1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền ở nước ta giai đoạn 1946 – 1954

21 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề chính quyền như Lênin đã nhiều lần chỉ rõ là vấn đề cơ bản và quyết định sự phát triển của cách mạng. Người nhấn mạnh: Chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả. Bởi vậy, Đảng cộng sản khi lãnh đạo cách mạng nhất thiết đặt lên hàng đầu mục tiêu giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các giai cấp và thế lực thống trị cũ không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị của chúng. Vì thế, cuộc đấu tranh giành chính quyền phải trải qua nhiều hy sinh, gian khổ và cuối cùng bằng bạo lực cách mạng của quần chúng mới có thể giành được thắng lợi. Tuy nhiên, việc giành được chính quyền mới chỉ là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khó nhất. Nhiệm vụ nặng nề, khó khǎn và phức tạp nhất chính là xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, làm cho nó thật sự là công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới, vì hạnh phúc của nhân dân. Thực tiễn của tất cả các cuộc cách mạng từ trước tới nay ngày càng cho thấy: Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền. Từ khi lãnh đạo chính quyền, một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta là chǎm lo xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân, làm cho chính quyền ngày càng vững mạnh. Đó là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chủ trương bảo vệ chính quyền nước ta thời kì non trẻ mới được thành lập qua bài tiểu luận “ tìm hiểu chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền ở nước ta giai đoạn 1946 – 1954”. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng 2 II. Bảo vệ chính quyền non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19451954) 4 III. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 9 1.Sự hình thành đường lối kháng chiến. 9 2. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến. 10 IV. Những bài học lịch sử về xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân 13 1. Gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa hẳn vào dân, vì lợi ích của nhân dân, đó là nguồn gốc sức mạnh của chính quyền trong các giai đoạn cách mạng 13 2. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bản chất, sức mạnh và sự tồn tại của chính quyền nhân dân 16 KẾT LUẬN 18

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề chính quyền như Lênin đã nhiều lần chỉ rõ là vấn đề cơ bản và quyếtđịnh sự phát triển của cách mạng Người nhấn mạnh: "Chính quyền nhà nước nhấtđịnh là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng Giai cấp nào giữ chínhquyền? Điều đó quyết định tất cả" Bởi vậy, Đảng cộng sản khi lãnh đạo cách mạngnhất thiết đặt lên hàng đầu mục tiêu giành lấy chính quyền về tay giai cấp côngnhân và nhân dân lao động Các giai cấp và thế lực thống trị cũ không bao giờ tựrời bỏ địa vị thống trị của chúng Vì thế, cuộc đấu tranh giành chính quyền phải trảiqua nhiều hy sinh, gian khổ và cuối cùng bằng bạo lực cách mạng của quần chúngmới có thể giành được thắng lợi Tuy nhiên, việc giành được chính quyền mới chỉ

là nhiệm vụ bước đầu và cũng chưa phải là nhiệm vụ khó nhất Nhiệm vụ nặng nề,khó khǎn và phức tạp nhất chính là xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, làm cho

nó thật sự là công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hộimới, vì hạnh phúc của nhân dân Thực tiễn của tất cả các cuộc cách mạng từ trướctới nay ngày càng cho thấy: "Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chínhquyền" Từ khi lãnh đạo chính quyền, một trong những mối quan tâm hàng đầu củaĐảng ta là chǎm lo xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân, làm cho chính quyềnngày càng vững mạnh Đó là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chủ trương bảo vệ chính quyền nước ta thời kì non

trẻ mới được thành lập qua bài tiểu luận “ tìm hiểu chủ trương xây dựng và bảo vệ

chính quyền ở nước ta giai đoạn 1946 – 1954”.

Trang 2

NỘI DUNG

I Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đãphải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng Đất nước bị cácthế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt

Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam(Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta

từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Theo chúng là lựclượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng)

và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng đồng minh hội) Vào Việt Nam, quân TưởngGiới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh,đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng.Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông Dương dưới chế

độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ

Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải giápquân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương.Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm SàiGòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai

Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp Một

số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọnđường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam

Trang 3

Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạtđộng Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng Chúng quấy nhiễu,phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúngchống lại chính quyền cách mạng và đòi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng

là đảng viên cộng sản phải từ chức Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái,Yên Bái, Vĩnh Yên Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù trong, giặcngoài như lúc này Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêmtrọng về kinh tế, xã hội Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắcphục Ruộng đất bị bỏ hoang Công nghiệp đình đốn Hàng hóa khan hiếm, giá cảtăng vọt, ngoại thương đình trệ Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách Ngân hàng Đông Dương còn nằmtrong tay tư bản Pháp Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thịtrường 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sứcnặng nề

Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủCộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta.Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc" Tổquốc lâm nguy!

Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo vàsáng suốt phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trênthế giới và sức mạnh mới của dân tộc làm cơ sở để vạch ra chủ trương và giải phápđấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng caotrên trường quốc tế Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện pháttriển, trở thành một dòng thác cách mạng Phong trào dân chủ và hòa bình cũng

Trang 4

đang vươn lên mạnh mẽ ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt NamDân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở Nhândân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc Lực lượng vũ trang nhân dân đangphát triển Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dântộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyếttâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc

Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp báchnhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm

Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.

Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản vànhững thử thách lớn lao của cách mạng nước ta Trung ương Đảng xác định: Tính

chất của "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng" Cuộc cách mạng ấy chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết" Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương nêu rõ "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng".

Vì vậy phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược" mở

rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trậnViệt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh phúc cho dân tộc

II Bảo vệ chính quyền non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 dẫn tới sự ra đời Nhà nước dânchủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam và ở vùng Đông Nam á Đó là thành quả của 15nǎm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc

Trang 5

lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội Ngay sau cách mạng thành công, chủ nghĩa

đế quốc và các thế lực phản động đã bao vây, chống phá hòng tiêu diệt chính quyềncách mạng non trẻ Gần 20 vạn quân Tưởng, đồng minh của đế quốc Mỹ cùng bọntay sai kéo vào miền Bắc nước ta với ý đồ tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyềncách mạng, lập nên chính quyền tay sai của chúng ở miền Nam, quân đội Phápđược đế quốc Anh che chở đã đánh chiếm Nam Bộ hòng lập lại chế độ thực dâncủa chúng Nhiều đảng phái phản động (Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt ) côngkhai hoạt động chống chính quyền Chính quyền cách mạng tiếp thu một đất nước

đổ nát với nạn đói và sự kiệt quệ về kinh tế, tài chính và biết bao hậu quả khác màchế độ phong kiến, thực dân để lại Với những thử thách nặng nề đó, sự mất - còncủa chính quyền đặt trong thế "ngàn cân treo sợi tóc" Trước tình hình đó, nhiệm vụxây dựng, củng cố chính quyền được Đảng ta đặt lên hàng đầu Vì chính quyền làcông cụ sắc bén của nhân dân để kháng chiến, kiến quốc, bảo vệ thành quả cáchmạng, Đảng chủ trương bất kể tình hình như thế nào cũng phải "củng cố chínhquyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống chonhân dân" Củng cố chính quyền trước hết là tǎng cường sức mạnh, hiệu lực và cơ

sở pháp lý về cả đối nội cũng như đối ngoại Chính quyền mới ra đời trong hoàncảnh đất nước đã bị chế độ phong kiến thống trị hàng ngàn nǎm và chế độ thực dâncai trị gần một thế kỷ nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không đượchưởng quyền tự do dân chủ Vấn đề cấp bách đặt ra là "chúng ta phải có ngay mộthiến pháp dân chủ" Đảng chủ trương phải xúc tiến nhanh việc bầu cử Quốc hội,lập chính phủ chính thức và soạn thảo Hiến pháp Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên ởnước ta tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội của một nhà nước dân chủ Ngày 2-3-

1946, Quốc hội họp, cử ra chính phủ tiêu biểu cho ý chí, lợi ích của toàn dân Hiếnpháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được công bố ngày 9-11-1946

Để tǎng cường hiệu lực quản lý đất nước, chính quyền cách mạng đã ban hànhhàng loạt sắc lệnh và những quy định cần thiết như: sắc lệnh giải tán các đảng phái

Trang 6

phản động, sắc lệnh thay đổi chế độ thuế và bãi bỏ thuế thân, sắc lệnh cấm khôngđược hợp tác với quân Pháp, sắc lệnh bầu cử, v.v Xây dựng và củng cố bộ máychính quyền các cấp là một nhiệm vụ bức bách Chính phủ đã xem xét các vǎn bảncủa Uỷ ban nhân dân các xứ và có kế hoạch "cải cách chính quyền nhân dân ở cácđịa phương và thanh trừng những phần tử xấu trong Uỷ ban nhân dân địa phương

và cải tiến cách làm việc của những Uỷ ban ấy" Chính quyền nhân dân cũng đãkiên quyết "trừng trị bọn phản quốc đã nhân những khó khǎn về nội trị, ngoại giao

và dựa vào thế lực bên ngoài mà ngóc đầu dậy; trừng trị bọn chia rẽ, bọn đầu cơ,tích trữ và bọn lạm quyền, nhiễu dân" Đảng chủ trương trong mọi tình thế phải bảođảm sự thống nhất của chính quyền nhân dân từ trung ương đến cơ sở, xử trí kịpthời "bọn đối lập" Đảng ta nhận thức rằng chính quyền cách mạng trước mắt phảichǎm lo đời sống nhân dân, đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nạn đói Do vậy,việc cứu đói thật sự cần kíp như đánh giặc ngoài mặt trận Trên cơ sở khôi phục,phát triển kinh tế để ổn định đời sống nhân dân, chính quyền cách mạng phải từngbước mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân trong điều kiện, hoàn cảnh cho phép

Sự nghiệp kiến thiết đất nước đặt ra trước chính quyền không chỉ nhằm mục tiêu cụthể trước mắt về cơm ǎn, áo mặc cho dân, mà còn làm sao cho chúng ta theo kịpcác nước khác trên thế giới Nhiều chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách pháttriển sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực Nạn đói bị đẩy lùi, nhândân tin tưởng gắn bó với chính quyền cách mạng Xác định rõ chức nǎng, nhiệm vụban đầu của chính quyền là rất cần thiết cho hoạt động thực tiễn Đồng thời, Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm chỉnh đốn bộ máy và đội ngũ cán bộchính quyền, ngǎn chặn nguy cơ quan liêu hoá, cán bộ chính quyền trở thành những

"quan cách mạng" Trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các cấp, tháng 10-1945, Chủtịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những cǎn bệnh xuất hiện trong bộ máy chính quyềnmới như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo Những hành vi đó làtrái với bản chất của chính quyền nhân dân, làm giảm uy tín, làm suy yếu chính

Trang 7

quyền Người vạch rõ: Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làngđều là đầy tớ của nhân dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân Dưới sự lãnh đạocủa Đảng, chính quyền cách mạng đã kiên quyết tổ chức cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp ở Nam Bộ với lực lượng tại chỗ, đồng thời huy động sức mạnh của

cả nước bằng tổ chức những đoàn quân Nam tiến Đảng và chính quyền cách mạngchủ trương thực hành chính sách ngoại giao khôn khéo nhằm bảo vệ chính quyền:triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá chúng và có nhữngnhân nhượng cần thiết Khi thì hoà với Tưởng để tập trung đánh thực dân Pháp, khithì hoà với Pháp để gạt Tưởng Với sách lược mềm dẻo nhưng có nguyên tắc chẳngnhững bảo vệ được chính quyền mà còn đưa sự nghiệp cách mạng phát triển mộtcách vững chắc Hoạt động ngoại giao của Nhà nước cách mạng non trẻ theophương hướng: làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơnhết Dù chưa có nhà nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao,song Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và nhân dân Việt Nam vẫn quyết tâmgiữ vững nền độc lập Trong vòng vây và sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc vàbọn phản động, trong điều kiện chưa có sự giúp đỡ trực tiếp của các nước anh em,bầu bạn trên thế giới, sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước dân chủ nhân dân nontrẻ được quyết định bởi chính sức mạnh của nhân dân và của dân tộc Chính bảnlĩnh và sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tạo thành sức mạnhkhông thể phá vỡ nổi mà kẻ thù không thể không thừa nhận Những chính sách vềchính trị, kinh tế, vǎn hoá, xã hội đúng đắn đã khơi dậy sức mạnh vật chất, tinhthần to lớn của nhân dân Tất cả đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo nên thế và lựcmới của chính quyền nhân dân Những nǎm tháng đầu tiên xây dựng và bảo vệchính quyền là quá trình tǎng cường thực lực về mọi mặt Đó cũng là nét nổi bật vềkhả nǎng tự bảo vệ của chính quyền cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh khókhǎn điển hình Nhà nước và nhân dân ta muốn hoà bình nên đã nhân nhượng vớithực dân Pháp Nhưng dã tâm xâm lược của thực dân Pháp ngày càng trắng trợn

Trang 8

Khi không thể nhân nhượng được nữa, chính quyền cách mạng đã chủ động phátđộng nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến Kháng chiến toàn quốc chống thựcdân Pháp và can thiệp Mỹ (từ 12-1946 đến 7-1954) là tiếp tục sự nghiệp của Cáchmạng tháng Tám, là tiếp tục công cuộc bảo vệ chính quyền bằng một cuộc chiếntranh cách mạng Cuộc kháng chiến được tiến hành trong điều kiện đã có chínhquyền cách mạng Chính quyền là công cụ mạnh mẽ và hiệu lực để tổ chức, độngviên nhân dân tham gia kháng chiến Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàndiện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng, Chính phủ kháng chiến không chỉ tổchức, chỉ đạo đấu tranh quân sự, mà còn đề ra và thực hiện hàng loạt các chính sáchkinh tế, xã hội hợp lòng dân, bồi dưỡng sức dân, phát triển lực lượng kháng chiến.Chính quyền nhân dân đã ban hành sắc lệnh giảm tô và từng bước tiến hành cảicách ruộng đất mang lại lợi ích cơ bản và thiết thân cho nông dân, một nhân tốquan trọng bảo đảm thắng lợi của cuộc kháng chiến Việc từng bước kết hợp nhiệm

vụ chống đế quốc với chống phong kiến là kết hợp sự nghiệp giải phóng dân tộc vàgiải phóng xã hội bằng những hoạt động quân sự, chính trị và kinh tế thông qua vaitrò tổ chức của chính quyền nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Các chính sáchkhuyến khích sản xuất nông nghiệp, chính sách thuế nông nghiệp, thuế côngthương nghiệp, chính sách tài chính, ngân hàng, v.v của Chính phủ đã có tác dụng

to lớn giải quyết khó khǎn về kinh tế, đời sống, từng bước cân bằng thu chi ngânsách, bảo đảm cho bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến hoạt động có hiệu quả.Với sự tổ chức, điều hành của bộ máy chính quyền nhân dân ở vùng tự do, chẳngnhững bảo đảm kinh tế tự túc tự cấp cho kháng chiến, ổn định đời sống, không đểxảy ra thiếu đói nghiêm trọng, mà còn phát triển được sự nghiệp vǎn hoá, giáo dục

Hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông được hình thành,phát triển với những kết quả bước đầu Lực lượng vũ trang với ba thứ quân đượcxây dựng và trưởng thành nhanh, cơ sở chính là khối đoàn kết dân tộc được củng

cố Hậu phương của cuộc kháng chiến ngày càng được củng cố vững chắc Trong

Trang 9

suốt cuộc kháng chiến, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà luôn luôn giươngcao ngọn cờ chính nghĩa, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tranh thủ sự ủng họ vàgiúp đỡ của các nước và các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, cô lập kẻthù là bọn đế quốc và tay sai (chính phủ bù nhìn) Thành công nổi bật là nǎm 1950,

ta đã phá được thế bao vây cô lập cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc Đầunǎm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân đã công nhậnChính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và thiết lập quan hệ ngoại giao Sự trưởngthành của chính quyền nhân dân gắn liền với thắng lợi về quân sự, chính trị, kinh

tế, vǎn hoá, ngoại giao Chính quyền được củng cố vững mạnh lại là một trongnhững nhân tố quyết định thắng lợi về mọi mặt của cuộc kháng chiến Thắng lợicủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã chứng minh vai trò

tổ chức cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nướccủa chính quyền cách mạng

III Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược

1.Sự hình thành đường lối kháng chiến.

Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta mà đứng đầu là chủtịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường 1ối kháng chiến để chỉ đạo mọimặt kháng chiến của quân và dân ta Đường 1ối đó được xuấtphát từ những văn kiện chính sau đây:

- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh(19/12/1946)

Trang 10

- Ban chi thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ trung

(22/12/1946)

-Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh1947

Từ những văn kiện ấy dần dần hình thành đường 1ối kháng chiến

1ối đó 1à: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, và tự lựccánh sinh Đường 1ối này đã thể hiện tính chất của cuộc khángchiến của nhân ta 1à:

- Cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh cách mạngchính nghĩa, chống lại một cuộc chến tranh phi nghĩa của thực dânPháp

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm mục đích: Giành độc

Tổ Quốc, bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân

- Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc Việt Nam vừa đấu tranh

để tự cứu mình, vừa đấu tranh cho hòa bình thế giới.Cuộc khángchiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam do đó còn là một cuộcchiến tranh tiến bộ vì tự do, độc 1ập, vì dân chủ hòa bình

2 Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.

- mục đích:là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng t8, đánh thực dân pháp xâmlược,hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất thật sự cho tổ quốc

Ngày đăng: 16/09/2014, 07:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w