1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và việc tuân thủ của kiểm toán viên

28 5K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 62,61 KB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã hình thành và phát triển ở Việt Nam hơn 20 năm qua, trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần hoàn thiện, nâng cao bộ máy quản lí doanh nghiệp. Kiểm toán đã trở thành công cụ đắc lực tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế và tổ chức sắp xếp nhân lực trong doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp. Để đạt được hiệu quả cao trong cuộc kiêm toán cần phải nâng cao tính tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán. Vì các chuẩn mực này chính là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung.Ngoài việc yêu cầu về trình độ chuyên môn các kiểm toán viên còn phải luôn đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì đó là yếu tố quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triền, đòi hỏi phải có một đội ngũ kiểm toán viên giỏi chuyên môn và đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực để bảo vệ và nâng cao uy tính của nghề kiểm toán trong xã hội, đảm bảo chất lượng cao cho các cuộc kiểm toán đáp ứng nhu cầu xã hội.Nhận thức rõ về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên nên em chọn đề tài: “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và việc tuân thủ của kiểm toán viên”.

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đãhình thành và phát triển ở Việt Nam hơn 20 năm qua, trở thành một nhu cầukhông thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần hoàn thiện, nâng cao

bộ máy quản lí doanh nghiệp Kiểm toán đã trở thành công cụ đắc lực tham giatích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh

tế và tổ chức sắp xếp nhân lực trong doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng nhưcác đơn vị hành chính sự nghiệp Để đạt được hiệu quả cao trong cuộc kiêmtoán cần phải nâng cao tính tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Vì các chuẩnmực này chính là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng củacuộc kiểm toán nói chung

Ngoài việc yêu cầu về trình độ chuyên môn các kiểm toán viên còn phảiluôn đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì đó là yếu tốquyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán Trong thời kỳ hội nhập, nềnkinh tế đất nước đang trên đà phát triền, đòi hỏi phải có một đội ngũ kiểm toánviên giỏi chuyên môn và đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực để bảo vệ và nângcao uy tính của nghề kiểm toán trong xã hội, đảm bảo chất lượng cao cho cáccuộc kiểm toán đáp ứng nhu cầu xã hội

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đốivới kiểm toán viên nên em chọn đề tài: “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vàviệc tuân thủ của kiểm toán viên”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Vận dụng những kiến thức đã học về kiểm toán và các quy định về chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam để làm rõ về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giúp kiểm toán có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề tuân thủ chuẩn mực đạo đức trong các cuộc kiểm toán Từ đó tìm ra giải pháp nâng cao tính tuân thủ chuẩn mực của kiểm toán viên

Trang 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng số liệu thứ cấp, sử dụng các số liệu trên các bài báo, tạp chí,Internet và các bài nghiên cứu có liên quan

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và so sánh

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Thời gian

- Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2014

- Nguồn số liệu được thu thập từ năm 2009-2014

1.4.2 Không gian

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm

toán viên và việc tuân thủ chuẩn mực này của các kiểm toán viên ở Việt Nam.

1.4.3 Đối tượng

Đối tượng chủ yếu mà đề tài hướng đến là các kiểm toán viên đang làm việc và công tác ở Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀNGHIỆP

2.1.1 Khái niệm

Chuẩn mực kiểm toán hiểu theo nghĩa chung nhất là những quy phạmpháp lý, là thước đo giống nhau cho những khách thể và chủ thể kiểm toán khácnhau dùng để điều tiết các hành vi của kiểm toán viên và các bên có liên quantheo định hướng và các mục tiêu xác định nhằm được thực hiện các chức năng

và mục tiêu của kiểm toán (Nguyễn Đình Hựu, 2012)

Chuẩn mực kế toán, kiểm toán là những văn bản được xây dựng dựa trên

cơ sở nguồn là Luật kế toán, Luật kiểm toán của từng quốc gia và Chuẩn mực

kế toán, kiểm toán quốc tế Chuẩn mực kế toán, kiểm toán đưa ra những nguyêntắc cơ bản và các quy định có tính nguyên tắc, là thước đo về phương pháp kỹthuật chủ yếu trong kế toán, kiểm toán, những hướng dẫn về thể thức áp dụngcác nguyên tắc và phương pháp cơ bản đó trong quá trình kế toán, kiểm toán

Để hướng dẫn chi tiết hơn về các chuẩn mực có thông tư của Bộ tài chính…

Theo giáo trình Kiểm toán (2012), bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế Kiểm Toán, trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh định nghĩa: “đạo đức nghềnghiệp là những quy tắc để hướng dẫn các thành viên ứng xử và hoạt động mộtcách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội Trongnghề kế toán nói chung và kiểm toán nói riêng, các vấn đề về đạo đức nghềnghiệp luôn được đặt lên hàng đầu Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểmtoán viên phải là người có đạo đức và mỗi tổ chức kiểm toán phải là cộng đồng

toán-có đạo đức Vì thế, điều lệ đạo đức nghề nghiệp phải được xác định rõ ràng,được công bố và trở thành yêu cầu bắt buộc trong nghề kiểm toán”

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là những quy tắc nhằmhướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục

vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội được quy định cụ thể trongquyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và hệ thổng chuẩn mực kiểm toán ViệtNam

Trong chuẩn mực kiểm toán số 200 (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán ViệtNam cập nhật theo thông tư 214/2012/TT-BTC), đoạn 14 có nêu ra vấn đề

“Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghềnghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán báo cáotài chính” Các yêu cầu của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp liên quan đếnkiểm toán báo cáo tài chính được quy định tại Phần A và Phần B của Chuẩn

Trang 4

mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam (sau đây gọi là “Chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp”).

Phần A của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định các nguyên tắc vềđạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên khi tiến hành cuộc kiểm toán báocáo tài chính, đồng thời hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc đó Các nguyên tắc

cơ bản mà kiểm toán viên phải tuân thủ theo yêu cầu của Chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp là :

- Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn;

Phần B của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đưa ra các ví dụ minh hoạ vềviệc áp dụng các quy định chuẩn mực chung trong các tình huống cụ thể

2.1.1 Tính tất yếu khách quan của yêu cầu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên

2.1.1.1 Vai trò của kiểm toán trong sự phát triển kinh tế xã hội

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, kiểm toán đã ra đời như mộtyêu cầu tất yếu khách quan để đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hìnhmới Cách mạng công nghiệp tạo đà cho sự phát triển của những đơn vị kinhdoanh lớn trong đó, các nhà quản lý có xu hướng sử dụng ý kiến của những cánhân là các chuyên gia hơn là sử dụng những cá nhân kiểm tra mang tínhnghiệp dư Với sự phức tạp của môi trường kinh doanh và các cổ đông ngàycàng khó có thể tự kiểm soát hoạt động công ty mình đã đầu tư vì vậy họ cần có

sự bảo vệ và đảm bảo cho những khoản đầu tư của mình từ hoạt động của cáckiểm toán viên Nghĩa vụ trước hết của kiểm toán viên là báo cáo một cách độclập theo ý kiến của mình dựa trên kết quả kiểm toán về mức độ trung thực vàhợp lý của các thông tin tài chính Đồng thời trong một số trường hợp, kết quảkiểm toán cho thấy doanh nghiệp có hành vi không tuân thủ pháp luật ở mức độnào đó mà theo qui định của pháp luật cần báo cáo cho các cơ quan chức năng,khi đó kiểm toán viên còn có nghĩa vụ báo cáo lại cho các cơ quan chức năng vềhành vi vi phạm đó của doanh nghiệp Các đối tượng sử dụng thông tin kiểmtoán rất đa đạng, họ có thể là những nhà quản lý cao cấp, giám đốc, cổ đông,các cơ quan Chính phủ, các chuyên gia, nhà đầu tư tiềm năng, người tiêudùng…

Đối với những nhà quản lý doanh nghiệp, kiểm toán độc lập sẽ còn tạonên sự gia tăng độ tin cậy cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và còn có thể

Trang 5

giúp doanh nghiệp hạn chế được khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tàichính…

Đứng ở góc độ xã hội, hoạt động kiểm toán độc lập đối với báo cáo tàichính, khi được luật pháp quy định sẽ trở thành một công cụ bảo vệ sự ổn địnhcủa nền kinh tế, đặc biệt với các nền kinh tế mà thị trường chứng khoán giữ vaitrò khá quan trọng Chỉ có hoạt động kiểm toán khoa học thực sự mới đáp ứngđược những yêu cầu thông tin cho những quyết sách của Nhà nước và kiểmtoán đã thực sự thành cái nền vững chắc cho vai trò quản lý của Nhà nước.Hoạt động kiểm toán cung cấp tài liệu đáng tin cậy giúp các nhà đầu tư cóhướng đầu tư đúng đắn Vấn đề phân phối kết quả đầu tư có vai trò quan trọngtrong việc thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hợp lýmọi nguồn đầu tư thông qua việc cung cấp những thông tin trung thực và kháchquan về tình hình tài chính doanh nghiệp

Việc cung cấp các thông tin đáng tin cậy về kết quả kinh doanh, phân chialợi nhuận và tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán còn giúp cho bộphận người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khácđược hiểu rõ hơn về thực chất tình hình kinh doanh của đơn vị

Tóm lại, vai trò chính của kiểm toán là củng cố nề nếp hoạt động tàichính, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Thực hiện đồng thời hai chứcnăng thực hiện tư vấn về quản lý và xác định rõ độ tin cậy của thông tin

2.1.1.2 Sự cần thiết của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán

Chuẩn mực là tiêu chuẩn đánh giá và định lượng các nghiệp vụ hoạt độngkiểm toán, hay nói cách khác là mẫu mực để hành nghề của hoạt động kiểmtoán Thông qua các chuẩn mực đã phát triển một cách thích hợp, có thể đánhgiá trình độ chất lượng của hoạt động kiểm toán Đồng thời các chuẩn mựccũng là cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhằm đạt được chuyên môn hoànhảo Đối với những người không thuộc lĩnh vực kiểm toán như các nhà quản lý,hội đồng quản trị, các cổ đông, nhà đầu tư và những ai quan tâm, các chuẩnmực được sử dụng như là biện pháp hữu ích của dịch vụ kiểm toán mà mọingười mong muốn có được

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quantrọng Nó là một trong những quy tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán Bêncạnh luật pháp và cùng với luật pháp, chính việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

sẽ giúp cho các thanh viên luôn phải duy trì một thái độ nghề nghiệp đúng đắn,giúp bảo vệ nâng cao uy tin cho nghề kiểm toán trong xã hội, bởi vì điều đó sẽtạo nên sự đảm bảo về chất lượng cao của dịch vụ cung ứng cho khách hàng và

xã hội

Trang 6

Trường hợp người chịu trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính nếukhông có đạo đức thì dễ xảy ra tình trạng thông đồng, bao che thông tin sai lệchdẫn đến việc mất lòng tin trong công chúng Do đó chuẩn mực đạo đức củakiểm toán viên phải được xác định rõ ràng và được công bố rộng rãi để côngchúng biết, qua đó có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũngnhư đánh giá các cam kết của ngành này.

2.2 NGUYÊN TẮC CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

2.2.1 Tính độc lập

2.2.1.1 Khái niệm

Theo Nguyễn Đình Hựu (2012) có đề cập đến tính độc lập như sau: “Hoạtđộng kiểm toán bị chi phối bởi nguyên tắc độc lập Không có tính độc lập thìnhững báo cáo của kiểm toán không có giá trị trong xã hội Tính độc lập trongkiểm toán có nghĩa là kiểm toán chỉ tuân thủ pháp luật, quy trình và chuẩn mựckiểm toán phải được pháp luật thừa nhận, không một tổ chức, cá nhân nào cóquyền can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán Kiểm toán có quyền sửdụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành kiểm toán,tạo lập bằng chứng và đưa ra những nhận xét độc lập, khách quan của mình.Điều đó thể hiện ở chỗ các kiểm toán viên và đoàn thể kiểm toán phải có quanđiểm vô tư khi thực hiện kiểm toán, đánh giá kết quả và công bố kết quả kiểmtoán”

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kiểm toán viên phải đảm bảotính độc lập đối với đơn vị được kiểm toán Chuẩn mực đạo đức quy định tínhđộc lập bao gồm cả độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức Sự độc lập củakiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán đảm bảo cho kiểm toán viêntrong việc đưa ra ý kiến kiểm toán mà không chịu tác động của bất kỳ yếu tốnào

- Độc lập về tư tưởng: là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà

không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giáchuyên nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực,khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp;

- Độc lập về hình thức: là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có

ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu

là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viêncông ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không đượcduy trì

Theo Nguyễn Đình Hựu (2012) nguyên tắc độc lập thể hiện ở các mặt sau:

- “Độc lập về mặt lợi ích tài chính đối với các đơn vị được kiểm toán của tổ

chức tiến hành kiểm toán và nhân viên kiểm toán: lợi ích tài chính được

Trang 7

thể hiện khi kiểm toán viên sở hữu một số lượng cổ phần trong công tyđược kiểm toán hoặc công ty được kiểm toán có người thân thích họhàng, ruột thịt của kiểm toán viên hoặc đó không phải là đơn vị đượckiểm toán song có mối quan hệ giữa người đầu tư và người được đầutư…sẽ là vi phạm nguyên tắc độc lập.

- Độc lập về mặt quyền lực: Nếu một kiểm toán viên là thành viên của Hội

đồng quản trị hoặc một viên chức của đơn vị được kiểm toán hoặc có sựdính líu thường xuyên với Ban quản trị và các quyết định mà Ban quản trịlập có khả năng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toánviên Nguyên tắc độc lập nghiêm cấm kiểm toán viên có quan hệ thânthuộc với giám đốc hoặc viên chức của đơn vị được kiểm toán hoặc cóquan hệ lợi ích mới cơ sở được kiểm toán

- Nguyên tắc độc lập cũng loại trừ trường hợp công ty kiểm toán độc lập

tiến hành kiểm toán với một đơn vị mà công ty đang có tranh chấp hoặcđang thực hiện các dịch vụ ghi sổ và làm thuê kế toán.”

Như vậy, điểm cơ bản của kiểm toán viên phải giữ mối quan hệ độc lập,

vô tư đối với đối tượng kiểm toán và tất cả các thành phần chịu ảnh hưởng củaviệc thực thi các trách nhiệm của kiểm toán viên Trong mỗi cuộc kiểm toán, kể

cả các cuộc kiểm toán có liên quan đến dịch vụ tư vấn, quản trị và dịch vụ thuế,

sự phán xét nghề nghiệp của kiểm toán không được lệ thuộc vào sự phán xétcủa người khác Đó cũng là tiền đề cho nguyên tắc trung thực và khách quan

2.2.1.2 Vai trò của tính độc lập trong kiểm toán

Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán trở nên

có hiệu quả Đối với kiểm toán viên, tính độc lập là yêu cầu bắt buộc khi thựchiện các cuộc kiểm toán, nó là tiền đề cơ bản bảo đảm cho công tác kiểm tra,kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả Đặc biệt, khi kiểm tra tài chính công thì kếtquả kiểm tra của cơ quan, đơn vị, các tổ chức… nói chung, nhất là các cơ quanđơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước nói riêng điều chịu sự tác động nhiềumặt Tính độc lập đầy đủ của kiểm toán viên là yếu tố quan trọng trực tiếp tácđộng đến chất lượng kiểm toán, bởi vì trong hoạt động kiểm toán mọi ý kiếnđánh giá, nhận xét và kết luận của kiểm toán viên đều dựa vào bằng chứng kiểmtoán và tuân thủ pháp luật không chịu sự tác động bất kỳ sức ép nào, nhất là sức

ép quyền lực… việc thực hiện nghiêm túc chuẩn mực này giúp kiểm toán viênđưa ra những kết luận kiểm toán có tính chính xác cao, nâng cao chất lượnghoạt động kiểm toán cũng như nâng cao độ tin cậy của các báo cáo kiểm toán

2.2.2 Tính chính trực

2.2.2.1 Khái niệm

Chính trực là chỉ sự thẳng thắn, trung thực của mỗi cá nhân, tập thể khithực hiện hay đưa ra ý kiến đánh giá, nhận xét về một sự vật, hiện tượng nào đó

Trang 8

Sự thẳng thắn, trung thực sẽ giúp cho các ý kiến, nhận xét của kiểm toán viênkhông bị chi phối bởi các nguyên nhân bên ngoài khác, giúp cho chúng ta có cáinhìn đúng đắn hơn về sự vật hiện tượng.

Người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõràng Tính chính trực không đơn thuần chỉ là tính trung thực mà còn nhấn mạnhđến sự công bằng và sự tín nhiệm Để có được sự tin cậy từ phía người sử dụngcác báo cáo kết quả kiểm toán, các kiểm toán viên không được để bị nghi ngờ

và không được để bị chỉ trích Tính chính trực đòi hỏi kiểm toán viên phải tuânthủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực vềkiểm toán Tính chính trực cũng đòi hỏi kiểm toán viên tuân thủ các nguyên tắckhách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và cáchành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và ápdụng các tiêu chuẩn cao về tính chính trực trong khi xử lí công việc và cácnguồn lực của cơ quan kiểm toán Kiểm toán viên phải có chính kiến rõ ràngkhông thay đổi ý kiến do sự tác động của bên ngoài, yêu cầu này đòi hỏi kiểmtoán viên phải giữ vững lập trường, quan điểm của mình khi thực hiện kiểmtoán Trong các cuộc kiểm toán, thường có rất nhiều nhân tố tác động đến kiểmtoán viên để phục vụ cho một lợi ích riêng nào đó, nếu không kiên định thì dễ bịlay động từ đó dẫn đến thay đổi ý kiến của mình làm cho các báo cáo kiểm toánkhông chính xác với thực tế

2.2.2.2 Vai trò của tính chính trực trong kiểm toán

Tính chính trực là phẩm chất cốt lõi trong hệ thống chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp Kiểm toán viên phải luôn tuân thủ tính chính trực trong hoạt độngkiểm toán vì nó là yêu cầu quan trọng ảnh hưởng đến độ tin cậy của các báo cáokiểm toán Nếu không thực hiện đánh giá một cách đúng đắn thì không thể tạođược niềm tin cho người sử dụng báo cáo kiểm toán, điều này làm mất đi ýnghĩa của kiểm toán

2.2.3 Tính khách quan

2.2.3.1 Khái niệm

Khi xem xét về một sự vật hiện tượng nào đó, chúng ta phải nhìn nhận nómột cách vô tư, theo quan niệm cá nhân mình mà không để bị chi phổi bởi cáctác nhân bên ngoài, nhằm đưa ra những kết luận về sự vật hiện tượng một cáchtrung thực và chính xác thì đó là biểu hiện của tính khách quan

Kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thànhkiến, thiên vị Kết quả kiểm toán phải mang tính khách quan Trong công việc,Kiểm toán viên không thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân (gia đình,tình cảm, kinh tế) với khách hàng mà mình đang phục vụ

Đứng trước sự ảnh hưởng của các tác nhân có quyền lực, kiểm toán viênphải luôn duy trì được sự trung lập về tư tưởng và hành động Kiểm toán viên

Trang 9

phải duy trì tính độc lập đối với các ảnh hưởng về mặt quyền lực nhằm mụcđích thực hiện công việc kiểm toán một cách công bằng Khi kiểm toán viên tưvấn hoặc cung cấp các dịch vụ khác ngoài dịch vụ kiểm toán cho một đối tượngkiểm toán thì cần thiết phải lưu ý xem các dịch vụ này có dẫn tới sự mâu thuẫn

về lợi ích hay không Cụ thể là các kiểm toán viên nên đảm bảo rằng việc tư vấn

và các dịch vụ như vậy không bao gồm các trách nhiệm hoặc quyền hạn quản

lý, điều mà luôn cần phải gắn với ban lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán.Người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mờichiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệphoặc tới những người họ cùng làm việc Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tìnhcảm cần thiết nhưng người làm kế toán và người làm kiểm toán nên tránh cáctrường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến taitiếng nghề nghiệp

Kiểm toán viên không được lợi dụng các thông tin nhận được trong quátrình kiểm toán để mưu cầu sinh lợi cá nhân hoặc cho người khác cũng nhưkhông được sử dụng thông tin để làm hại người khác Kiểm toán viên khôngnên sử dụng chức vụ chính thức của mình để đề bạt mục đích riêng và nên tránhcác mối quan hệ làm nảy sinh nguy cơ tham nhũng hoặc gây ra mối nghi ngờ vềtính trung thực và khách quan của kiểm toán viên

2.2.3.2 Vai trò của tính khách quan trong kiểm toán

Nguyên tắc khách quan chỉ ra kiểm toán viên và các cơ quan kiểm toánphải có trình độ và khả năng đáp ứng yêu cầu để đảm bảo thực hiện một cáchkhách quan, công bằng và có hiệu quả các trách nhiệm đối với các báo cáo kiểmtoán, việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cáchthận trọng, theo đúng các yêu cầu, trách nhiệm nghề nghiệp Có tuân thủ chặtchẽ nguyên tắc này, chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của kiểm toán mớithực sự có hiệu quả Thông tin mà kiểm toán viên cung cấp cho người sử dụngmới thực sự trung thực và có ý nghĩa cho quản lý, đặc biệt là quản lý kinh tế.Yêu cầu về tính khách quan đối với kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán lànhân tố quyết định chất lượng hoạt động kiểm toán

2.2.4 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

2.2.4.1 Khái niệm

Năng lực chuyên môn là khả năng làm việc của một cá nhân nào đó, dựatrên những trình độ và kỹ năng nghề nghiệp mà họ có được thông qua quá trìnhhọc tập, rèn luyện và kinh nghiệm tích luỹ

Tính thận trọng là thực hiện công việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận từng bướcmột Luôn đề cao sự cảnh giác, đề phòng các tình huống có thể xảy ra trong quátrình thực hiện để hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất

Trang 10

Người làm kiểm toán không được thể hiện là có những khả năng và kinhnghiệm mà bản thân không có Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểmtoán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất vàtinh thần làm việc chuyên cần Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật lànâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và cáctiến bộ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu công việc Kiểm toán viên phải giữ đượcphong cách chuyên nghiệp trước khách hàng, không được phép khuếch trươngthanh thế của đơn vị mình cũng như của bản thân Có trình độ chuyên mônnghiệp vụ, có ý thức bảo vệ danh dự và uy tín của đơn vị mà bản thân đang làmviệc

Nguyên tắc về năng lực chuyên môn và tính thận trọng yêu cầu người làm

kế toán và người làm kiểm toán có các nghĩa vụ sau:

- Duy trì kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn đạt yêu cầu quy định đảm bảo

cung cấp dịch vụ chuyên môn tốt nhất cho khách hàng hay chủ doanhnghiệp

- Hành động đúng mực, phù hợp với các chuẩn mực về kỹ thuật và nghề

nghiệp khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp

Một dịch vụ chuyên nghiệp tốt yêu cầu người làm kiểm toán có các xétđoán đúng đắn khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn để thực hiện dịch

vụ đó

Năng lực chuyên môn có thể chia thành hai giai đoạn:

- Đạt được trình độ chuyên môn: Là đạt được bằng cấp xác nhận trình độđược đào tạo như: trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ hoặcChứng chỉ kiểm toán viên, Chứng chỉ hành nghề kế toán… Trình độchuyên môn có thể còn yêu cầu về kinh nghiệm làm việc (thời gian thực

tế làm nghề)

- Giữ vững được trình độ chuyên môn:

+ Giữ vững được trình độ chuyên môn là yêu cầu sự liên tục cập nhậtnhững thay đổi trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, kể cả những công

bố quốc gia và quốc tế về kế toán, kiểm toán, các quy định phù hợp vàcác yêu cầu khác của luật pháp

+ Người làm kế toán và người làm kiểm toán cần phải tham gia, ít nhất làchương trình cập nhật kiếm thức hàng năm theo luật định để đảm bảokiểm soát chất lượng trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp,nhất quán với các quy định của quốc gia và quốc tế phù hợp

Việc duy trì năng lực chuyên môn yêu cầu quá trình nhận thức liên tục vàhiểu rõ các phát triển về kỹ thuật chuyên môn và các phát triển trong kinhdoanh Sự phát triển chuyên môn liên tục giúp xây dựng và duy trì các năng lực

Trang 11

để người làm kế toán và người làm kiểm toán thực hiện công việc một cáchthành thạo trong các môi trường chuyên nghiệp.

Tinh thần làm việc thận trọng bao hàm cả trách nhiệm phải hành độngtheo đúng các yêu cầu của dịch vụ một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.Người làm kế toán và làm kiểm toán cần thực hiện các biện pháp để bảođảm rằng những người làm việc về mặt chuyên môn dưới quyền của mình phảiđược đào tạo và giám sát thích hợp

2.2.4.2 Vai trò của năng lực chuyên môn và tính thận trọng trong kiểm toán

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng là yêu cầu bắt buộc đối với ngườilàm kiểm toán Hoạt động kiểm toán tương đối phức tạp và đòi hỏi độ chính xáccao, do vậy kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán phải được đào tạo vềchuyên môn phù hợp để có thể hoàn thành tốt công việc được giao Chất lượngkiểm toán sẽ sụt giảm và báo cáo kết quả kiểm toán có khả năng không chínhxác cao khi người thực hiện kiểm toán không đáp ứng được yêu cầu năng lựcchuyên môn Song song với yêu cầu về chuyên môn thì trong suốt quá trình làmviệc, kiểm toán viên phải luôn ý thức thận trọng, tỉ mỉ, thực hiện từng giai đoạn,

đề phòng các sai sót có thể xảy ra

2.2.5 Tính bảo mật

2.2.5.1 Khái niệm

Bảo mật là yêu cầu giữ kín những thông tin nghề nghiệp có được trongquá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào khi chưa được phépcủa người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu củapháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình đồng thời khôngđược sử dụng các thông tin đó vào mục đích cá nhân

Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mốiquan hệ giữa người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổchức Chỉ có thể cung cấp thông tin khi được các cơ quan chức năng liên quanhoặc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc luật pháp yêu cầu Người làm kiểm toán cónghĩa vụ đảm bảo các nhân viên dưới quyền và những người được mời tư vấncũng tôn trọng nguyên tắc bảo mật Ngay cả trong các mối quan hệ xã hội,người làm kiểm toán cũng phải luôn chú ý duy trì tính bảo mật, phải cảnh giácvới khả năng vô tình làm lộ thông tin, nhất là trong các trường hợp có sự cộngtác lâu dài với công ty liên kết, với người thân hay thành viên trong quan hệ giađình trực tiếp

Tính bảo mật không chỉ biểu hiện ở việc không được tiết lộ thông tin.Nguyên tắc tính bảo mật cũng yêu cầu người thu được thông tin trong quá trình

là kế toán, kiểm toán không được sử dụng các thông tin này để thu lợi cá nhânhoặc thu lợi cho bên thứ ba

Trang 12

Nguyên tắc bảo mật được quy định trong các văn bản pháp luật Chuẩnmực đạo đức hướng dẫn chi tiết về tính bảo mật sẽ phụ thuộc vào văn bản phápluật của Nhà nước và quy định của tổ chức nghề nghiệp trong từng thời kỳ Những nội dung cần hiểu biết khi xác định thông tin bảo mật có thể đượccông bố hay không:

- Khi được phép công bố Khi khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp cho phép

công bố thông tin thì cần xem xét lợi ích của tất cả các bên, bao gồm cảbên thứ ba có thể bị ảnh hưởng

- Khi pháp luật yêu cầu công bố như:

+ Cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng trong quá trình tiến hành kiệntụng;

+ Cung cấp tài liệu hoặc bằng chứng trong quá trình điều tra, thanhtra vi phạm pháp luật

- Khi quyền lợi và trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu công bố thông tin:

+ Để tuân thủ các chuẩn mực kỹ thuật và tiêu chuẩn đạo đức, nhưkhi đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính,trong đó có ý kiến ngoại trừ, ý kiến không chấp nhận vì có sự hạnchế và sự yếu kém của doanh nghiệp

+ Để bảo vệ lợi ích nghề nghiệp của người làm kế toán và người làmkiểm toán trong các vụ kiện tụng

+ Để tuân thủ việc kiểm soát chất lượng (hoặc kiểm tra định kỳ) của

tổ chức cấp trên, cơ quan nhà nước hay hội nghề nghiệp

+ Để đáp ứng yêu cầu điều tra của cơ quan pháp luật

- Khi người làm kế toán và người làm kiểm toán xác định là thông tin bảo

mật có thể được công bố thì cần chú ý:

+ Có phải tất cả thông tin sẽ công bố đều rõ ràng hoặc đã đượcchứng minh hay không; Khi có tình huống liên quan đến thực tếhoặc ý kiến chưa được chứng minh thì phải sử dụng khả năng xétđoán nghề nghiệp để xác định mức độ và hình thức công bố phùhợp;

+ Nên trao đổi thông tin với những bên có trách nhiệm đối với vấn

đề sẽ công bố;

+ Xét đoán xem liệu người làm kế toán và người làm kiểm toán cóphải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc trao đổi thông tin vànhững thông tin sẽ công bố không

Trong tất cả những trường hợp kể trên, người làm kế toán và người làmkiểm toán nên xem xét sự cần thiết phải xin ý kiến của Hội nghề nghiệp, chuyêngia hoặc chuyên gia tư vấn pháp luật

Trang 13

2.2.5.2 Vai trò của tính bảo mật trong kiểm toán

Các thông tin mà kiểm toán viên đưa ra trong các báo cáo kiểm toán cótrách nhiệm pháp lý cao, nên đòi hỏi những thông tin này phải tuyệt đối chínhxác và phải được giữ bí mật không được tiết lộ khi chưa có sự cho phép củanhững người có thẩm quyền Những thông tin này nếu bị lộ ra bên ngoài, sẽ rất

dễ bị kẻ xấu lợi dụng với những mục đích không tốt làm ảnh hưởng đến kháchhàng và mất uy tín của kiểm toán viên Vì vậy, yêu cầu về tính bảo mật cácthông tin của kiểm toán nhằm thực hiện tốt công tác kiểm toán, phục vụ chonhững lợi ích chính đáng, hợp pháp đối với những người sử dụng các báo cáokiểm toán

2.2.6 Tư cách nghề nghiệp

2.2.6.1 Khái niệm

Tư cách nghề nghiệp là một khái niệm dùng để chỉ các điều kiện cần phải

có của một người khi thực hiện công việc Bao gồm các điều kiện về năng lựcchuyên môn, về phẩm chất đạo đức và về kiến thức xã hội… để đảm bảo kiểmtoán viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình

Kiểm toán viên phải được đào tạo qua những trường lớp nhất định, bồidưỡng trình độ cần thiết theo quy định của kiểm toán Nhà nước cả mặt lý luận

và thực tế về các nghiệp vụ chuyên ngành tương xứng với tính chất, phạm vi vàmức độ phức tạp của nhiệm vụ kiểm toán được giao Kiểm toán viên phải traudồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm

uy tín nghề nghiệp Phải chủ động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với mọinhiệm vụ được giao, biết ứng xử phù hợp với sự đa dạng, phong phú của nhiệm

vụ cũng như các đối tượng kiểm toán

2.2.6.2 Vai trò của tư cách nghề nghiệp trong kiểm toán

Công việc kiểm toán đòi hỏi phải có trình độ cao, độ tin cậy lớn nên yêucầu về tư cách nghề nghiệp là rất quan trọng, vì kiểm toán viên đủ tư cách nghềnghiệp mới có thể mang lại chất lượng tốt nhất cho cuộc kiểm toán

Kiểm toán viên phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức trình độchuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đểđáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất

2.2.7 Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

2.2.7.1 Khái niệm

Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn việc tuân thủ các yêu cầu về chuyênmôn trong suốt quá trình thực hiện công việc Kiềm toán viên phải thực hiệncông việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quyđịnh trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Trang 14

được Việt Nam chấp nhận) cũng như các quy định pháp luật hiện hành Cácchuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫnthể thức áp dụng các nguyên tắc và tuân thủ cơ bản liên quan đến hoạt độngkiểm toán

Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trongquá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, phải luôn ý thức rằng có thể tồntại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính

Ví dụ: Khi nhận được bản giải trình của Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên khôngđược thừa nhận ngay các giải trình đó là đúng, mà phải tìm được những bằngchứng cần thiết chứng minh giải trình đó.

2.2.7.2 Vai trò của tuân thủ chuẩn mực chuyên môn trong kiểm toán

Yêu cầu quan trọng của công việc kiểm toán là phải có độ chính xác caonên việc tuân thủ chuẩn mực chuyên môn là điều rất cần thiết Việc tuân thủ cácchuẩn mực chuyên môn sẽ giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, nâng caochất lượng của cuộc kiểm toán, góp phần giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xãhội

Ngày đăng: 08/09/2014, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w