bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong công cuộc cải cách doanh nghiệp
mục lục lời mở đầu .2 nội dung .3 I. Khái niệm, đặc trng, vai trò của bảo hiểm xã hội (BHXH) 3 1. Khái niệm BHXH .3 2. Đặc trng của BHXH .3 3. Vai trò của BHXH đối với ngời lao động và đối với xã hội 3 II. Những vớng mắc về BHXH đối với ngời lao động trong công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay 5 1. BHXH đối với vấn đề lao động dôi d .6 2. BHXH với việc sắp xếp lao động doanh nghiệp 7 3. Cải cách doanh nghiệp với vấn đề nợ BHXH 7 III. Một số kiến nghị về hớng giải quyết .8 1. Hớng thứ nhất .8 2. Hớng thứ hai .9 Kết luận .11 tài liệu tham khảo 12 những vớng mắc về bảo hiểm xã hội đối với ngời lao động trong công cuộc cải cách dNNN hiện nay. 1 lời nói đầu Đảng và Nhà nớc ta đặt ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ chiến lợc 2001- 2010 là đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực, xây dựng nền tảng cho một nớc công nghiệp, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, một trong những công tác mà ta đã và đang thực hiện là cải cách doanh nghiệp Nhà nớc. Chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực mà công cuộc cải cách này đem lại. Song đi kèm với nó là vô số các vấn đề phức tạp cần giải quyết trong đó có vấn đề lao động, cụ thể là các chính sách về bảo hiểm xã hội đối với ngời lao động. Có thể nói bảo hiểm xã hội là xơng sống của hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội ra đời đã đáp ứng đợc nhu cầu của đông đảo ngời lao động nói chung. Trong quá trình làm việc, ngời lao động không tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc làm giảm hoặc mất thu nhập của họ. Bảo hiểm xã hội thực chất là sự đền bù hậu quả của những rủi ro xã hội. Sự đền bù này đợc thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp cuả các bên tham gia bảo hiểm xã hội. Khi tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhà nớc, bảo hiểm xã hội phải đối mặt với những khó khăn trong giải quyết các vấn đề nh: vấn đề lao động dôi d, vấn đề sắp xếp lại lao động, vấn đề nợ bảo hiểm của doanh nghiệp. Nắm bắt đợc tính thực tiễn của vấn đề, em đã lựa chọn đề tài Những v ớng mắc về bảo hiểm xã hội đối với ngời lao động trong công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay làm nội dung nghiên cứu và xin kiến nghị một số biện pháp giải quyết. 2 I. KháI niệm, đặc trng và vai trò của bảo hiểm x hội.ã 1. KháI niệm bảo hiểm x hội (BHXH).ã BHXH là quá trình tổ chức, sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung đợc tồn tích dần do sự đóng góp của ngời sử dụng lao động và ngời lao động dới sự quản lý, điều tiết của Nhà nớc, nhằm bảo đảm phần thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của ngời lao động và gia đình họ, khi họ gặp những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động. 2. Đặc trng cơ bản của BHXH. - Bảo hiểm cho ngời lao động trong và sau quá trình lao động. - Các rủi ro của ngời lao động liên quan đến thu nhập của họ nh: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết Do những rủi ro này mà ngời lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Họ cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trng rất cơ bản của BHXH. - Ngời lao động muốn đợc quyền hởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Ngời chủ sử dụng lao động mà mình thuê mớn. Quỹ BHXH dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu phát sinh về BHXH. - Các hoạt động BHXH đợc thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nớc bảo hộ các hoạt động của BHXH. Tất cả những khía cạnh đã nêu trên cho thấy BHXH đợc lập ra là để tác động vào thu nhập theo lao động của ngời lao động tham gia BHXH. Nói cách khác BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho ngời lao động trong trờng hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, do đó bị mất hoặc giảm khoản thu nhập đợc thay thế, nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. 3. Vai trò của BHXH đối với ngời lao động và đối với x hội.ã a. Đối với ngời lao động. Trong cuộc sống hàng ngày có những loại rủi ro nh ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, già yếu rồi chết Tất cả những rủi ro này đều có thể xảy ra đối với bất cứ ngời lao động nào, tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống hàng 3 ngày của con ngời. Nhất là trong giai đoạn ngày nay, khi mà đất nớc đang ngày càng hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những rủi ro này lại càng diễn ra một cách thờng xuyên và có tính chất ngày càng phổ biến hơn vì sự biến động về thị trờng lao động và sản xuất kinh doanh đa dạng hơn, phức tạp hơn. Khi những rủi ro này xảy ra đối với ngời lao động thì sẽ gây cho họ những khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, gây ra mất hoặc giảm thu nhập, từ đó gây ra những ảnh hởng không tốt không chỉ cho chính anh ta, gia đình anh ta, mà còn cho cả cộng đồng xã hội loài ngời. Với t cách là một trong những chính sách kinh tế xã hội của Nhà nớc, BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho cá nhân những ngời lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh khắc phục những khó khăn bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ một niềm tin vào tơng lai từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng nh chất lợng công việc cho xí nghiệp, cơ quan họ đang làm nói riêng và toàn xã hội nói chung. b. Đối với xã hội. Trớc tiên, cần phải khẳng định rằng hoạt động BHXH là một hoạt động dịch vụ, BHXH là một doanh nghiệp sản xuất ra những dịch vụ bảo hiểm cho ngời lao động, một loại dịch vụ bất cứ ai cũng cần đến. Nếu các doanh nghiệp này càng sản xuất ra nhiều loại dịch vụ bảo hiểm (đáp ứng đa dạng các yêu cầu) thì giá trị của những sản phẩm dịch vụ này cũng đợc tính trực tiếp vào tổng sản phẩm xã hội. Thứ hai, với t cách là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà n- ớc, BHXH sẽ bảo hiểm cho ngời lao động, hoạt động BHXH sẽ giải quyết những trục trặc, rủi ro xảy ra đối với những ngời lao động, góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của sức lao động. Sự góp phần này tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động cá nhân, đồng thời góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động xã hội. Với sự trợ giúp cho ngời lao động khi gặp rủi ro bằng cách tạo ra thu nhập thay thế thì BHXH đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia làm tăng sự tiêu dùng cho xã hội. 4 Thứ ba, với t cách là một quỹ tiền tệ, BHXH tác động mạnh mẽ tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nớc, tới hệ thống tín dụng tiền tệ ngân hàng. Chính vì vậy, đặt ra một yêu cầu cho quỹ BHXH phải tự bảo tồn và phát triển quỹ bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có hình thức đầu t phát triển phần nhàn rỗi của quỹ. Phần này có tác động không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế của đất nớc, góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới, giải quyết tình trạng thất nghiệp của đất nớc, cuối cùng làm tăng tổng sản phẩm quốc dân nói chung. Thứ t, BHXH góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội, là công cụ phân phối lại thu nhập giữa những ngời tham gia BHXH. Sự phân phối lại thu nhập này đ- ợc tiến hành qua hai cách: phân phối lại theo chiều ngang giữa những ngời khoẻ và ngời già, ngời đang làm việc và ngời đã về hu, ngời trẻ tuổi và ngời lớn tuổi, giữa nam và nữ, ngời đang hởng trợ cấp và ngời cha đợc hởng trợ cấp; phân phối lại theo chiều dọc là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội, giữa ngời có thu nhập cao và ngời có thu nhập thấp. BHXH không bao hàm ý phân phối bình quân, cũng không hàm ý lấy của ngời giàu chia cho ngời nghèo một cách võ đoán. ý tởng của BHXH là nhiễu điều phủ lấy giá gơng; là đoàn kết tơng trợ phát huy tính tự thân, sống hoà nhập có tình có nghĩa giữa các nhóm, các giới hạn trong cùng cộng đồng với nhau mà vốn là tiềm lực của dân tộc ta đã đợc lịch sử chứng minh. II. Những vớng mắc về BHXH đối với ngời lao động trong công cuộc cảI cách doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay. Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của doanh nghiệp Nhà nớc (DNNN) phải là lực lợng chủ đạo. DNNN phải là lực lợng đi tiên phong trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Qua các đợt sắp xếp theo Quyết định 315/HĐBT, 90/TTg, 91/TTg, chỉ thị 20/TTg của Thủ tớng Chính phủ thì số lợng DNNN đã giảm xuống rất nhiều, từ 12300 doanh nghiệp (1990) còn 5570 doanh nghiệp (năm 2000). Đặc biệt, gần đây 5 chúng ta có thêm các biện pháp là cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp. Liên quan đến quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nớc thì một trong những vấn đề rất phức tạp phải giải quyết đó là vấn đề lao động cụ thể là các chính sách về BHXH đối với ngời lao động. 1. Bảo hiểm x hội với vấn đề lao động dôI dã . Lao động không bố trí đợc việc làm là một vấn đề lớn phải giải quyết trong quá trình cải cách doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp Nhà nớc đang đứng trớc một thực trạng nhiều về số lợng nhng năng suất lao động thấp và kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân khá quan trọng của sự kém hiệu quả về năng suất, chất l- ợng là lao động đang quá d thừa. Theo số liệu báo cáo cha đầy đủ của 42 tỉnh, thành phố cho thấy số lợng lao động không bố trí đợc việc làm chiếm khoảng 6% so với tổng số lao động hiện có của các doanh nghiệp có báo cáo. Trong số lao động dôi d thì số lao động dôi d từ 40 tuổi trở xuống chiếm 59%, từ 41-50 tuổi chiếm 31%, từ 51 tuổi trở lên chiếm 10%. Theo tính toán sơ bộ, giai đoạn 2000-2003, nớc ta có khoảng 7,5 vạn lao động bị mất việc làm do 357 doanh nghiệp giải thể phá sản. Cũng chừng ấy lao động dôi d từ các doanh nghiệp đợc cổ phần hoa, giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê. Cha kể các doanh nghiệp còn lại (100% vốn Nhà nớc) muốn vơn lên để có đủ sức cạnh tranh và hội nhập cũng cần phải giải quyết lợng lao động dôi d là không nhỏ. Trớc mắt theo chủ trơng chung, cần giải quyết chừng 25 vạn lao động (10 vạn đã nghỉ việc từ lâu nhng cha giải quyết chế độ theo luật định, và 15 vạn do giải thể, phá sản và thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê). Với số lợng lao động cần giải quyết nh vậy, cùng với hai yếu tố quan trọng là tuổi đời và thời gian công tác thì việc tính toán để có đợc các chính sách hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ để bảo đảm về quyền lợi BHXH là rất quan trọng và khó khăn. 2. Bảo hiểm x hội với việc sắp xếp lao động doanh nghiệp.ã Có một thực tế là trong quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nớc đó là ngời lao động không muốn đợc đào tạo lại để có thể chuyển sang nghề khác, đặc biệt là 6 những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Có hiện tợng là do khi chuyển sang nghề mới, khi nghỉ hu ngời lao động sẽ hởng lơng hu thấp hơn so với khi về hu ở nghề cũ. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thể sắp xếp và sử dụng hợp lý lao động của mình và xuất hiện đề nghị giảm tuổi hu xuống thấp hơn quy định hiện hành ngay cả đối với những nghề đã giảm tuổi hu. 3. CảI cách doanh nghiệp với vấn đề nợ bảo hiểm x hội.ã Thực tế những năm qua cho thấy khi thực hiện sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, dù theo bất cứ hình thức nào, đều gặp phải trờng hợp phải xử lý vấn đề nợ BHXH. Nguyên nhân nợ BHXH cũng có rất nhiều và doanh nghiệp luôn tìm đợc lý do để biện minh cho mình, kể cả trờng hợp đã trừ 5% lơng của ngời lao động cũng vẫn nợ BHXH. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, giao doanh nghiệp cho tập thể ng- ời lao động và bán doanh nghiệp là chuyển đổi từ sở hữu Nhà nớc sang sở hữu của các thành phần kinh tế khác. Vì vậy vấn đề nợ BHXH cần phải đợc giải quyết ngay từ trớc khi chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi của ngời lao động. Trong cổ phần hoá mặc dù không đề cập riêng vấn đề xử lý nợ BHXH, mà đợc đề cập trong xử lý nợ nói chung, tức là đợc tính toán để trừ vào giá trị doanh nghiệp. Nh vậy là nợ BHXH cũng cha giải quyết đợc vì nò là tài sản, là giá trị của doanh nghiệp, không phải là tiền để trả nợ. Vấn đề này sẽ nan giải hơn khi các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá không phải là những doanh nghiệp có lãi nh những doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Vấn đề nợ BHXH trong giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp cũng đã đợc xử lý một bớc bằng việc cho phép lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 177/1999/QĐ-TTg (gọi tắt là quỹ 177) nhng cũng vẫn còn vớng mắc nh trờng hợp cổ phần hoá vì nguồn quỹ 177 còn quá nhỏ bé, hoặc cha có. Thậm chí trong việc giao doanh nghiệp cho tập thể ngời lao động, giá trị doanh nghiệp nhỏ hơn cả số nợ phải thừa kế, có địa phơng phải hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách của địa phơng để giải quyết. III. Một số khuyến nghị về hớng giảI quyết. 1. Hớng thứ nhất. 7 Cần có chính sách hỗ trợ nguồn tài chính để tài chính để doanh nghiệp giải quyết dứt đIểm nợ BHXH, nhất là những doanh nghiệp thực sự khó khăn về tài chính. Mặt khác cũng cần có chính sách hỗ trợ về nguồn tài chính để khuyến khích ngời lao về nghỉ hu sớm. Cụ thể nh sau: Một là: đối với số lao động đã đóng đủ 30 năm BHXH trở lên nhng cha đủ điều kiện về tuổi đời, thiếu từ 1 đến 5 tuổi (con số dự tính) cụ thể là nam từ 55 đến d- ới 60, nữ từ 50 đến dới 55. Đối tợng này theo quy định tại Nghị định 93/CP thì đủ điều kiện về hu mà không phải trừ lùi tỷ lệ % lơng hu đợc hởng nếu tự nguyện xin nghỉ hu. Nhng thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đa số ngời lao động không tự nguyện về hu vì lơng hu quá thấp (chỉ bằng 75% mức lơng đóng BHXH) so với thu nhập của họ khi còn ở doanh nghiệp. Vì vậy đối với nhóm đối t- ợng này cần có chính sách khuyến khích thoả đáng động viên họ về hu sớm, đồng thời hỗ trợ thêm một phần thiếu hụt do về hu trớc tuổi. Hai là: đối với nhóm đối tợng là những ngời đã đủ tuổi đời (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) nhng thời gian đóng BHXH còn thấp, chẳng hạn từ 15 đến dới 19 năm. Theo quy định tại Nghị định 93/CP, nhóm đối tợng này đủ đIều kiện về hu với mức lơng thấp hơn. Thực tế cho thấy họ không muốn về hu mà chờ và đóng thêm BHXH để đủ đIều kiện về hu và nhận lơng hu với mức bình thờng. Đối với nhóm đối tợng này cũng cần hỗ trợ thêm để khuyến khích họ về hu. Mức khuyến khích và hỗ trợ có thể nh sau: - Đối với ngời cha đủ tuổi, có thể hỗ trợ với mức lơng là 1 hoặc 1,5 tháng lơng cơ bản cho một năm về hu trớc tuổi. - Đối với ngời cha đủ năm đóng BHXH hỗ trợ để ngời lao động đóng thêm một số năm BHXH, đồng thời khuyến khích để họ về hu sớm. Mức khuyến khích có thể thấp hơn so với nhóm trên vì số này đã đợc hỗ trợ để đóng thêm BHXH. Ngoài ra cũng cần cân đối thêm một nguồn tài chính cần thiết để bù chênh lệch giữa mức đóng và mức hởng lơng hu cho những năm về sớm của cả hai nhóm đối tợng này. Cuối cùng, bên cạnh việc hỗ trợ về tài chính và khuyến khích ngời lao động nghỉ hu sớm cũng cần mở ra cho những ngời muốn tiếp tục tham gia BHXH khi họ tự 8 tìm kiếm đợc nguồn. Đây là một vấn đề lớn có liên quan đến cả chính sách chung về BHXH. Để thực hiện đợc điều này cần tính toán cụ thể ví dụ: tỷ lệ đóng góp và tỷ lệ thụ hởng nh thế nào? Có tham gia hết các chế độ BHXH hay không hoặc chỉ tham gia một, hai chế độ trong 5 chế độ hiện hành Việc nối kết giữa thời gian tham gia BHXH trớc đó và tiếp theo sẽ đợc giải quyết nh thế nào. 2. Hớng thứ hai. Chính sách BHXH cần đợc điều chỉnh một số vấn đề sau: Thứ nhất: đối tợng BHXH bắt buộc cần đợc mở rộng thêm ít ra là nơi sử dụng dới 10 lao động và hợp tác xã. Thứ hai: bổ sung thêm chính sách BHXH tự nguyện. Với chế độ của chúng ta, đơng nhiên mọi ngời lao động đều đợc bảo hiểm cũng là mục tiêu xã hội quan trọng cần phải vơn tới. Xét theo góc độ cải cách doanh nghiệp, thì việc bổ sung thêm chế độ BHXH tự nguyện mang một ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho ngời lao động yên tâm, tin tởng hơn khi cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, với Nhà n- ớc. Ngời lao động có thể tiếp nối việc tham gia BHXH khi họ có thể tạo ra nguồn thu nhập từ việc làm mới. Còn đối với ngời lao động thuộc đối tợng tham gia BHXH bắt buộc cũng có thể lựa chọn thêm cho bản thân một chế độ bảo hiểm tự nguyện nữa khi họ có điều kiện (ví dụ nghỉ việc với hai lơng hu ) Thứ ba: cần bổ sung thêm chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Xét từ góc độ cải cách doanh nghiệp thì đơng nhiên có một bộ phận lao động không tránh khỏi bị mất việc làm (tạm thời hay lâu dài). Họ cần có điều kiện và cơ hội tiếp tục tham gia vào thị trờng lao động. Xét từ góc độ xã hội nói chung cũng còn một bộ phận ngời lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Thứ t: cần tính toán lại mức hởng và đối tợng hởng đối với ngời lao động chuyển nghề. Đặc biệt là đối với những ngời chuyển từ nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có mức lơng cao hơn nghề cũ, khi nghỉ hu sẽ có sự chênh lệch giữa ngời nghỉ hu ở nghề có lơng cao với ngời nghỉ ở nghề có lơng thấp nh trên phân tích. Cuối cùng, về tổ chức bộ máy và hình thành các quỹ. Xu thế chung là quỹ BHXH không gộp cùng một quỹ mà đợc tách riêng thành các quỹ khác nhau. Hớng 9 là nh vậy nhng vấn đề xử lý kỹ thuật cũng không đơn giản nhất là khi một số chế độ BHXH mới xuất hiện (BHXH tự nguyện, bảo hiểm xã hội thất nghiệp) lại cha có nguồn trong thời gian dài. Theo đó là vấn đề tổ chức bộ máy để quản lý quỹ. Cũng là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm nhất là trong giai đoạn chúng ta đang thực hiện tinh giản bộ máy, cải cách hành chính và không ít các ý kiến cha hài lòng về bộ máy quản lý hiện nay. kết luận Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yếu tố con ngời ngày càng đợc coi trọng. Trong các đoàn thể, các xí nghiệp sản xuất kinh doanh, đâu đâu cũng đề ra khẩu hiệu con ngời là mục tiêu trớc hết. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, ngời lao động đợc quan tâm, chăm sóc về mọi mặt, từ vật chất đến tinh thần. 10 [...]...Chung tay góp sức trong hành động đó, BHXH đã và đang có những chính sách trợ cấp thoả đáng cho ngời lao động Ngời lao động yên tâm sản xuất hơn, năng suất lao động cá nhân tăng cao dẫn đến năng suất lao động xã hội chuyển biến mạnh mẽ Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nớc Cùng với đà phát triển của xã hội, BHXH cũng sẽ có những chuyển... hội của cả nớc Cùng với đà phát triển của xã hội, BHXH cũng sẽ có những chuyển biến tích cực để hoàn thiện hơn nữa vai trò của mình, xứng đáng là tổ chức mà mọi công dân ai cũng muốn tham gia 11 tài liệu tham khảo 1 Hỏi đáp về bhxh nxb lao động kỹ thuật 2 bhxh Những điều cần biết về bhxh nxb thống kê 12 . các chính sách về bảo hiểm xã hội đối với ngời lao động. Có thể nói bảo hiểm xã hội là xơng sống của hệ thống an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội ra đời đã đáp. BHXH đối với ngời lao động và đối với xã hội. ...............................3 II. Những vớng mắc về BHXH đối với ngời lao động trong công cuộc cải cách