1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu ôn tập môn trang sức bề mặt

31 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 476,5 KB

Nội dung

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN TRANG SỨC BỀ MẶT 13 CÂU 1: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC LOẠI CHẤT PHỦ về : - nguồn gốc cấu tạo - ưu nhược điểm - về tính chất công nghệ - trình bày đánh giá dung môi - chúng có thể dùng phương pháp trang sức gì - khả năng biến tính của chúng để tăng cường tính chất Trả lời Các chất phủ dùng trong trang sức bao gồm: chất phủ dạng lỏng và ván trang sức - Chất phủ dạng lỏng + chất phủ có nguồn gốc tự nhiên: - nhựa cánh kiến - nhựa colophan - dầu thực vật - sơn ta và dầu bóng sơn ta - nhựa cao su + Chất phủ có nguồn gốc tổng hợp: - este của xenlulô - nhựa PE - nhựa epoxy - nhựa PU - nhựa PA - nhựa có nguồn gốc amin - nhựa silicôn - nhựa clovinyl - nhựa PF - Ván trang sức: - giấy tẩm keo - ván lạng gỗ - ván lạng tổng hợp - tấm trang sứ 1. Chất phủ dạng lỏng 1.1 nhựa cánh kiến a. Nguồn gốc cấu tạo Nhựa cánh kiến là sản phẩm của một loài rệp cánh kiến đỏ có tên khoa học kerrialaccaken thuộc họ cánh kiến đỏ lacciferdae thuộc bộ phụ có nhóm giả coocidae trong bộ cánh đều hemipterra qua quá trình gia công chế biến mà tạo thành b. Ưu nhược điểm - Tính chất + Độ bóng cao( do màng liên tục cứng chắc, trọng lượng phân tử nhỏ, có liên kết hydro phân cực) + Chịu nhiệt kém + Dễ bay hơi + Khô rất nhanh + Tính lưu động kém + Hàm lượng khô thấp 14 + Dung dịch rất loãng - Công nghệ Dùng phương pháp thủ công (quét) cho nên dụng cụ dùng có thể là chổi, bút quét, tăm bông Thao tác: - đánh phải nhanh - luôn quét dọc chiều vân thớ gỗ - độ sâu chấm sơn bằng 1/3 – 1/2 chiều dài lông bút - sau khi chấm phải miết quét mặt phẳng ngang thìquét từ trái sang phải, từ góc xa nhất đối với người thao tác - khi xoa trang sức phải đảm bảo không quá nhiều( đảm bảo độ ẩm ướt). Mỗi lần xoa được một lớp mỏng đợi khô mới được xoa tiếp lớp sau c. Dung môi và chất phụ trợ - Dung môi: nhựa cánh kiến hoà tan trong dung môi cồn với nồng độ lớn hơn 90 0 - Chất phụ trợ: dibutiflat, trikrifotfat và một số chất khác d. Phương pháp Đối với nhựa cánh kiến người ta thường dùng phương pháp thủ công( quét, xoa) e. Khả năng biến tính Biến tính vec ny cánh kiến gián tiếp từ nhựa sen lắc. nhựa sen lắc khi trang sức lên gỗ có màu vàng nâu muốn làm trắng nhựa sen lắc để tạo màng trong suốt không màu người ta đun nóng trong môi trường kiềm dung dịch tạo ra cho tác dụngvới clo sau đó trung hoà bằng muối axit 1.2 Nhựa colophan a. Nguồn gốc cấu tạo Nhựa colophan là một loại nhựa rắn dạng thuỷ tinh tạo ra từ nhựa thông của một số cây lá kim bằng phương pháp chiết suất. nhựa colophan là hỗn hợp của nhiều nhựa axit và nhựa tự nhiên, thứ sinh: C 20 H 30 O 2 b. Ưu nhược điểm - Tính chất: + màng giòn không bền khi chịu nhiệt độ + colophan dùng độc lập không tốt nhưng biến tính với một số chất khác rất tốt chúng tạo thành chất phủ có giá trị - Công nghệ Công nghệ biến tính colophan thường bằng các phương pháp: ester hoá colophan bằng glyxerin, chế biến colophan thành rêdinatcanx, gia nhiệt hỗn hợp anhydrit malêic, glyxêrin, colophan tạo thành nhựa malêic và cho hỗn hợp phênol, formaldehyde, colophan để tạo thành nhựa phênol fỏmaldehyde colophan c. Dung môi và chất phụ trợ - Dung môi: dung môi hoà tan nhựa colophan là rưọu, axêtôn, xăng, benzen - Chất phụ trợ: người ta thường cho thêm vào nhựa colophan nhựa cánh kiến, keo P-F d. Phương pháp trang sức 15 thường sử dung jphương pháp phun e. Khả năng biến tính - Tạo nhựa colophan bền vững với nước bằng cách ester hoábằng rượu sản phẩm tạo ra hoà tan tốt trong các dung dịch hydrocacbon thơm, dầu và không tan trong rượu - Biến tính colophan redinatcanxi để tạo thành chất phủ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn colophan( 120-17 0 c), trị số axit thấp hơn do đó làm cho màng sơn dính và tăng độ cứng của màng sơn - Biến tính thành nhựa malêic: có màu vàng nhạt dùng để chế tạo sơn trắng. Chất phủ naỳutác dụng với nitroxenlulo có tác dụng làm tăng độ bám dính và tăng độ cứng so với ester colophan. Chất này có độ nhớt thấp, chịu nước, chịu kiềm tốt - Biến tính colophan thành nhựaphênol formaldehyde colophan có màng sơn cứng, khô nhanh, bền, chịu nước, chịu axit tốt, chịu alkali, cách điện tốt, độ bóng cao 1.3 Dầu thực vật a. Nguồn gốc cấu tạo Dầu thực vật được tạo ra từ hạt của một số loài thực vật. Cấu tạo phân tử được tạo thành do ester glyxerin, hỗn hợp với các axit béo khác nhau( no và không no). Nếu là hỗn hợp của axit béo không no (có nối đôi, nối ba)thì tạo ra phản ứng oxi hoá, trùng hợp tạo ra màng sơn khô nhanh Dầu thực vật có ba loại : dầu khô, dầu bán khô, dầu không khô b. Ưu nhược điểm - Tính chất + Dầu khô: -chống ẩm tốt - tạo màng khô nhanh -Dẻo, chịu nước, ánh sáng axit và alkali. Nếu sử dụng đơn lẻ hoặc lượng sử dụng nhiều thì màng sơn mất bóng, dễ lão hoá và mất tính đàn hồi - Ở nhiệt độ thấp xảy ra hiên tượng trùng hợp không hoàn toàn do đó màng sơn không tốt + Dầu bán khô: - Khả năng kho của chất phủ rất khó - Màng sơn khó biến vàng, dùng để sản xuất sơn trắng c. Dung môi và chất phụ trợ - Dung môi: dung môi là chất hữư cơ - Chất phụ gia: là các loại dầu khô khác, chất phủ tổng hợp d. Phương pháp trang sức Dùng phương pháp phun với thiết bị phun bằng trọng lực, bằng hút chất lỏng, bằng không điều chỉnh khí nén và điều chỉnh khí nén e. Khả năng biến tính - Tinh luyện dầu bằng phương pháp gia nhiệt, phương pháp xử lí kiềm và pương pháp hấp thụ - làm nhựa alkylvà nhựa alkyl biến tính( nhựa alkyl tác dụng với phênol formaldehyde, nhựa epoxy, nhựa hữư cơ silic) để tạo sơn alkyl( alkyl, 16 dầu thông, xăng) có đặc tính chống chịu môi trường tốt, độ bóng cao đàn hồi tốt 1.4 Sơn ta và dầu bóng sơn a.Nguồn gốc cấu tạo Cây sơn thuộc giống Rhussuccedanea. ở Việt Nam thì nhựa sơn có 2 thành phần: thành phần tan trong cồn và thành phần không tan trong cồn. thành phần tan trong cồn là là hợp chất của phênol(laccol) chiếm 35-36%. Thành phần không hoà tan trong cồnlà nước, laccase(ezim) có khả năng ôxi hoá tạo thành laccol thành phần này chiếm 39-40% ngoài ra còn có axeetic: 0.27%, gluxit:21% và các thành phần khác. b.Ưu nhược điểm - Tính chất: + Thay đổi màu, khi đóng rắn tạo ra bề mặt óng ánh có màu đen nhánh, bóng. Sơn hay gây dị ứng lở sơn cho da, để lâu bị lắng xuống + Độ bám dính cao, chịu nhiệt độ, nước, chịu tất cả các axit, alkali, bền với môi trường bên ngoài + Độ bóng rất cao - Công nghệ: thủ công(quét), cơ giới( phun bằng khí nén) c.Dung môi và chất phụ trợ - Dung môi: là rượu - chất phụ gia: dầu trẩu, nhựa thông, colophan, sun phát sắt d. Phương pháp trang sức chủ yếu dùng phương pháp quét và phương pháp quang vì dùng phương phương pháp cơ giới không đạt hiệu quả bằng thủ công e. Khả năng biến tính Pha sơn với dầu trẩu và nhựa thông để tạo ra sơn cầm và sơn phủ hoàn Kim CÂU 2: TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP TRANG SỨC BỀ MẶT VẬT LIỆU GỖ? Trả lời: Các phương pháp trang sức bề mặt vật liệu gỗ bao gồm trang sức chất phủ lỏng, và trang sức tấm trang sức. A.Trang sức chất phủ lỏng 1. Phương pháp trang sức thủ công 1.1 phương pháp quét thủ công * Nguyên lý: Phương pháp quét thủ công là phương phápdùng chổi thấm sơn quÐt lên bề mặt đồ mộc hay chi tiết, hình thành lớp sơn đều đặn. * Đặc điểm của phương pháp: - Ưu điểm: + Công cụ dơn giản, thao tác tiện lợi. 17 + Không bị hoàn cảnh tự nhiên hạn chế. + Có thể trang sức ở nhưng chi tiết có hình dạng và phương pháp rất cao. + Đa số các loại chất phủ (lỏng) đều có thể áp dụng phương pháp nảy,trừ một vài loại sơn khô nhanh, tính lưu động kém. + Hao phí chất phủ ít. + Nâng cao được độ bám giữa màng sơn và bề mặt gỗdo khi quét có thể làm cho sơn thấm tốt lên bề mặt. - Nhược điểm: + Hiệu suất trang sức thấp. + Thời gian trang sức nhiều. + Cường độ lao động lớn. + Diều kiện vệ sinh kém. + Chất lượng trang sức phụ thuộc vào kỹ thuật, kinh nghiệm, thái độ của người thao tác. * Thiết bị: Thiết bị dùng cho phương pháp này rất đơn giản, chỉ sử dụng chổi để quét. Trên trhị trường hiện nay thường sử dụng các loại chổi: chổi dẹt, chổi tròn, chổi tấm, chổi lệch cổ, chổi bút lông cừu, bút hoa văn và chổi sơn ta. - Chổi lông dẹt hay còn gọi là chổi sơn dầu làm từ lông lợn dài thông qua lá thép cố định trên cán chổi. Quy cách chiều rộng của chổi: 1.27cm, 2.54cm, 7.62cm, 10.16cm. Lông chổi sơn dét có độ đàn hồi rất cao, thích hợp với việc quét các loại sơn có độ nhớt cao như sơn P-F, sơn dầu, sơn pha, sơn màu, sơn trong - Chổi bút được làm từ lông cừuvà nhiều ống trúc ghép thành, có thể từ 3-40 ống trúc, thường từ 8-16 ống. - Chổi lông cờu dạng tấm làm từ lông cừu và cán gỗ mỏng 4- 5mm, chúng được liên kếtnhờ những lá thép mỏng quy cách 2.54-12.7cm. Lông cừu mềm dẻo, có độ đàn hồi caothích hợp quet những màng trang sưc mỏng, chất phủ có độ nhớt thấp như dung dịch thuốc nhuộm, cánh kiến,sơn gốc nitro, sơn gốc urea, sơn acryric Thông thương đối với sơn có độ nhớt cao độ khô chầm dùng chổi dẹt để trang sức, các loại sản phẩm khác thì dùng chổi bút hoặc chổi dạng tấm để trang sức. 18 * Phương pháp này thường áp dụng để trang sức cho hầu hết cáckiểu hình dáng và quy cách kích thước khác nhau của các loại sản phâm. *Các loại chất phủ có thể sử dung phương pháp này để trang sức này rất đa dạng kể cả những loại chất phủ có độ nhớt cao. 1.2.Phương pháp xoa trang sức * Nguyên lý: Xoa trang sức là phương pháp dùng công cụ “tăm bông” thấm vecny trực tiếp xoa trên bề mặt sản phẩm, chi tiếtđể hình thành lớp sơn trên bề mặt. * Đặc điểm của phương pháp: -Ưu điểm: + Dụng cụ rất đơn giản. + Chất lương trang sức cao: Độ bóng cao giữ được lâu dài, chỉ hiện màu sắc hoa văn của gỗ. -Nhược điểm: + Phương pháp xoa là phương pháp thủ công không đơn giản. + Phạm vi sử dụng sơn hẹp,nó rất kén chọn gỗ nền. + Cường độ lao động thủ công tương đối nặng nhọc, hiệu suất trang sức tháp, muốn có màng trang sức dày phải xoa nhiều lần. * Thiết bị: Thiết bị rất đơn giản, có thể tự làm bằng cách dùng vải bọc bông lại. Vải làm tăm bông phải mịm, mềm, có độ đàn hồi, bên chắc, độ thấm tốt ngay khi bị tác động của sơn trang sức Các loại bông thường sử dụng như bông thường, bông thấm nước lông cừu, len cũ, sợi nilon, trong đó len cũ và sợi nilon là tốt nhất. Độ lớn nhỏ của tăm bông tuỳ thuộc vào diện tích trang sức, dựa trên nguyên tắc dễ sử dụng và cầm nắm phải thuận tiện, thường đường kính 3-5cm. * Chủng loại sản phẩm: nền gỗ có chất lượng tốt không khuyết tật,dùng cho các mặt hàng trung,cao cấp. * Các loại chất phủ dùng để trang sức bằng phương pháp này: các loại sơn kiểu bay hơi, tương đối loãng, hàm lượng chất khô thấp. 1.3. Phương pháp sảm miết. * Nguyên lý: Đây là phương pháp dung bay hoặc dao miết kèm cao miết (cao, dung dịch lấp lỗ, bột màu, thuốc nhuộm và sơn lấp lỗ) miết lên bề mặt sản phẩm bằng phương pháp thủ công. 19 Có hai phương pháp trang sức : cục bộ và toàn bộ. Với phương pháp trang sức cục bộ thì dùng cao miết đầy và làm bằng phẳng những khuyết tật cục bộ trên bề mặt như lỗ bị sâu mọt, lỗ đinh, vết nứt. Với phương pháp trang sức toàn bộ thì dùng dung dịch lấp lỗ,nhuộm màu và sơn điền đầy sảm miết lên toàn bộ bề mặt sản phẩm. * Đặc điểm của phương pháp: - Ưu điểm: + Công cụ đơn giản + Thích hợp với những loại gỗ nền có khuyết tật - Nhược điểm: +chất lượng trang sức không cao, phù hợp với trang sức lớp lót. + cường độ lao động cao, thao tác khó thực hành. * Thiết bị Có các loại: dao miết, bay ,dao miết sừng trâu,dao miết cao su Dao miết làm công cụ bằng sắt hai đàu là lưỡi dao một đầu dùng để cạo xiên, một đầu dùng để là bằng. Loại này dùng để sảm miết lỗ đinh, lõ mọt, khe kẽ, lỗ mộng, cạo bỏ những vết sơn Bay là loai dao bằng sắt tra cán gỗ quy cách kích thước từ 2.54cm, 5.08 cm cho đến 7.62 cm, 10.16 cm * Chủng loại sản phẩm sử dụng phương pháp này để trang sức: trang sức lớp lót đẻ tạo mặt phẳng cho những loại gỗ nền có nhiều khuyết tật, lỗ mạch lớn. Với phương pháp miết cục bộ dùng để miết phẳng các lỗ khe cục bộ trên bề mặt như lỗ đinh, mối mọt vết nứt Với phương pháp miết toàn bộ dùng dung dịch lớp lỗ và sơn điền đầy để miết sảm gỗ gỗ mạch vòng lỗ mạch thô. * Loại chất phủ Loại chất phủ sử dụng phương pháp này là các loại cao, dung dịch lấp lỗ, bột màu, thuốc nhuộm, sơn lấp lỗ. 2. Phương pháp trang sức cơ giới Đối với chất phủ lỏng,trong thực tế người ta áp dụng các phương pháp: - Phương pháp phun bằng khí nén - Phương pháp phun cao áp - Phương pháp phun thuỷ lực - Phương pháp phun tĩnh điện - Phương pháp rót trang sức - Phương pháp nhúng - Phương pháp tiếp xúc - Phương pháp mạ 20 2.1 Phương pháp phun bằng khí nén * Nguyên lí Để đưa véc ny ở dạng lỏng có độ nhớt nhất định lên bề mặt sản phẩm ngưòi ta dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa bên trong thùng chứa véc ny và bên ngoìa mà véc ny được bắn ra dưới dạng sương mù * Đặc điểm của phương pháp Ưu điểm: - phương pháp này có thể phun hầy hết các loại sơn ngay cả loại sơn khô nhanh. - cóthẻ phun chi tiết cụm chi tiết hoặc cả sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh - Chất lượng phun rất cao ngay cả bề mặt gỗ nền có vết nứt, lỗ sâu mọt chỗ lồi lõm không đều cũng thu được màng sơn như ý mà độ dày lại đồng đều - Khi sử dụng phương phá này để trang sức trong cùng một mặt phẳng thì có thể thay đổi màu sắc từ nhạt đến đậm - Có hiệu quả cao khi phun bề mặt có diện tích lớn - Năng suất cao 100-200m 2 /h/người bằng 8 đến 10 lần thủ công - được sử dụng rộng rãi để phun cho nhiều lĩnh vực, sử dụng các hình thức xí nghiệp đặc biệt là tư nhân - Dễ áp dụng cơ giới hoá tự động hoá Nhược điểm - Tốn chất phủ, tỷ lệ lợi dụng thấp chỉ đạt 50-60% - Không thích hợp các loại sản phẩm thanh xà. - Bụi sơn phát tán vào không khí gây ô nhiễm môi trường, dễ gây hoả hoạn cháy nổ cho nên phải sử dụng hệ thống chuyên dùng để loại trừ * Thiết bị Súng phun nhằm tạo ra lớp bụi bằng véc ni có kích thước bé, có tốc độ và nồng độ không đổi bắn lên bề mặt phôi liệu Có các loại súng phun: - Súng phun hút chất lỏng - Súng phun trọng lực - Súng phun không điều chỉnh dòng khí - Súng phun điều chỉnh cả không khí và dòng véc ni + Súng phun hút chất lỏng rất phổ biến trong trang sức ô tô, đồ mộc, kim loại, có thể phun được các chất phủ như sơn màu, véc ny , sơn dầu. Thùng đựng sơn có dung tích khoảng 1-4 lít. Phù hợp với các loại sản phẩm đặt thẳng đứng, nằm ngang, đường viền. Loại súng này có trọng lượng nhẹ cân bằng tốt, cầm nắm thoải mái thuận lợi cho thao tác. 21 + Súng phun trọng lực loại súng này có cốc chứa chất phủ đặt ở phía trên súng. Do đó nó có trọng lượng lớn thao tác khó hơn. loại súng này phù hợp trong trang sức các sản phẩm có kích thước nhỏ mà có bề mặt nằm ngang + Súng phun không điều chỉnh khí là loại súng phun không có các van điều chỉnh khí. Không khí từ máy nén khí được thổi trực tiếp qua súng phun do đó không bị chặn lại ở đầu phun hệ thống cung cấp khí là máy nén khí nhỏ không có bình nén không khí hoặc không có hệ thống điều chỉnh áp suất. Do đó khó có thể điều chỉnh chính xác lượng véc ny, lượng véc ny ra nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào việc bóp cò súng mạnh hay yếu. Các loại sung này ít được sử dụng trong công nghiệp. + Súng phun điều chỉnh cả dòng không khí và véc ny đây là loại súng có thể điều chỉnh tắt hoặc mở cả dòng khí nén và véc ny cùng một lúc. Để véc ny bắn ra dưới dạng sương mù thì đầu vòi phun của súng được cấu tạo bởi 2 ống lồng vào nhau, ốn phía trong là ống dãn véc ny, khoảng trống giữa 2 ống dẫn khí nén tốc độ dòng khí thích hợp từ 3-5 m/s. Các hạt véc ny bắn ra dưới dạng sương mù có kích thước từ 5- 10µm. Hình dạng của dòng khí ra khỏi đầu vòi phun là dạng phễu, tiết diện của nó có thể là hình tròn, hình elíp đứng, hìh elíp nằm là tuỳ thuộc vào góc hợp giữa hai lỗ của vòi phun so với phương nằm ngang (nếu góc đó bằng 45 0 thì là hình tròn, 0 0 thì là hình elip đứng, 90 0 thì là elíp nằm ), Để tạo ra sương mù thì ở đầu vòi phun chế tạp buồng rối. Để lựa chọn đầu vòi phun phải căn cứ vào đầu của véc ny - Máy nén khí Máy nén khí có tác dụng sản sinh ra không khí nén cung cấp cho súng phun. Trong công nghệ phun sơn thường sử dung jloại máy nén khí nhỏ khứ hồi. Có hai loại máy nén khí đó là loại pittong và loại rô to trong đó loại pittong được sử dụng nhiều hơn. Máy nén khí loại pittong cỡ nhỏ có tham số kĩ thuật là: dung tích bình chứa 24 lít, lưu lượng khí là 7.5 cfm, áp suất 125 psi công suất động cơ 1.5 hp, điện áp 140vac; cỡ lớn có dung tích bình chứa là 150l, lưu lượng 14 cfm, áp suất làm việc là 150psi, công suất động cơ là 3hp, điền áp 240vac Phương pháp này duy trì và tạo ra một dòng khí tại vòi phun có áp suất, lưu lượng và nồng độ nhất định: P max =10-12at. P lv =4-6at, lưu lượng cho một súng phunlà 6-14m 3 /s - Bộ phận phân ly dòng khí có tác dụng làm sạch khí nén. Nguyên lý làm việc của bộ phần này sử dụng than hoát tính để hấp thụ dầu và nước. - Thùng chứa vecny được gắn trực tiếp trên các súng phun hoặc tập trung trong thùng trung tâm. Thùng chứa vecny được khuấy trộn liên tục, có khả năng điều chỉnh áp và gia nhiệt để thuận tiện cho quá trình phun. 22 [...]... chất phủ và bề mặt trang sức tích điện khác nhau để trang sức lên bề mặt sản phẩm 27 Trong thực tế người ta dùng súng phun kim loại làm cực âm (nó được nối với nguồn điện cao áp một chiều của máy phát điện) và bề mắt sản phẩm được trang sức được nối đất gần kề súng phun làm cực dương (bề mặt sản phẩm được nối đất thông qua hệ thống vận chuyển gỗ) Trong khoang giữa súng phun và bề mắt trang sức tồn tại... nhanh 2 Công nghệ dán phủ tấm melamin cốt giấy - Chuẩn bị tấm trang sức và ván nền + Xử lí và điều chỉnh chất lượng + Đánh nhẵn mặt sau tấm trang sức + Bảo vệ bề mặt tấm trang sức - Keo dán và vật liệu hoãn xung 34 + Keo dán là keo U-F hặc PVAc hoặc các loại keo có kkết cấu dạng butadien + Vật liệu hoãn xung: để giảm biến dạng của vật liệu tấm trang sức - Công nghệ dán ép: chọn keo và xác định công nghệ... lượng trang sức lớn, con lăn trang sức bị mài mòn nhiều) Các loại máy con lăn trang sức trên có thể lắp đặt máy lật ván để lăn tiếp mặt thứ hai * Chủng loại sản phẩm Phương pháp này chỉ có thể trang sức những sản phẩm dạng tấm phẳng, những chi tiết phức tạp hoặc những sản phẩm hoàn chỉnh không thể áp dụng được Ngoài ra nó còn phù hợp để trang sức điền đầy lấp lỗ cũng có hiệu quả rất tốt song trang sức. .. kiện được trang sức do băng tải đưa đến ở phía dưới màng chất phủ, bề mặt nó liền được phủ một lớp màng chất phủ do rót tạo ra * Đặc điểm -Ưu điểm : + Hiệu suất trang sức cao + Tổn thất chất phủ ít Bởi vì nó không có bụi chất phủ trong không trung, chất phủ rót ngoài mặt trang sức được tuần hoàn dùng lại So với phương pháp phun sơn có thể tiết kiệm nguyên liệu từ 30 - 40% + Chất lượng trang sức tốt Điều... những sản phẩm có diện tích lớn +Có tỷ lệ lợi dụng chất phủ cao, không bị hạn chế đối với bề mặt trang sức. Vì trong bụi sơn không lẫn tạp không khí nên chất phủ dễ dàng đến được bề mặt trang sức, do đó hao tổn chất phủ chỉ khoảng 10% + Có thể phun chất phu cóđộ nhớt cao (100giây), thậm trí phun được cả hồ nhão - Nhược điểm: khi thao tác không điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng lương sơn và biên độ phun mà... thuần khiết của chất phủ ổn định 2.7 Phương pháp tiếp xúc (trang sức con lăn) * Nguyên lý dùng những con lăn đã được phủ vecny lên bề mặt phôi liệu để tạo ra màng vecny * Đặc điểm: - Ưu điểm: + Hiệu suất trang sức cao, có thể trang sức cùng một lúc mốt hoặc hai mắt của sản phẩm + Chất phủ tổn hoa rất ít, không có bụi sơn trong không khí hiệu suất trang trí sấp xỉ 100% + Có thể sử dụng những chất phủ có... định lượng của giấy nguyên liệu , hàm lượng keo pjhỉa bằng nhau và lượng keo tráng ở hai mặt ván nền cũng bằng nhau +Dán ép thường dùng áp 1 tầng - Trang sức mặt ván để nâng cao hiệu quả trang sức và độ bền lớp mặt trang sức 4.2 Dán ván lạng tổng hợp dạng cuộn Có 2 loại: dạng cuộn keo U-F biến tính, keo polyester - Với ván lạng tổng hợp cuộn keo U-F biến tính có thể dùng công nghệ ép phẳng hoặc ép trục... thường dùng công nghệ dán ép trục 5 Dán cạnh ván trang sức 5.1 Vật liệu và keo dán cạnh - Vật liệu: phảihoạ tiết và phương pháp trang sức như vật liệu dán mặt, có thể lợi dụng keo dán bình thường và thiết bị có hiệu suất cao, có độ bền và khả năng co rút - Keo dán gồm 3 loại keo nhiệt dẻo, keo dạng sữa và keo đa tụ, trong đó keo nhiệt dẻo được ứng dụng rộng rãi nhất 5.2 Dán cạnh ván trang sức - Dán cạnh... phải bắt màu nền và không thay đổi khi nén - Công nghệ Giấy gốc và keo được đem đi kiểm tra sau đó đem vào tẩm keo cho giấy gốc qua công đoạn sấy đến công đoạn cuối cùng là làm lạnh và đóng gói Trong giấy tẩm keo thì có thêm giấy lớp mặt và giấy lớp đáy để tăng hiệu quả trang sức Giấy lớp mặt nâng coa cường độ lớp mặt, giấy lớp đáy dùng khi bề mặt tương đối khô c Phương pháp trnag sức 41 Người ta dùng... phẩm có cấu hình phức tạp B Công nghệ trang sức tấm trang sức 1 Công nghệ trang sức ván lạng gỗ 1.1 Quy trình công nghệ - Tráng keo và tổ hợp xếp ván + Tráng keo phỉa tuân theo nguyên tắc đối xứng tức là ván lạng dán cả ở hai phía lớp trung tâm đối xứng mặt cắt của ván nền phải cùng một loại gỗ, cùng chiều dày, cùng độ ẩm và cùng chiều thớ, chiều thớ của ván lạng phải vuông góc với chiều thớ của ván . pháp trang sức bề mặt vật liệu gỗ bao gồm trang sức chất phủ lỏng, và trang sức tấm trang sức. A .Trang sức chất phủ lỏng 1. Phương pháp trang sức thủ công 1.1 phương pháp quét thủ công *. TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN TRANG SỨC BỀ MẶT 13 CÂU 1: TRÌNH BÀY VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC LOẠI CHẤT PHỦ về : - nguồn gốc cấu tạo - ưu nhược điểm - về tính chất công nghệ - trình bày đánh. nhau của dòng chất phủ và bề mặt trang sức tích điện khác nhau để trang sức lên bề mặt sản phẩm. 27 Nguyên lý phương pháp phun tĩnh điện Trong đó: 1- Phôi liệu trang sức; 2- súng phun véc ny;

Ngày đăng: 06/09/2014, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w