LỜI MỞ ĐẦU Sau Cách mạng Mùa thu năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cùng với chính quyền, một hệ thống luật pháp mới dần được hình thành nhằm củng cố chính quyền và quản lý xã hội... Sau những lần bổ sung và chỉnh sửa đến nay hệ thống pháp luật của nữa ta đã dần đi vào ổn định, dần bắt kịp với trình độ pháp luật của các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật nước ta đã dần hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thể hiện rõ vai trò của pháp luật là ổn định và bảo vệ nền độc lập của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước. Để tìm hiểu sâu hơn về pháp luật Việt Nam chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài tiểu luận “ tìm hiểu về quy phạm và hệ thống pháp luật Việt Nam” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Tìm hiểu về quy phạm pháp luật 2 1. Tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật 5 2. Tìm hiểu về tiền lệ pháp luật 7 3. Tìm hiểu về tập quán pháp luật 8 II. Tìm hiểu về hệ thống pháp luật nước ta 9 KẾT LUẬN 14
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Sau Cách mạng Mùa thu năm 1945, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Cùng với chính quyền, một hệ thống luật pháp mới dần được hình thành nhằm củng cố chính quyền và quản lý xã hội
Sau những lần bổ sung và chỉnh sửa đến nay hệ thống pháp luật của nữa ta đã dần
đi vào ổn định, dần bắt kịp với trình độ pháp luật của các nước trên thế giới, hệ thống pháp luật nước ta đã dần hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Thể hiện rõ vai trò của pháp luật là ổn định và bảo vệ nền độc lập của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước
Để tìm hiểu sâu hơn về pháp luật Việt Nam chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài tiểu
luận “ tìm hiểu về quy phạm và hệ thống pháp luật Việt Nam”
Trang 2NỘI DUNG
I Tìm hiểu về quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm
ba thành phần là giả định, quy định và chế tài Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ
ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật
- Bộ phận giả định: đây là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó
- Bộ phận quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra
- Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần quy định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy dịnh
Trang 3Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các hình thức như văn bản pháp (văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản pháp quy), tiền lệ pháp và tập quán pháp (Luật tục)
Quy phạm pháp luật không đơn thuần chỉ là các quy tắc xử sự chung mà các quy tắc xử sự chung, khi đặt vào văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiến định hoặc luật định, chúng có màu sắc khác với các quy tắc xã hội khác (quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo…) bởi tính cưỡng chế của bộ máy công quyền và việc tuân thủ chúng là bắt buộc
Có thể nói, quy phạm pháp luật (trong một văn bản quy phạm pháp luật) có hai dấu hiệu đặc trưng cơ bản:
* Đặc trưng thứ nhất là chúng có tính áp dụng chung, tính trừu tượng, không đặt ra
cho người này, người kia một cách xác định mà nhằm tới phạm vi đối tượng ít nhiều rộng hơn (ví dụ: tất cả các công dân, tất cả những người trên 18 tuổi, các thương gia, các Chủ tịch tỉnh hoặc Chủ tịch huyện…) Các quy phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng được các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh Như vậy, một quyết định bổ nhiệm một người vào chức vụ Chủ tịch xã không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng văn bản quy định một số quyền hạn cho các Chủ tịch
xã sẽ là văn bản quy phạm pháp luật
* Đặc trưng thứ hai của quy phạm pháp luật là chúng được tuân thủ và thực hiện
bởi sự cưỡng chế nhà nước Nhà nước có thể dùng lực lượng công quyền để bảo đảm cho việc áp dụng quy phạm pháp luật bằng việc áp dụng các chế tài Các chế tài có thể rất đa dạng: chế tài hình sự như hình phạt tù hoặc phạt tiền, chế tài dân sự như huỷ bỏ hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng… Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là
Trang 4hình thức văn bản nào (nghị quyết, quyết định, chỉ thị… do cơ quan nhà nước trung ương hay các cấp chính quyền địa phương ban hành) thì chúng đều phải được tuân thủ
và thực hiện
Do đó, khi đánh giá một văn bản có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không cũng như xem xét một văn bản có chứa ''quy phạm pháp luật'' hay không cần đặc biệt chú ý đến các đặc tính của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc chung và được tôn trọng chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tượng, một con người nào cụ thể hay một nhóm đối tượng cụ thể), tính bắt buộc - tính cưỡng chế nhà nước (đối tượng bắt buộc phải thực hiện, không thể thoái thác) và phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành (chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
Như vậy, đối với văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật do các cấp chính quyền địa phương ban hành nói riêng đều phải có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên Các dấu hiệu đặc trưng cần và đủ của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng chính là các yếu tố tạo thành định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đó là: văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ở địa phương) ban hành; được ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng biện pháp cưỡng chế Cũng có thể định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật một cách trực tiếp từ các dấu hiệu của nó như sau: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có tính áp dụng chung, tính cưỡng chế, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Trang 51 Tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật
Định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật nói chung cũng như văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nói riêng chưa thực sự thỏa mãn yêu cầu của các cán bộ thực thi pháp luật, bởi vì, trên thực tế, dù đã có định nghĩa, nhưng chúng ta thường gặp khó khăn khi xác định một văn bản cụ thể có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không Chính vì thế, việc tìm hiểu, phân tích các dấu hiệu đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết
Nói về văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, về nguyên tắc, nó hoàn toàn là một văn bản quy phạm pháp luật theo định nghĩa của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và điều này đã được chính Luật năm 2002
khẳng định tại khoản 3 Điều 1 “Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp” Như vậy, văn
bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành cũng phải nằm trong tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia Như vậy, việc định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tại Luật năm 2004 chỉ là một sự khẳng định lại những nội dung đã được quy định trong Luật năm 2002 mà thôi
Vậy, đâu là dấu hiệu quan trọng để nhận dạng một văn bản quy phạm pháp luật hay một văn bản “có tính quy phạm”? Có quan điểm cho rằng, dấu hiệu văn bản được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định là dấu hiệu quan trọng, có tính chất quyết định
để nhận dạng đó là văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên, theo tôi việc chứa đựng
“quy phạm pháp luật” mới thực sự là dấu hiệu cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất để xác định văn bản quy phạm pháp luật Vì sao có thể nói như vậy? Bởi vì, việc dự kiến ban hành một văn bản có chứa đựng ''quy phạm pháp luật'' là yếu tố đầu tiên được xác
Trang 6định trong toàn bộ quá trình ban hành văn bản Chính yếu tố này đặt ra yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản phải tuân theo trình tự, thủ tục của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật Nói cách khác, nếu không có quy phạm pháp luật thì việc soạn thảo và ban hành văn bản cũng không phải tuân theo trình tự, thủ tục soạn thảo của văn bản quy phạm pháp luật và cũng không đòi hỏi phải được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định, thậm chí đó
là thẩm quyền hiến định Như vậy, dấu hiệu “được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định” chỉ là một dấu hiệu phái sinh từ dấu hiệu “chứa đựng quy phạm pháp luật” mà thôi, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào dấu hiệu “chứa đựng quy phạm pháp luật” Cũng chính vì vậy mà ngay cả thẩm quyền đặt ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau cũng cần phải phân biệt chủ thể nào có thẩm quyền ban hành - “thẩm quyền nội dung” - để phân biệt với “thẩm quyền hình thức” (thẩm quyền được ban hành hình thức nào văn bản quy phạm pháp luật) Cần phải nói thêm rằng, việc chứa quy phạm pháp luật là đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật, ngay cả khi văn bản đó chỉ chứa duy nhất một quy phạm pháp luật
Các dấu hiệu của văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là tương đối rõ Nhưng tại sao, trên thực tế, chúng ta lại luôn gặp khó khăn khi xác định một văn bản cụ thể là văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản cá biệt hoặc văn bản quản lý điều hành hành chính? Thực ra, những rắc rối trong việc phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác không nằm trong các dấu hiệu của văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và cũng không xuất phát
từ khái niệm của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà từ chính cách hiểu thế nào là "quy phạm pháp luật" có trong các văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, cần phải tìm hiểu thêm các dấu hiệu đặc trưng của chính các quy phạm pháp luật này
Trang 72 Tìm hiểu về tiền lệ pháp luật
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử
Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Anglo- Sacxon) Hình thức này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là nguồn chủ yếu và quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh, hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana), Canada (ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh cũng như các lãnh thổ được ủy trị của Hoa Kỳ
Trong hệ thống pháp luật Dân sự (Civil Law) hay còn gọi là Dân luật (như một số nước Pháp, Đức, Ý…), hình thức này chỉ được coi là nguồn thứ yếu Dù vậy, tiền lệ pháp ngày càng có vai trò quan trong trong hệ thống Dân luật, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực hợp đồng Đối với nước Nga và các nước Đông Âu, sau khi Liên bang Xô viết và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tiền lệ pháp đã được công nhận như là một nguồn luật chính thức
Ở Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực pháp luật dân sự Trong khi đó, ở miền Bắc Việt Nam và sau này
là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền lệ pháp không được thừa nhận
Trang 8là một nguồn chính thức Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại thông qua những biến tướng là việc "hướng dẫn xét xử" của tòa cấp trên (để lấp những "lỗ hổng" pháp lý đang tồn tại)
Hiện nay, đã có những tín hiệu khả quan cho thấy trong tương lai không xa, tiền lệ pháp sẽ trở thành một nguồn luật chính thức, một hình thức pháp luật được công nhận Minh chứng cụ thể là việc Tòa án Nhân dân Tối cao đã xuất bản hai tuyển tập quyết định giám đốc thẩm (về dân sự và hình sự) và chủ trương phát triển án lệ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới
3 Tìm hiểu về tập quán pháp luật
Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện Khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội mà Nhà nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các quy phạm tập quán Vì thế, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các quan hệ xã hội của Nhà nước, nhiều Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa nhận, làm cho tập quán đó trở thành quy tắc
xử sự có tính bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện Như vậy, để được coi là tập quán pháp thì bản thân quy phạm tập quán đó bắt buộc phải được Nhà nước thừa nhận bằng một trong hai cách: hoặc thông qua một quy định mang tính nguyên tắc cho mọi trường hợp , hoặc thông qua một quy định chi tiết cho từng trường hợp cụ thể
Trang 9II Tìm hiểu về hệ thống pháp luật nước ta
Trong hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, kể cả Hiến pháp, các bộ luật và văn bản dưới luật thường có nhiều quy phạm pháp luật ghi nhận những giá trị, những chuẩn mực đạo đức Đặc biệt, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: "Nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện" Ngoài ra, các bộ luật, như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đều được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vì vậy,
có thể nhấn mạnh rằng, pháp luật vừa là công cụ hữu hiệu trong việc bảo tồn những giá trị truyền thông, vừa góp phần bồi đắp nên những giá trị mới trong đó có ý thức đạo đức Việt Nam vốn là một nước kém phát triển, lại đang chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường Trong điều kiện như vậy, sự ít hiểu biết về pháp luật của một
bộ phận nhân dân cùng với những bất cập của hệ thống pháp luật đã dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương xã hội, coi thường pháp luật Nạn tham nhũng và các hành vi làm ăn bất lương, vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật đang ngày càng gia tăng Những biểu hiện xuống cấp và suy thoái đạo đức, đặc biệt là "ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền" đang là nỗi bất bình của toàn xã hội Thực tế nhức nhối đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do pháp luật chưa đầy đủ hoặc thiếu chặt chẽ và việc thi hành pháp luật còn chưa nghiêm, chưa công bằng Trong bối cảnh như vậy, luật pháp cần phải tỏ rõ sức mạnh của mình để lập lại trật tự, kỷ cương Bởi lẽ, nếu đạo lý không đủ mạnh để thuyết phục thì pháp lý phải ra tay Nếu dư luận xã hội chưa đủ độ để lên án thì luật pháp phải kết án"
Trang 10Sắc lệnh:
Văn bản pháp quy của cơ quan hành pháp cao nhất, là văn bản dưới luật theo hệ thống thang bậc văn bản do chủ tịch nước hay tổng thống ban hành Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1959, SL là văn bản hành pháp cao nhất do chủ tịch nước kí và ban hành Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam không có hình thức văn bản là SL nữa
SẮC LUẬT:
Loại văn bản thuộc phạm vi luật pháp và có giá trị pháp lí như luật SL được trình Quốc hội hay Nghị viện thông qua để trở thành luật Ở Việt Nam, Hiến pháp năm
1946 quy định, khi Quốc hội không họp, Ban Thường vụ có quyền biểu quyết thông qua SL và SL đó phải đem trình Quốc hội vào phiên họp gần nhất để Quốc hội phê chuẩn hoặc phế bỏ (điều 30, chương III) Hiến pháp 1959 và 1992 quy định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền ra pháp lệnh Từ đó trở đi, ở Việt Nam không dùng thuật ngữ SL trong văn bản thuộc phạm vi luật Xt Pháp lệnh
PHÁP LỆNH:
Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan thường trực của Quốc hội ban hành Theo quy định (điều 91) của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992),
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội “ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao” PL của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày
kể từ ngày được thông qua Quyền công bố PL thuộc về chủ tịch nước (điều 103, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, PL quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành