Gia Dũng (tên khai sinh là Đỗ Gia Dũng), sinh năm 1940 tại xã Chí Hoà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tốt nghiệp trường Thương nghiệp ở Hà Nội, năm 1958 về công tác ở Ty Thương nghiệp Tuyên Quang, năm 1960 chuyển sang công tác tại Ty Văn hoá Tuyên Quang, năm 1965 nhập ngũ, năm 1972 về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1979 chuyển nghành về Sở Văn hoá Tuyên Quang, năm 1982 ông chuyển sang phụ trách Hội Văn học nghệ thuật Hà Tuyên, và làm Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Từ năm 1990 Gia Dũng nghỉ công tác sau suốt ba mươi năm lăn lộn từ Bắc vào Nam, từ chiến trường này đến chiến trường khác, ông rời Hà Tuyên xuống Hà Nội bắt đầu với công việc mới đó là sưu tầm và biên soạn thơ.
Năng khiếu thơ ca ở Gia Dũng bộc lộ khá sớm, thuở thiếu thời ông đã có những bài thơ khiến bạn bè cùng trường cùng lớp nể phục được đăng trên các báo Văn nghệ, Nhân dân, Tiền phong…Đặc biệt là những năm tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong quân ngũ ở Trường Sơn gian nan, nguy hiểm đã cho ông những cảm xúc hào hùng và lãng mạn đã giúp ông viết những bài thơ nổi tiếng toát lên tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước. Cho đến nay ông đã sáng tác hơn 40 năm và xuất bản 11 tập thơ: Nắng Tân Trào (1984), Chiều trăng (1993), Tứ tuyệt vô đề (1996), Mùa cốm mùa trăng (1992), Ngƣời đọc thơ giọng trầm (1992), tôi yêu năm bông hồng trắng (1996), Bây giờ em ở đâu
(1992), Ngõ hoa vàng (1995), Đơn ca (1998), Thơ trữ tình Gia Dũng
(2009), Cánh cửa khép hờ (1992), Bất ngờ nghoảnh lại (1994), Cuối trời
mây trắng bay (2011).
Với ý chí phi thường và niềm đam mê thơ kỳ lạ - lòng ngưỡng mộ tôn vinh thơ Việt, với lối sống dân dã suốt 15 năm qua ông đã đọc hàng vạn bài thơ, đã chiêm nghiệm trên cái di sản tinh thần hàng chục thế kỷ còn lại của dân tộc ta để rồi tuyển chọn đưa vào hệ thống 17 tuyển thơ về nhiều đề tài khác nhau đã được biên soạn hoàn thành và xuất bản gây được tiếng vang, có
thể kể đến một số tuyển thơ tiêu biểu như: Ngàn năm thƣơng nhớ (Tuyển
thơ về Thăng Long – Hà Nội) (2004), Thơ Việt Nam 1945-2000 (2001)
Chúng tôi đánh giặc và làm thơ (1999), Hồ Chí Minh - Hợp tuyển thơ
(2005), Thơ các dân tộc thiểu số thế kỷ XX (2000), Nƣớc non một dải
(2005), 100 Bài thơ chọn lọc thế kỷ XX, Văn chƣơng thái bình mƣời thế
kỷ (XI-XXI), Tràng An một thuở, Ngàn năm thơ Việt (1010-2010),
Nguyễn Trãi hợp tuyển (2008)…
Với tấm lòng và niềm mong muốn thật giản dị để lại cho đời một “tấm lòng thơ”, ông đã không ngừng chuyên tâm vào sáng tác và biên soạn các tuyển tập thơ để dân hiến cho đời.