Tìm hiểuvềquỹđầutưchứngkhoán Thị trường chứngkhoán tập hợp không biết cơ man nào là các hàng hoá (cổ phiếu), thế nên cho dù chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì nhà đầutư cũng không làm sao nắm bắt hết các chiều hướng chuyển biến của nó. Đa số các nhà đầutư lại là những người không chuyên nghiệp, nhiều nhà đầutư lớn đã phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầutư khác vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục đầutư của mình có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền (advisory account) hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các trung tâm môi giới. Và cùng với thời gian, thị trường đã hình thành một định chế giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầutư nhỏ, thực hiện đầutư tốt nhất vào thị trường chứngkhoán được gọi là các quỹđầu tư. Đôi nét về Quỹđầutư Trước tiên có thể nói ngay rằng đây là cách đầutư vào các quỹtài chính. Nhà đầutư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán, mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứngkhoán tập trung của quỹ này. Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty; chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên thị trường chứng khoán. Quỹđầutư xuất phát từ cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các “công ty đầu tư”. Một công ty đầutư có thể được tổ chức theo hình thức cổ phần hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm. Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật pháp, theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp. Đảm nhận nhiệm vụ này có các công ty quản lý uỷ thác hoặc các cơ sở quản lý uỷ thác trong các ngân hàng thương mại. Họ hưởng phí theo một tỷ lệ cố định hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%. Các quỹđầutư là phương tiện để nhà đầutư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có được yếu tố đầutư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên. Mới chỉ cách đây không lâu, các quỹđầutư vẫn được xem là sân chơi dành riêng cho một số ít người giàu có và là một khái niệm khá xa lạ với nhiều nhà đầu tư. Nhưng giờ đây, hầu như tất cả mọi người, từ các tổ chức cho đến công chúng có năng lực tài chính với số tiền ít nhất vào khoảng 10 ngàn USD đều muốn đầutư vào các quỹ này. Có thể nói, chưa bao giờ các Quỹđầutư lại trở nên thịnh hành như ngày nay. Trong nửa cuối năm 2005, số tiền đầutư vào các quỹ này trên toàn thế giới đã gấp đôi con số của cả năm 2004. Tính đến thời điểm này, toàn thế giới đã có trên 60 ngàn quỹđầutư quản lý một lượng tài sản trị giá trên 5 ngàn tỷ USD. Tại châu Âu, các quỹđầutư được quảng cáo rộng rãi trên truyền hình. Ở Mỹ, mặc dù việc quảng cáo các quỹ này bị cấm nhưng chúng vẫn được quảng bá truyền khẩu tại các buổi hội thảo do các nhà môi giới chứngkhoán hoặc các ngân hàng tư nhân tổ chức. Làm nghề quản lý quỹđầutư đã trở thành một nét đặc biệt trong thị trường lao động nước Mỹ trong thời gian gần đây. Nhiều người cho rằng, hoạt động của Quỹđầutư giờ đây đã phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở việc mỗi khi các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu mất giá thì chứng chỉ quỹđầutư vẫn tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Mặc dù loại hình quỹ này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng cơ hội cho sự ra đời và phát triển của các quỹ mới vẫn được đánh giá là rất lớn. Theo con số thống kê, chỉ có khoảng 20% số người có vốn nhàn rỗi lớn đầutư vào các quỹđầu tư, bao gồm quỹđầutư mạo hiểm và quỹđầutư phòng hộ. Thêm vào đó, cả chất lượng đầutư lẫn việc quản lý rủi ro đang tiến bộ một cách nhanh chóng. Những lợi ích từQuỹđầutư Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầutư đa dạng. Một cá nhân bình thường với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá một cách tối ưu danh mục đầutư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các quỹđầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứngkhoán được đa dạng tối đa. Lợi ích khác do các quỹđầutư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầutư nhỏ khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầutư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để “mua” sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹđầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý số tiền đầutư của mình với một chi phí thấp hơn so với việc họ phải tự lo liệu. Một lợi ích nổi bật nữa của quỹđầutư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầutư muốn rút lui khỏi tổ chức đầutư này, họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứngkhoán mà các quỹ đầutư mua bán thường thuộc những loại đầutư có điều kiện bán nhanh nhất, nên những người mua cổ phần quỹđầutư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ cổ phần của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹđầutư rất đơn giản, vì tổng tài sản của quỹđầutư hầu hết là các chứngkhoán có độ linh hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch và dựa vào thị trường chứng khoán. Giới thiệu sơ lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những nhà đầutư trung bình và nhỏ hoặc những người chọn đầutư theo thế thủ. Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những nhà đầutư vào các quỹđầutư khác với những nhà đầutư vào thị trường chứng khoán, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầutư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹđầutư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên thị trường chứng khoán. Không phải không có những mối lo Song song với tín hiệu lạc quan, có một số người lại tỏ thái độ nghi ngờ. Họ cho rằng, rất khó có thể giám sát được hoạt động của các quỹđầutư và rất dễ xảy ra gian lận tại các quỹ này. Với một mức phí quản lý dành cho các nhà quản lý lên tới 20% mức tăng giá trị hàng năm của quỹ, rất có thể đây là động cơ thúc đẩy các nhà quản lý quỹ chấp nhận mạo hiểm một cách thái quá. Hơn nữa, hầu như không bao giờ nhà quản lý quỹ phải chịu bất cứ một hình thức phạt nào vì việc đã làm cho giá trị của quỹ bị giảm và nhà quản lý hoàn toàn có thể thu hẹp quy mô của quỹ để làm lại từ đầu. Khi tiền đổ vào các quỹđầutư càng nhiều thì việc kiếm được các nhà quản lý quỹ có tài năng thực sự càng khó khăn và khả năng để kiếm được một cơ hội đầutư tốt lại càng ít hơn. Khoảng một nửa trong số hơn 9.000 quỹđầutưtại Mỹ áp dụng chiến lược nắm giữ cổ phiếu của một số công ty nhất định, trong khi bán khống những loại cổ phiếu khác để giảm thiểu rủi ro. Không thiếu cổ phiếu để cho các quỹđầutư này đầutư vào, vì vậy không cần lo lắng về việc những luồng vốn đầutư mới sẽ thổi phồng một cách quá đáng “quả bong bóng” giá của các quỹđầutư được nhiều người ưa chuộng. Nhiều quỹđầutư có thâm niên đã không tiếp nhận thêm các nhà đầutư mới, nhờ đó kìm hãm được phần nào sự tăng giá do các luồng đầutư mới gây ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều quỹđầutư không cưỡng nổi sự cám dỗ của việc phát triển quá lớn. Các quỹ này thường gặp khó khăn hơn trong việc đầutư vốn một cách hiệu quả và những vấn đề về mặt quản lý khi đội ngũ nhân viên của mình tăng lên. Tóm lại, dù “quả bong bóng” quỹđầutư phòng hộ giá có nổ hay không thì có một điều chắc chắn rằng các quỹđầutư trong tương lai sẽ hoạt động ngày một sôi động hơn. Mặc dù người ta vẫn tin rằng hình thức đầutư vào các quỹđầutư sẽ không thể thay thế được hình thức đầutư truyền thống, nhưng có rất ít bằng chứng thể hiện rằng rằng các quỹđầutư sẽ suy thoái. Chúng ta đã từng thấy rằng các quỹđầutư đã và đang hoạt động rất hiệu quả cả khi thị trường chứngkhoán rơi vào thời kỳ ảm đạm cách đây vài năm. . các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán được gọi là các quỹ đầu tư. Đôi nét về Quỹ đầu tư Trước. có vốn nhàn rỗi lớn đầu tư vào các quỹ đầu tư, bao gồm quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư phòng hộ. Thêm vào đó, cả chất lượng đầu tư lẫn việc quản lý rủi