1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“LÚA” THỰC TRẠNG SAU THU HOẠCH PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ Ở ĐBSCL

18 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 653,38 KB

Nội dung

Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á, là nguồn năng lượng chính cho cuộc sống hằng ngày của họ. Hình 1: Lúa gạo Việt Nam 2. Giá trị kinh tế của lúa gạo 2.1 Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn nhưng năng lượng tạo ra nhiều hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Nếu tính trên đơn vị hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. Hình 2: Giá trị dinh dưỡng 2.2 Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo có thể dùng để làm bánh, làm môi trường nuôi cấy vi sinh, chưng cất rượu, cồn….rất nhiều công dụng mà không thể kể hết được. 2.3 Giá trị thương mại Trên thị trường thế giới, giá trị xuất khẩu gạo cao hơn nhiều so với nhiều loại lương thực khác và nó là một nguồn thu quốc doanh khổng lồ của nước ta. 3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta Với nền văn minh lúa nước rất lâu đời , diện tích và năng suất lúa nước ta tăng lên nhanh chóng từ nhiều năm qua. Với diện tích gieo trồng đứng thứ 6 và đứng thứ 5 về sản lượng lúa đã đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực trong nước và còn góp phần rất quan trọng trong thị trường gạo thế giới 1. Thực trạng sau thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Hiện tại ĐBSCL có khoảng 5.000 chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đang được sử dụng, chỉ đáp ứng được 30% diện tích gieo sạ của toàn vùng. Do vậy, phần lớn người nông dân đều phải gặt lúa bằng tay, dẫn tới tình trạng thiếu nhân công ở một số khu vực nên việc gặt lúa bị đẩy lùi tới khi lúa đã quá chín gây thất thoát lớn. Đặc biệt, trong vụ lúa hè thu thời tiết bất lợi nên thất thoát vật chất của vụ này cao hơn 2 3% so với các vụ khác. Tổn thất sau thu hoạch Theo khảo sát của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo từ 13 đến 14%, tương đương mỗi năm thiệt hại khoảng 635 triệu USD (khoảng 12.700 tỷ đồng). Dẫn đầu là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch mất 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Do chưa cơ giới hóa đồng bộ sau thu hoạch, cho nên chất lượng lúa gạo của Việt Nam phần lớn thuộc cấp thấp, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan từ 80 đến 100 USDtấn. Riêng khâu phơi sấy và tồn trữ lúa gạo chưa đáp ứng quy trình đã làm giảm giá trị hạt gạo Việt Nam xuất khẩu khoảng 200 triệu USDnăm. Mất mùa mất giá + Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm từ 50100 đồngkg tùy loại trong vụ Hè Thu năm nay. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 4.8504.950 đồngkg, lúa dài khoảng 5.1005.200 đồngkg. + Bên cạnh đó với tình hình mưa dông kéo dài như hiện nay, hàng ngàn ha lúa chín không thể thu hoạch được, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. 2. Biện pháp khắc phục Biện pháp đầu tiên để khắc phục tình trạng thất thoát trong thu hoạch mà các nhà chuyên môn khuyến cáo là nông dân nên thu hoạch lúa đúng độ chín, khi quan sát đồng ruộng thấy lúa chín từ 80 – 85% là có thể thu hoạch được. Không nên để lúa chín hết bông mới cắt, khi cắt lúa cũng phải nhẹ nhàng, có như thế mới giảm được rơi rụng hạt. Bên cạnh đó cũng nên theo dõi thời tiết để chọn ngày thu hoạch thích hợp. Đó là lúc trời nắng tốt để có điều kiện thuận lợi trong các khâu bó gom, tuốt, vận chuyển và phơi, sấy. Đối với biện pháp thu hoạch thủ công hoặc sử dụng máy cắt xếp dãy, khi cắt lúa xong phải đem tuốt ngay, không nên phơi mớ ngoài đồng. Bởi tác hại của việc phơi lúa mớ sẽ làm cho hạt lúa bên trên mặt quá khô. Ngược lại, lúa ở bên dưới khô ít. Cho nên lúa khô không đồng đều. Ngoài ra, hạt lúa ở phía trên chịu sự tác động của nhiệt độ cao do ánh nắng mặt trời vào ban ngày nhưng lại hút sương ẩm, chịu nhiệt độ thấp vào ban đêm nên khi xay chà dễ bị gãy, tỷ lệ gạo nguyên đạt thấp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH Tiểu luận : “LÚA”- THỰC TRẠNG SAU THU HOẠCH & PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ Ở ĐBSCL Môn: Công nghệ sau thu hoạch 1 Sinh viên thực hiện: 1.Nguyễn Ngọc Diệp 2.Đặng thị Kiều 3. Phạm Thị Muội 4.Nguyễn Ngọc Phương Trâm 5.Nguyễn Thị Thanh Tú Lớp 11CS Thành phố Hồ Chí Minh,20 tháng 6 năm 2013. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung và tình hình sản xuất lúa gạo nói riêng. Bên cạnh đó, giá cả bấp bênh gây không ít khó khăn đến đời sống bà con nông dân. Công tác thu hoạch và bảo quản theo cách làm truyền thống chưa được cải tiến cũng đã làm suy giảm đáng kể năng suất và chất lượng lúa gạo, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trong tình hình mới. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra biện pháp giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích, gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân cũng như nâng cao tính cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng lúa trong một mùa vụ của những người nông dân. Từ trước tới nay, việc thu hoạch và bảo quản lúa của nông dân nước ta phần lớn phụ thuộc vào phương pháp thủ công. Lúa được làm khô chủ yếu nhờ ánh nắng mặt trời nên người nông dân chỉ có thể cất giữ được trong một thời gian nhất định. Ở quy mô lớn hơn, tuy lúa được cất giữ trong những nhà kho nhưng chất lượng của thóc gạo cũng sẽ không cao bởi điều kiện bảo quản còn quá đơn giản. Với một lượng gạo xuất khẩu hằng năm khá cao, Việt Nam cần có những quy trình cải tiến trong bảo quản sản phẩm lương thực. Nhằm giúp người nông dân có giải pháp cân bằng độ ẩm giảm tỷ lệ hao hụt và nâng cao chất lượng bảo quản trong thu hoạch lúa, nhóm chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin về thực trạng hiện tại về lúa ở đồng bằng sông cửu long cũng như một số phương pháp làm khô lúa nhằm hỗ trợ việc kéo dài thời gian bảo quản lúa sau thu hoạch. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA 1. Giới thiệu chung Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á, là nguồn năng lượng chính cho cuộc sống hằng ngày của họ. Hình 1: Lúa gạo Việt Nam 2. Giá trị kinh tế của lúa gạo 2.1 Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein thấp hơn nhưng năng lượng tạo ra nhiều hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Nếu tính trên đơn vị hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì. Hình 2: Giá trị dinh dưỡng 2.2 Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo có thể dùng để làm bánh, làm môi trường nuôi cấy vi sinh, chưng cất rượu, cồn….rất nhiều công dụng mà không thể kể hết được. 2.3 Giá trị thương mại Trên thị trường thế giới, giá trị xuất khẩu gạo cao hơn nhiều so với nhiều loại lương thực khác và nó là một nguồn thu quốc doanh khổng lồ của nước ta. 3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta Với nền văn minh lúa nước rất lâu đời , diện tích và năng suất lúa nước ta tăng lên nhanh chóng từ nhiều năm qua. Với diện tích gieo trồng đứng thứ 6 và đứng thứ 5 về sản lượng lúa đã đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực trong nước và còn góp phần rất quan trọng trong thị trường gạo thế giới Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam qua các năm Năm Diện tích ( Triệu ha) Năng suất ( t/ha ) Sản lượng( triệu tấn ) 2000 7,67 4,24 32,53 2001 7,49 4,29 32,11 2002 7,50 4,59 34,45 2003 7,45 4,64 34,57 2004 7,45 4,86 36,15 2005 7,33 4,89 35,79 2006 7,35 4,90 35,89 2007 7,40 4,93 36,5 2008 7,40 4,91 39 2009 7,45 5,34 38,9 2010 7,5 5,47 39,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2005, FAO, 2006 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SAU THU HOẠCH LÚA 1. Thực trạng sau thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long - Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Hiện tại ĐBSCL có khoảng 5.000 chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đang được sử dụng, chỉ đáp ứng được 30% diện tích gieo sạ của toàn vùng. Do vậy, phần lớn người nông dân đều phải gặt lúa bằng tay, dẫn tới tình trạng thiếu nhân công ở một số khu vực nên việc gặt lúa bị đẩy lùi tới khi lúa đã quá chín gây thất thoát lớn. Đặc biệt, trong vụ lúa hè thu thời tiết bất lợi nên thất thoát vật chất của vụ này cao hơn 2 - 3% so với các vụ khác. - Tổn thất sau thu hoạch Theo khảo sát của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch lúa gạo từ 13 đến 14%, tương đương mỗi năm thiệt hại khoảng 635 triệu USD (khoảng 12.700 tỷ đồng). Dẫn đầu là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch mất 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Do chưa cơ giới hóa đồng bộ sau thu hoạch, cho nên chất lượng lúa gạo của Việt Nam phần lớn thuộc cấp thấp, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan từ 80 đến 100 USD/tấn. Riêng khâu phơi sấy và tồn trữ lúa gạo chưa đáp ứng quy trình đã làm giảm giá trị hạt gạo Việt Nam xuất khẩu khoảng 200 triệu USD/năm. - Mất mùa mất giá + Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm từ 50-100 đồng/kg tùy loại trong vụ Hè Thu năm nay. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 4.850-4.950 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100-5.200 đồng/kg. + Bên cạnh đó với tình hình mưa dông kéo dài như hiện nay, hàng ngàn ha lúa chín không thể thu hoạch được, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. 2. Biện pháp khắc phục Biện pháp đầu tiên để khắc phục tình trạng thất thoát trong thu hoạch mà các nhà chuyên môn khuyến cáo là nông dân nên thu hoạch lúa đúng độ chín, khi quan sát đồng ruộng thấy lúa chín từ 80 – 85% là có thể thu hoạch được. Không nên để lúa chín hết bông mới cắt, khi cắt lúa cũng phải nhẹ nhàng, có như thế mới giảm được rơi rụng hạt. Bên cạnh đó cũng nên theo dõi thời tiết để chọn ngày thu hoạch thích hợp. Đó là lúc trời nắng tốt để có điều kiện thuận lợi trong các khâu bó gom, tuốt, vận chuyển và phơi, sấy. Đối với biện pháp thu hoạch thủ công hoặc sử dụng máy cắt xếp dãy, khi cắt lúa xong phải đem tuốt ngay, không nên phơi mớ ngoài đồng. Bởi tác hại của việc phơi lúa mớ sẽ làm cho hạt lúa bên trên mặt quá khô. Ngược lại, lúa ở bên dưới khô ít. Cho nên lúa khô không đồng đều. Ngoài ra, hạt lúa ở phía trên chịu sự tác động của nhiệt độ cao do ánh nắng mặt trời vào ban ngày nhưng lại hút sương ẩm, chịu nhiệt độ thấp vào ban đêm nên khi xay chà dễ bị gãy, tỷ lệ gạo nguyên đạt thấp. Tốt nhất nên thu hoạch lúa bằng máy để rút ngắn các công đoạn như bó, gom, tuốt… giúp cho tỷ lệ lúa bị hao hụt do rơi vãi ít hơn. Việc cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa, mà nhất là việc sử dụng máy gặt đập liên hợp đã trở nên rất phổ biến trong cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thực tế đã cho thấy, việc cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp giúp cho bà con nông dân rút ngắn được thời gian thu hoạch lúa khá nhiều, bỏ qua nhiều công đoạn như gom, bó và tuốt lúa; nhất là không phơi lúa mớ ngoài đồng, nên hạt lúa sẽ ít bị hao hụt do rơi rụng. Ngoài các yếu tố về kỹ thuật để làm hạn chế sự thất thoát trong lúc thu hoạch lúa; thì việc làm khô hạt lúa cũng rất quan trọng. Bởi trong giai đoạn này, nếu không thực hiện tốt thì tỷ lệ lúa bị mất mát cũng sẽ rất lớn, chiếm từ 1,5 – 2 % do rơi vãi. Theo các chuyên gia nông nghiệp, lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nẩy mầm, lên men và nấm bệnh dễ phát triển, làm hư hạt. Thông thường độ ẩm của lúa khi vừa thu hoạch từ 20 – 25% . Do đó, sau khi thu hoạch trong vòng 48 giờ phải làm khô lúa ngay, trong quá trình làm khô lúa phải đảm bảo cho độ ẩm thoát ra. Hiện có 2 biện pháp làm khô hạt lúa cơ bản. Đó là phơi nắng và sấy lúa. Song, tất cả phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật thì mới đạt hiệu quả cao, giảm bớt sự tổn thất cả về số lượng lẫn chất lượng lúa. Độ ẩm an toàn của lúa để bảo quản từ 2 – 3 tháng là 13 – 14%, nếu hơn 3 tháng thì độ ẩm tốt nhất là 12%. Nói chung, thất thoát trong thu hoạch lúa sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của nông dân. Do vậy, để hạn chế sự tổn thất này, bà con cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu chọn giống ít đổ ngã để gieo sạ, áp dụng tốt kỹ thuật canh tác; đến lúc thu hoạch và làm khô hạt lúa cũng phải đảm bảo đúng đúng kỹ thuật. Điều cần lưu ý là khi thu hoạch không nên cắt lúa sớm và cũng không quá trễ mà phải cắt đúng độ chín của bông lúa, để hạn chế sự hao hụt do rơi rụng hạt ngoài đồng. Bên cạnh đó, nên tăng cường đầu tư hơn nữa khoa học công nghệ vào trong canh tác lúa và từng bước cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. Mặt khác, cũng cần thay đổi thói quen cũ và thay vào đó là tư duy khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những việc làm cần thiết nên thực hiện để giảm bớt sự thất thoát hạt lúa trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM KHÔ LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Nguyên tắc cơ bản của việc phơi sấy Cũng như các hạt ngũ cốc khác, hạt lúa là một loại vật liệu ưa nước, cho nên ẩm độ hạt sẽ rất dễ dàng thay đổi tuỳ theo nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí xung quanh nó. Tiến trình phơi sấy cơ bản là quá trình truyền nhiệt bằng cách biến nước trong hạt thành hơi và chuyển ra ngoài không khí.Nhiệt được truyền tới hạt bằng luồng khí đối lưu, bức xạ mặt trời hoặc sự truyền dẩn. Phương pháp đối lưu khí thường được sử dụng nhất. Phương pháp nầy đòi hỏi phải sưởi nóng không khí để làm giảm ẩm độ tương đối của không khí xuống đủ thấp để có thể hút ẩm từ hạt ra. Để bảo đảm bảo phẩm chất của hạt không bị giảm sút trong quá trình phơi sấy cần chọn lựa nhiệt độ sấy thích hợp, bao gồm nhiệt độ không khí và nhiệt độ tối đa của khối hạt trong thời gian sấy; khoảng thời gian phơi bày hạt lúa trong điều kiện nhiệt độ cao thích ứng với các mức ẩm độ hạt thay đổi và độ tác động đồng đều trong khối hạt.Việc chọn lựa điều kiện phơi sấy tốt nhất còn tuỳ thuộc vào giống lúa và ẩm độ ban đầu của hạt. Khi hạt khô, phần ngoài hạt bị mất nhanh quá và không đồng đều thì sẽ gia tăng hạt rạng nứt và bạc bụng. Hình 8.12 cho thấy xu hướng và hiệu quả tương đối của phương pháp phơi nắng và sấy ở các ẩm độ khác nhau lúc thu hoạch trên năng suất và chất lượng hạt. Nghiên cứu cho thấy rõ, thời điểm thu hoạch tốt nhất để bảo đảm năng suất và phẩm chất hạt khi ẩm độ hạt từ 21- 24%. Có sự khác biệt về tỉ lệ gạo nguyên giữa 2 phương pháp phơi và sấy, trong đó sấy đúng phương pháp làm tăng tỉ lệ gạo nguyên khi xay xát. 2. Làm khô bằng ánh nắng mặt trời – phơi lúa Làm khô lúa bằng ánh nắng mặt trời vẫn còn là phương pháp phổ biến hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lúa thường được cào trải ra sân hay trên một tấm lót mềm và dày với bề dày lớp lúa khoảng 5-10 cm và được cày đảo lớp trên xuống lớp dưới khoảng 7-8 lần trong ngày. Điều này giúp cho lúa khô nhanh và đều hơn. Công việc đảo hạt rất quan trọng trong quá trình phơi sấy, nó làm giảm tối thiểu sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các hạt trong đống và ngay trong từng hạt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự rạn nứt của hạt gạo.Một vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến sự rạn nứt của hạt gạo là nếu vì điều kiện mưa nắng bất thường phải phơi lúa trong nhiều ngày, quá trình khô rồi ẩm xen kẻ nhau do không khí ẩm ướt khi mưa và ban đêm, cũng làm cho hạt gạo rạn nứt và dễ bị gãy vụn khi xay xát. Vì vậy, để giảm nguy cơ rạn nứt hạt cần phải có những biện pháp làm giảm nhiệt độ của hạt như che bớt ánh nắng chẳng hạn. Hình 3: Phơi lúa 3. Làm khô lúa bằng máy sấy 2.1 Máy sấy tĩnh vỉ ngang Máy sấy tĩnh vỉ ngang sử dụng lò đốt trấu là loại máy sấy đang được sử dụng phổ biến nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các máy sấy này thường có năng suất từ 6 đến 50 tấn/mẻ, với thời gian sấy dao động từ 12 đến 48 giờ tùy theo độ ẩm ban đầu và cuối cùng của lúa được sấy. Một số năm gần đây, để giảm sự chênh lệch độ ẩm của lúa sau khi sấy, lúa hoặc dòng không khí sấy được đảo chiều ở giai đoạn cuối của quá trình sấy. [...]... phục vụ cho việc làm khô lúa tập trung ngay sau khi thu mua lúa tươi từ nông dân Một số chủ cơ sở xay xát gần đây cũng đã tự trang bị các máy sấy cỡ lớn này để nâng cao chất lượng làm khô lúa nhằm tăng độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên trong xay xát Hình 6: Máy sấy lúa tĩnh vỉ ngang, cỡ 30 tấn/mẻ tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng tháp 2.2 Máy sấy tháp Hai năm trở lại đây, một số cơ sở chế tạo máy trong... nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là một sự đầu tư lớn và không cần thiết Hơn nữa, việc quản lý chất lượng lúa sấy từ hàng triệu đầu mối nhỏ lẻ là điều không hề dễ dàng Đó cũng là lý do tại sao các cơ sở xay xát lúa gạo hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long không thể mua lúa khô của nông dân bằng với giá lúa khô do chính cơ sở sấy lúa mà họ tin tưởng và kiểm soát được Mặt khác, xét về khía cạnh quản lý... máy sấy lúa phải làm việc được nhiều ngày trong năm Vì vậy, việc sấy lúa cần được giao trách nhiệm cho trước hết là các doanh nghiệp xay xát, sau đó là Hợp tác xã, các thương lái làm dịch vụ sấy lúa thu , và cuối cùng là các tổ hợp tác sản xuất hay cụm hộ nông dân KẾT LUẬN Việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch là một biện pháp rất quan trọng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng lúa rơi vãi... bình cho mỗi nông hộ trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ khoảng 1,1 ha Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ này, đầu tư máy sấy cho cấp nông hộ sẽ không đem lại hiệu quả Mặc dù thiết bị sấy tĩnh vỉ ngang trông khá đơn giản, để đảm bảo được hiệu quả của quá trình sấy và chất lượng của lúa sau khi sấy, người nông dân phải có những kiến thức nhất định về sinh lý của hạt lúa sau thu hoạch, đặc tính của quá trình... tính kỹ thu t của thiết bị sấy và cách vận hành thiết bị sấy phù hợp Hiểu không đúng bản chất của đối tượng sấy và quá trình sấy; hay vận hành thiết bị sấy không phù hợp (như nhiệt độ sấy quá cao hay tốc độ sấy quá nhanh), thậm chí còn gây ra những tổn thất lớn hơn so với trường hợp làm khô lúa bằng ánh nắng mặt trời đúng cách Để trang bị đầy đủ các kiến thức này cho tất cả các hộ nông dân ở Đồng Bằng... “né rầy”, một lượng lúa rất lớn, khoảng 6 đến 7 triệu tấn, cần phải được làm khô trong một khoảng thời gian khá ngắn, chỉ 25-30 ngày vào mỗi vụ thu hoạch Điều này đã gây ra một áp lực rất lớn cho công đoạn phơi sấy lúa, nhất là vụ Hè -Thu hằng năm Bên cạnh đó, các ghe tàu vận tải lúa trong vùng thường có tải trọng từ 30 tấn trở lên.Vì vậy, vùng này đang có xu hướng trang bị các loại máy sấy tĩnh vỉ... đoạn yếu kém nhất so với tất cả các công đoạn khác từ làm đất đến xay xát So sánh mức độ đáp ứng nhu cầu trang bị máy móc trong canh tác lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như làm đất (chiếm 95-100%), bơm nước (95-100%), gieo sạ (85-90%), thu hoạch (chiếm 75%; trong đó, máy gặt đập liên hợp chiếm 45-50%), bảo quản (13-15%) và xay xát (~100%) thì công đoạn ở giữa là sấy lúa đang chiếm tỉ lệ rất thấp (chỉ 38,7%)... bật của máy sấy tĩnh vỉ ngang cỡ lớn này là có thể “sấy chạy mọng” một cách hiệu quả nên giảm thiểu được tổn thất trong khâu làm khô lúa, đặc biệt đối với vụ lúa Hè -Thu Thay vì phải chờ đợi lâu để sấy từng mẻ nhỏ đối với các máy sấy cỡ nhỏ, đây là nguy cơ lớn làm nẩy mầm hạt và làm giảm nghiêm trọng chất lượng lúa gạo; máy sấy cỡ lớn có thể đưa vào sấy cùng lúc với lượng lúa lớn hơn nhiều để khắc phục... trong vùng ĐBSCL) Sự yếu kém về công nghệ sấy, sự thiếu thốn về thiết bị sấy lúa, thiếu mô hình sấy hiệu quả và sự lỏng lẻo trong việc quản lý chất lượng lúa gạo là cội nguồn làm giảm nghiêm trọng chất lượng và uy tín của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới Để giảm tổn thất trong khâu phơi sấy lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long một cách hiệu quả, đặc biệt là vụ lúa Hè -Thu, cần phải có các giải pháp đồng... tải (bộ đài) và sự tuần hoàn của khối lúa xuyên qua các đường dẫn khí nóng hình chóp trong buồng sấy trở nên kém hiệu quả và không đồng đều khi lúa có độ ẩm cao và còn lẫn nhiều tạp chất Kết quả là độ ẩm của lúa sau khi sấy không được đồng đều Để cố gắng giải quyết khó khăn trên, một vài doanh nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gần đây đã nhập ngoại một kiểu máy sấy tháp tuần hoàn theo mẻ nhưng buồng sấy

Ngày đăng: 15/09/2014, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w