1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

CƠ CHẾ DI TRUYỀNVÀ BIẾN dị

4 536 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 76 KB

Nội dung

I. CƠ CHẾ DI TRUYỀNVÀ BIẾN DỊ 1. Hai mạch của gen chiều ngược nhau và liên kết bổ sung, cho nên A gen = T gen = A 1 + T 1 , G gen = X gen = G 1 + X 1 . Nếu của mạch thứ nhất bằng a b thì tỉ lệ này ở mạch thứ hai là b a . 2. Số liên kết hóa trị (liên kết photphodieste) giữa các Nu ở trên phân tử ADN mạch thẳnglà N – 2; trên phân tử ADN mạch vòng là N (N là tổng số Nu của ADN). 3. Số liên kết hidro của ADN là 2A + 3G. Số chu kì xoắn là . 4. Vật chất di truyền đơn phân loại U thì đó là ARN, đơn phân loại T thì đó là ADN.Vật chất di truyền cấu trúc mạch kép thì A = T, G = X (hoặc A = U, G = X). 5. Một gen nhân đôi k lần thì số Nu loại A mà môi trường cung cấp là A gen .(2 k – 1), số liên kết hidro bị đứt là (2A + 3G).(2 k – 1), nếu một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì sẽ sinh ra gen đột biến. 6. Nếu trên phân tử AND a đơn vị tái bản và nhân đôi k lần thì: - số đoạn mồi được tổng hợp = (số đoạn Okazaki + 2a).(2 k – 1). - Một phểu tái bản x đoạnOkazaki thì số đoạn mồi là x + 1. - Một đơn vị tái bản y đoạn Okazaki thì sốđoạn mồi là y + 2. 7. Một gen phiên mã k lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các đơn phân ARN = (rN– 1).k 8. Một gen phân mảnh n đoạn exon thì số loại phân tử ARN trưởng thành đủ n exon là (n – 2)! 9. Một phântử mARN x bộ ba khi dịch mã n ribôxôm trượt qua một lần thì: - số axit amin mà môi trường nội bào cung cấp là n.(x – 1). - số phân tử H 2 O đượcgiải phóng là n.(x – 2) - Số liên kết hidro được hình thành giữa bộ ba đối mãvới bộ ba mã sao là n.[2.(A ARN + U ARN ) + 3.(G ARN + X ARN ) – số lk hidro cũa mã kết thúc ] 10. Một tế bào sinh dục đực n cặp gen dị hợp (n ≠ 0) giảm phân bình thường thì chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng (tế bào sinh dục cái giảm phân chỉ tạo ra 1 loại trứng).Một thể n cặp gen dị hợp giảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa 2 n loại giao tử. 11. Nếu thể tam bội tạo ra được giao tử thì giao tử là các đỉnh và các cạnh của tam giác. Ở thể tứ bội, giao tử là các cạnh và đường chéo của tứ giác. 12. Nếu ở giảm phân I tất cả các cặp NST không phân li, giảm phân II phân li bình thường thì giao tử kiểu gen giống kiểu gen thể tạo ra nó. Nếu ở giảm phân I tất cả các cặp NST phân li bình thường, giảm phân II tất cả các cặp NST không phân li thì giao tử kiểu gen bằng 2 lần giao tử bình thường. 13. Trong điều kiện bố mẹ (2n) kiểu gen dị hợp, thể đột biến kiểu gen bằng tổngkiểu gen của bố và mẹ thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của cả hai giới; kiểu gen là một số chẵn (ví dụ Aaaa, aaaa) thì đột biến phát sinh ởgiảm phân II của cả hai giới hoặc ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử; kiểu gen là một số lẻ (ví dụ Aaaa, AAAa) thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của giới này và giảm phân II của giới kia. 14. Tỉ lệ kiểu hình lặn bằng tích tỉ lệ giao tử chỉ mang gen lặn của bố và mẹ. Tỉ lệ của một loại hợp tử bằng tích tỉ lệ các loại giao tử tạo nên hợp tử đó. 15. So sánh trình tự các gen trên NST đột biến với trình tự các gen của NST lúc bình thường sẽ biết được dạng đột biến. Nếu NST đột biến bị mất gen thì đo là đột biến mất đoạn, nếu được lặp gen thì đó là đột biến lặp đoạn, nếu một nhóm gen bị đảo vị trí thì đó là đảo đoạn, nếu thêm một gen mới nào đó thì đó là chuyển đoạn (gen mới được chuyển từ NST khác đến). 16. Một loài bộ NST lưỡng bội 2n thì số thể đột biến lệch bội dạng một nhiễm là 1 n C ; số thể đột biến một nhiễm kép (không nhiễm kép, tam nhiễm kép, bốn nhiễm kép) là 2 n C 17. Trong quá trình giảm phân, mỗi NST trong một cặp được phân li về hai tế bào con. Do đó nếu trong một cặp NST một chiếc bị đột biến thì khi phân li sẽ cho 1 2 sốgiao tử mang NST đột biến và 1 2 số giao tử mang NST bình thường. II. TÍNH QUI LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN 1. Các cặp alen phân li độc lập với nhau, ở đới con có: Tỉ lệ kiểu gen bằng tích tỉ lệ phân li kiểu gen của từng cặp alen; Tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng. Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của các cặp tính trạng; Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của các cặp tính trạng; Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng trong kiểu hình đó. 2. Hai cặp tính trạng di truyền phân li độc lập khi tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng. 3. Trong trường hợp tính trạng do một gen qui định, nếu ở đời con xuất hiện kiểu hình chưa ở bố mẹ thì kiểu hình đó do gen lặn qui định, nếu kiển hình đó đã ở bố mẹ mà không biểu hiện ở đời con thì đó là kiểu hình lặn. 4. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con phụ thuộc vào quy luật di truyền của tính trạng và kiểu gen của bố mẹ. 5. Căn cứ vào điều kiện bài toán và tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai để khằng định qui luật di truyền của tính trạng. Dựa vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con và quy luật di truyền của tính trạng sẽ suy ra được kiểu gen của bố mẹ. Hoặc dựa vào sô kiểu tô hợp và kiểu hình lặn (nếu có) ở đời con. 6. Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 2:1 tì hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp hoặc một loại giao tử nào đó không khả năng thụ tinh. 7. Khi bài toán nhiều phép lai của cùng một tính trạng thì phải dựa vào phép lai tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất để khẳng định qui luật di truyền của tính trạng đó. 8. Trong trường hợp tương tác cộng gộp, vai trò của các alen trội là ngang nhau do đó sự biểu hiện kiểu hình tùy thuộc vào số lượng gen trội trong mỗi kiểu gen. 9. Ở một thể n cặp gen dị hợp (n >= 2), trong điều kiện không phát sinh đột biến NST thì một cặp NST sẽ phân li cho 2 loại giao tử, nếu trao đổi chéo tại một điểm thì sẽ cho 4 loại giao tử, nếu trao đổi chéo tại hai điểm thì tối đa cho 8 loại giao tử. 10. Một tế bào n cặp gen dị hợp (n >= 2),khi giảm phân không hoán vị gen chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng, nếu hoán vị gen thì cho 4 loại tinh trùng. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ các giao tử hoán vị hoặc bằng 50% số tế bào xảy ra trao đổi chéo ở một vị trí giữa 2 gen. 11. Dựa vào tỉ lệ của giao tử chỉ mang gen lặn đểtính tần số hoán vị gen. Xác định tỉ lệ của giao tử chỉ mang gen lặn từ kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng. 12. Sử dụng nguyên lí: % cây cao, hoa đỏ + % cây thấp, hoa đỏ = % cây hoa đỏ % cây thấp, hoa đỏ + % cây thấp, hoa trắng = % cây hoa trắng Sẽ tính được tỉ lệ của tất cả các kiểu hình còn lại khi biết tỉ lệ của một kiểuhình nào đó. 13. Giao tử tỉ lệ cao nhất là giao tử liên kết.Nếu trao đổi chéo kép thì giao tử tỉ lệ thấp nhất là giao tử trao đổi chéo kép. So sánh kiểu gen của giao tử trao đổi chéo kép với kiểu gen của giao tử liên kết thì sẽ biết được trật tự sắp xếp của các gen (gen thay đổi là gen nằm giữa). 14. Trong một phép lai, nếu tỉ lệ phân li kiểuhình ở giới đực khác giới cái thì tính trạng liên kết với giới tính. Nếu gen trên NST Y thì di truyền thẳng à Tính trạng liên kết giới tính và không di truyền thẳng thì chứng tỏ gen không nằm trên NST Y mà nằm trên NST X. 15. Muốn xác định qui luật di truyền của tínhtrạng thì phải dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai (tỉ lệ phân li KH tính chung cho cả hai giới). 16. Tính trạng do hai cặp gen quy định và liên kếtvới giới tính thì chỉ một cặp gen của tính trạng đó nằm trên NST giới tính,cặp gen còn lại nằm trên NST thường. Ở tương tác bổ trợ 9:7 hoặc 9:6:1, vai trò của các gen trội là ngang nhau nên nếu liên kết với giới tính thì một trong hai gen A hoặc B nằm trên NST giới tính đều cho kết quả như nhau. 17. Trong trường hợp tính trạng trội phụ thuộc vàogiới tính thì tỉ lệ. 18. KH của một phép lai được tính riêng ở từng giới. Tỉ lệ KHphân li chung bằng trung bình cộng tỉ lệ Kh ở hai giới. Muốn biết tính trạng do gen nằm ở đâu trong tế bào qui định thì phải sử dụng phép lai thuận nghịch: * Nếu tỉ lệ KH phép lai thuận hoàn toàn giống phép lai nghịch thì gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. * Nếu kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và kiểu hình con hoàn toàn giống mẹ thì gen qui định tính trạng đó nằm trong tế bào chất. * Nếu kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch và KH con đực khác con cái thì gen qui định tính trạng đó nằm trên NST giới tính. 19. Muốn xác định qui luật di truyền của một phép lai thì phải xác định qui luật của từng cặp tính trạng, sau đó xác định qui luật về mối quan hệ giữa các cặp tính trạng. 20. Dựa vào tỉ lệ phân li KH và kết hợp với điều kiện của bài toán để khẳng định qui luật di truyền của mỗi tính trạng. 21. So sánh tỉ lệ phân li KH của phép lai với tích tỉ lệ của các cặp tính trạng sẽ biết được cặp tính trạng đó di truyền phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. 22. Số loại KG, số loại KH, tỉ lệ KG, tỉ lệ KH của một phép lai phải được tính theo từng đơn vị nhóm liên kết. Trong đó: * Số loại KG của đời con bằng tích số loại kiểu gen của các nhóm liên kết. * Tỉ lệ KG ở đời con bằng tích tỉ lệ KG của các nhóm liên kết. * Số loại KH bằng tích số loại KH của các nhóm liên kết. * Tỉ lệ của mỗi KH bằng tích tỉ lệ của các nhóm tính trạng trong KH đó. . I. CƠ CHẾ DI TRUYỀNVÀ BIẾN DỊ 1. Hai mạch của gen có chiều ngược nhau và liên kết bổ sung, cho nên A gen = T gen =. trên NST đột biến với trình tự các gen của NST lúc bình thường sẽ biết được dạng đột biến. Nếu NST đột biến bị mất gen thì đo là đột biến mất đoạn, nếu được lặp gen thì đó là đột biến lặp đoạn,. kiểu gen dị hợp, thể đột biến có kiểu gen bằng tổngkiểu gen của bố và mẹ thì đột biến được phát sinh ở giảm phân I của cả hai giới; Có kiểu gen là một số chẵn (ví dụ Aaaa, aaaa) thì đột biến phát

Ngày đăng: 24/05/2014, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w