1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thơ tuyên quang từ năm 1986 đến nay

135 805 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 702,39 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ LAN HƢƠNG THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ LAN HƢƠNG THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Hạnh Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân trọng cảm ơn các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang, Thư viện tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Nông Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nông Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 7 1.1. Văn hoá tuyên Quang giàu bản sắc - cội nguồn của thơ Tuyên Quang hiện đại 7 1.1.1. Khái quát chung về văn hoá Tuyên Quang ở phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn học dân gian Tuyên Quang 7 1.1.2. Ca dao và dân ca của các dân tộc thiểu số Tuyên Quang - “cái nôi” của thơ ca Tuyên Quang hiện đại 10 1.2. Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay 21 1.2.1. Thành tựu thơ Tuyên Quang trước 1986 là tiền đề cho sự phát triển của thơ Tuyên Quang hôm nay 21 1.2.2. Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay 31 Chƣơng 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 49 2.1. Sự giao thoa các thế hệ và kế thừa - đổi mới về thành tựu sáng tác 49 2.2. Sự giao thoa nhiều giọng điệu, nhiều cá tính sáng tạo trong bức tranh thơ đa sắc mầu 56 2.3. Truyền thống và hiện đại trong thơ Truyên Quang từ 1986 đến nay 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii Chƣơng 3. MỘT SỐ GƢƠNG MẶT XUẤT SẮC CỦA THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 80 3.1. Nhà thơ Gia Dũng 80 3.1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác 80 3.1.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ gia Dũng từ 1986 đến nay 81 3.2. Nhà thơ Đoàn Thị Ký 91 3.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác 91 3.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Đoàn Thị Ký từ 1986 đến nay . 92 3.3. Nhà thơ Mai liễu 102 3.3.1.Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp nghiệp sáng tác 102 3.3.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Mai Liễu từ 1986 đến nay 104 3.4. Nhà thơ Đinh Công Thủy 112 3.4.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác 112 3.4.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Đinh Công Thủy 113 KẾT LUẬN 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học địa phương ở từng tỉnh là một bộ phận cấu thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại hôm nay. Nhưng do nhiều lí khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu các nền văn học điạ phương ấy chưa xứng đáng với thành tựu của nó. Nhiều tác giả, tác phẩm xuất sắc của nền văn học địa phương hầu như còn bị bỏ quên trong con mắt của giới nghiên cứu và phê bình văn học, nhất là ở các tỉnh miền núi xa xôi như Tuyên Quang. Bởi vậy việc nghiên cứu văn học Tuyên Quang nói chung và thơ tuyên Quang từ 1986 đến nay nói riêng là công việc cần thiết nhằm góp phần soi sáng thành tựu và hạn chế của một vùng văn học đặc sắc. Từ đó, chúng ta chỉ ra đóng góp của Văn học tuyên Quang và đặc biệt là thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay vào thành tựu chung của văn học nước nhà. 1.2. Trong chương trình giảng dạy phần văn học địa phương trong các trường THCS trên toàn quốc, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình 24 tiết văn học địa phương, nhưng qua khảo sát của chúng tôi, việc thực hiện chương trình này vẫn còn nhiều bất cập do thiếu giáo trình và tài liệu biên soạn thống nhất. Từ đó thực trạng dạy và học tự phát đôi khi tuỳ tiện vẫn xảy ra trong cấp học THCS ở nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. 1.3. Trong mảng thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay, chúng ta bắt gặp những gương mặt xuất sắc có đóng góp vào nền thơ Việt Nam hiện đại như Mai Liễu, Gia Dũng, Đoàn Thị Ký, Đinh Công Thuỷ… Việc đặt những tác giả này vào bối cảnh chung là thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay không chỉ nhằm mục đích ghi nhận những thành tựu và đóng góp của họ mà còn hướng tới sự đánh giá xu thế vận động và hiện đại hoá của “nguồn riêng” là thơ tuyên Quang vào “dòng chung” là thơ Việt Nam đương đại. 1.4. Trong chương trình giảng dạy Ngữ văn, khoa Đào tạo giáo viên THCS ở trường ĐHSP Thái Nguyên, ở hai học phần lí luận văn học và Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 học Việt Nam hiện đại đều có chương văn học địa phương, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần bổ sung tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập mảng Văn học điạ phương này. 1.5. Là người con của Tuyên Quang, tha thiết với văn hóa, văn học của địa phương mình, thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn được đóng góp một tiếng nói của mình để giáo dục tình yêu và niềm tự hào về nền văn hoá đặc sắc của quê hương cho người đọc Tuyên Quang nói chung và đặc biệt cho thế hệ trẻ Tuyên Quang nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát, chúng tôi thấy những công trình mang tính chuyên sâu về văn học Tuyên Quang nói chung và thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay nói riêng còn vắng bóng. Về văn học Tuyên Quang chúng tôi mới thấy xuất hiện giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng Sư phạm là “Văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang” vào cuối năm 2010 của tiến sỹ Bùi Thị Mai và Trần Lâm Huyền. Giáo trình này có hai đặc điểm, thứ nhất là khái quát chung về văn hoá văn học Tuyên Quang mà chưa đi sâu nghiên cứu thơ Tuyên Quang, đặc điểm thứ hai là giáo trình chỉ dành giảng dạy cho sinh viên trong trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang. Tiếp đó là đề tài cấp bộ của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hạnh có nhan đề “Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phƣơng cho cấp học trung học cơ sở tại tỉnh Tuyên Quang” với mục đích khái quát chung về Văn học Tuyên Quang từ Văn học dân gian đến Văn học hiện đại, sau đó thiết kế hệ thống bài giảng văn học điạ phương tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó còn có một một số công trình nghiên cứu về Văn học dân tộc thiểu Việt Nam, trong đó ít nhiều đề cập đến một số tác phẩm, tác giả Tuyên Quang như Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại của PGS.TS Trần Thị Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Trung khi đánh giá về sắc thái văn hoá của dân tộc trong thơ Mai Liễu có nhận xét: “Trong niềm tự hào về nền văn hoá của dân tộc mình của các nhà thơ Tày, những vật tƣởng chừng nhƣ là vô tri nhƣng lại mang hồn vía quê hƣơng, chúng neo giữ nhà thơ vào với cộng đồng, để rồi dù đi đâu về đâu thì cội nguồn và bản sắc vẫn là “cõi đi về” của con ngƣời. Nhƣ nhà thơ Mai Liễu, ông kể về cái “bắng” (…), về chái nhà sàn . Cho nên dù có đi đến mọi phƣơng trời thì nhà thơ vẫn nhớ về những gì đã làm nên mình.” [63, tr.105]. Trong cuốn Về Tuyên - Tuyển tập thơ Tuyên Quang, nhận xét về vai trò của đội ngũ sáng tác ở Tuyên Quang cũng như lợi thế của họ, PGS Vũ Giáng Hương có viết: “Các tác giả Tuyên Quang ngày nay đƣợc thừa hƣởng truyền thống văn hoá dân gian của các dân tộc tỉnh nhà và truyền thống tốt đẹp của văn nghệ cách mạng và kháng chiến ngay tại quê hƣơng mình. Họ nhƣ đƣợc tiếp sức từ hai nguồn mạch tinh thần ấy để tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc”. [18,tr.5]. Cũng không ít những bài nghiên cứu, bài viết tuy còn lẻ tẻ, tản mạn về cá nhân tác giả, tác phẩm thơ ở Tuyên Quang như: Mai Liễu, Gia Dũng, Đoàn Thị Ký, Đinh Công Thuỷ…đăng trên các tạp chí, các báo trung ương và địa phương, trong đó cũng cho thấy thái độ hết sức trân trọng đối với những sáng tác của họ, chẳng hạn như đánh giá về Mai Liễu: Mai Liễu với sáng tác của mình đã tạo nên “gương mặt” thơ Tày không thể lẫn với thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số khác. Bản sắc văn hoá Tày trong thơ Mai Liễu vừa có sự bảo lưu những tinh hoa văn hoá độc đáo vừa có sự tiếp biến với văn hoá Việt để tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới, có sức lay động và làm say mê người đọc. Phạm Quang Trung đã nhận xét về cấu tứ của thơ Mai Liễu: “Đọc thơ Mai Liễu, tôi không thể không lƣu tâm tới lối cấu tứ của thơ Anh ( ) cấu tứ theo trục thời gian”. [65,tr.92]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Còn Lò Ngân Sủn đã thật đích đáng khi nói rằng: “Có thể ví thơ Mai Liễu giống nhƣ những mạch ngầm chảy âm thầm trong đất, trong cây, trong cỏ, để lặng lẽ hiến dâng lặng lẽ vui buồn”. [55,tr.20]. Tân Linh đồng cảm với những trang viết của Gia Dũng đã nhận định: “Thơ Gia Dũng bâng khuâng buồn. Một nỗi buồn man mác nhƣng không có sầu, không bi quan tuyệt vọng bởi Gia Dũng vốn đa đoan, và chấp nhận tất cả, cả sắc và không”.[40,tr.16] Không khác mấy với sự cảm nhận của Tân Linh về Gia Dũng nhà nghiên cứu phê bình Vũ Bình Lục đã thốt lên: “Ngƣời đọc dƣờng nhƣ vẫn nghe vang vọng đâu đây một tiếng gọi đò, một tiếng gọi tình, một tiếng gọi ngƣời thiết tha, da diết, gần lắm, nhƣng mà xa xôi lắm!”.[42,tr.129]. Đến với thơ Tuyên Quang không thể không biết đến một nữ thi sĩ, có một hồn thơ vừa dịu dàng ấm áp, vừa khắc khoải hun hút trong thổn thức, khát khao. Mai Liễu đã viết “Nhiều ngƣời hâm mộ thơ Đoàn Thị Ký bởi sự đằm thắm,tinh tế đầy nữ tính, và cả sự táo bạo, độc đáo trong cấu tứ và ngôn từ”. [33]. Thơ Đoàn Thị Ký, bên cạnh những đề tài có tính xã hội rộng lớn, có sự liên tưởng độc đáo và tài hoa, là những suy tư thẳm sâu đáy lòng mà Phạm Nguyệt Đức cho rằng “…Đầy ắp trong thơ chị, đó là những câu thơ của ẩn ức: ẩn ức về cái đẹp, ẩn ức về nỗi cô đơn, ẩn ức về những khát vọng không thành…”. [13,tr13]. Trong dòng chảy trở về hồi ức cùng Đinh Công Thủy với bài viết “Cảm xúc về mẹ”, Phan Anh đã nói: “Có thể nói, thơ của Đinh Công Thuỷ chất chứa một nỗi niềm hoài cổ. Anh luôn tìm về quá khứ để suy ngẫm. Phong cách thơ hiện đại đã phác hoạ một Đinh Công Thuỷ với những nét riêng không lẫn với tác giả nào” [2]. Ca ngợi quá trình tìm tòi một lối thơ riêng trên nền thơ truyền thống nguồn Evăn viết: “Con đƣờng đến cõi thơ mà Đinh Công Thuỷ đang đi có cả mồ hôi và sự vật vã. Những câu thơ qua bao lần trở dạ lớn lên, góp vào thế [...]... về thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 2: Một số đặc điểm nổi bật của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 3: Một số gƣơng mặt xuất sắc của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 1.1 Văn hoá tuyên Quang giàu bản sắc - cội nguồn của thơ Tuyên Quang. .. Tuyên Quang ở phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn học dân gian Tuyên Quang Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang thì, Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang Trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… Tuyên Quang thuộc Châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hoá trấn Minh Quang Đến năm 1884 Pháp chiếm đóng và chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên. .. dân tộc Tuyên Quang là yếu tố quan trọng để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hiện đại, nó giúp cho tác phẩm của các nhà thơ Tuyên Quang đậm đà tính dân tộc, tính nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 1.2 Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay 1.2.1 Thành tựu thơ Tuyên Quang trước 1986 là tiền đề cho sự phát triển của thơ Tuyên Quang hôm nay Có... triển cho thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay: đó là thơ ca dân gian và thơ ca kháng chiến 1945 – 1975 Ở nguồn mạch thứ nhất là thơ ca dân gian, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu sâu về ca dao dân ca Tuyên Quang - “cái nôi” của thơ Tuyên Quang hiện đại, đồng thời khẳng định thơ ca kháng chiến 1945 – 1975 với những thành tựu rực rỡ của nó đã tạo “nền móng” vững chắc cho sự phát triển của thơ Tuyên Quang. .. hiểu, nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về thơ Tuyên Quang Song có một điều, tất cả chưa đi sâu nghiên cứu phân tích, đánh giá, chỉ ra đặc điểm, diện mạo, cũng như chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay, và đây chính là “khoảng trống” để chúng tôi hành tìm hiểu Thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay một cách toàn diện, hệ thống 3 Mục... viết về Tuyên Quang và viết ở Tuyên Quang vừa trở thành một động lực thúc đẩy mạnh mẽ để thơ Tuyên Quang sau 1986 ra đời, rồi tạo ra một đặc điểm và có lẽ cũng là một nhược điểm: trong bầu không khí văn học mang âm hưởng sử thi hào hùng ấy, phần lớn các tác giả thơ Tuyên Quang chưa “vượt thoát” ra ngoài cái “bóng” của hào quang quá khứ Từ cảm hứng chủ đạo đến đề tài, từ ngôn ngữ giọng điệu đến hệ thống... tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Tuyên Quang gồm có sáu châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang với 194 xã Sau Cách Mạng tháng 8 - 1945 và sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc 1954, Tuyên Quang có một số thay đổi về hành chính Năm 1956 huyện Yên Bình được tách khỏi Tuyên Quang nhập vào tỉnh Yên Bái Năm 1976 Tuyên Quang sát nhập với Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên Đến năm 1991, Hà Tuyên lại... Khảo sát, phân tích để xây dựng chân dung văn học và chỉ ra cá tính sáng tạo độc đáo của một số gương mặt thơ Tuyên Quang tiêu biểu từ 1986 đến nay như: Mai Liễu, Đoàn Thị Ký, Gia Dũng, Đinh Công Thuỷ … Khẳng định đặc điểm và giá trị cùng những đóng góp của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay vào nền thơ Việt Nam hiện đại 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử... các tác giả là người Tuyên Quang, hoặc các tác giả đã, đang sống và viết ở Tuyên Quang (chủ yếu từ 1986 đến nay) , tập trung vào một số tác giả tác phẩm tiêu biểu nhất để khắc hoạ “chân dung văn học” của họ như Mai Liễu, Đoàn Thị Ký, Gia Dũng, Đinh Công Thuỷ … 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Phác hoạ tiến trình, diện mạo, đặc điểm, thành tựu và hạn chế của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay Khảo sát, phân tích để... khám phá cho nên nó là mạch ngầm nối liền muôn nẻo hồn thơ Chính vì thế, bộ phận văn học dân gian Tuyên Quang nói chung, ca dao dân ca nói riêng là những tác phẩm góp phần tạo nên dòng chảy liên tục của văn học Tuyên Quang nói chung thơ Tuyên Quang nói riêng, là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nghệ sĩ Tuyên Quang từ nội dung cho đến hình thức Từ đề tài, nhan đề tác phẩm cũng gắn liền với chất dân . về thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 2: Một số đặc điểm nổi bật của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 3: Một số gƣơng mặt xuất sắc của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay. tựu thơ Tuyên Quang trước 1986 là tiền đề cho sự phát triển của thơ Tuyên Quang hôm nay 21 1.2.2. Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay 31 Chƣơng 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ TUYÊN. cứu một cách toàn diện, hệ thống về thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay, và đây chính là “khoảng trống” để chúng tôi hành tìm hiểu Thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay một cách toàn diện, hệ thống.

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn An (2007), Nét đẹp văn hoá trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đẹp văn hoá trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc
Tác giả: Hoàng Văn An
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2007
2. Phan Anh (2011), Cảm xúc về mẹ, Tuyên Quang online ngày 09.01.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm xúc về mẹ
Tác giả: Phan Anh
Năm: 2011
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
5. Hoàng Thị Dung (2009),Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay
Tác giả: Hoàng Thị Dung
Năm: 2009
6. Gia Dũng (1993), Chiều trăng, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiều trăng
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1993
7. Gia Dũng (1992), Cánh cửa khép hờ, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh cửa khép hờ
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1992
8. Gia Dũng (1994), Bất ngờ ngoảnh lại, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bất ngờ ngoảnh lại
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1994
9. Gia Dũng (2008), Người đọc thơ giọng trầm, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người đọc thơ giọng trầm
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2008
10. Gia Dũng (2011), Cuối trời mây trăng bay, NXB văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuối trời mây trăng bay
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: NXB văn học
Năm: 2011
11. Ban thường vụ huyện uỷ Sơn Dương (2007), Bác Hồ với Sơn Dương Sơn Dương với Bác Hồ, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với Sơn Dương Sơn Dương với Bác Hồ
Tác giả: Ban thường vụ huyện uỷ Sơn Dương
Năm: 2007
12. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn) (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn)
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
13. Phạm Nguyệt Đức (2001), Nửa vòng bông gạo, Báo Người công giáo Việt Nam, số 42,10/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa vòng bông gạo
Tác giả: Phạm Nguyệt Đức
Năm: 2001
14. Nguồn Evăn (2005), Đinh Công Thuỷ - Mỗi nấc thang sấp ngửa cuộc đời, http://evan ngày20.12.2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Công Thuỷ - Mỗi nấc thang sấp ngửa cuộc đờ
Tác giả: Nguồn Evăn
Năm: 2005
15. Nhiều tác giả (1996), Đường mùa xuân (thơ chọn lọc), Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường mùa xuân
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1996
16. Nhiều tác giả (2009), Đất Tuyên núi sông diễm lệ, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Tuyên núi sông diễm lệ
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2009
17. Nhiều tác giả (2006), Hai mươi năm văn học Tuyên Quang, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai mươi năm văn học Tuyên Quang
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2006
18. Nhiều tác giả (2010), Về Tuyên - Tuyển tập thơ Tuyên Quang, NXB văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Tuyên - Tuyển tập thơ Tuyên Quang
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB văn học
Năm: 2010
19. Nhiều tác giả (1996), Đường mùa xuân, Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường mùa xuân
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1996
20. Nhiều tác giả (1993), Thơ Tuyên Qu ang, Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Tuyên Qu
Tác giả: Nhiều tác giả
Năm: 1993
21. Nguyễn Đức Hạnh (2010), Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phương cho cấp học Trung học cơ sở tại tỉnh Tuyên Quang, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phương cho cấp học Trung học cơ sở tại tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w