I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NSNN: 1. Đặc điểm quỹ tài chính công ngoài NSNN: Quỹ tài chính công được thiết lập nhằm mục đích là để cho các địa phương, các ngành, các đơn vị, các doanh nghiệp Nhà nước chủ động chủ động thu, chi, quản lý các loại quỹ này theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện một số mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Quỹ quỹ tài chính công ngoài NSNN có những đặc điểm cơ bản sau: - Cho dù các quỹ được thiết lập với các mục đích cụ thể khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện sự can thiệp của Nhà nước một cách hữu hiệu vào nền kinh tế thị trường. Mọi quyết định tạo lập và sử dụng đều là Nhà nước. - Nhà nước có toàn quyền chi phối và sử dụng, chịu sự quản lý của chính quyền các cấp, điều hành hoạt động của các quỹ theo chính sách chế độ của Nhà nước. - Khác với quỹ NSNN, các quỹ tài chính công ngoài NSNN chịu sự điều chỉnh, kiểm tra ít hơn từ phía các tổ chức chính quyền nhà nước. Cơ chế hoạt động của loại Quỹ này được thực hiện một cách linh hoạt. Chính sách chế độ điều chỉnh các quỹ ngoài NSNN thường được quy định bằng các văn bản dưới luật, tính bắt buộc thấp hơn Quỹ NSNN. - Quỹ NSNN phuc vụ chủ yếu cho các mục tiêu ổn định lâu dài, thường xuyên, lâu dài của Nhà nước, trong khi đó quỹ tài chính công ngoài NSNN có tính ổn định thấp hơn quỹ NSNN. 2. Phân loại quỹ tài chính công ngoài NSNN: Để thực hiện tốt sự phân cấp quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước cũng như đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đơn vị, trong giai đoạn hiện nay cũng như về mặt xu thế phát triển, số lượng các quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, lượng vốn ngày càng lớn. Vì vậy, việc phân loại các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý tài chính Nhà nước. 1 a. Phân loại theo muc đích sử dụng: - Nhóm các quỹ dự trữ, dự phòng. Ở Việt Nam hiện nay, thuộc nhóm này thường có các loại quỹ chủ yếu sau: Quỹ dự trữ quốc gia; quỹ bảo hiểm xã hội; dự trữ tài chính; quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối ở ngân hàng Trung ương… - Nhóm các quỹ chuyên dùng của các doanh nghiệp Nhà nước như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo của các tổng Công ty Nhà nước, quỹ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại; các quỹ được phép thiết lập của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính như: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp cũng có thể được coi là quỹ chuyên dùng v.v… - Nhóm quỹ có tính chất hỗ trợ các hoạt động kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, như quỹ đầu tư phát triển đô thị, quỹ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ phát triển nông thôn, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ cải cách hành chính, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, quỹ phòng chống ma tuý, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xoá nạn mù chữ v.v… b. phân theo cấp quản lý: - Các quỹ do chính quyền Trung ương quản lý như Qũy bảo hiểm xã hội, quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài. Nhìn chung hoạt động của các quỹ này liên quan đến các vấn đề vĩ mô, phạm vi ảnh hưởng rộng trong toàn quốc. - Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý. Các quỹ này có thể do chính quyền tỉnh, huyện hay thị xã, xã, phường quản lý tuỳ vào nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý kinh tế xã hội từng thời kỳ. Nhìn chung phạm vi hoạt động của quỹ cũng như tác động đến các vấn đề quản lý vĩ mô ở phạm vi hẹp hơn so với các quỹ do chính quyền Trung ương quản lý. Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý ví dụ như: quỹ dự trữ tài chính thuộc ngân sách tỉnh, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, quỹ đầu tư phát triển nông thôn v.v… II. QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM: 1. Khái niệm, nhiệm vụ của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam: 2 - Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được tạo lập từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác nhằm hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Về tổ chức: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước, quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn điều lệ và bù đắp chi phí quản lý. - Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư bảo vệ môi trường. + Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. + Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường. + Tổ chức hướng dẫn xây dựng, thẩm định và xét chọn các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề nghị tài trợ hoặc hỗ trợ tài chính theo đúng quy định của pháp luật. Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn vốn từ NSNN và được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật. - Hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo các phương thức sau: + Cho vay với lãi suất ưu dãi. + Hỗ trợ lãi suất vay + Tài trợ và đồng tài trợ + Nhận uỷ thác và uỷ thác + Mua trái phiếu Chính phủ. Đối tượng được hỗ trợ tài chính của quỹ là các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệmvụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng, hoặc giải quyết vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng 3 lớn các lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. 2. Nguồn hình thành của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam: - Thứ nhất, Nguồn cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước bao gồm: Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp ban đầu và bổ sung vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Kinh phí ngân sách Nhà nước năm dành cho hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nguồn kinh phí này được xác định trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm. - Thứ hai, Các khoản thu nhập hợp pháp trong quá trình hoạt động của quỹ bao gồm: + Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ như: Thu lãi cho vay của các dự án vay vốn đầu tư của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu lãi tiền gửi của quỹ bảo vệ môi trưòng Việt Nam gửi tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại; + Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác; thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản và các loại phí bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật; Các khoản tiền đền bù thiệt hại về môi trường của các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; Lệ phí bán CERs (CERs là tên viết tắt của chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận); Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật. + Thu nhập tự hoạt động tài chính như: Thu lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ; thu từ hoạt động cho thuê tài sản; các khoản thu phạt; thu thanh lý, nhượng bán tài sản của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của quỹ; thu nợ đã xoá nay thu hồi được. Việc tiếp nhận các nguồn vốn bổ sung hàng năm được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Sử dụng quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam Về nguyên tắc vốn của quỹ phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục tiêu sau: - Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi các dự án bảo vệ môi trường theo cơ chế sau: 4 + Mức cho vay không vượt quá 70% tổng chi phí của chương trình, dự án đầu tư bảo vệ môi trường. + Lãi suất do hội đồng quản lý quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại. - Hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định. - Đầu tư, mua sắm vài sản cố định phục vụ cho hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam không vượt quá 7% vốn điều lệ của quỹ. Toàn bộ công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo các quy định như đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Hàng năm quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định trình hội đồng quản lý xem xét phê duyệt và thực hiện công tác đầu tư, mua sắm trong phạm vi kế hoạch được duyệt. - Mua trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở có sự đồng ý của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn. - Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay như: Tổn thất do thiên tai, hoả hoạn… + Mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro do hội đồng quản lý quyết định hang năm nhưng tối thiểu bằng 0,2% tính trên dư nợ cho vay hàng năm của quý. 4. Tổ chức quản lý qũy bảo vệ môi trường Việt Nam Về phân phối thu nhập, chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau: - Trích 10% vào quỹ bổ sung vốn điều lệ - Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển để đầu tư, mua sắm tài sản, đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc. - Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi… Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước. - Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. Kế toán, thống kê và kế hoạch tài chính, quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được vận dụng chế độ kế toán của quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện kế toán các hoạt động của quỹ. Hàng năm, qũy bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm lập và báo cáo, Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ tài chính. 5 5. Sử dụng quỹ bảo vệ môi trường và kết quả đạt được: a. Dự án World bank: Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ngay tại nguồn và tăng cường năng lực thể chế trong triển khai các biện pháp chính sách về bảo vệ môi trường công nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án "Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy (sau đây viết tắt là Dự án VIPM) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đơn vị được giao thực hiện Hợp phần 2 - "Thí điểm cho vay đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp" của Dự án VIPM với số vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi là 20,473 triệu USD. Dự kiến sẽ có khoảng 10 khu công nghiệp thuộc 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng các tiêu chí của Dự án được vay vốn để đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và mở rộng nhà máy xử lý thải hiện có đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường. b. Cho vay lãi suất ưu đãi: Đối tượng cho vay - Đối tượng được cho vay ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; dự án đầu tư thực hiện việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn. Tiêu chí xét duyệt dự án - Tiêu chí 1: Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi trường. - Tiêu chí 2: Quy mô và đặc thù. - Tiêu chí 3: Tính kinh tế và khả năng trả nợ. - Tiêu chí 4: Tính nhân rộng, bền vững. - Tiêu chí 5: Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước. - Tiêu chí 6: Phục vụ trực tiếp các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài chính năm 2013 - Xử lý chất thải công nghiệp (khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp); 6 - Xử lý nước thải, khí thải (các đơn vị thuộc QĐ 64, nhà máy, xí nghiệp và làng nghề); - Xử lý rác thải sinh hoạt; - Triển khai các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường; - Xã hội hóa thu gom rác thải. Kết quả hoạt động tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường của Quỹ đến 31/12/2012 TT Lính vực cho vay Kết quả tín dụng Dự án cho vay Số tiền cho vay 1 Xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp (KCN); 44 508.723.660.000 2 Xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị trực thuộc QĐ64 (xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng); 13 43.194.960.000 3 Xử lý nước thải của các nhà máy, xi nghiệp; 20 128.703.700.000 4 Xử lý ô nhiễm làng nghề (nước, không khí, chất thải rắn); 32 15.637.500.000 5 Xử lý chất thải sinh hoạt; 4 73.490.500.000 6 Xử lý khói bụi xi măng và các loại bụi khác; 3 8.500.000.000 7 Triển khai các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng; 19 33.299.900.000 8 Sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường; 8 96.800.000.000 9 Xã hội hóa thu gom rác thải. 13 41.962.200.000 Tổng 156 950.312.420.000 c. Hỗ trợ lãi suất vay Đối tượng hỗ trợ lãi suất vay 7 Các tổ chức, cá nhân có đi vay vốn của các tổ chức tín dụng ngoài Quỹ được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn thuộc các lĩnh vực phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Kết quả hỗ trợ lãi suất vay Tính đến thời điểm 31/12/2012, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã thực hiện hoạt động hỗ trợ lãi suất vay (sau đầu tư) cho 01 dự án với tổng số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là 189 triệu đồng. d. Tài trợ và đồng tài trợ: Đối tượng xét chọn Đối tượng xét chọn nhận tài trợ và đồng tài trợ là Chủ đầu tư thực hiện các dự án bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực sau đây: + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường; phổ cập kiến thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và khen thưởng; + Các dự án xử lý chất thải, cải tạo môi trường; + Xây dựng, thử nghiệm, phổ biến và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường; + Thiết kế các chương trình, dự án nhằm vận động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho bảo vệ môi trường; + Đào tạo, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, các giải pháp phòng tránh, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường. Kết quả tài trợ Tính đến thời điểm 31/12/2012, Qũy đã thực hiện tài trợ cho 113 nhiệm vụ, hoạt động, dự án bảo vệ môi trường với tổng số tiền hơn 24,151 tỷ đồng và đã giải ngân tài trợ hơn 20,97 tỷ đồng cho các hoạt động Ngoài ra, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam còn có một số hoạt động khác như: 8 - Cơ chế phát triển sạch (CDM): Thu lệ phí bán/chuyển tín chỉ carbon (CERs) hơn 41 tỷ đồng trên 31 dự án CDM được cấp CER. - Hỗ trợ hơn 2,2 tỷ đồng cho hoạt động tuyên truyền về CDM và biến đổi khí hậu. - Trợ giá điện gió theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, giải ngân đợt 1 số tiền 18 tỷ đồng/38,3 tỷ đồng trợ giá được phê duyệt. - Ký quỹ phục hồi khai thác KS: Tiếp nhận số tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản 64,3 tỷ đồng của 111 doanh nghiệp khai thác khoáng sản. - Hợp tác các tổ chức trong lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu: Hoạt động hợp tác phát triển của Quỹ ngày càng được mở rộng với nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tăng vị thế, đồng thời hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ. Các tổ chức đã có những hoạt động hợp tác với Quỹ: - Ngân hàng Thế giới (WB); - Tổ chức phát triển Thế giới (DWW), Quỹ Môi trường quốc gia Cộng hòa Séc (SEF); Cơ quan hợp tác phát triển Cộng hòa Séc, Đại sứ quán Cộng hòa Séc; - Cơ quan môi trường Hàn Quốc (KECO), Viện Công nghệ và Kỹ thuật Môi trường Hàn Quốc (KEITI); - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); - Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA); - Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines; - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh … và nhiều tổ chức khác có hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể thấy năm 2012 là năm hoạt động hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại là một năm có nhiều sự kiện và bước ngoặt lớn đối với Quỹ. Quỹ đã sử dụng nguồn vốn của mình vào đúng việc, đạt được những kết quả to lớn trong nhiệm vụ Bảo vệ môi trường mà chính phủ đặt ra. 9 10 . I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NSNN: 1. Đặc điểm quỹ tài chính công ngoài NSNN: Quỹ tài chính công được thiết lập nhằm mục đích là để cho các địa. như về mặt xu thế phát triển, số lượng các quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, lượng vốn ngày càng lớn. Vì vậy, việc phân loại các quỹ Tài chính công ngoài ngân. sử dụng, chịu sự quản lý của chính quyền các cấp, điều hành hoạt động của các quỹ theo chính sách chế độ của Nhà nước. - Khác với quỹ NSNN, các quỹ tài chính công ngoài NSNN chịu sự điều chỉnh,