1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chuyên đề đánh giá lượng mưa, bốc hơi, lưu vực sông và tài nguyên

19 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 I. BIỂU HIỆN BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 2 II. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 2 1. Nhận định chung 2 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Sóc Trăng 3 a) Diễn biến thời tiết 3 b) Tình hình xâm nhập mặn 4 CHƯƠNG II 5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯỢNG MƯA, BỐC THOÁT HƠI TIỀM NĂNG, LƯU VỰC SÔNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM TỈNH SÓC TRĂNG 5 I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯỢNG MƯA VÀ BỐC HƠI 5 1. Lượng mưa và bốc hơi trong chu trình thủy văn 5 2. Những tác động đến lượng mưa và bốc hơi tại tỉnh Sóc Trăng 6 II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG 8 1. Biến đổi khí hậu và lưu vực sông 8 2. Tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 9 III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM 11 1. Nhận định chung tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước 11 2. Tác động đối với tài nguyên nước do biến đổi khí hậu 12 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khí tượng thủy văn trong vòng 50 năm (1950 - 2000) nhiệt độ trung bình tăng 0,7 0 C, dẫn. Quan trắc tại trạm hải văn Vũng Tàu, trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) cho thấy mực nước biển trung bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 – 1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ tổn thương nhất trên trái đất do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Với vị trí vùng ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng là 1 trong 10 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, 43,7% diện tích tỉnh Sóc Trăng sẽ bị ngập nước. Việc này sẽ tác động đến hơn 450.000 người, tương đương 35% tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (ICEM 2008). Đối với tỉnh Sóc Trăng, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, ngập lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập úng, xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các yếu tố tự nhiên, môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là cơ sở và căn cứ để xây dựng giải pháp ứng phó phù hợp trong thời gian tới. Việc “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng” là đáp ứng yêu cầu thực tế trên. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 1 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng CHƯƠNG I BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG I. BIỂU HIỆN BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM Gần đây Ngân Hàng Thế Giới cũng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất vì tình trạng biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao. Nếu nước biển dâng cao thêm 1 mét thì một phần đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập dưới nước ảnh hưởng khoảng 8 triệu dân cư. Trên thực tế Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH về các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa ) cũng như các yếu tố thời tiết (bão, mưa lớn, hạn hán ). Được biết trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam đã tăng 0,7°C, mực nước biển dâng 20 cm. Trong thời gian, cùng với tình hình chung của Thế giới, Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra với cường độ mạnh hơn trước. Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2009, nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 – 1,9°C, nhiều nhất 2,1 – 3,6°C, lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều nhất từ 1,8 – 10,1%, mực nước biển dâng ít nhất 65cm, nhiều nhất 100cm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Tác động tiềm tàng BĐKH ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực chủ yếu: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe. Nhìn chung, tác động của BĐKH là nghiêm trọng nhất đối với nông nghiệp và tài nguyên nước. II. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 1. Nhận định chung Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam, đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Trong những năm gần đây, trên địa bàn của tỉnh đã xuất hiện các hiện tượng BĐKH bất thường như: - Chế độ thủy văn bị ảnh hưởng. - Thay đổi chế độ ngập lụt, lũ lụt bất thường không theo quy định - Diện tích ngập lụt mở rộng, mùa ngập lụt chuyển dịch và thay đổi. - Nhiệt độ không khí trung bình tăng, mùa hè dài hơn và ấm hơn. - Các hiện tượng chưa từng xảy ra như bão đã bắt đầu xuất hiện. - Lốc xoáy, mưa giông, sấm sét ngày càng nghiêm trọng. - Mùa mưa có xu hướng thay đổi bất thường, cả về thời gian và cường độ mưa. - Hiện tượng xâm nhập mặn tại các lưu vực ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. - Gây xói lở bờ biển nghiêm trọng. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Thực tế tại tỉnh đã cho thấy, do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, quá trình xâm nhập mặn vào lục địa diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Cuối tháng 2 năm 2009, độ mặn đo được tại cảng Trần Đề (xã Trung Bình, huyện Long Phú) là 22,9 ‰, tại Đại Ngãi (huyện Long Phú) 3 ‰, tại xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên) 4,6‰, tại TP Sóc Trăng là 2,3 ‰. Cao gấp từ 2 đến 10 lần so với cùng kỳ năm 2009 và sâu vào đất liền có nơi đã đến 30km. Ven biển tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của chế độ chảy của sông Mêkông, triều cường của Biển Đông và dòng hải lưu ven biển dọc bờ biển dài chịu ảnh hưởng mạnh bởi gió mùa, tạo ra một quá trình bồi lắng và xói lở liên tục dọc bờ biển. Tỷ lệ xói lở đo tại tỉnh Sóc Trăng lên đến 40 m/năm. Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam thổi với tốc độ thấp. Vào mùa này, dòng sông Mêkông mang theo trầm tích đến vùng Châu thổ gây ra hiện tượng bồi lắng tại các vùng ven biển. Diện tích vùng bãi bồi và bãi cát ven biển huyện Cù Lao Dung mở rộng đến 45 m/năm. Biến đổi khí hậu sẽ làm nghiêm trọng hơn quá trình này, đặc biệt đối với hiện tượng xói lở khi tần suất và cường độ các trận bão cũng như mực nước biển tăng lên. 2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Sóc Trăng a) Diễn biến thời tiết • Nhiệt độ Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2009 dao động trong khoảng 26,6 – 26,9 0 C, và đỉnh điểm là vào các năm 2005 – 2006 (đạt 26,9 0 C), nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”, • Lượng mưa Trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn 9 bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 – 15 ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10). • Bão, áp thấp nhiệt đới Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề về người và của. Riêng trong năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều. • Các yếu tố thời tiết cực đoan TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 3 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Các đợt nắng nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên và tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa tương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét. • Hạn hán Theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 – 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng vào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 – 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 – 9/6, đợt 2 từ 17/7 – 27/7, đợt 3 từ 5/9 – 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 – 8/6, đợt 2 từ 10/7 – 21/7, đợt 3 từ 22/8 – 31/8). b) Tình hình xâm nhập mặn Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm 2005) do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường, luôn ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰; An Lạc Tây 2,8‰. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 4 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TÍNH DỄ BỊ TỔN HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯỢNG MƯA, BỐC THOÁT HƠI TIỀM NĂNG, LƯU VỰC SÔNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM TỈNH SÓC TRĂNG I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯỢNG MƯA VÀ BỐC HƠI 1. Lượng mưa và bốc hơi trong chu trình thủy văn a) Chu trình thủy văn Chu trình thuỷ văn bắt đầu với bốc hơi từ bề mặt của đại dương, đất, tiếp tục như bầu khí quyển phân phối hơi nước đến các địa điểm nơi mà nó tạo mây, và sau đó trở lại bề mặt như lượng mưa. Chu trình kết thúc khi lượng mưa, hoặc là hấp thu vào mặt đất hoặc chạy ra đến đại dương, bắt đầu quá trình trên một lần nữa. Những tác động chính làm thay đổi chu trình thuỷ văn (liên kết với một nồng độ tăng lên của khí nhà kính trong khí quyển và những thay đổi dẫn đến biến đổi khí hậu) bao gồm:  Thay đổi trong việc phân phối theo mùa và lượng mưa.  Tăng cường độ mưa theo hầu hết các tình huống.  Thay đổi trong sự cân bằng giữa tuyết và mưa.  Sự bốc hơi tăng và giảm độ ẩm trong đất.  Thay đổi trong lớp phủ thực vật do thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa.  Hậu quả thay đổi trong quản lý tài nguyên đất.  Tăng tốc băng tan chảy băng giá.  Tăng nguy cơ cháy trong nhiều lĩnh vực.  Tăng ngập lụt và mất đất ngập nước ven biển từ nước biển dâng.  Ảnh hưởng của CO 2 trên sinh lý học thực vật, dẫn đến thoát hơi nước giảm và sử dụng nước tăng (Goudie 2006). b) Lượng mưa và bốc hơi với các yếu tố khác trong xu thế biến đổi khí hậu Theo IPCC, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trung bình là rất có khả năng dẫn đến thay đổi về lượng mưa và độ ẩm trong khí quyển do thay đổi trong lưu thông không khí và tăng bốc hơi và hơi nước. - Sự gia tăng lượng mưa hàng năm trung bình toàn cầu trong thế kỷ 21, mặc dù những thay đổi về lượng mưa sẽ khác nhau tùy theo vùng. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 5 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng - Tăng cường độ của lượng mưa, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao. - Giảm lượng mưa trên lục địa trong mùa hè do tăng bốc hơi. Tăng sự bốc hơi trên lục địa và đại dương dẫn đến tăng hàm lượng ẩm trong khí quyển và tăng hội tụ ẩm vận chuyển từ đại dương vào lục địa. Tăng tính biến động tính dị thường và cực đoan của các yếu tố khí hậu và hiện tượng thời tiết nắng, nóng, rét, bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, tố, lốc Đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến hoạt động của El nino, La Nina. Cụ thể là thay đổi về hoàn lưu gió bao gồm cả những nhiễu động khí quyển, hàm lượng ẩm trong khí quyển và bốc hơi sẽ làm thay đổi về lượng mưa và phân bố mưa theo không gian và thời gian, dẫn đến những thay đổi trong chế độ thuỷ văn và tài nguyên nước cũng như thiên tai liên quan đến nước, ảnh hưởng đến hoạt động của các hồ chứa. 2. Những tác động đến lượng mưa và bốc hơi tại tỉnh Sóc Trăng a. Xu thế biến đổi lượng mưa tại nước ta Xu thế biến đổi của lượng mưa ở nước ta không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Trên phần lớn lãnh thổ lượng mưa mùa giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11. Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Thay đổi lượng mưa trong tương lai tại Việt Nam là rất phức tạp, theo mùa và theo khu vực cụ thể. Hàng tháng lượng mưa đã giảm ở các tháng 7 và tháng 8 và ngày càng tăng trong tháng 9, tháng 10 và tháng 11 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003), và cường độ mưa đang tăng lên đáng kể. So với năm 1990, tổng lượng mưa hàng năm dự kiến sẽ tăng trong khoảng 2,5% - 4,8% vào năm 2050 và bằng 4,7% - 8,8% vào năm 2100. Sự gia tăng sẽ được lớn nhất ở phía bắc của Việt Nam và ít nhất là trong vùng đồng bằng miền Nam. Dự kiến mưa sẽ được tập trung, thậm chí nhiều hơn hiện nay, trong những tháng mùa mưa, dẫn đến trầm trọng thêm của các vấn đề hạn hán trong mùa khô. Biến đổi khí hậu được thiết lập để làm cho lượng mưa không đồng đều hơn và biến thiên theo thời gian và không gian (Schaefer, 2003). Lượng mưa mùa mưa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đều tăng 0-5% vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0 - 10%. Lượng mưa mùa khô ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng 0 - 5%. Đáng chú ý là ở những vùng thường xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về cường độ và diện tích. (Nguồn: GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ, 2009). b. Những tác động đến lượng mưa và bốc hơi tại tỉnh Sóc Trăng Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với trung bình 130 ngày mưa với tổng lượng mưa đạt khoảng 1.900 mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong thời gian tới sẽ tác động mạnh mẽ, làm thay đổi chu trình thủy văn khu vực, gây biến đổi lượng mưa và bốc hơi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Theo dự báo, đến giai đoạn 2030 – 2040 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ tăng từ 1 - 2 0 C, mùa khô sẽ kéo TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 6 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng dài; lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 – 15/5) sẽ giảm chừng 10 – 20% và có thể bắt đầu trễ hơn khoảng 2 tuần lễ so với hiện nay. Vào tháng 9 – 10, lượng mưa có khuynh hướng gia tăng hơn kết hợp với lũ thượng nguồn làm biên của vùng ngập ở ĐBSCL sẽ gia tăng xuống vùng Bán đảo Cà Mau. (TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, năm 2010). Như vậy, trong thời gian tới, mùa khô sẽ khắc nghiệt hơn với tình trạng khô hạn kéo dài, lượng mưa giảm và quá trình bốc hơi gia tăng. - Tác động đến lượng mưa Lượng mưa và nhiệt độ khu vực có liên quan với nhau. Quá trình tăng nhiệt độ không khí, ảnh hưởng đến lượng mưa tại khu vực nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Khi thay đổi khí hậu, một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi lượng mưa, cường độ, tần số mưa trong khu vực. Tăng tốc độ nóng lên bề mặt đất khô và làm tăng mức độ hạn hán. Tuy nhiên, theo luật vật lý (quan hệ Clausius-Clapeyron) xác định rằng khả năng giữ nước của không khí tăng khoảng 7% khi nhiệt độ tăng thêm 1 0 C. Do đó, nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho hơi nước tăng lên. Do lượng mưa chủ yếu hình thành từ các hệ thống thời tiết mà nguồn cung cấp là hơi nước lưu giữ trong khí quyển, điều này thường tăng cường lượng mưa, nguy cơ mưa lớn vào mùa mưa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Khí hậu ấm hơn, do hơi nước tăng lên dẫn đến lượng mưa tăng dữ dội. Theo dự báo trên, lượng mưa mùa mưa trên địa bàn tỉnh sẽ tăng vào khoảng từ 0 – 5%, tập trung vào tháng 9 – 10. Điều này gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa lớn gây gia tăng diện tích ngập úng tại các vùng nội đồng có địa hình thấp: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên. Diện tích vùng này hiện nay khoảng 160.000 ha, tuy nhiên trong tương lai diện tích ngập sẽ mở rộng. Trong khi đó, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian không có mưa sẽ kéo dài. Hơn nữa, sự chênh lệch về lượng mưa theo mùa là rất lớn, hiện nay 90% tổng lượng mưa năm tập trung vào những tháng mùa mưa, trong khi 10% tổng lượng mưa năm còn lại tập trung vào mùa khô, sự chênh lệch này sẽ trở nên lớn hơn khi mùa khô trở nên khắc nghiệt hơn tạo nên sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giữa hai mùa trong năm. Ngoài ra, khí hậu nóng lên còn làm tăng nguy cơ hạn hán trong mùa khô, việc phân phối về thời gian giữa lũ lụt và hạn hán trở nên sâu sắc nhất là bị ảnh hưởng bởi chu kỳ Elnino. - Tác động đến quá trình bốc hơi TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 7 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Thay đổi trong quá trình bốc hơi không chỉ phụ thuộc vào nguồn cung cấp độ ẩm mà còn về năng lượng sẵn có và gió bề mặt đất. Nhiệt độ tăng từ 1 -2 0 C, làm cho độ ẩm trong không khí giảm, quá trình bốc hơi bề mặt đất và sự thoát hơi nước của thực vật gia tăng. Tỷ lệ bay hơi khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Sự ấm lên toàn cầu với sự gia tăng nhiệt độ sẽ tác động mạnh mẽ đến quá trình thoát hơi bề mặt, khô hạn sẽ kéo dài và khắc nghiệt hơn vào mùa khô trong khu vực. Nhiệt độ thay đổi kéo theo không khí ẩm, lượng mưa và lưu thông không khí cũng thay đổi. Như vậy, toàn bộ hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Gia tăng bốc hơi làm cho việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn tỉnh thêm trầm trọng trong mùa khô. c) Những hệ quả do tác động của biến đổi khí hậu đến lượng mưa và bốc hơi tỉnh Sóc Trăng - Tác động đến tài nguyên nước Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị. Sóc Trăng nằm ở hạ lưu sông Hậu. So với hiện nay, năm 2070, dòng chảy năm của sông Mê Kông biến đổi từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy mùa cạn từ -2,0 đến -24%; dòng chảy lũ biến động +5 đến +7,0%. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn (chưa tính đến khả năng khai thác nước ở thượng nguồn các sông này tăng lên do BĐKH). Điều này gây ra một nghịch lý tại địa phương là thừa nước vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phục thuộc trực tiếp vào nguồn nước ngọt sông Hậu, nước mưa tại chỗ và nguồn nước dưới đất. Sự biến đổi lượng mưa trong tương lai có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ lượng nước phục vụ các mục đích dân sinh và kinh tế: Nguồn nước mưa vốn hạn chế trong mùa khô càng trầm trọng hơn, khiến cho nguồn nước cung cấp cho dân sinh trong vùng gặp khó khăn. Một yếu tố nữa ảnh hưởng do lượng mưa thay đổi là lượng nước ngầm tầng nông, sự hạn chế của lượng mưa trong mùa khô làm thiếu hụt lượng nước bổ sung cho tầng nước nông, vốn cung cấp cho các hoạt động dân sinh và sản xuất. Điều này càng gây áp lực cho tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại vùng ven biển, sự sụt giảm lượng nước tầng nông kết hợp với triều cường do quá trình xâm nhập mặn gia tăng làm cho nêm mặn xâm nhập vào tầng nước nông gây nhiễm mặn, đe dọa nguồn nước ngọt vốn hạn chế tại vùng này. - Tác động đến sức khỏe, xáo trộn quá trình sinh hoạt của người dân trong tỉnh Sự hạn chế mưa và tăng độ bốc hơi trong không khí, gây nên tình trạng khô nóng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già và trẻ em trong vùng. Quá trình nắng nóng kết hợp với sự thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt làm gia tăng các bệnh trong mùa khô, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm qua đường nước. II. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG 1. Biến đổi khí hậu và lưu vực sông Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ bề mặt có thể tác động đến các chu trình thủy văn của một hệ thống lưu vực sông. Theo dự báo, biến đổi khí hậu có thể có những ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy, tải trọng trầm tích và chất dinh dưỡng (Nitơ và TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 8 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Phospho) trong lưu vực sông. Biến đổi khí hậu cũng có những ảnh hưởng tới thời điểm và quy mô của nước chảy tràn và số lượng trầm tích. Sự thay đổi có thể xảy ra đối với dòng chảy có tầm quan trọng đến việc sử dụng nguồn nước, khối lượng nước và hệ thống thủy sinh của một lưu vực sông. Những tác động tiềm tàng của sự thay đổi bao gồm: sự thiếu hụt nguồn nước lên đỉnh điểm do nhu cầu tăng, gia tăng phú dưỡng tiềm tàng và những tác động đến sự di cư của cá. Biến đổi khí hậu có tác động tới lưu vực sông tại các hoạt động sau: - Thay đổi mục đích sử dụng đất. - Xói mòn đất mãnh liệt tại hầu hết diện tích lưu vực sông. - Thay đổi hoạt động dòng chảy của sông. Hiện nay, lưu vực các dòng sông đang chịu áp lực từ các hoạt động của con người làm suy giảm và biến đổi nguồn nước trên lưu vực như: phá rừng, xây đô thị, đất công nghiệp làm suy giảm thảm phủ bề mặt gây ra lũ lụt, trượt lở đất, Biến đổi khí hậu làm căng thẳng thêm tình trạng suy thoái tại lưu vực sông. Những tác động đến lưu lượng dòng chảy bao gồm: + Biến đổi thể tích và dòng chảy. + Gia tăng các thiên tai lũ lụt và hạn hán thủy văn. + Làm tăng xói mòn đất, trượt lở đất. Ngoài những tác động đến lưu lượng dòng chảy của sông, biến đổi khí hậu còn gây nên những tác động đến chất lượng nước và nhu cầu sử dụng chúng: + Làm trầm trọng thêm ô nhiễm nguồn nước (ấm lên, vi khuẩn, carbon hữu cơ, trầm tích, chất rắn lơ lửng). + Làm cho phí sử dụng nước căng thẳng thêm do tăng nhu cầu từ dân số và kinh tế phát triển. + Dâng cao mực nước biển và gia tăng nước mặn xâm nhập vào tầng nước ngầm. 2. Tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng a) Biến đổi khí hậu tác động đến lưu vực sông tỉnh Sóc Trăng, trước hết là ảnh hưởng từ lượng nước thượng nguồn sông Mekong Tại khu vực đầu nguồn sông Mekong, nơi có môi trường nhạy cảm về những thay đổi xảy ra, sẽ có sự mở rộng của các vùng phát triển cho ngành công nghiệp và đô thị trong tương lai, điều này sẽ có tác động đến số lượng và chất lượng của các dòng chảy mặt của sông. Việc sử dụng đất có vai trò tái tạo nguồn tài nguyên nước dự trữ như rừng phát triển đất công nghiệp và đô thị hóa, trong khi đất nông nghiệp giảm xuống, gây ra suy giảm số lượng nước dưới đất và tổng số lượng nước về vùng hạ lưu. Nhiệt tăng sẽ gây ra các biến thể của nhiệt độ và khí hậu, hạn hán và mưa lớn gây lũ lụt nhiều hơn nữa. Mưa lớn lên sẽ gây ra sự gia tăng của số lượng nước mặt, ảnh hưởng tới việc truyền tải các chất dinh dưỡng và trầm tích trong khu vực đầu nguồn, chuỗi các chất dinh dưỡng, xói mòn và di dời các lớp trầm tích trên lưu vực xuống dòng sông. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và chất lượng nước vùng hạ lưu tỉnh Sóc Trăng. TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 9 [...]... tiếp đến nguồn nước trên lưu vực sông Hậu Sự gia tăng về nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và gió với tần suất, cường độ khác nhau do biến đổi khí hậu có tác động lớn đến lưu vực sông Hậu Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ không khí trong lưu vực sông chảy trở nên khô nóng hơn, làm gia tăng bốc hơi và gia tăng nhu cầu sử dụng nước ở các khu vực trên lưu vực sông Mekong vào mùa khô, điều này ảnh.. .Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Báo cáo đánh giá lần 4 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 và tài liệu kỹ thuật của IPCC về khí hậu và nước năm 2008 đã nhận định những thay đổi về thời tiết ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng. .. 10 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng mùa khô kéo dài sẽ gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng hơn trong giai đoạn năm 2020 – 2040 Tháng 3 và 4 là hai tháng có dòng chảy cạn nhất Nguồn nước mùa kiệt hạn chế, xâm nhập mặn theo sông Mỹ Thanh, sông Hậu vào... mưa nội đồng làm gia tăng nguồn nước tại lưu vực sông Hậu Điều này làm gia tăng diện tích ngập úng trên lưu vực sông, khu vực nội đồng tỉnh Sóc Trăng, quá trình tiêu thoát nước sẽ trở nên khó khăn hơn, tăng quá trình xói lở bờ sông - Tăng hạn hán tại lưu vực Vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), quá trình tăng nhiệt độ, nâng cao quá trình bốc hơi, lượng mưa mùa khô hạn chế làm tăng quá trình... suy giảm do biến đổi lượng mưa vào mùa khô nói chung Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng bổ sung nước ngầm, nghĩa là, nguồn nước ngầm tái tạo, trong nhiều tầng chứa nước có thể lượng nước TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 15 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước... nông TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 16 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam, đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH gây... đều, dẫn đến biến đổi to lớn về tài nguyên nước trên toàn khu vực, trong đó có tỉnh Sóc Trăng Hiện nay, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1800- 2200 mm, nhưng chênh lệch TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE) 13 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng... hạn hán - Thay đổi lượng mưa trên lưu vực Khí hậu ấm lên, làm cho sự tăng lên của lượng mưa trong khí hậu ấm là rất dễ xảy ra Điều này ảnh hưởng đến lũ trên sông và ngập lụt tại khu vực đô thị Từ đó, hệ thống thoát nước tại địa phương phải được điều chỉnh đề phù hợp với cường độ này càng tăng của lượng mưa do biến đổi khí hậu, chủ yếu vào mùa mưa Tăng lượng mưa khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hợp... trên dòng chính sông Tiền và sông Hậu phụ thuộc cơ bản vào hai yếu tố: thủy triều biển Đông và mực nước thượng lưu sông Mekong Sông Hậu là nguồn nước ngọt chính cung cấp nước cho các hoạt động phát triển kinh tế cũng như nước sinh hoạt cho tỉnh Sóc Trăng, Chế độ thủy văn sông Hậu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lưu lượng thượng nguồn và thủy triều biển Đông, do đó cạn kiệt nguồn nước sông thượng nguồn... nước biển dâng, dòng sông cạn kiệt là tác nhân đưa nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền, vào hạ lưu các sông Mỹ Thanh, sông Hậu III TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA ĐỐI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM 1 Nhận định chung tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước Dự báo những thay đổi trong tổng lượng mưa hàng năm chỉ ra rằng có thể sẽ tăng trong vùng nhiệt đới và ở các vĩ độ cao, . đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Phospho) trong lưu vực sông. Biến đổi khí hậu cũng có những ảnh hưởng tới thời điểm và quy. với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng Thay đổi trong quá trình bốc hơi không chỉ phụ thuộc vào nguồn cung cấp độ ẩm mà còn về năng lượng. (CEE) 17 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lượng mưa, bốc hơi tiềm năng, lưu vực sông và tài nguyên nước mặt, nước ngầm tỉnh Sóc Trăng TÀI

Ngày đăng: 11/09/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w