1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập biện pháp thi công sàn dự ứng lực

85 2,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

MỤC LỤC1. GIỚI THIỆU CÔNG TY51.1. Quá trình hình thành và phát triển51.2. Thông tin công ty61.3. Trụ sở chính:61.4. Cơ cấu vốn61.5. Sơ đồ tổ chức tại dự án Sunrise City Central71.6. Lĩnh vực hoạt động chính của VSL Việt Nam82. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH82.1. Cơ cấu82.1.1. Chủ đầu tư82.1.2. Nhà thầu chính82.1.3. Nhà thầu cáp dự ứng lực92.2. Khái quát về công trình92.3. Đặc điểm112.3.1. Kiến trúc112.3.2. Kết cấu122.4. Biện pháp thi công sàn dự ứng lực132.4.1. Giới thiệu132.4.2. Vật tư132.4.3. Thiết bị162.4.4. Cơ sở dữ liệu tính toán độ dài của cáp182.4.5. Bảo quản vật tư và thiết bị182.4.6. Sàn công tác192.4.7. Công tác lắp đặt cáp.192.4.8. Công tác kéo căng cáp242.4.9. Công tác bơm vữa262.4.10. Thử vữa282.4.11. An toàn292.4.12. Phương pháp xử lý sự cố302.5. Tổ chức thi công313. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH323.1. Nhật kí tổng quan323.2. Nhật kí chi tiết364. AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY794.1. An toàn lao động794.1.1. Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân794.1.2. Đối với máy móc, thiết bị814.2. Vệ sinh môi trường824.3. Phòng cháy chữa cháy83

Trang 1

GVHD - 1 - SVTH

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không một kĩ sư xây dựng nào có thể thành công nếu chỉ biết được lý thuyết suông mà không tiếp cận với thực tế công việc Chính vì lẽ đó, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên khoa xây dựng thực tập tốt nghiệp nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập và có cái nhìn trực quan các công việc kĩ thuật trong lĩnh vực chuyên môn xây dựng tại các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Qua đó, sinh viên được bổ sung, củng cố và so sánh giữa kiến thức thực tế và khi ngồi trên ghế nhà trường thông qua các công việc thực tiễn tại cơ sở thực tập, tích cực chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa

Trước tiên sinh viên xin cảm ơn nhà trường và khoa xây dựng đã tổ chức và tạo điều kiện đầu vào để sinh viên có thể xin vào thực tập tại công trình khu căn hộ Sunrise City – Central Towers của nhà thầu VSL Việt Nam– một trong những nhà thầu lớn và

uy tín về thiết kế thi công cáp dự ứng lực tại thành phố Hồ Chí Minh và thế giới

Sinh viên xin cám ơn các giảng viên hướng dẫn thực tập của khoa xây dựng đã tổ chức hướng dẫn, định hướng nội dung thực tập và nội dung báo cáo để sinh viên có thể hoàn thành tốt đợt thực tập và tiếp thu một số kiến thức thực tế chuẩn bị cho việc làm đồ án tốt nghiệp sắp tới

Nhóm xin cám ơn các cán bộ, kĩ sư, và anh em công nhân tại công trình khu căn hộ Sunrise City – Central Towers của nhà thầu VSL Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của sinh viên trong suốt quá trình thực tập đồng thời truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm nghề

Chính nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện, của nhà trường, khoa xây dựng; sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên cùng sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ công trường mà sinh viên phần nào hiểu được hoạt động thi công xây dựng công trình Đồng thời nắm được sự phối hợp, tương tác giữa các bên liên quan trong việc tạo ra sản phẩm xây dựng phục vụ cho đời sống của con người

Bài báo cáo được thực hiện xuyên suốt cùng với thời gian thực tập khoảng gần hai tháng Bước đầu đi vào tìm hiểu thực tế thi công trong lĩnh vực xây dựng công trình nên khá nhiều bỡ ngỡ và kiến thức còn hạn chế Chính vì vậy, bài báo cáo chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, kính mong những ý kiến quý báu của thầy cô để bài báo cáo thực tập của sinh viên hoàn thiện hơn

Trang 2

GVHD - 2 - SVTH

Ngày tháng năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

GVHD - 3 - SVTH

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 5

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5

1.2 Thông tin công ty 6

1.3 Trụ sở chính: 6

1.4 Cơ cấu vốn 6

1.5 Sơ đồ tổ chức tại dự án Sunrise City Central 7

1.6 Lĩnh vực hoạt động chính của VSL Việt Nam 8

2 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 8

2.1 Cơ cấu 8

2.1.1 Chủ đầu tư 8

2.1.2 Nhà thầu chính 8

2.1.3 Nhà thầu cáp dự ứng lực 9

2.2 Khái quát về công trình 9

2.3 Đặc điểm 11

2.3.1 Kiến trúc 11

2.3.2 Kết cấu 12

2.4 Biện pháp thi công sàn dự ứng lực 13

2.4.1 Giới thiệu 13

2.4.2 Vật tư 13

2.4.3 Thiết bị 16

2.4.4 Cơ sở dữ liệu tính toán độ dài của cáp 18

2.4.5 Bảo quản vật tư và thiết bị 18

2.4.6 Sàn công tác 19

2.4.7 Công tác lắp đặt cáp 19

2.4.8 Công tác kéo căng cáp 24

2.4.9 Công tác bơm vữa 26

2.4.10 Thử vữa 28

2.4.11 An toàn 29

Trang 4

GVHD - 4 - SVTH

CHÁY 79

4.1 An toàn lao động 79

4.1.1 Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân 79

4.1.2 Đối với máy móc, thiết bị 81

4.2 Vệ sinh môi trường 82

4.3 Phòng cháy chữa cháy 83

Trang 5

sử dụng không độc quyền phương pháp này trên khắp đất nước Thụy Sĩ như một phương tiện để tăng năng lực sản xuất và giới thiệu những giải pháp mới với thị trường Thụy Sĩ Năm 1954 Losinger đã thành lập công ty Précontrainte SA ở Lausanne với mục đích phát triển và ứng dụng hệ thống bản quyền ra ngoài đất nước Thụy Sĩ

Ban giám đốc của Losinger đã đối mặt với nhiều trở ngại trong việc theo đuổi các mục tiêu của mình nên đã quyết định thực hiện một chương trình chuyên sâu để nghiên cứu

và phát triển hệ thống của chính mình Kết quả là hệ thống VSL dựa trên dây cáp (Vorspann System Losinger), đã được cấp bằng sáng chế năm 1954-55 và được sử dụng lần đầu tiên năm 1956 trong dự án Pont des Cygnes tại Yverdon, Thụy Sĩ

Những ưu điểm về mặt kĩ thuật của hệ thống mới đã hấp dẫn đến mức nó đã nhanh chóng trở thành giải pháp được lựa chọn trong nhiều dự án cầu đường trên khắp đất nước Thụy Sĩ Cùng lúc đó, nhiều giấy phép đã được cấp cho nhiều đại diện ở các nước khác – một sự kích thích thúc đẩy nhanh việc công nhận hệ thống và đã tạo ra một nét mới nổi bật trên phạm vi quốc tế

Thương hiệu VSL ra mắt năm 1958 và logo sớm được công nhận trên toàn thế giới Sau đó biểu tượng công ty được sửa lại vào năm 1989 để tạo ra một mẫu mới, mẫu này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay Năm 1994, VSL vào Việt Nam và dẫn đầu về công nghệ hệ thống dự ứng lực cho cầu, nhà cao tầng…

Đến nay, trong lĩnh vực hệ thống dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Tp.HCM, VSL Việt Nam đã thiết kế thi công hoàn tất nhiều công trình tiêu biểu như:

 Vietcombank Tower, số 5 Công trường Mê Linh, Bến Nghé, Quận 1;

 Hacota Tower, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa kao, quận 1;

 Sunrise City Central, số 25 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận;

 Saigon One Tower, số 1 Hàm Nghi, Bến Nghé, Quận 1;

 Thái Bình Plaza, Liên Tỉnh Lộ 25B, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2;…

Các công trình trên phần nào cũng đã thể hiện được năng lực, uy tín của VSL Việt Nam, mang lại sự hài lòng cho các chủ đầu tư là khách hàng của Công ty.Thương hiệu VSL Việt Nam đã trở thành thương hiệu nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp và uy tín tại Việt Nam với hàng loạt dấu ấn là các công trình quy mô lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và khắp các tỉnh thành khác của cả nước

Trang 7

Tran Khanh

QA, QC (01638916528)

Nguyen Thanh Nhan

PR Supervisor (0906609907)

Tran Thanh Tung

Supervisor for Site

Store

Duong The Anh

Supervisor W2 (0976563030)

Truong Quoc Thai

Supervisor W3 (0976900473)

Tran Khanh

Supervisor W4 (01638916528)

Trang 8

Thi công 2 tháp W1&W2

Thi công 2 tháp W3&W4

Trang 9

GVHD - 9 - SVTH

2.1.3 Nhà thầu cáp dự ứng lực

Công ty TNHH VSL Việt Nam

(Thi công cáp dự ứng lực từ 7-33F của W1&W4 và 6-33F của W2&W3)

2.2 Khái quát về công trình

Dự án: Khu căn hộ Sunrise City-Central Towers

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova

Qui mô dự án: Diện tích khu đất 18.495 m²; Số block: 4; Số căn hộ: 632 căn hộ; Diện tích tầng hầm: 20.000 m2; Diện tích thương mại: 25.000 m2; Tầng cao:34-35

tầng

Gói thầu: Thiết kế thi công cáp dự ứng lức trong sàn (sàn dày 220mm)

Giá trị gói thầu: 20 tỷ đồng

Địa Chỉ: số 25 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7

Dự kiến bàn giao: 7/2014

Trang 10

GVHD - 10 - SVTH

Vị trí công trình

Mặt bằng phối cảnh

Trang 11

GVHD - 11 - SVTH

2.3 Đặc điểm

2.3.1 Kiến trúc

Mặt đứng chính công trình

Trang 13

GVHD - 13 - SVTH

 Hệ chịu lực đứng: Khung - vách chịu lực.Khung – vách cứng được tạo ra bằng

sự kế hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường liên tục nhiều tầng Hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà Hệ thống khung – vách được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn Trong trường hợp này hệ sàn liền khối có

ý nghĩa rất lớn Thường trong hệ kết cấu này, hệ thống vách đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung được thiết kế chủ yếu để chịu tải trọng đứng

Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hóa các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc Hệ khung và vách cứng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng Nếu công trình được thiết

kế cho vùng kháng chấn cấp 8 thì chiều cao tối đa là 30 tầng, cấp 9 là 20 tầng

2.4 Biện pháp thi công sàn dự ứng lực

2.4.1 Giới thiệu

Phương pháp thi công này mô tả các quy trình thi công bê tông dự ứng lực căng sau trong sàn của công ty VSL Việt Nam, bao gồm lắp đặt đường cáp, kéo căng cáp và bơm vữa cho đường cáp

2.4.2 Vật tƣ

(Tất cả các vật tư sẽ được trình mẫu trước khi đưa vào sử dụng thi công)

2.4.2.1 Cáp

 Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn ASTM A416 Grade 270

 Cáp dự ứng lực không vỏ bọc loại 7 sợi

 Nhãn mác trên mỗi cuộn cáp chỉ rõ số cuộn và số mẻ

 Chứng chỉ cáp cho mỗi lô hàng

Trang 14

GVHD - 14 - SVTH

Mô hình cáp của VSL

2.4.2.3 Ống gen tạo đường cáp

Ống gen được làm từ các tấm thép mạ dày 0.30mm, với gờ xoắn ốc Chiều dài mỗi ống gen từ 4-6m

Loại cáp 7 sợi 15.24mm thì kích thước ống gen là 25x75mm

Trang 15

GVHD - 15 - SVTH

2.4.2.5 Ống nối ống gen

Ống nối ống gen được làm bằng nhựa Chiều dài ống nối nhỏ nhất là 200mm hoặc hơn

4 lần đường kính ống gen

2.4.2.6 Ống nối ống gen với đầu neo sống (ống nối đầu sống)

Ống nối ống gen với đầu neo sống được làm bằng nhựa và được quấn băng keo rất kỹ nhằm không cho vữa chui vào ống gen trong quá trình đổ bê tong

2.4.2.7 Ống nối ống gen với đầu neo chết (ống nối đầu chết)

Ống nối ống gen với đầu neo chết được làm bắng nhựa

2.4.2.8 Khuôn neo

Khuôn neo được làm bằng nhựa hoặc bằng xốp hoặc bằng gỗ Kích thước khuôn neo phải được đảm bảo cho việc lắp đặt khoá neo và việc kéo căng

2.4.2.9 Van bơm vữa

Van bơm vữa làm bằng nhựa

Trang 16

GVHD - 16 - SVTH

Hỗn hợp vữa bao gồm:

 Xi măng Portland PC40 hoặc PCB40 trong bao 50kg

 Nước sạch

 Phụ gia Sika Intraplast Z-HV cho vữa (tác dụng: trương nở cho vữa)

 Phụ gia Sikament NN cho vữa (tác dụng: tăng độ nhớt cho vữa)

2.4.3 Thiết bị

2.4.3.1 Kích thuỷ lực

Kích thuỷ lực có tác dụng kéo các sợi cáp trong đường cáp Các kích thuỷ lực đưa vào

sử dụng phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ chính xác lực khi kéo căng

2.4.3.2 Máy bơm thuỷ lực

Máy bơm thuỷ lực có tác dụng truyền áp lực cho kích thuỷ lực theo đúng lực thiết kế,

áp lực này được đo bằng đồng hồ đo áp

Đồng hồ đo áp phải có chứng chỉ kiểm định để đảm bảo độ chính xác khi đo áp lực

Trang 17

GVHD - 17 - SVTH

2.4.3.3 Kích tạo đầu neo chết

Kích tạo đầu neo chết có tác dụng đánh rối đầu cáp của đầu neo chết

2.4.3.4 Máy trộn vữa

Máy trộn vữa được thiết kế cho việc trộn và đảo vữa, là loại máy khuấy tròn và có cánh khuấy, cung cấp hỗn hợp vữa có tính chất đồng đều

2.4.3.5 Máy bơm vữa

Máy bơm vữa hút vữa từ máy trộn, sau đó bơm cho từng đường cáp Máy bơm vữa có khả năng tạo áp lực tối đa là <1.5 Mpa (15bar)

Trang 18

GVHD - 18 - SVTH

 Chiều dài đường cáp để tính toán độ giãn Ltt: Le-Lb

2.4.5 Bảo quản vật tƣ và thiết bị

 Vật tư bơm vữa (xi măng, Sika…)

 Các thiết bị ( máy bơm, kích kéo căng, bơm thuỷ lực,…)

 Các dụng cụ dùng tay và các thiết bị tạm thời khác

Kho bãi phải đủ tiêu chuẩn để bảo quản vật tư không bị hư hại, các hành động phá hoại, các vật liệu bằng nhựa không bị biến dạng do nhiệt, các thiết bị bằng thép không

bị rỉ sét

2.4.5.2 Bảo quản vật tư và thiết bị

Tất cả các vật tự, thiết bị phải được đặt cách mặt đất và có lớp kê, được che phủ cẩn thận

Nêm và đầu neo, xi măng, Sika phải được bảo quản trong phòng hoặc torng container Thiết bị được kiểm tra định kì, thường khoảng 10 tháng 1 lần

Cẩn thận khi vận chuyển để tránh hư hỏng về mặt cơ lý vật tư và thiết bị

Do hầu hết vật tư và thiết bị sử dụng cho việc thi công cáp dự ứng lực là khá nặng, nên trong quá trình thi công lắp đặt cần phải sử dụng đến các thiết bị cẩu để vận chuyển (cẩu tháp)

Trang 19

GVHD - 19 - SVTH

2.4.6 Sàn công tác

Hệ thống sàn công tác đảm bảo cho việc lắp đặt (thân neo, luồn cáp,…), kéo căng và bơm vữa được thực hiện một cách an toàn Sàn công tác rộng tối thiểu là 1m tính từ bề mặt đầu neo Sàn công tác có khả năng chịu được tải trọng khoảng 1000kg

2.4.7 Công tác lắp đặt cáp

2.4.7.1 Lắp đặt đầu neo sống

Đế neo của đầu neo sống được gắn với khuôn neo bằng kẽm buộc Đuôi của đế neo được gắn ống nối đầu sống bằng kẽm buộc Sau đó, đế neo và khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn theo đúng cao độ và vị trí theo bản vẽ thiết kế Khi lắp đế neo, phải đảm bảo lỗ gắn vòi bơm vữa trên đế phải được lật lên trên

Tại giao điểm của trục đường cáp và ván khuôn thàhn thì ván khuôn thàhn phải được đục lỗ để cáp có thể luồn qua được

Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục đường cáp Vị trí liên kết đế neo và khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bê tông rò rỉ vào

Trang 20

GVHD - 20 - SVTH

a) Cắt những sợi cáp trong đường cáp:

Đo chiều dài của đường cáp trên bản vẽ: L1 (mm)

Chiều dài của những sợi cáp trong đường cáp thực tế được cắt là: L= L1+L (mm)

L = chiều dài sợi cáp cho phần vòng lên võng xuống trong sàn (500mm) + chiều dài sợi cáp phục vụ cho việc kéo căng (1000mm)

Cắt đủ số sợi cáp trong đường cáp từ cuộn cáp Sau đó, đặt chúng nằm sát nhau trên nên cứng, không bám đất và chuẩn bị luồng ống gen vào

Nên dùng máy cắt có đĩa cắt

Ghi lại số liệu của cuộn cáp đã dung cho đường cáp này vào mẫu cáp hiện trường để phục vụ cho công tác báo cáo kéo căng sau này

Cuộn cáp Usha Martin b) Tạo đầu neo chết cho đường cáp

Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn 950mm được đánh rối bằng kích tạo đầu neo chết

Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài 950mm

Trang 21

GVHD - 21 - SVTH

c) Rải và lắp đặt đường cáp

Cao độ của đường cáp được đánh dấu lên trên cốp pha sàn dọc theo đường cáp, việc đánh dấu thể hiện phương ngang, phương đứng và đảm bảo đúng với bản vẽ cao độ đường cáp

Dùng chân chống lắp cho đường cáp theo cao độ trên bản vẽ thi công

Khoảng cách thông thường giữa các chân chống là 950mm hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công

Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào cốt thép sàn bằng kẽm buộc Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của đường cáp thì đường cáp có thể cố định vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ thiết kế mà không cần chân chống

Đường cáp được cố định với chân chống bằng kẽm buộc để tránh bị di chuyển trong quá trình đổ bê tông

Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá +5mm theo phương đứng và +20mm theo phương ngang

Chỉnh thẳng đường cáp bằng mắt và cố định các thanh đỡ trước khi đổ bê tông

Trang 22

GVHD - 22 - SVTH

d) Nâng các đường cáp gia công sẵn lên vị trí cần lắp đặt

Những đường cáp gia công sẵn sẽ được nâng lên vị trí lắp đặt bằng khung nâng và cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp

Đặt đường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận để tránh bị rơi trong khi nâng Nâng chậm các đường cáp lên đúng vị trí lắp đặt

Lấy đướng cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp đặt, đặt những đường cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị cho việc lắp đặt đường cáp

e) Lắp đặt neo chết

Sau khi rải và lắp đặt đường cáp vào đúng vị trí Đầu neo chết được chỉnh lại cho đúng hình dạng, vị trí và cao độ

Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng kẽm buộc

Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của đường cáp

Trang 23

GVHD - 23 - SVTH

2.4.7.3 Lắp van bơm vữa, vòi bơm vữa và hoàn thiện trước khi đổ bê tông

a) Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa

Van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc và giữ chặt, kín bằng băng keo dính

Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của đường cáp, khoảng cách giữa các van bơm vữa từ 15m đến 20m Ngoài ra, van bơm vữa còn được gắn tại ống nối ống gen với đầu neo chết

Gắn vòi bơm vữa cho tất cả các van bơm vữa của đường cáp, đầu neo sống và đầu neo chết

Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc

Trong trường hợp vòi bơm vữa được đặt trong cột hoặc vách cứng, vòi bơm vữa phải được lắp đặt xuyên qua ván khuôn cột hoặc vách cứng khi lắp đặt ván khuôn

Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa bê tông có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bê tông

b) Hoàn thiện trước khi đổ bê tông

Bảo vệ các đoạn cáp thừa ra khỏi đầu neo sống bằng ống gen

Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bê tông theo qui trình kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực

Trang 24

GVHD - 24 - SVTH

2.4.7.4 Các vấn đề lưu ý khi đổ bê tông

Đổ bê tông phải được thực hiện cẩn thận tránh không làm hư hỏng ống gen đường cáp

do công tác đầm dùi gây ra

Đầm bê tông tại đầu neo sống và chết phải được thực hiện cẩn thận để hạn chế lỗ rỗng trong bê tông

Trong quá trình di chuyển vòi bơm bê tong tránh làm hư hỏng vòi bơm vữa, ống gen

và cao độ đường cáp

2.4.8 Công tác kéo căng cáp

2.4.8.1 Chuẩn bị kéo căng

Sau khi đổ bê tong được 24 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn thành, sau đó nhà thầu DƯL sẽ tháo ván khuôn neo

Làm sạch các vết vữa xi măng dính trên bề mặt của đế neo do quá trinh đổ bê tông Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải báo cáo cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý

Lắp khoá neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp

Đánh tên cho mỗi đường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn

Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp trước khi sử dụng Nếu quá 6 tháng, kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp lực phải được kiểm định lại trước khi đem

ra công trường để kéo căng Kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm định định

kì 6 tháng 1 lần

Trang 25

GVHD - 25 - SVTH

Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp, nguồn điện, ống nối thuỷ lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng làm việc bình thường Chỉ được kéo căng cáp khi bê tông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ thiết kế và

có văn bản cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát

Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong bản vẽ thi công

2.4.8.2 Các bước kéo căng các đường cáp

Trước khi kéo căng kiểm tra sự làm việc của kích, đầu neo và nêm của kích hoạt động bình thường

Kéo căng cáp được thực hiện cho từng sợi cáp

Một điểm chuẩn cho việc đo độ giãn dài được đánh dấu lên tất cả các sợi cáp bằng sơn

và dưỡng (thước)

Tấm chặn nêm (còn gọi là đầu đấm) được luồn qua sợi cáp, sau đó ép sát vào mặt neo Kích thước được luồn qua cáp rồi ép sát vào tấm chặn nêm, việc lắp kích thông thường được thực hiện bằng tay

Quá trình kéo căng được bắt đầu, thực hiện một lần từ 0 đến giá trị cuối cùng Sau khi

đã kéo căng đến lực thiết kế, giảm áp lực về 0 và hồi kích

Tháo kích và tấm chặn nêm

Độ dãn dài được đo bởi các điểm vạch sơn trên sợi cáp sau khi đã tháo kích Đặt thước lên sợi cáp và đánh dấu một vạch sơn mới, độ dãn dài của sợi cáp chính là khoảng cách giữa vạch sơn mới và vạch sơn cũ

Báo cáo kéo căng và độ giãn dài sẽ tính toán, hoàn chỉnh và kiểm tra bởi kỹ sư của VSL Việt Nam, trước khi trình cho chủ đầu tư và tư vần giám sát phê duyệt

Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư vấn giám sát

Trang 26

GVHD - 26 - SVTH

2.4.8.3 Dung sai độ dãn dài của đường cáp

Dung sai cho phép của độ dãn dài là +/-7%

2.4.9 Công tác bơm vữa

2.4.9.1 Chuẩn bị bơm vữa

Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt thì tiến hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo Đoạn cáp thừa còn lại sau khi cắt là 20mm kể từ khoá neo

Nhà thầu chính tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng hỗn hợp vữa cát và xi măng ( tỷ lệ XM/C=1:1) nhằm bảo vệ đầu neo sống

Tỉ lệ trộn vữa là:

Tỷ lệ nước (l)/ Xi măng (kg) 36-40% theo trọng lượng XM

Vữa phải được thử nghiệm trước khi bơm để xác định tỷ lệ thích hợp

Xi măng, phụ gia Sika, nước phải được tập kết đầy đủ trước khi bơm vữa

Nguồn điện phải được đảm bảo ổn định trong suốt quá trình bơm vữa

Kiểm tra nhân công, đồ bảo hộ, kẽm buộc, các thiết bị đo cấp phối trước khi bơm vữa, nếu cần thiết phải có bể chứa nước

Vận hành thử máy bơm vữa, máy trộn vữa hoạt động bình thường

Trang 27

GVHD - 27 - SVTH

Kiểm tra đồng hồ đo áp lực máy bơm vữa còn trong thời gian kiểm định không?

Trước khi bơm vữa, các đường cáp phải được kiểm tra có thông số hay không bằng cách thổi bằng máy nén khí

2.4.9.2 Quy trình trộn vữa

Đong một lượng nước vào máy trộn vữa theo như yêu cầu

Khởi động máy trộn vữa và cho phụ gia cùng với xi măng theo trình tự khuyến cáo của nhà sản xuất cho tới khi hỗn hợp vữa đồng đều Thời gian trộn tối thiểu là 4 phút sau khi phụ gia cuối cùng được đổ vào

Dùng lưới lọc trong chu trình bơm tuần hoàn để loại bỏ xi măng cục chưa tan có trong vữa (nếu có)

Các thí nghiệm vữa sẽ được tiến hành theo yêu cầu

Ngay sau khi các thí nghiệm vữa để kiểm tra chất lượng cần thiết đã được thực hiện,

có thể tiến hành bơm vữa

2.4.9.3 Quy trình bơm vữa

Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết hoặc đầu neo sống Phải kiểm tra vữa trào ra các van bơm vữa trên đường cáp cho đến khi vữa không còn bọt khí và thành phần của vữa đều giống như trong máy trộn trước khi đóng van bơm vữa lại

Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện liên tục Nếu quá trình bị ngưng giữa chừng trên 30 phút, đường ống cần phải làm sạch bằng nước và khí nén trước khi tiếp tục bơm lại

Nếu áp lực bơm vữa tại vòi bơm vữa đạt 1Mpa hoặc 10bar ( đối với những đường cáp dài ), miệng bơm phải được chuyển tới vòi bơm vữa tiếp theo đã được bơm đầy và việc bơm vữa sẽ tiếp tục từ đó Sau khi đã thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối đường cáp, nghĩa là toàn bộ đường cáp đả được bơm đầy, vòi bơm được đóng lại Tăng áp trong ống cao hơn áp lực bơm 1-2bar thì khoá van bơm và duy trì áp lực này trong vòng 1 phút

Việc bơm vữa bây giờ có thể được chuyển sang đường cáp kế tiếp

Tất cả các vòi bơm vữa được cắt ra bằng mặt bê tông dầm sàn sau khi kết thúc việc bơm vữa được 24 tiếng đồng hồ

Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo

Trang 28

Việc thử vữa này được tiến hành cho mỗi mẻ trộn

2.4.10.2 Lấy mẫu vữa để kiểm tra cường độ chịu nén

Khuôn lấy mẫu thử có kích thước 40x40x160 Mỗi ca làm việc 8h lấy 2 tổ mẫu 6 viên Sau 18-24h tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu torng nước

Cường độ nén của khối vữa sau 28 ngày tối thiểu là 30Mpa Mỗi lần thử gồm 3 mẫu (một tổ mẫu)

Thí nghiệm này được thực hiện mỗi sàn cho một tổ mẫu (3 viên)

Trang 29

Khi thi công ở giàn giáo trên cao công nhân phải đeo dây an toàn

Bất kỳ tai nạn nào xảy ra đều phải được báo cáo cho Ban an toàn càng sớm càng tốt Giàn giáo phải được lắp ráp chính xác, có thanh đỡ nếu nhà thầu chính muốn mở rộng

ra khoảng không

2.4.11.2 Nâng vật tư thiết bị

Mọi thiết bị dung để nâng cao phải có chứng nhận đã kiểm định còn hiệu lực

Vật nâng phải được treo trong trạng thái cân bằng

Không ai được đứng hoặc làm việc phía dưới vật nâng khi nâng

Khi xếp vật được nâng làm nhiều lớp phải đảm bảo chúng có thể nằm vững khi nâng

2.4.11.3 Gia công và lắp đặt cáp

Khu vực lắp đặt cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có nhân viên VSL Việt Nam, đại diện của công ty tư vấn và nhà thầu được phép vào và có thông báo trước Phải dung kính bảo vệ mắt trong khi cắt cáp bằng máy cắt đĩa

Phải đeo dây an toàn khi thao tác ở trên cao và tại giàn giáo bao che

2.4.11.4 Kéo căng cáp dự ứng lực

Khu vực kéo cáp phải được coi là khu vực đặc biệt mà chỉ có nhân viên VSL Việt Nam, đại diện của công ty tư vấn và nhà thầu được phép vào và có thông báo trước Cấm đi lại, đứng trước kích thuỷ lực kéo ra khi thực hiện các công tác kéo cáp

Khi có người làm việc dưới khu vực cấm, phải dung các tấm gỗ che trước đầu neo sống và đầu neo chết để chặn cáp trong trường hợp cáp bị đứt

2.4.11.5 Bơm vữa

Khi trộn xi măng và bơm vữa phải mang găng tay nhựa và mặt nạ chống bụi

Dùng kính bảo vệ mắt trong khi kiểm tra ống thoát vữa dưới áp lực cao

Trang 30

GVHD - 30 - SVTH

tại vị trí đầu neo sống, đầu neo chết hoặc dọc theo đường cáp thì không được kéo căng

mà báo ngay cho Tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý

Khi kéo căng mà đầu neo bị vỡ do những lỗ rỗng của vùng bê tông xung quanh lỗ neo gây ra Ngừng việc kéo căng của đường cáp này, báo cho Tư vấn giám sát Biện pháp

xử lý là đục phần bê tông của đế neo, thay đế neo mới, đổ vữa Sika grout vào, khi vữa Sika grout đạt cường độ thì tiến hành kéo căng cho đường cáp này

Trong quá trình kéo căng bị đứt cáp Báo cáo cho Tư vấn giám sát Nếu cáp bị đứt ngoài nêm thì biện pháp xử lý là tăng lực kéo cho các sợi cáp tại bó cáp đó và các sợi cáp của các đường cáp lân cận Nếu cáp bị đứt trong nêm thì biện pháp xử lý, tiến hành kiểm tra và thay đường cáp bị đứt bằng cách đục bỏ bê tông tại đầu neo chết (ở vị trí sợi cáp bị đứt) Sau đó tiến hành rút sợi cáp bị đứt ra và đồng thời lắp đặt sợi cáp mới vào, đánh đầu rối, vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ Sika grout vào vùng đầu neo chết Sau

đó tiến hành kéo căng lại đường cáp bị đứt đó khi Sika grout đạt cường độ bê tông thiết kế Trong quá trình xử lý sự cố sàn bị đứt cáp không ảnh hưởng gì đến việc đổ bê tông sàn tầng trên Trong trường hợp bất khả kháng không thể thay đường cáp được thì

sẽ trình lên tư vấn thiết kế để kiểm tra và tính toán lại

2.4.12.3 Công tác bơm vữa cho đường cáp

Nếu trong quá trình thổi thử khí cho đường ống hoặc bơm vữa mà một trong các vòi bơm vữa bị tắc không ra vữa thì sẽ tiến hành khoan các lỗ đường kính từ 10 đến 12mm gần vị trí vòi bơm vữa bị tắc cho đến khi vữa ra thông suốt đường ống

Trang 31

GVHD - 31 - SVTH

2.5 Tổ chức thi công

Trang 34

11/06  Chuyển xi măng 30&31-W4

 Bịt grout cap sàn tầng 30&31-W4

12/06  Gia công cáp sàn tầng 33F-W4

 Bơm vữa sàn tầng 30F-W4 13/06  Bịt grout cap sàn tầng 31F-W4

16/06  Lắp đặt cáp sàn tầng 33F-W4

17/06  Lắp đặt cáp sàn tầng 33F-W4

18/06  Nghiệm thu lắp đặt sàn tầng 33F-W4

 Bơm vữa sàn tầng 31F-W4 19/06  Tháo bulong sàn tầng 33F-W4

20/06  Kéo căng sàn tầng 33F-W4

 Cắt cáp 32F-W4

 Tháo grout cap 31F-W4 23/06  Chuyển xi măng sàn tầng 33F-W4

Trang 35

GVHD - 35 - SVTH

28/06  Xin giấy xác nhận thực tập

Như vậy nội dung mà sinh viên thực tập công trường bao gồm:

 Công tác an toàn lao động

 Bố trí tổng mặt bằng của công trình

 Công nghệ thi công sàn phẳng dự ứng lực

 Đổ bê tông sàn

Trang 36

B THỜI TIẾT/ WEATHER:

Sáng: Không mưa Chiều: không mưa Tối: không mưa

(Morning) (Afternoon) (Night)

Idle Chờ

No STT

Plants on Site Thiết bị trên công trường

Working Làm việc

Idle Chờ

AN PHU AN CM’s Representative VSL VIETNAM Contractor’s Representative

Trang 37

GVHD - 37 - SVTH

Nhận xét:

 Kéo căng cáp:

Kéo căng cáp sau khi bê tông đủ cường độ thiết kế bằng máy thuỷ lực Jack TCH-016

 Lấy dấu đường cáp:

Là công việc phải đảm bảo độ chính xác để lắp đặt cáp theo đúng bản vẽ thiết kế

 Chuyển xi măng:

Xi măng sẽ được chuyển lên sàn để chuẩn bị bơm vữa bê tông vào đường cáp

Lấy dấu đường cáp Lấy dấu đường cáp

Chuẩn bị thiết bị kéo căng Kéo căng cáp

Trang 38

GVHD - 38 - SVTH

Kỹ sư/ Engineer: 1

NV an toàn/ Safety: 1

Kho, tạp vụ/ Storekeeper: 1 Công nhân/ Worker: 15

B THỜI TIẾT/ WEATHER:

Sáng: Không mưa Chiều: không mưa Tối: không mưa

(Morning) (Afternoon) (Night)

Idle Chờ

No STT

Plants on Site Thiết bị trên công trường

Working Làm việc

Idle Chờ

AN PHU AN CM’s Representative VSL VIETNAM Contractor’s Representative

Trang 39

Bê tông sau khi đủ cường độ thì sẽ được kéo căng bằng kích thuỷ lực

Lắp đặt cáp

Lắp đặt cáp

Kéo căng cáp

Kéo căng cáp

Trang 40

GVHD - 40 - SVTH

Kỹ sư/ Engineer: 1

NV an toàn/ Safety: 1

Kho, tạp vụ/ Storekeeper: 1 Công nhân/ Worker: 21

B THỜI TIẾT/ WEATHER:

Sáng: Không mưa Chiều: không mưa Tối: không mưa

(Morning) (Afternoon) (Night)

Idle Chờ

No STT

Plants on Site Thiết bị trên công trường

Working Làm việc

Idle Chờ

AN PHU AN CM’s Representative VSL VIETNAM Contractor’s Representative

Ngày đăng: 13/09/2014, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.5. Sơ đồ tổ chức tại dự án Sunrise City Central - báo cáo thực tập biện pháp thi công sàn dự ứng lực
1.5. Sơ đồ tổ chức tại dự án Sunrise City Central (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w