50 câu trắc nghiệm di truyền
PHẦN I. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN 1. Tính trạng là những đặc điểm .(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể khác). A. g, l B. h, b C. c, l D. c, k E. h, k 2. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp? A. Aa Bb B. AABb C. AA bb D. aaBb E. Aa BB 3. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen dị hợp? A. AaBB B. AAbb C. AABB D. aabb 4. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền (k: khác nhau, o: đồng nhất nhưng không ổn định, d: đồng nhất và ổn định) qua các thế hệ, các thế hệ con cháu không có hiện tượng (t: đồng tính, p: phân tính) và có kiểu hình luôn luôn (g: giống nhau, b: giống bố mẹ). A. o, p, g B. o, t, b C. d, p, b D. k, p, g E. d, t, b 5. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp. B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp. C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp. 6. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cá thể mang kiểu gen dị hợp trong đó A. gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp. B. gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn. C. gen lặn gây chết. D. gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y. 4E. gen lặn át chế ngược trở lại gen trội. 7. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích di truyền giống lai. C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan. D. phương pháp tự thụ phấn. E. phương pháp lai thuận nghịch. 8. Trong nghiên cứu của mình, Men đen đã theo dõi (I: một cặp tính trạng, II: 2 cặp tính trạng , III: từ 1 đến nhiều cặp tính trạng) qua .(a: một thế hệ, b: nhiều thế hệ) để đánh giá sự di truyền của các tính trạng. A. I, a B. III, a C. III, b D. I, b E. II, b 9. Phương pháp nghiên cứu của Men đen có đặc điểm: A. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản. B. sử dụng thống kê toán học trong việc phân tích kết quả nghiên cứu. C. làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên cứu. D. tất cả đều đúng. 10. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích? I. Aa x aa. II. Aa x Aa. III. AA x aa. IV. AA x Aa. V. aa x aa. Câu trả lời đúng là: A. I,III, V B. I, III C. II, III D. I, V E. II, IVPhép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là A. lai thuận nghịch. B. lai phân tích. C. tạp giao. D. tự thụ phấn. E. lai gần. 12. Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch? A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa D. ♂Aa x ♀aa và ♀AA x ♂aa E. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa.13. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan? A. Tự thụ phấn chặt chẽ. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau. C. Thời gian sinh trưởng khá dài. D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. 14. Với 2 alen B và b của một gen, trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau: A. BB, bb. B. BBbb, BBBB, bbbb. C. Bb. D. BB, Bb, bb. E. BBbb. 15. Phép lai Bb x bb cho kết quả A. 3 Bb : 1bb. B. 1Bb : 1bb. C. 1BB : 1Bb. D. 1 BB : 2 Bb : 1bb. 16. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng (G: giống nhau, K: khác nhau) về (1: một cặp tính trạng tương phản, 2: hai cặp tính trạng đối lập) thì .(F1, F2) đồng loạt có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội. A. K, 1, F2 B. G, 1, F1 C. K, 1, F1 D. G, 2, F2 E. K, 2, F117. Điều kiện cho định luật phân tính của Men đen nghiệm đúng là A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. B. tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. D. A và B đúng. E. A, B và C đều đúng. 18. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1về kiểu hình ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa. 19. Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân. B. giả thuyết giao tử thuần khiết. C. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân. D. hiện tượng trội hoàn toàn. E. hiện tượng tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen. 20. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. 6B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng. C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. D. cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh21. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp A. lai xa. B. lai trở lại. C. lai phân tích. D. lai thuận nghịch. 22. Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi A. tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng. B. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ. C. phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 2 : 1. D. lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1. E. Tất cả đều đúng. 23. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả: A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ. B. tạo ra hiện tượng ưu thế lai. C. cá thể F2 bị bất thụ. D. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống. E. cải thiện phẩm chất của giống. (24-26). Ở cà chua quả đỏ (D) là trội đối với quả vàng (d), khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2. 24. Khi lai giữa F1 với 1 cây quả đỏ ở F2 sẽ thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gen là: A. dd B. 1DD : 1Dd C. 1 DD : 2 Dd : 1dd D. 1 Dd : 1 dd E. B và C đúng 25. Khi lai giữa F1 với một cây quả đỏ ở F2, thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính là: A. toàn quả đỏ. B. toàn quả vàng. C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng. E. A và D đúng. 26. Khi cho lai giữa các cây quả vàng ở F2 sẽ thu được kết quả: A. toàn quả đỏ. B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. C. 3 quả đỏ : 1 quả đỏ. D. toàn vàng. E. B và D đúng. 27. Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 3 : 1. B. 1 : 1. 7C. 1 : 2 : 1. D. 2 : 1. E. Không có hiện tượng phân tính. (28- 30) Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). 28. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: A. đều có kiểu gen NN. B. đều có kiểu gen Nn. C. bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. E. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. 29. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, có thể kết luận: A. bố, mẹ đều có kiểu gen NN. B. bố, mẹ đều có kiểu gen Nn. C. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. Không thể kết luận vì chưa đủ thông tin. 30. Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen: A. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn B. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn C. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN D. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn E. A và B đúng. (31-33) Ở hoa phấn, kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. 31. Lai phân tích cây có hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: A. toàn hoa màu đỏ. B. toàn hoa màu hồng. C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. D. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. E. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. 32. Tíến hành lai giữa 2 cây hoa màu hồng, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính: A. toàn hoa màu hồng. B. toàn hoa màu đỏ. C. 3 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. D. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. E. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng 33. Phép lai giữa cây hoa màu hồng với hoa màu trắng sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình: A. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. B. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. D. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. E. Toàn hoa màu trắng. (34 – 38) Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA , IB , i quy định: - Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen I A IA , IAi. - Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB , IBi. - Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii. - Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB. 834. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu? A. IAi x IA IB. B. IBi x IA IB. C. IA IB x IA IB. D. IAi x IBi. E. IA IB x ii.35. Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có: A. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu B. B. bố: nhóm máu B, mẹ: nhóm máu AB. C. bố: nhóm máu AB, mẹ: nhóm máu O. D. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu A. E. Tất cả các trường hợp trên đều có khả năng cho người con có nhóm máu A. 36. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố? A. Nhóm máu AB B. Nhóm máu O C. Nhóm máu B D. Nhóm máu A 37. Mẹ có nhóm máu A sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là: A. nhóm máu A B. nhóm máu O C. nhóm máu B D. Các trường hợp A, B, C đều có thể. 38. Mẹ có nhóm B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé? A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu AB. D. Nhóm máu O. 39. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về (H: hai, N: hai hay nhiều) cặp tính trạng (T: trội, L: lặn, P: tương phản) thì sự di truyền của cặp tính trạng này (F: phụ thuộc, K: không phụ thuộc) vào sự di truyền của cặp tính trạng khác, do đó ở F2 xuất hiện những tổ hợp tính trạng (X: khác bố mẹ, Y: giống bố mẹ). A. H, T, F, Y. B. H, L, F, X. C. N, P, K, X. D. N, P, F, X. E. N, T, K, Y. 40. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là .(P: sự phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân tạo ra các giao tử. Các giao tử kết hợp tự do trong quá trình .(F: gián phân, M: giảm phân, T: thụ tinh) tạo hợp tử. A. N, T. B. L, T. C. P, F. 9D. N, M. E. P, M. (41- 46). Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì: 41. Tỉ lệ kiểu gen ở F2: A. (3 : 1)n B. (1 : 2: 1)2 C. (1 : 2: 1)n D. 9 : 3 : 3 : 1 42. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. (3 : 1)2 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. (1 : 2 : 1)n D. (3 : 1)n 43. Số loại kiểu gen ở F2 là: A. 3n B. 2n C. 4n D. 16 44. Số loại kiểu hình ở F2 là: A. 4 B. 2n C. 3n D. (3:1)n 45. Số loại kiểu gen đồng hợp ở F2 là: A. 4 B. 3n C. 2n D. 4n 46. Số loại kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là: A. 4 B. 2 C. 3n D. 1 E. 2n47. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 12 E. 16 48. Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. hoán vị gen. C. liên kết gen hoàn toàn . D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. 1049. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra: A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen C. 8 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen D. 6 loại kiểu hình ; 4 loại kiểu gen E. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen . PHẦN I. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN 1. Tính trạng là những đặc điểm.........(g: kiều. trội, L: lặn, P: tương phản) thì sự di truyền của cặp tính trạng này (F: phụ thuộc, K: không phụ thuộc) vào sự di truyền của cặp tính trạng khác, do đó