1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)

8 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 164,79 KB

Nội dung

HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI THỪA THIÊN - HUẾ Cao Văn Lương Viện Tài nguyên và Môi trường Biển 246 - Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng Email: luongcv@imer.ac.vn Tóm tắ

Trang 2

HIỆN TRẠNG THẢM CỎ BIỂN ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI

(THỪA THIÊN - HUẾ)

Cao Văn Lương Viện Tài nguyên và Môi trường Biển

246 - Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng Email: luongcv@imer.ac.vn

Tóm tắt:

Tam Giang - Cầu H ai là đầm p h á thuộc địa bàn Thừa Thiên - Huế Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về cỏ biển tại khu vực này Các kết quả khảo sát (vào tháng 4 và tháng 9 năm 2009, tháng 5 năm 2010) cùng với các dữ liệu hiện có, chúng tôi xác định được 6 loài cỏ biển là: Zostera japonica Asch & Gra., Halophila beccarii Asch., Halophila ovalis (R Br) Hooker., Halophila minor (Zoll.) Den Hartog, Halodule pinifilia (Miki) Den Hartog và Ruppia maritima Lin Nhìn chung diện tích và độ phủ các thảm cỏ biển đang bị suy giảm nghiêm trọng so với 10 năm trước đây, từ

2200 ha (năm 1999 - 2000) giảm xuống nay còn 1000 ha (năm 2009 - 2010), tương ứng với mỗi năm đầm phá Tam Giang - Cầu H ai mất đi 120

ha cỏ biển Tổng sinh khối trung bình của cỏ biển là 896g tươi/m2 trong khi 10 năm trước là 1823g tươi/m

Abstract:

Tam Giang - Cau H ai is a lagoon, that it is belonging to Thua Thien - Hue Prov Nowadays, there are some studies on seagrass beds at Tam Giang-Cau Hai The result o f the surveys (in April, September, 2009 and May, 2010) with the existing data, we identified 6 species o f seagrass namely: Zostera japonica Asch & Gra., Halophila beccarii Asch., Halophila ovalis (R.Br) Hooker, Halophila minor (Zoll.) Den Hartog, Halodule pinifilia (Miki) Den H artog and Ruppia maritima Lin In general, the distribution o f the areas and coverage rate o f seagrass beds is serious decline over the p a st 10 years, from 2200 ha (1999 - 2000) reduced to 1000 ha (2009 - 2010), as also the areas o f seagrass beds at Tam Giang - Cau H ai lagoon has loss about 120 ha p e r year The total o f the average biomass o f seagrass from 1823 FWg/m (2000) reduced to

896 FW g/m2 (2010).

Trang 3

I M Ở ĐẦU

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một trong những nơi có thảm cỏ biển phát triển tốt, diện tích phân bố rộng Tổng giá trị kinh tế của 1000ha cỏ biển đầm phá đã biết ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, trị giá khoảng 37 tỉ đồng, tương đương 2,4 triệu USD Mỗi hecta cỏ biển trong đầm phá trị giá 37 triệu VND hay 2.400 USD [1]

Hiện nay nguồn lợi cỏ biển ở đây đang bị suy giảm ở mức báo động Diện tích phân

bố thảm cỏ biển ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã giảm 40 - 50% so với thập niên 80 [1] Để bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững nguồn lợi cỏ biển vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cần phải xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý cỏ biển càng sớm càng tốt

Trong khuôn khổ của đề tài “Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững” mã số KC09.26/06-10, đề tài ”Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh già và đòi bồi thường thiệt hại

do ô nhiễm dầu gây ra tại vùng biển Việt Nam” mã số ĐTĐL.2009G/10, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tiến hành điều tra, đánh giá tổng quát hiện trạng và xu thế biến động của quần xã cỏ biển về đa dạng sinh học cỏ biển khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khu vực nghiên cứu

Thành lập 3 mặt cắt chính với 6 trạm ký hiệu là: MCI (Cồn Tè - Hải Tiến), MCII (Cồn Mắm - Cồn Dài), MCIII (Ba Cồn - Cồn Lậy) Và trên 10 mặt cắt kiểm tra trải đều trên khắp các khu vực đầm phá nơi có cỏ biển phân bố (hình 1)

Hình 1: Sơ đồ khảo sát cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (2009-2010)

Trang 4

cỏ biển vùng ven biển Trung bộ, Tây Nam bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi 2005 - 200ổ’”[3'\.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu mẫu được thực hiện dựa trên tài liệu của English và cộng sự, 1997 [2] Định loại cỏ biển sử dụng tài liệu của Nguyễn Văn Tiến và cộng sự, 2002 [5]; R.C.Phillips và E.G Menez, 1988 [6]

Dùng phần mềm phân tích phương sai 2 nhân tố để kiểm tra sự khác biệt về cấu trúc thảm cỏ biển giữa 2 đợt thu mẫu về các thông số mật độ chồi cỏ, tổng sinh khối và tỷ

lệ sinh khối trên và dưới mặt đất

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần loài

Xác định được 5 loài thuộc 4 họ, 4 chi (Zostera japonica, Halophila beccarii, H ovalis,

Halodule pinifolia và Ruppia maritima) trong tổng số 6 loài cỏ biển được xác định từ trước

đến nay ở vùng ven biển Thừa Thiên - Huế, không thấy sự xuất hiện loài Halophila minor Điều đặc biệt, cỏ Nàn Halaphila beccarii là loài nằm trong "“Danh lục đỏ - Red list” của

IUCN-2010 [7], là loài có nguy cơ suy thoái và tuyệt chủng trên thế giới lại xuất hiện rất nhiều tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

3.2 Chiều dài và sinh lượng các loài cỏ biển

Cỏ Lươn Nhật Zostera japonica: Sau 9 năm (từ năm 2000 đến năm 2009), sự suy giảm

về sinh lượng cỏ Lươn Nhật biểu hiện lớn nhất tại Cồn Tè từ 5000,0g tươi/m2 xuống còn 2467,0g tươi/m2 (giảm hơn 2 lần), tiếp đến là Hải Tiến từ 4944,0g tươi/m2 xuống còn 3500,5g tươi/m2, Cồn Dài là nơi suy giảm ít nhất từ 3777,0g tươi/m2 xuống 3179,5g tươi/m2 (hình 2)

6000 n

4000

-'■ -IML■ N ă m 2 0 0 6

□ N ă m 2 0 0 9

T r ạ m

Hình 2: Biến động sinh lượng cỏ Lươn Nhật Zostera japonica

Sinh lượng cỏ Hẹ Halodule pinifolia trung bình là 631,3g tươi/m2 trong năm 2009,

tương ứng trong năm 2000 đạt 1870g tươi/m2 Như vậy, sau 9 năm sinh lượng cỏ Hẹ giảm 2,96 lần (hình 3)

Trang 5

3000

2500

2000

1Ế 1500

1000

500

0

□ Năm 2000

■ Năm 2006

□ Năm 2009

MCIIIA

T rạ m

Hình 3: Biến động sinh lượng cỏ Hẹ Halodule pinifolia

Sinh lượng cỏ Xoan Haphila ovalis trung bình là 256,6g tươi/m2 năm 2009, tương ứng

năm 2000 đạt 351,6g/m2 Như vậy, sau 9 năm sinh lượng cỏ Xoan giảm 1,37 lần (hình 4)

600

500

400

300

■S 200

100

0

□ Năm 2000

■ Năm 200 6

□ Năm 2009

Hình 4: Biến động sinh lượng cỏ Xoan Halophila ovalis

Cỏ Nàn Halophila beccarii sinh lượng trung bình: 537,5g tươi/m2 năm 2009 và tương

ứng năm 2000 đạt 379,7g/m2 Trong vòng 9 năm sinh lượng cỏ Nàn tăng lên 1,42 lần

3.3 Mật độ chồi lá

Cao nhất về trung bình mật độ chồi là loài cỏ Hẹ Halodule pinifolia với 8734 chồi/m2, sau đó là cỏ Lươn Nhật Zostera japonica với 8550 chồi/m2 và thấp nhất là loài cỏ Kim

Ruppia maritima (200 chồi/m2) (bảng 1).

Bảng 1 Mật độ chồi và độ phủ cỏ biển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trang 6

So sánh mật độ chồi sau 3 năm (từ năm 2006 đến năm 2009) thấy có sự biến động khá

Năm 2006, mật độ chồi cỏ Lươn Nhật Zostera japOnica đạt 450 chồi/m2, năm 2009 là

8550 chồi/m2 (tăng 19 lần) Tương tự, cỏ Hẹ Halodule pinifolia từ 368 chồi/m2 lên 8734 chồi/m2 (tăng 23,7 lần), cỏ Xoan Halophila ovalis từ 2350 chồi/m2 lên 5359 chồi/m2 Có

xu hướng giảm là loài cỏ Kim Ruppia maritima (từ 378 chồi/m2 xuống còn 200 chồi/m2) Khi nghiên cứu mối tương quan giữa tổng sinh khối và mật độ chồi của cỏ Zostera

japonica với 28 mẫu định lượng Áp dụng phương trình tuyến tính (y = a.x + b, với p<0,05)

và hệ số tương quan r = 0,87 để tính toán thấy chúng có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau (hình 5) Kết quả khá phù hợp với đặc điểm sinh thái nói chung của cỏ biển vùng nhiệt đới, nghĩa là cỏ biển thường phát triển tốt vào mùa khô khi lượng mưa thấp, độ muối cao và

ổn định, ít hoặc không có bão và sóng lớn Đồng thời, cỏ biển cũng thường bị tàn lụi vào mùa mưa do độ đục cao, độ muối giảm và không ổn định Kết quả này phù hợp với kết quả

khi nghiên cứu loài cỏ Lươn Nhật Zostera japonica ở Cửa Đại (Quảng Nam) [3] và tài liệu

của Terrados et al (1998)[6] khi nghiên cứu cỏ biển ở Philipin

Hình 5: Mối tương quan giữa tổng sinh khối và mật độ chồi

cỏ Zostera japonica ở Tam Giang - Cầu Hai 3.4 Tỷ lệ sinh khối trên và dưới mặt đất

Khi nghiên cứu tỷ lệ sinh khối trên và dưới mặt đất của Z japonica cho thấy rằng mùa

khô cỏ phát triển tốt hơn mùa mưa, tháng 4/2009 tỷ lệ trung bình là 1,14 (tức là 1 kg thân rễ thì có 1,14 kg chồi lá và chồi hoa), tháng 9/2009 tỷ lệ này là 0,91 (1 kg thân rễ thì có 0,91

kg chồi lá và chồi hoa) Biến động về tỷ lệ sinh khối trên và sinh khối dưới lớn nhất tại Cồn

Tè (mùa khô là 1,09, mùa mưa là 0,53) Tại Cồn Dài dường như không có sự biến động với mùa khô là 1,17 và mùa mưa là 1,19

3.5 Diện tích phân bố và độ phủ

Hệ sinh thái cỏ biển là một trong những hệ sinh thái nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường sống thay đổi Bảng 2 sẽ cho ta thấy sự thay đổi diện tích của bãi cỏ biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2010 Nếu như thời kỳ 1999 - 2000 tổng diện tích các bãi cỏ biển Tam Giang - Cầu Hai là 2.200 ha [4], năm 2006 - 2007 còn 1.800 ha [1], [3] (mất đi 18% diện tích), đến năm 2009 - 2010 chỉ

Trang 7

còn gần 1.000 ha (mất đi hơn 44% diện tích) Trong 10 năm mất đi trên 54% tổng diện tích, trung bình mỗi năm mất 120 ha tương đương diện tích 01 bãi cỏ

Bảng 2 Diện tích một số bãi cỏ biển chủ yếu

Diện tích (ha) Trước năm

2000*

Tới năm 2006**

Năm 2009

Diện tích

bị mất (%) Quảng Thành

X T - V /V

Cồn Dài, Cồn

(*)Nguyễn Văn Tiến, 2000 [4],( **) Nguyễn Văn Tiến, 2006 [1],[3].

Các thảm cỏ biển ở các khu vực khảo sát có sự thay đổi khác nhau Mặt cắt MCII là nơi

có thảm cỏ biển rộng nhất với khoảng 212,3 ha (trong đó bãi cỏ Cồn Dài chiếm 200,0 ha, bãi cỏ Cồn Mắm chỉ có 12,3 ha), tiếp đến là MCI có khoảng 26,5 ha (trong đó bãi cỏ Cồn

Tè chiếm 26,0 ha) và MCIII có 25,6 ha với các thảm cỏ phân bố như da báo

Độ phủ của thảm cỏ biển cũng thay đổi theo diện tích phân bố Độ phủ của cỏ Lươn

Zostera japonica thay đổi từ 25% ở Hải Tiến đến 100% Cồn Tè, trung bình độ phủ cỏ lươn

toàn vùng đạt 70% Cỏ Nàn Halophila beccarii phân bố tương đối phổ biến ở khắp các

vùng nghiên cứu ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

IV KẾT LUẬN

1

2

3

6

7

8

9

Trang 8

So sánh với 10 năm trước đây (từ năm 2000 đến năm 2010), thấy rằng chiều dài trung bình các loài cỏ biển không thay đổi nhiều (từ 11,81 cm đến 12,07 cm), nhưng về tổng sinh khối trung bình thì có sự biến động lớn, từ 1823,1 g tươi/m2 xuống còn 896,13g tươi/m2 (50,8%)

Trong 10 năm qua diện tích phân bố của cỏ biển ở đây bị mất trên 54%, từ 2200ha (năm

1999 - 2000) giảm xuống nay còn 1000ha (năm 2009 - 2010) Trong đó có những vùng như Cồn Thờ mất đến 88,72% diện tích phân bố cỏ biển, Hải Tiến mất 83,33%, Quảng Thành

và Cồn Đâu mỗi nơi đều mất 80% diện tích

V LỜ I CẢM ƠN

Tác giả xin cảm ơn tới Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành bài báo trên Xin chân thành cảm ơn đề tài: ”Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh già và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra tại vùng biển Việt Nam” (ĐTĐL.2009G/10 - Chủ nhiệm đề tài TS Đỗ Công Thung); ”Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái vùng ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản

lý bền vững” (KC09.26/06-10 - Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Huy Yết) và một số đề tài khác đã tạo điều kiện cho tôi thu mẫu tại các khu vực nghiên cứu Tác giả cũng không quên gửi lời cảm ơn đến TS Đàm Đức Tiến đã hướng dẫn, định hướng khoa học cho bài viết này

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dự án IMOLA Huế GCP/VIE/029/ITA, 2007 Nguồn lợi tự nhiên và Môi trường đầm

phá Tam Giang - Cầu Hai, phần “Cỏ biển và thực vật thủy sinh nước ngọt trong đầm phá Tam Giang - Cầu H ai” Báo cáo lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển,

73 trang

2 English S, C Wilkinson and V Baker, 1997 Survey manual fo r tropical marine

resources Australian Institute of Marine Science, Townsville Chapter Seagrass

community pp.135-264

3 Nguyễn Văn Tiến, 2006 Đánh giá nguồn lợi cỏ biển vùng ven biển Trung bộ, Tây

Nam bộ và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững Báo cáo lưu trữ tại Viện Tài

nguyên và Môi trường Biển, 182 tr

4 Nguyễn Văn Tiến và nnk, 2000 Điều tra khảo sát các bãi giống, bãi đẻ của các loài

thủy sản kinh tế hệ đầm phá Thừa Thiên - Huế Báo cáo lưu trữ tại Viện Tài nguyên

và Môi trường Biển, 126 tr

5 Nguyễn Văn Tiến , Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Hữu Đại, 2002 Cỏ biển Việt Nam:

thành phần loài, phân bố, sinh thái - sinh học Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,

165 tr

6 R.C.Phillips và E.G Menez, 1988 Seagrasses Smithsonian Contributions to the

Marine Sciences, Number 34 104p

7 www.iucnredlist.org/sotdfiles/halophila-beccarii pdf

Ngày đăng: 17/09/2014, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Biến động sinh lượng cỏ Lươn Nhật Zostera japonica - Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang  Cầu Hai (Thừa Thiên  Huế)
Hình 2 Biến động sinh lượng cỏ Lươn Nhật Zostera japonica (Trang 4)
Hình 3: Biến động sinh lượng cỏ Hẹ Halodule pinifolia - Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang  Cầu Hai (Thừa Thiên  Huế)
Hình 3 Biến động sinh lượng cỏ Hẹ Halodule pinifolia (Trang 5)
Hình 4: Biến động sinh lượng cỏ Xoan Halophila ovalis - Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang  Cầu Hai (Thừa Thiên  Huế)
Hình 4 Biến động sinh lượng cỏ Xoan Halophila ovalis (Trang 5)
Hình 5: Mối tương quan giữa tổng sinh khối và mật độ chồi - Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang  Cầu Hai (Thừa Thiên  Huế)
Hình 5 Mối tương quan giữa tổng sinh khối và mật độ chồi (Trang 6)
Bảng 2.  Diện  tích một số bãi cỏ biển chủ yếu - Hiện trạng thảm cỏ biển đầm phá Tam Giang  Cầu Hai (Thừa Thiên  Huế)
Bảng 2. Diện tích một số bãi cỏ biển chủ yếu (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w