, máy móc thiết bị phân tích, kiểm tra còn thiếu , cũng như sự phối hợp quản lý giữa các ban ngành còn thiếu đồng bộ đã khiến công tác quản lý môi trường gặp nhiều khó khăn Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn do thiếu vốn đầu tư để nâng cấp thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng… nên hiện tượng vi phạm các quy định về môi trường vẫn còn tiếp diễn

Việc thu gom , vận chuyển và xử lý rác thải của thị xã do Công ty Môi trường đô thị đảm nhận Công ty Môi trường đô thị thu gom khoảng 82% lượng rác mỗi ngày tương đương khoảng 50 tấn/ngày ( số liệu đến năm 2003 do công ty Môi trường đô thị cấp) Chất thải được thu gom bằng các xe đẩy tay, đưa về tập kết tại bãi rác của thị xã Việc chuyển rác từ các xe đẩy tay sang các xe ép cuốn rác được thực hiện bằng tay do thị xã không có thiết bị nâng bằng máy Công ty môi trường đô thị có 40 xe đẩy tay, 7 xe ép cuốn rác loại nhỏ với dung tích từ 4m3 đến 8m3 Số năm sử dụng và điều kiện kĩ thuật của các xe này khá khác nhau, tuy nhiên tất cả các xe trừ 2 xe đều đã wa trên 8 năm sử dụng

Trang 12

và đang cần phải thay thế Tất cả rác thu gom trong các xe ép cuốn rác được chuyên chở trực tiếp đến bãi chôn lấp của thị xã

I.2.2.2 Xử lý chất thải rắn

Hiện tại tất cả rác thải tại các khu đô thị đều được xử lý bằng phương pháp chôn lấp Tại thị xã , công nghệ xử lý của bãi rác là chôn lấp rác ( đào hố sâu 3,5m đến 4m diện tích đào 1 hố từ 1200m2 đến 1500m2 ) Khối lượng rác có thể chứa hàng năm khoảng 7.000 tấn đến 12.000 tấn Rác được đổ đầy hố sau đó được chôn lâp dưới lớp đất 0,5m Hiện nay rác thải tại bãi rác được chôn lấp trong các ngăn sâu không được lót lớp cách ly, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải Hàng tuần rác được san ủi, tuy nhiên rác vẫn chưa được chôn lấp thường xuyên

Thị xã đã có quy hoạch và thiết kế bãi rác, tuy nhiên bãi rác này đã xuống cấp, cách nhà máy nước 100m, đây là bãi rác nổi không hợp vệ sinh, xử lý rác bằng phương pháp đốt

là chủ yếu

I.3 Nhu cầu xử lý rác thải

Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh là sự gia tăng về lượng rác thải trong tương lai Ước tính lượng rác thải của 5 khu vực trên trong các năm tới tăng từ 10% - 15% mỗi năm Lượng rác thải của các khu vực trên trong năm 2015 sẽ khoảng 650 – 700 tấn/ngày

II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN

 Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Chiến lược quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công Như vậy, trước tình hình ô

nhiễm rác hiện tại của thành phố , thị xã , các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng

và lượng gia tăng rác thải sinh hoạt trong tương lai, nhu cầu cấp thiết được đặt ra là cần phải xử lý triệt để rác thải tại các khu vực này Vấn đề đặt ra là phải xử lý nguồn rác thải theo công nghệ nào để vừa mang tính hiệu quả xã hội về mặt lâu dài, vừa đảm bảo được

sự phát triển bền vững cho khu vực, vừa tiết kiệm được quỹ đất, tạo công ăn việc làm cho một số lao động trong khu vực, cải thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân sống ở khu vực đó…

 nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 152/1999/ QĐ- TTg ngày 10/7/1999

 Luật đất đai 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành:

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất

- Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 20/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai

- Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính

về việc hướng dẫn thực hiện Nghị đinh số 142/2005/ NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 2/8/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ taì chính về hướng dẫn thực hiện nghị định số 198/2004/ NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

Trang 13

- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai

 Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch

và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính phủ về đăng kí kinh doanh

 Nghị định số 24/2007/ NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Luật đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành

 Luật xây dựng năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Nghị định 16/2005/ NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng

 Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Nghị định số 152/2004/ NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết ti hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/ NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thông tư số 88/2004/TT-BTC ngày 01/09/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính

về việc sửa đổi, bổ sung thông tư số 128/2003/TT-BTC

 Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

 Nghị định số 151/2006/ NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư

và tín dụng xuất khẩu Nhà nước

 Quyết định số 64/2003/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

 Thư mời hợp tác đầu tư ngày 12/11/2007 của UBND thị xã tỉnh gởi công ty

 Công văn số 549/UBND-NN ngày 14/3/2008 của UBND tỉnh về việc thỏa thuận

vị trí và cấp chứng chỉ quy hoạch nhà máy xử lý rác tại

 Chứng chỉ quy hoạch khu vực xây dựng dự án số 84/CCQH do Sở xây dựng tỉnh cấp ngày 18/03/2008

Trang 15

CHƯƠNG III ĐIỀU KHIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA ĐỊA ĐIỂM

Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm các mối quan hệ kinh tế khu vực, trong nước và quốc tế

I.2 Địa hình - địa mạo

Thị xã gồm 2 vùng địa mạo cơ bản là vùng bóc mòn và vùng tích tụ Vùng bóc mòn phân bố chủ yếu ở phía Tây - Tây Nam đường Quốc lộ 1A, có độ cao dao động từ 5m đến xấp xỉ 30m, là vùng không bị tác động của lũ lụt hàng năm, ở đây hoạt động phong hoá xâm thực - bóc mòn là cơ bản, vùng này có nền móng tốt thuận lợi cho xây dựng các công trình, định cư và trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp Vùng tích tụ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ cao biến động từ 0m đến 5m; nhiều nơi bị ngập lũ hàng năm, có nơi sâu đến 2m như vùng… Đó là vùng sản xuất lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản, lũ lụt hàng năm đã gây ra nhiều thiệt hại cho cư dân và sản xuất nông nghiệp

Địa hình bóc mòn được hình thành trên nền móng đá gốc hệ tầng Long Đại, dạng địa hình đặc trưng là các đồi, dãy đồi phân cách, các đỉnh đồi có dạng bát úp Trước đây địa hình này được Mỹ - Ngụy dùng làm căn cứ quân sự, bề mặt địa hình bị san ủi đào bới mạnh, lớp phủ rừng bị huỷ diệt Sau ngày giải phóng nhân dân đã trồng lại cây xanh, nhưng nhiều nơi chỉ là cây bụi, cỏ, kiểu savan hoá Nhờ kết cấu địa hình như vậy nên dể thích hợp cho trồng cây tạo rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, điều hoà không khí, điều tiết khí hậu cho đô thị sau này

Lãnh thổ thị xã có thể quy về 2 dạng địa hình cơ bản sau:

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh ) Địa hình này tập trung ở các phường: II,

Trang 16

III, … Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên với hơn 3.000ha, có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5 - 100 Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng Xen kẻ

là những hồ đập có tác dụng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng, phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, nghĩ ngơi; tạo ra một không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt

Nằm trong vùng địa hình phía Tây và Tây Nam của Thị xã nên Khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt - có đặc điểm địa hình địa mạo tương tự

Nguồn: Tham khảo Đề án thành lập thành phố Thuộc tỉnh , năm 2008 của UBND thị

I.3 Điều kiện địa chất:

Địa chất công trình: Cấu tạo địa chất tại thị xã chủ yếu là trầm tích Holoxen được phân loại là phù sa mới cấu tạo với các hạt nhỏ bao gồm: cát, bùn, cát lẫn sét, cát lẫn bùn Trong Đại cổ sinh, hiện tượng uốn nếp Hecxine xảy ra mạnh tạo nên các uốn nếp hướng Đông Bắc - Tây Nam, macma xâm nhập và phún xuất tạo nên vùng đất Bazan ở phía Bắc Ở Đại Tân sinh sau thời kỳ bán bình nguyên hóa, vận động tân kiến tạo làm cho địa hình phức tạp Vùng gò đồi là vùng trầm tích Paleozoi bị thoái hóa mạnh Vùng đồng bằng gồm trầm tích sông thuộc Holoxen trên nằm ven sông Trầm tích đầm lầy thuộc Holoxen giữa ở phía Nam, Bắc Sông và Tây sông

Cường độ chịu lực của đất là R = 22,5 kg/cm2 thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, ít phải xử lý nền móng

Tham khảo kết quả khảo sát địa chất khu vực dự kiến xây dựng Bãi chôn lấp chất thải thuộc dự án Cải thiện Môi trường Đô thị miền trung (do ADB tài trợ) cho thấy:

Nền đất của khu vực chủ yếu là đá trầm tích được hình thành trong thời kỳ Đệ tam, Đệ tứ Đất á sét có xen lẫn nhiều đá cuội nhỏ laterit Về cơ bản, đất nền được chia thành 3 lớp chính: + Lớp đất 1: Nằm từ mặt đất đến độ sâu 1m, là lớp đất cấp phối cát lẫn sỏi sạn, đá dăm, kết cấu xốp vừa, trạng thái dẻo cứng

+ Lớp đất 2: Từ độ sâu 1m đến 4,2m, đất đỏ hạt bụi lẫn sỏi sạn

+ Lớp đất 3: Từ độ sâu 2,5-8,2m là lớp đất á sét bụi nặng ngậm ít sỏi sạn

Bảng III.1 - Chỉ tiêu cơ lý đất đá

Trang 17

Lớp 1 0-1,0 10,94 14,45 21,40 51,76 1,47 3.10-2

Nguồn: Báo cáo DA Bãi chôn lấp chất thải thuộc DA Cải thiện Môi trường Đô thị miền trung

do Công ty Tư vấn Xây dựng thực hiện khảo sát địa chất, năm 2004

I.4 Đặc điểm về khí tượng - thuỷ văn

I.4.1 Đặc điểm khí tượng

Thị xã nằm ở khu vực hẹp nhất của miền Trung, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía đông Trường Sơn Đó là do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng

Về mùa đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên trong khu vực có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng phía Nam Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn Lượng mưa trung bình năm đạt 2113,6mm Nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa Tuy nhiên, số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 - 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ một số loại cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Khu vực còn chịu ảnh hưởng của bão Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9-11 Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7, 8, 9, 10 Năm nhiều nhất có tới 4 cơn bão, bão thường kèm theo mưa to kết hợp nước biển dâng cao và lượng mưa từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng

chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9 Hoạt động của gió mùa Tây Nam khá mạnh mẽ, nơi luồng gió Tây Nam vượt qua đèo ảnh hưởng đến khu vực Gió mùa Tây Nam ở đây thường hoạt động sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác

Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô Thời tiết của thường gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân Hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè thu

I.4.1.1 Chế độ nhiệt

Thị xã nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, một năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh nên năng lượng bức xạ mặt trời nhận được khá lớn Do đó nền nhiệt độ vùng tương đối cao với nhiệt độ trung bình năm 25,10C Nằm trong tỉnh nên thị xã có đặc điểm về chế độ nhiệt tương tự, thể hiện qua bảng sau:

Bảng III.2 - Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm

Trang 18

độ cao nhất tuyệt đối có thể lên trên 420C, nhiệt độ tối cao trung bình xấp xỉ 340C

Trong thời kì mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) khi có những đợt không khí lạnh tràn xuống thường xảy ra những đợt rét kéo dài

I.4.1.2 Chế độ mưa

Chế độ mưa khu vực thị xã được quyết định bởi 2 yếu tố: địa hình và hoàn lưu gió mùa Vào thời kì mùa hạ, gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ảnh hưởng đến thị xã Do hiệu ứng phơn đã đem đến cho vùng này một loại hình thời tiết đặc trưng là nắng nóng và khô hạn kéo dài Vào cuối thời kì mùa hạ đầu thời kì mùa đông, sự kết hợp giữa gió mùa mùa đông với các nhiễu động trong cơ chế gió mùa mùa hạ (hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận nhiệt đới ) đã tạo nên mùa mưa ở đây có những nét riêng Mưa “tiểu mãn” thường vào tháng 5 đến tháng 6

Bảng III.3 – Lượng mưa các tháng trong năm

Trang 19

Tháng 11 349,5 278,6 452,1 108,3 540,2

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh năm 2007Cục thống kê

Lượng mưa các tháng trong năm không đồng đều; trong các tháng mưa nhiều (từ tháng 8 đến 11) lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, các tháng còn lại chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11, đây là thời kì có số ngày mưa nhiều nhất trong năm Lượng mưa trung bình tháng đều lớn hơn 150mm Đặc biệt tháng 9, 10, 11 có lượng mưa tháng lớn, với 15 - 20 ngày mưa Tháng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 1 Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 7, tổng lượng mưa trung bình các tháng đều nhỏ Tháng ít mưa nhất là tháng 3 lượng mưa trong tháng nhỏ hơn 50mm, số ngày mưa trong tháng từ 5 - 7 ngày Đáng chú ý là trong thời kỳ ít mưa có một lượng cực đại vào tháng 5

Chế độ mưa ở khu vực thị xã biến động rất mạnh, biên độ giữa tháng mưa lớn nhất

và tháng mưa nhỏ nhất tương đối lớn Trong các tháng mùa mưa cũng có sự chênh lệch đáng kể

I.4.1.3 Chế độ gió

Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, cũng mang những tính chất chung về gió mùa Chế độ gió thổi theo mùa Có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ

Mùa đông cũng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió thịnh hành ở khu vực thị

xã chủ yếu là hướng tây bắc chiếm 40 - 50%, các hướng còn lại xuất hiện với tần suất nhỏ hơn Trong mùa Đông các đợt gió mùa Đông Bắc khống chế khu vực, xen kẻ giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là các ngày có gió Đông hoặc Đông Nam mang lại cảm giác ấm áp hơn trong thời kỳ lạnh giá Mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành trong khu vực thị xã là hướng Tây Nam chiếm 50% Xen kẽ giữa các đợt gió Tây Nam khô nóng là những đợt gió có hướng Đông đến Đông Nam dịu mát

Tốc độ gió trung bình trong các tháng từ 2,5 - 3,5 m/s và ít thay đổi giữa các mùa trong năm Tốc độ gió mạnh thường xảy ra trong cơn dông, không khí lạnh tràn về; khi ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được 35m/s

I.4.2 Đặc điểm thuỷ văn

- Diện chứa nước ở thị xã gồm diện tích của 02 con sông và hệ thống các hồ, kênh:

- Sông : Dài 70 km, thượng nguồn được phát nguyên gần một chi lưu sông ., chảy về phía Đông, đoạn chảy qua thị xã dài 8 km Sông có lưu vực rộng 465km2, đoạn chảy qua Thị xã rộng tới 200 250m Vào mùa nước kiệt, lưu lượng nước đạt 2,5m3/s, nhưng vào mùa lũ lưu lượng nước lên đến 44m3/s Sông tạo nguồn phù sa bồi đắp cho đồng bằng ven sông sau các mùa lũ, là nguồn khai thác cát dồi dào phục vụ cho xây dựng và cung cấp thủy sản cho nhân dân

-Nhìn chung, hệ thống thủy lợi, thủy văn của phân bố khá đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hòa khí hậu, sinh hoạt và sản xuất

Trang 20

II Điều kiện Xã hội

II.1 Dân số, dân tộc và lao động:

II.1.1 Dân số

Tính đến hết năm 2005 dân số tỉnh có 632.840 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,1% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,31% và có xu thế giảm dần qua các

năm ( Nguồn: niên giám thống kê tỉnh 2005)

Dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, tỷ lệ dân số ở vùng nông thôn chiếm 75,61% (năm 2004) Do các đô thị ở phát triển chậm, tốc độ đô thị hóa chưa cao nên cơ cấu dân số giữa nông thôn và thành thị qua các năm không có sự biến đổi lớn lắm Mặt khác do chưa có các khu công nghiệp tập trung, quá trình hình thành các khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm mới bắt đầu nên hiện tượng di dân chưa xảy ra Các khu dân cư tập trung trong tỉnh chủ yếu là các thị xã, thị trấn

Dân số thị xã đến cuối năm 2007 là 91.941 người

Dân số thị xã mở rộng hiện tại là 22.760 người

Dân số huyện theo số liệu thống kê năm 2003 là 107.200 người

Dân số huyện là 46.300 người (số liệu thống kê năm 2003)

Thành Phố/Huyện Số Phường/Xã Dân Số (Người)

II.1.3 Lao động:

Tổng số lao động hiện có trong toàn tỉnh là 314.771 người, trong đó lao động nữ 158.480 người chiếm tỷ lệ 50,35% lực lượng lao động Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% lực lượng lao động hiện nay Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trên lĩnh vực nông – lâm nghiệp là 1.524 người

- Đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 21

Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh năm 2005 là 1.134.480 triệu đồng ( năm 2003

là 799.465 triệu đồng ) Trong đó vốn đầu tư ngân sách 522.818 triệu đồng, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 142.600 triệu đồng ( Theo niên giám thống kê tỉnh 2005)

III Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật của địa điểm đặt dự án

III.1 Cấp nước:

Nguồn cấp nước cho khu vực đô thị của lấy từ sông …, lượng nước sông trong mùa khô không đủ đáp ứng cho nhu cầu về nước của thị xã trong tương lai Chính vì vậy, một chương trình cung cấp nước mới đang được thực hiện theo dự án thứ 2 về Cung cấp nước và Vệ sinh môi trường các thị xã thuộc tỉnh được tài trợ bởi Ngân hàng ADB Dự án này sẽ khai thác nguồn nước ngầm mới nằm cách trung tâm thị xã 12km về phía Đông Bắc và xây dựng một nhà máy xử lý nước với công suất 15.000 m3/ngày tại Dự án cũng sẽ khôi phục nhà máy xử lý nước cũ và nâng cấp hệ thống nước hiện có

Hiện tại nước đã được cung cấp cho khoảng 92% số dân các phường nội thị và khoảng 46% số dân của toàn thị xã Độ dài của hệ thống phân phối nước chính là 24km

III.2 Thoát nước

- Hệ thống thoát nước hiện có

có hệ thống thoát nước chung trong đó cả nước thải chưa qua xử lý hoặc đã qua

xử lý một phần cùng với nước mưa được dẫn qua hệ thống các cống, rãnh rồi đổ ra các con kênh hoặc hồ chứa trong thị xã Hệ thống thoát nước chung hiện tại chỉ phục vụ cho các phường nội thị trung tâm và bao gồm khoảng 3,5km mương bê tông (B-400 – 800, H=600 – 1.200) và 10,2km ống bê tông ( DN 400 – DN 1.000) đều được xây dựng sau năm 1995 Chỉ 23% trong tổng số 57,8km đường trong các phường nội thị là có hệ thống cống thoát nước

Trên 80% diện tích của thị xã thoát nước ra Sông bởi vì quốc lộ 1A hình thành nên một hàng rào ngăn nước thoát về phía Đông Các khu vực của phường ở phía Đông

và phường Đông Lương ở phía Nam thoát nước ra sông và sông Vĩnh Phước Mực nước

lũ của Sông ảnh hưởng mạnh đến việc thoát nước trong thị xã

- Tồn tại

Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải chung hiện tại ở hết sức thiếu thốn

do giới hạn về quy mô, chất lượng xuống cấp, thiếu sự bảo dưỡng và hoạt động quá tải do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh Nhiều cống thoát nước quá nhỏ và đã được xây dựng mà không có sự xem xét đúng đến mức độ tự làm sạch và kiểm soát mùi Ở một số khu vực, nhiều đoạn cống thoát nước không kết nối với hệ thống thoát nước chính Công suất của cống thoát nước cũng chịu sự tác động mạnh của bùn và rác Việc thiếu các giếng thu cặn và giếng thăm hạn chế hiệu quả của hệ thống thoát nước và công việc bảo dưỡng

- Ngập lụt

Ngập lụt trên diện rộng diễn ra tại trong mùa mưa do 2 nguyên nhân sau: lũ lụt

do nước sông và ngập lụt do mưa bão và hệ thống thoát nước không đầy đủ

Trong mùa mưa, lũ lụt do sông gây ra thường xuất hiện tại khu vực đất trũng nằm ở phía bắc và nam của Sông và khu vực đồng bằng bị ngập lụt nằm ở phía đông của thị xã giữa QL1A và sông Khoảng 21% các khu vực trong thành thị trung bình do ngập lụt do sông gây ra 2 năm 1 lần và 24% bị ngập lụt 5 năm một lần như mô tả

III.3 Nước thải

hiện chưa có nhà máy xử lý nước thải đô thị Khoảng 67% các hộ gia đình tại các phường nội thị và 20% hộ gia đình tại các phường ngoại vi có nhà vệ sinh với bể tự hoại

Trang 22

có thể xử lý sơ bộ các chất thải trước khi xả vào hệ thống các cống, các mương hở, các hố

tự thấm hoặc xả ra mặt đất

III.4 Đường bộ và đường sắt

Quốc lộ 1A và đường xe lửa quốc gia đi qua khu vực phía đông của thị xã Thị xã nằm ở điểm giao của QL1A và QL9 nối Việt Nam với Lào và Thái Lan QL1A là tuyến đường được phân luồng và xây dựng hoàn chỉnh với hầu hết các đoạn đi qua thị xã và có các cống thu và mương nối với hệ thống thoát nước mưa

Chính sách giao thông vận tải quốc gia đòi hỏi Bộ giao thông vận tải phải xây dựng một tuyến đường tránh cho các thị xã là thị xã trung tâm tỉnh của các tỉnh và nằm gần các quốc lộ chính

Thị xã có khoảng 107km đường, năm phường nội thị có 57,8km đường với 26km đường rải nhựa

III.5 Cấp điện

lấy nguồn cung cấp điện từ lưới điện quốc gia 110 Kv với công suất 16 MVA Thị xã cũng có 2 trạm phát điện diezen dự phòng công suất 1,6 MVA Điện được cung cấp cho toàn bộ thị xã với 4 cấp điện thế: 35, 10, 6 và 0,4 Kv

III.6 Quy hoạch tổng thể đô thị đến năm 2020

Viện quy hoạch Đô thị Nông thôn đã lập quy hoạch tổng thể đô thị cho thị xã vào năm 1989 và được sửa lại vào năm 1996-1997 Quy hoạch này bao gồm những đề xuất cho việc xây dựng các hệ thống cơ sở hạ 35 tầng đến năm 2010

Trong sự phát triển của tỉnh và của vùng, thị xã đóng vai trò là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh cũng như một trung tâm thương mại và trao đổi hàng hóa của khu vực Bắc Trung Bộ Năm 2020, thị xã có thể trở thành một thành phố loại 3 theo phân loại đô thị quốc gia

Trang 23

CHƯƠNG IV CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

I ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN:

I.1 Theo quan niệm chung:

Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh

tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…) Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống

I.2 Theo quan điểm mới:

Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được

xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:

- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị;

- Thành phố có trách nhiệm thu dọn

II NGUỒN TẠO THÀNH CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ:

Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);

- Từ các trung tâm thương mại;

- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;

- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Từ các hoạt động công nghiệp;

- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố

Các lại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách

II.1 Theo vị trí hình thành:

Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ…

Trang 24

II.2 Theo thành phần hóa học và vật lý:

Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo…

II.3 Theo bản chất nguồn tạo thành

Chất thải rắn được phân thành các loại:

II.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt:

- Là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu

từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông

gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:

- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức

ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ …

- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác

- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói…

II.3.2 Chất thải rắn công nghiệp:

- Là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt điện;

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;

Trang 25

- Bao bì đóng gói sản phẩm

II.3.3 Chất thải xây dựng:

Là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố

II.3.4 Chất thải nông nghiệp:

Là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương

II.4 Theo mức độ nguy hại

Chất thải rắn được phân thành các loại:

II.4.1 Chất thải nguy hại:

Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy

cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ

Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp

II.4.2 Chất thải y tế nguy hại:

Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh

từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:

- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật;

- Các loại kim tiêm, ống tiêm;

- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;

Trang 26

- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;

- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi, Arsen, Xianua …

- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó

Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật

II.4.3 Chất thải không nguy hại:

Là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần

Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ

và tính chất của tiêu dùng trong thành phố v.v…

III LƢỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH

Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người.ngđ)

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực

Bảng IV.1: Tiêu chuẩn rác theo đầu người đối với chất thải rắn

Khoảng giá trị Trung bình Sinh hoạt đô thị (1)

Công nghiệp

Vật liệu phế thải bị tháo dỡ

Nguồn thải sinh hoạt khác (2)

1 -3 0,5 - 1,6 0,05 - 0,4 0,05 - 0,3

1,59 0,86 0,27 0,18

Ghi chú: (1) : kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại

Trang 27

(2) : không kể nước và nước thải

Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn, thành phần chất thải rắn đô thị bao gồm:

- Điều kiện sinh hoạt;

- Điều kiện thời tiết, khí hậu;

max : lượng rác thải lớn nhất theo ngày, tháng, năm

Rtb : lượng rác thải trung bình theo ngày, tháng, năm

Giá trị của hệ số không điều hòa K phụ thuộc nhiều vào quy mô của đô thị, vào mức sống

và các yếu tố khác, thường có giá trị Kng = 1,2 ÷ 2; Kh = 1,5 ÷ 2,5

IV THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

Bảng IV.2: Thành phần lý hóa của chất thải rắn đô thị

Hợp phần

% trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng

(kg/m3) Khoảng

Trang 28

* Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích

Nguyên tắc: Lấy mẫu chất thải thu được theo quy trình ở mục 2.4.2

Thể tích mẫu khoảng 50 ÷ 100 lít

1 Cho mẫu chất thải một cách nhẹ nhàng vào một thùng chứa đã biết dung tích (thích hợp

nhất là thùng có dung tích 100 lít) cho tới khi thùng được làm đầy

2 Nhấc thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả xuống, lặp lại điều này 4 lần

3 Tiếp tục làm đầy thùng

4 Cân và ghi lại kết quả trọng lượng của cả thùng và chất thải

5 Lấy kết quả ở bước 4 trừ đi trọng lượng của thùng chứa

6 Lấy kết quả ở bước 5 chia cho dung tích của thùng chứa ta thu được tỷ trọng theo đơn

vị kg/lít Làm điều này 2 lần và lấy kết quả trung bình

Trọng lượng riêng của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức sau:

* Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng

chất thải ở trạng thái nguyên thủy Xác định độ âm được tuân theo công thức:

a - trọng lượng ban đầu của mẫu

(Trọng lượng thùng chứa + chất thải) - (Trọng lượng thùng chứa)

BD =

Dung tích thùng chứa

Trang 29

b - trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 105oC

V.2 Chỉ tiêu hóa học:

1 Chất hữu cơ: Lấy mẫu, nung ở 950oC Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60% Trong tính toán, lấy trung bình 53% chất hữu cơ

2 Chất tro: Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ

3 Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình

là 7% Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất thải rắn

đô thị, các chất này có trong khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%

4 Nhiệt trị: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn Giá trị này được xác định theo công thức Dulông:

Bảng IV.3: Bảng Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của chất thải rắn

Hợp phần % trọng lượng theo trạng thái khô

60

55

78

60 47,8 49,5 26,3

6,4

6 5,9 7,2 6,6

38 42,7

2

2,6 0,3 0,3 Kxđ 4,6

2

10 3,4 0,2 0,5

0,4 0,2 0,2 Kxđ 0,15

K xđ 0,4 0,3 0,1 0,2

5

6

5

10 2,45

10

10 4,5 1,5

68

Trang 30

Bảng IV.4: Bảng số liệu trung bình về các chất dư trơ và nhiệt năng của chất thải rắn

10

1 4,5 1,5

4.652 16.747,2 16.282 32.564 17.445 23.260 17.445 6.512,8 18.608 18.608 697,8 Không xđ 697,8 6.978

VI ĐẶC ĐIỂM VỀ THÀNH PHẦN RÁC THẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 - 0,8 kg/người.ngày

Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị và thành phố năm 1996 là 16.237 tấn/ngày; năm 1997 là 19.315 tấn/ngày Con số này đạt đến giá trị 22.210 tấn/ngày vào năm 1998 Hiệu suất thu gom dao động từ 40 - 67% ở các thành phố lớn và từ 20 - 40% ở các đô thị nhỏ; Lượng bùn cặn cống thường lấy theo định kỳ hàng năm, số lượng ước tính trung bình cho một ngày là 822 tấn.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom được thể hiện ở bảng2.6

Trang 31

Trọng lượng riêng của chất thải rắn đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương thức vận chuyển Số liệu này dao động từ 480 - 580 kg/m3

tại Hà Nội; Tại

Đà Nẵng : 420 kg/m3; Hải Phòng: 580 kg/m3; Thành phố Hồ Chí Minh: 500 kg/m3

Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển) Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:

- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27 - 62,22%)

- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ

- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900 kcal/kg)

Việc phân tích thành phần chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ xử lý

Bảng IV.5: Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc từ 1997 -

Chất thải y tế nguy hại

Chất thải công nghiệp nguy hại

14.525

822 1.798

240 1.930

16.558

920 2.049

252 2.200

18.879

1049 2.336

277 2.508

Lá cây, rác hữu cơ

Túi nilon, đồ nhựa

100

52,0

2,90 50,40 3,20 1,80 2,60 39,10

100

47,6

2,30 53,00 4,10 5,50 3,80 31,30

100

50,0

4,20 50,10 5,50 2,50 1,80 35,90

100

47,70

Trang 32

Độ tro

Tỷ trọng trung bình-T/m3

12,0 0,432

10,5 0,416

21,4 0,420

15,90 0,420

VI.1 Rác thải nguy hại:

Hiện nay thực hiện việc phân loại nguy hại đều chưa được xử lý hoặc mới chỉ được xử lý rất sơ bộ sau đó được đem chôn lấp cùng các loại chất thải sinh hoạt tại các bãi chôn lấp, chất thải nguy hại ở Việt Nam Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y

tế ước tính từ 50 - 70 tấn/ngày (chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh)

Bảng IV.7: Thành phần chất thải nguy hại trong rác thải y tế

Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ

(%)

Có thành phần chất thải nguy hại

Các chất hữu cơ

Chai nhựa PVC, PE, PP

Bông băng

Vỏ hộp kim loại

Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh,

ống thuốc thủy tinh

Kim tiêm, ống tiêm

Giấy các loại, catton

0,9 0,8 0,6 20,9

Có Không

Có Không

Tỷ trọng trung bình của rác thải y tế là 150 kg/m3 Độ ẩm : 37 - 42% Nhiệt trị: 400 - 2.150 kcal/kg

Chất thải rắn công nghiệp: theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng,

Đà Nẵng và TP.HCM), tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15 - 26% của chất thải rắn thành phố Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35 - 41% mang tính nguy hại Thành phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan

Trang 33

Lượng chất thải nguy hại tạo thành hàng ngày từ các hoạt động công nghiệp năm 1997 ước tính khoảng 1.930 tấn/ngày (chiếm 19% chất thải rắn công nghiệp) Con số này tăng tới 2.200 tấn/ngày vào năm 1998 và lên tới 2.574 tấn/ngày vào năm 1999

Bảng IV.8: Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh,Thành phố ở Việt Nam

Tỉnh/Thành phố

Công nghiệp điện, điện tử

Công nghiệp

cơ khí

Công nghiệp hóa chất

Công nghiệp nhẹ

Chế biến thực phẩm

Các ngành khác

Tổng cộng

- 7.506 3.330

879

7.333 3.300

-

73

-

- 5.571 1.029

97

10.108 4.657

15 1.933 1.783

86 46.172 34.884 1.830

Tổng cộng 1.936 20.469 17.941 56.261 2.574 10.287 109.468

Trang 34

CHƯƠNG V CÁC PHƯƠNG PHÁP/CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI

Phương pháp này thích hợp với loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cácbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước Quá trinh phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy

ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men) Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải

và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện ở hình V.2

Thu gom chất thải

Tiêu hủy tại bãi chôn lấp

Trang 35

Hình V.2: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

I.2 Phương pháp thiêu đốt

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần

Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo

ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này là rất nguy hiểm tới sức khoẻ

Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghiệp nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra

Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạt các vấn đề kinh

tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện hoặc rác thải công nghiệp vì các phương

Bể chứa

Trang 36

pháp xử lý khác không thể xử lý triệt để được Phương pháp thiêu đốt được thể hiện ở hình V.3

Hình V.3: Hệ thống thiêu đốt chất thải I.3 Phương pháp chôn lấp

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới Hiện nay, việc chôn lấp

Ép

sắt

vụn

Nước

Trang 37

rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng

phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường Việc chôn lấp chất thải có

xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển Các bãi chôn lấp rác

thải phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm Đáy

của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất

Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải

ra môi trường Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng

thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác

Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nó cũng có

một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được sự đồng tình của

dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ

dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháy nổ

I.4 Các phương pháp xử lý khác

I.4.1 Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương pháp thủ công

trên băng tải Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : Kim loại, nilon, giấy,

thủy tinh, nhựa… được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyển

qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo

thành các kiện có tỷ số nén cao (hình V.4) Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san

Trang 38

I.4.2 Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydromex (hình V.5) nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn

Hình V.5: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex

II MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC TẠI VIỆT NAM

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời gian gần đây ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn và nước thải ngày càng gia tăng Mặc dù số lượng các nhà máy

đã xây dựng trạm xử lý chất thải tăng lên trong những năm gần đây nhưng hiện trạng ô nhiễm vẫn chưa được cải thiện do lượng chất thải tăng nhanh

Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt Ngoài công tác nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng phát triển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho phát triển bền vững Dưới đây là một số công nghệ

xử lý chất thải rắn được áp dụng ở Việt Nam:

II.1 Công nghệ Dano System

Đây là công nghệ được đưa vào sử dụng tại Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh năm 1981 do chính phủ Vương Quốc Đan Mạch viện trợ Công suất xử lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm, sơ đồ công nghệ thể hiện trong hình10

Ưu điểm của công nghệ này là quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên phát triển rất nhanh Nhược điểm của công nghệ này là: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong

Trang 39

nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao Chất lượng sản phẩm thô không phù hợp với nền nông nghiệp Việt Nam, mà chỉ phù hợp vớ nền nông nghiệp cơ giới hoá

Hình V.6 : Sơ đồ công nghệ Dano System II.2 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn Hà Nội

Công nghệ này đưa vào sử dụng vào năm 1992 do UNDP tài trợ Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, quá trình lên men được kiểm soát bằng hệ thống điều khiển tự động nhiệt

độ Nhà máy xử lý nằm trên diện tích 4 ha, với công công suất theo thiết kế 210 tấn/ngày (hình V.7) Sản phẩm phân hữu cơ đã được đăng ký tiêu chuẩn chất lượng và đang được bán trên toàn quốc Các sản phẩm thu hồi phục vụ tái chế là: sắt, nylon, nhựa, giấy, thủy tinh

Công nghệ này có ưu điểm : Đơn giản, dễ vận hành; máy móc thiết bị dễ chế tạo, thay thế thuận lợi; tiêu thụ năng lượng ít; đảm bảo hợp vệ sinh; thu hồi được nước rác để phục vụ quá trình ủ lên men, không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm, có điều kiện mở rộng nhà máy

để nâng công suất

Tuy nhiên, công nghệ này còn có một số nhược điểm như: Rác lẫn quá nhiều tạp chất, chưa được cơ giới hóa trong khâu phân loại, chất lượng phân bón chưa cao vì còn lẫn tạp chất, dây chuyền chế biến, đóng gói còn thủ công, không có quy trình thu hồi vật liệu tái chế

Rác tươi

Phễu tiếp nhận rác

Sàng phân loại

Lên men 16h bằng ống sinh hoá

Băng tải phân loại

Trang 40

Hình V.7: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà

Nội II.3 Công nghệ Seraphin

Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử lý và tái chế rác thải khép kín do Do Công

ty Cổ phần công nghệ Môi trường xanh thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành ( hình V.8) Nhà máy xử lý rác Đông Vinh tại thành phố Vinh-Nghệ An được lắp đặt, vận hành năm

2003, đặc biệt thích hợp cho các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam Công nghệ này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ nguồn Với công suất 80-150 tấn/ngày, công nghệ Seraphin có thể xử lý triệt để tới 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ và nguyên liệu làm vật liệu xây dựng

So với những công nghệ đã được ứng dụng ở Việt Nam, công nghệ Seraphin có những ưu điểm sau:

- Mức đầu tư chỉ bằng 30-40% so với dây chuyền thiết bị tương đương nhập khẩu Thời gian đầu tư xây dựng và đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rút ngắn bằng 1/3-1/5

so với nhà máy xử lý rác nhập ngoại Máy móc được chế tạo tại Việt Nam nên việc bảo hành, bảo trì thuận lợi, ít tốn kém;

- Hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác do đó tiết kiệm được diện tích đất và tiến dần tới xóa bỏ các bãi rác đã chôn lấp, thu hồi diện tích đất phục vụ cho các mục đích khác, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác gây ra;

- Do tận thu được nguồn tài nguyên từ rác, ngoài tiền bán phân compost, còn thu được tiền bán vật liệu Seraphin nên nhà máy có thêm nguồn thu để cân đối thu chi;

- Giải quyết được công việc cho khoảng trên 100 công nhân ở mỗi nhà máy xử lý rác Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải là có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thải tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau Sau khi tách lọc được rác hữu cơ

Rác được thu gom, vận chuyển

đến Nhà máy Xác định trọng lượng

Xử lý sơ bộ ( vi sinh vật)

Tuyển chọn

Bổ sung vi sinh vật, phụ gia, ủ lên men

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng I.3. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
ng I.3. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án (Trang 5)
Bảng III.3 – Lượng mưa các tháng trong năm - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
ng III.3 – Lượng mưa các tháng trong năm (Trang 18)
Hình V.1:  Các phương pháp xử lý chất thải rắn  I.1 Phương pháp ủ sinh học làm phân compost - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V.1: Các phương pháp xử lý chất thải rắn I.1 Phương pháp ủ sinh học làm phân compost (Trang 34)
Hình V.2: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp  I.2 Phương pháp thiêu đốt - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V.2: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp I.2 Phương pháp thiêu đốt (Trang 35)
Hình V.3: Hệ thống thiêu đốt chất thải  I.3 Phương pháp chôn lấp - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V.3: Hệ thống thiêu đốt chất thải I.3 Phương pháp chôn lấp (Trang 36)
Hình V. 4:  Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V. 4: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện (Trang 37)
Hình V.5:  Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V.5: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex (Trang 38)
Hình V.7:   Công nghệ  xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà  Nội - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh V.7: Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội (Trang 40)
Bảng VI.4: Vùng lọc và hiệu quả xử lý của các phương pháp - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
ng VI.4: Vùng lọc và hiệu quả xử lý của các phương pháp (Trang 46)
Hình VI.6: Mặt cắt đứng và mặt cắt ngang của một Cyclon - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.6: Mặt cắt đứng và mặt cắt ngang của một Cyclon (Trang 49)
Hình VI.7. a) Thiết bị dòng tiếp tuyến           b) Thiết bị dòng trục - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.7. a) Thiết bị dòng tiếp tuyến b) Thiết bị dòng trục (Trang 49)
Hình VI.8: Thiết bị Cyclon nước - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.8: Thiết bị Cyclon nước (Trang 50)
Hình VI.9: Thiết bị tổ hợp Cyclon  II.3 Xử lý bụi bằng Lọc màng, Túi lọc. - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.9: Thiết bị tổ hợp Cyclon II.3 Xử lý bụi bằng Lọc màng, Túi lọc (Trang 51)
Hình VI.11: Thiết bị lọc túi được sử dụng phổ biến  II.4 Thu bụi bằng phương pháp ước - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.11: Thiết bị lọc túi được sử dụng phổ biến II.4 Thu bụi bằng phương pháp ước (Trang 52)
Hình VI.10: Mô hình đường đi của hạt bụi và thiết bị lọc bụi dạng ống lọc và túi lọc - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.10: Mô hình đường đi của hạt bụi và thiết bị lọc bụi dạng ống lọc và túi lọc (Trang 52)
Hình VI.15: Sơ đồ tháp lọc sủi bọt  II.4.3 Phương pháp rửa khí ly tâm. - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.15: Sơ đồ tháp lọc sủi bọt II.4.3 Phương pháp rửa khí ly tâm (Trang 56)
Hình VI.16: Thiết bị tách bụi khỏi dòng khí thải dạng Venturi - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.16: Thiết bị tách bụi khỏi dòng khí thải dạng Venturi (Trang 57)
Hình VI.19: Các kiểu thiết bị rửa khí - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.19: Các kiểu thiết bị rửa khí (Trang 58)
Hình VI.20: Thiết bị rửa khí kiểu đĩa quay  II.5 Khử bụi tỉnh điện. - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.20: Thiết bị rửa khí kiểu đĩa quay II.5 Khử bụi tỉnh điện (Trang 59)
Hình VI.21: Mô hình đường đi của hạt bụi trong điện trường - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.21: Mô hình đường đi của hạt bụi trong điện trường (Trang 60)
Hình VI.22: Quá trình lắng bụi tĩnh điện - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.22: Quá trình lắng bụi tĩnh điện (Trang 60)
Hình VI.23: Mô hình thiết bị lọc điện ống và lọc điện tấm - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.23: Mô hình thiết bị lọc điện ống và lọc điện tấm (Trang 61)
Hình VI.24: Bộ lọc tĩnh điện dạng ống - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.24: Bộ lọc tĩnh điện dạng ống (Trang 61)
Hình VI.25: Sơ đồ đốt không xúc tác  III.1.5.1.5. Đốt có xúc tác - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.25: Sơ đồ đốt không xúc tác III.1.5.1.5. Đốt có xúc tác (Trang 63)
Hình VI.27: Đốt dạng phun  III.2  Phương pháp ngưng tụ - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.27: Đốt dạng phun III.2 Phương pháp ngưng tụ (Trang 64)
Hình VI.28: Thiết bị ngưng tụ bề mặt - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.28: Thiết bị ngưng tụ bề mặt (Trang 64)
Hình VI.30: Sơ đồ tháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.30: Sơ đồ tháp hấp phụ sử dụng than hoạt tính (Trang 66)
Hình VI.32. Bể điều hoà với tường ngăn  a - tường dọc, b - tường ngang  II.1.3.2 Bể điều hoà hình tròn: - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.32. Bể điều hoà với tường ngăn a - tường dọc, b - tường ngang II.1.3.2 Bể điều hoà hình tròn: (Trang 72)
Hình VI.41: Sơ đồ nguyên tắc quá trình thấm tách - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.41: Sơ đồ nguyên tắc quá trình thấm tách (Trang 83)
Hình VI.48: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý bùn - Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt,
nh VI.48: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý bùn (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w