Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển - tập XV IHIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN CỬA ĐẠI HỘI AN - QUẢNG NAM Cao Văn Lương Viện Tài nguyên và Môi trường Biển 246 - Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng
Trang 2Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển - tập XV I
HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN CỬA ĐẠI (HỘI AN - QUẢNG NAM)
Cao Văn Lương
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
246 - Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng Email: luongcv@imer.ac.vn
Tóm tắt:
Thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái đặc trưng và quan trọng của vùng biển Quảng Nam, không chỉ đem lại nguồn lợi hải sản cho khu vực mà nó còn như những tấm đệm làm ổn định nền đáy của khu vực Cửa Đại Kết quả nghiên cứu trong 5 năm gần đây cung cấp một số thông tin về hiện trạng và mức độ suy thoái các thảm cỏ biển ở đây Vùng Cửa Đại có 3 loài cỏ biển, đó là cỏ lươn Nhật Zostera japonica, cỏ nàn Halophila beccarii và cỏ hẹ ba răng Halodule uninervis Chiều dài trung bình của cỏ lươn Z.japonica đang suy thoái theo thời gian (năm 2006: 35,45cm, 2009: 30,06cm) Mật độ chồi vào mùa khô năm 2006 (8591 chồi/m2) cao hơn so với mùa khô năm 2009 (4269 chồi/m2) Tỷ lệ trung bình giữa sinh khối trên và dưới mặt đất vào mùa khô đạt 1,31, mùa mưa: 0,54 Diện tích phân bố cỏ biển vùng Cửa Đại năm 2002
là 500ha, đến nay (2010) chỉ còn 130ha, giảm 65%.
Abstract:
Seagrass bed is one of some representative ecosystems and important of Quang Nam Coastal Seagrass beds not only brings the marine resources for the region but also as buffers
to stabilize the bottom o f the estuary area as Cua Dai Through the reseach results, author wish providing some informations about status and degree o f degradation o f seagrass beds at here Cua Dai Area with 3 species seagrass: Zostera japonica, Halodule univervis and Halophila ovalis Average length o f species Z japonica is decreasing over time (2006: 35,45cm, 2009: 30,06cm) Density o f shoots in dry season in 2006 (8591 shoot /m2) more than rain season in 2009 (4269 shoots/m2) Average rate comparisons between above biomass and below biomass in dry season is 1,31; rain season: 0,54 Area o f distribution in 2002 is 500ha, current (in 2010) remaining only 130ha, decreased 65%.
I MỞ ĐẦU
Thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái rất đặc trưng và quan trọng của vùng biển Quảng Nam Các thảm cỏ biển không chỉ đem lại nguồn lợi hải sản cho khu vực mà nó còn như những tấm đệm làm ổn định nền đáy của khu vực cửa sông Với xu hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững, Quảng Nam cũng đang cố gắng lưu giữ những cảnh quan của vùng cùng với các
hệ sinh thái biển Khu vực này có nhiều thảm cỏ biển phát triển ở vùng ngập nước ven Cửa Đại thuộc thành phố Hội An, một địa điểm du lịch nổi tiếng và là điểm đến của rất nhiều du khách trong nước và ngoài nước.
Trong khuôn khổ của đề tài “Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững"" mã số KC09.26/06-10, đề tài ""Nghiên cứu cơ
sở khoa học, pháp lý cho việc đánh già và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra tại vùng biển Việt Nam"" mã số ĐTĐL.2009G/10, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tiến hành điều tra về đa dạng sinh học cỏ biển khu vực Cửa Đại vào tháng 4 và tháng 9 năm 2009, tháng 5
và tháng 10 năm 2010 Dựa vào bộ số liệu thu được vào tháng 3 năm 2006 của đề tài “Đánh giá nguồn lợi thảm cỏ biển vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi"" và đợt khảo sát tháng 12 năm 2007 sau sự cố tràn dầu tại khu vực Quảng Nam (tháng 10/2007), báo cáo này đánh giá tổng quát hiện trạng và xu thế biến động của quần
xã cỏ biển ở vùng biển Cửa Đại, tỉnh Quảng Nam.
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khu vực nghiên cứu
144
Trang 4Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển - tập XV I
3.2 Biến động diện tích phân bố và độ phủ
Các thảm cỏ biển ở các trạm khảo sát thay đổi khác biệt Vào mùa khô (tháng 4/2009) Cẩm Thanh
là nơi có thảm cỏ biển Z japonica dày và rộng với khoảng 30 ha, tiếp đến tại Duy Nghĩa với 4,4 ha và
với diện tích nhỏ nhất tại Cẩm An (2,0 ha) với các thảm cỏ phân bố như da báo Độ phủ của thảm cỏ biển cũng thay đổi theo diện tích phân bố Trung bình độ phủ toàn vùng đạt 56,5%, tại Cẩm Thanh cỏ biển phát triển tốt nhất có độ phủ từ 10 - 90% có nơi lên đến 100%, độ phủ tại Cẩm An cũng khá cao vào khoảng 50 - 60% và thấp nhất là tại Duy Nghĩa (25%).
So sánh diện tích và độ phủ các bãi cỏ biển giữa 2 đợt khảo sát cho thấy diện tích thảm cỏ biển giảm xuống rõ rệt Vào mùa mưa (tháng 9/2009) diện tích và độ phủ bãi cỏ biển tại Cẩm Thanh chỉ còn 21,0
ha (giảm 30%), độ phủ từ 10 - 50% Tương tự như vậy, tại Duy Nghĩa diện tích bãi cỏ biển giảm xuống còn 1,3 ha (giảm 70%), độ phủ 10%; tại Cẩm An, diện tích bãi cỏ biển còn 0,8 ha (giảm 60%), độ phủ
10 - 40%.
Tháng 3 năm 2006 (mùa khô) tại Cẩm Thanh có bãi cỏ biển dày và rộng đến 160,0 ha, độ phủ đạt trung bình 60%[3], nhưng sau 3 năm (tháng 4 năm 2009) cũng vào mùa khô diện tích và độ phủ của chúng chỉ còn 30,0 ha (giảm 81%), độ phủ từ 10 - 90% Tại Cẩm An từ diện tích 100,0 ha với độ phủ
50 - 60% đến nay chỉ còn 2,0 ha (giảm 88%) Duy Nghĩa có 120,0 ha cỏ biển, với độ phủ 25%, nhưng đến mùa khô năm 2009 chỉ còn 4,4 ha (giảm 96%).
Theo tài liệu công bố năm 2002[5], diện tích thảm cỏ tại Cửa Đại là 500,0 ha Đến năm 2006 là 382,5 ha với độ phủ dao động từ 25 - 90%[3] Tuy nhiên, đến nay diện tích ấy chỉ còn khoảng 130 ha (giảm 65%), độ phủ có nơi 10% Điều này cho thấy diện tích thảm cỏ biển cũng đã giảm tới với mức báo động (hình 2).
Hình 2 Biến động diện tích và độ phủ cỏ biển theo năm.
* Nguyễn Văn Tiến et al, 2006 [3]
3.3 Kích thước phiến lá cỏ biển
Nhìn chung, các chỉ tiêu về kích thước lá của các loài cỏ biển có thay đổi giữa mùa khô và mùa
mưa Vào mùa khô (tháng 4/2009), kích thước lá cỏ Zostera japonica khá lớn, với chiều dài lá lên đến
32,84 ± 5,64 cm ở Duy Nghĩa và thấp nhất là 27,08 ± 2,48 cm ở Cẩm An Diện tích phiến lá cỏ cũng
thay đổi cùng với chiều dài lá cỏ, cỏ Z japonica có diện tích phiến lá cao nhất với 4,41 ± 0,48 cm2 ở Cẩm Thanh, thấp nhất là 2,84 ± 0,58 cm2 ở Cẩm An Kích thước lá cỏ Halophila beccarii với chiều
dài lá 2,56 ± 0,37 cm và diện tích phiến lá đạt 0,48 ± 0,08 cm2.
Vào mùa mưa (tháng 9/2009) kích thước lá cỏ Z japonica chỉ còn từ 10,27 ± 1,05 cm - 13,13 ± 0,72
cm (trung bình giảm 68%) Tương tự, diện tích phiến lá cỏ Z japonica cũng chỉ còn từ 1,42 ± 0,21 cm2
- 1,97 ± 0,15 cm2 (trung bình giảm 71%) (hình 3, hình 4).
146
Trang 7- Mở rộng khu du lịch dịch vụ Hội An, xây dựng đường xá, nhà khách du lịch ở ven bờ làm tăng độ đục nước và tăng chất thải ô nhiễm vùng cỏ biển Tăng chất thải sinh hoạt gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophy) tạo điều kiện cho tảo bám phát triển mạnh, phủ kín cỏ biển Độ đục và phú dưỡng làm giảm độ chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cỏ biển.
- Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu: Cẩm Thanh là nơi có các bãi cỏ biển dày và rộng từ 120 đến
160 ha với độ phủ từ 50 - 90% vào tháng 3 năm 2006, nhưng đến tháng 12 năm 2007 sau khi sự cố tràn dầu xảy ra thì diện tích và độ phủ của thảm cỏ ở đây giảm xuống đến 3 lần, chỉ còn 40 - 60 ha, độ phủ
từ 20 - 30% Tương tự như vậy đối với Cẩm An, diện tích bãi cỏ biển giảm từ 100ha và độ phủ 25% xuống còn 30ha, độ phủ 10%.
- Khai thác vàng, titan có qui mô lớn tại Quảng Nam ở vùng thượng nguồn sông Thu Bồn, chảy
về Cửa Đại làm cho vùng cửa sông bị bồi lắng, nước sông đục ngầu và ô nhiễm dầu mỡ, chất rắn lơ lửng quá giới hạn cho phép tới 1,5 - 4 lần, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cỏ biển.
- Khai thác các loài hải sản trên thảm cỏ biển của ngư dân bằng những phương tiện gây hại như lưới giã cào, giã bát, lưới quét, te đẩy, cào ngao, kéo trũ, xung điện làm cho cỏ biển bị dập nát, gẫy đứt, trốc gốc thậm chí chết hàng loạt.
- Bão, lũ làm xáo trộn nền đáy, đưa cát phủ lên thảm cỏ biển ở Cồn Sóng và đầm Thôn Hai Bão
và sóng lớn đã làm cho cỏ biển bị gãy nát và bật rễ, dẫn tới chết hàng loạt.
- Dòng nước ngọt: Về mùa mưa, nước ngọt chảy ra vùng cửa sông Thu Bồn, Cửa Đại và vùng ven bờ Nước mưa, nước ngọt pha loãng nồng độ muối, giảm xuống dưới 5%o Độ muối thấp này gây hại cho sự phát triển của cỏ biển.
V KẾT LUẬN
- Ở vùng Cửa Đại có 3 loài cỏ biển sinh trưởng và phát triển đó là cỏ lươn Nhật Zostera japonica,
cỏ Nàn Halophila beccarii và cỏ Hẹ ba răng Halodule uninervis.
- Chiều dài và diện tích phiến lá của cỏ biển thay đổi theo mùa, mùa khô thường cao hơn mùa mưa Chiều dài của cỏ lươn Z.japonica đang giảm theo thời gian (năm 2006: 35,45cm, 2009: 30,06cm), diện tích phiến lá thay đổi không nhiều.
- Mật độ chồi của cỏ lươn Z.japonica vào mùa khô cao hơn mùa mưa Mật độ chồi mùa khô năm
2006 (8591 chồi/m2) cao hơn năm 2009 (4269 chồi/m2).
- Nghiên cứu sự tương quan giữa sinh khối và mật độ chồi cho kết quả phù hợp với qui luật chung
là cỏ biển phát triển vào mùa khô tốt hơn mùa mưa.Tỷ lệ trung bình giữa sinh khối trên và dưới mặt đất vào mùa khô đạt 1,31, mùa mưa: 0,54
- Có sự biến động lớn về diện tích phân bố cỏ biển Diện tích phân bố cỏ biển toàn vùng cửa Đại năm 2002 là 500 ha; đến nay (2010) chỉ còn 130 ha, giảm 65% Diện tích một số bãi cỏ biển bị giảm nghiêm trọng như ở Cạn Lại (xã Duy Nghĩa, huyên Duy Xuyên) năm 2006, diện tích 120 ha, nay chỉ còn 4,4 ha, giảm 96%, ở Cẩm Thanh (Hội An) năm 2006, diên tích 160 ha, nay chỉ còn 30 ha, giảm 81%.
- Nguyên nhân suy thoái nguồn lợi cỏ biển ở vùng Cửa Đại (mất diện tích phân bố, giảm mật độ, sinh khối) là do các yếu tố hoạt động nhân sinh và tự nhiên gây ra.
Trang 8Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển - tập XV I
VI LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo trên tác giả xin cảm ơn tới Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở và vật chất Xin chân thành cảm ơn đề tài: ”Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh già và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra tại vùng biển Việt Nam"”
(ĐTĐL.2009G/10 - Chủ nhiệm đề tài: TS Đỗ Công Thung); ”Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái vùng ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững" (KC09.26/06-10 - Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Huy Yết) và một số đề tài khác đã tạo điều kiện cho tôi thu mẫu tại các khu vực nghiên cứu Tác giả cũng không quên gửi lời cảm ơn đến nhóm các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực địa và xử lý mẫu.
VII TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.English S, C Wilkinson and V Baker, 1997 Survey manual for tropical marine resources Australian Institute o f Marine Science, Townsville Chapter Seagrass community pp.135-264
2.Lee, S.Y., 1997 Annual cycle o f biomass of a threatened population of the intertidal seagrass Zostera japonica in Hong Kong Mar Biol 129, 183-193.
3.Nguyễn Văn Tiến, Chu Thế Cường, Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Thu et al 2006 Đánh giá nguồn lợi cỏ biển vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi Báo cáo lưu trữ tại Viện Tài nguyên & Môi trường Biển, Hải Phòng, 182 tr.
4.Nguyễn Văn Tiến , Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Hữu Đại, 2002 Cỏ biển Việt Nam: thành phần loài, phân bố, sinh thái - sinh học Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 165 tr.
5.R.C.Phillips và E.G Menez, 1988 Seagrasses Smithsonian Contributions to the Marine Sciences, Number 34 104p.
6.Terrados J, Duarte C.M, Fortes M D et al (1998) Changes in community structure and biomass
of seagrass communities along gradients of siltation in SE Asia Estuarine, coastal and self Science, 46: 757-768.
7 www.iucnredlist.org/sotdfiles/halophila-beccarii.pdf (17h00, 10/11/2011)
150