Ngày soạn …………… Ngày giảng…………… BÀI 1 MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CUA EM 1. Mục tiêu và hoạt động: - HS biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… của GV và HS nhà trường. - Giao dục HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó. 2. Quy mô hoạt động: - Tổ chức theo quy mô lớp. 3. Tài liệu và phương tiện - Tư liệu truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển: -Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các GV và HS nhà trường như: những HS đạt giải nhì, HS giỏi, GV tổng phụ trách đội giỏi các cấp 4. Các bước tiến hành. Bước 1: Chuẩn bị -Trước 1 – 2 tuần, GV chuẩn bị đầy đủ các tư liệu về truyền thống nhà trường qua từng giai đoạn phát triển (như: giảng dạy và học tập của các thế hệ giáo viên và HS nhà trường; các danh hiệu GV dạy giỏi, GV tổng phụ trách giỏi các cấp. - GV hướng dấn các thuyết minh viên chuẩn bị đọc, giới thiệu thành tích, truyền thống của trường. Bước 2: HS ham quan tìm hiểu về truyền thống của nhà trường. - GV đưa HS tham quan phòng truyền thống và giới thiệu: + tên trường ý nghĩa của cái tên đó. +Trường được thành lập ngày, tháng, năm nào? HS thứ tự trả lời. Bước 3: Nhận xét - đánh giá - GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi? - Chúng ta vùa tham quan các phòng truyền thống của trường, các em có thấy tự hào không? Vì sao? 1 - Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HScủa trường? - GV kết luận: Cô mong mỗi người trong chúng ta cố gắng học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường để góp thêm những thành tích quý báu vào trang sổ truyền thống của nhà trường. Chúc các em thành công. ************************************** Ngày soạn……… Ngày giảng…………. BÀI 2 TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU” 1. Mục tiêu hoạt động. - Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp. - HS hiểu, giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của HS, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường. 2. Quy mô hoạt động. Tổ chức theo quy mô lớp. 3. Tài liệu và phương tiện. - Kịch bản “Cái bàn biết đau” - Nội quy nhà trường. 4. Các bước tiến hành. Bước 1: chuẩn bị - Trước một tuần, mỗi đội thi được nhận kịch bản, tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”. GV cho HS đọc phân vai nhiều lần. Các đội tiến hành tập để trình diễn tiểu phẩm trong giờ sinh hoạt tuần tới. - Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. Bước 2: HS tập diễn - Các tổ chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn là các nhân vật trong tiểu phẩm. - HS tiến hành tập diễn Trước một ngày, các tổ chọn một nhóm chính thức thay mặt tổ trình diễn tiểu phẩm trước lớp. Bước 3: trình diễn tiểu phẩm - GV khuyến khích các nhóm tiểu phẩm khi trình diễn cố gắng: nói rõ ràng, kết hợp được cử chỉ, điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với nhân vật. - Các tổ tiến hành trình diễn tiểu phẩm. Bước 4: nhận xét, đánh giá - HS chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mình thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật mình thích nhất? mình thích điều gì ở bạn? 2 - GV tổng kết, khen ngợi cả lớp đã tham gia tập luyện tiểu phẩm. Khen ngợi các nhóm đại diện đã trình diễn thành công, thể hiện tốt vai diễn của mình. ************************************** Ngày soạn……… Ngày giảng…………. BÀI 3 VUI TRUNG THU 1. Tiêu đề hoạt động - HS hiểu: trung thu là ngày tết của trẻ em. - HS được vui vẻ tham gia rước đèn trung thu ở lớp, ở trường. 2. Quy mô hoạt động Có tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Hình ảnh về trung thu - Các loại đèn ông sao, đèn lồng, mặt lạ, vương miện, để tham gia rước đèn trung thu; - Hoa quả, bánh kẹo. 4. Các bước tiến hành Bước 1: chuẩn bị: Trước một tuần, giáo viên giới thiệu: theo truyền thống, hàng năm, cứ vào ngày rằm tháng tám là ngày tết trung thu. Tết trung thu là một ngày hội tưng bừng của trẻ em. Người lớn làm, hoặc mua cho trẻ em đèn lồng, ông sao. Bước 2: vui trung thu: - HS tập hợp và xếp thành hàng đôi. GV dẫn HS rước đèn đi vòng quanh khu trường học cùng với HS trong khối - Sau khi rước đèn, GV cùng HS cả lớp bầy mâm cỗ - Cả lớp cùng chiêm ngưỡng mâm cỗ trung thu và vỗ tay hát - GV hướng dẫn HS cùng phá cỗ. 5. Tư liệu tham khảo (SGK trang 21). ********************************* Ngày soạn:…………………… Ngày giảng:………………… BÀI 4 TIỂU PHẨM “PHẠT VI CẢNH” 1. Mục tiêu hoạt động 3 - Thông qua tiểu phẩm “Phạt vi cảnh”, HS hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia giao thông. - Giáo dục HS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện. 2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp. 3. Tài liệu và phương tiện - Kịch bản “Phạt vi cảnh” - Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ. 4. Các bước tiến hành Bước 1: chuẩn bị trước một tuần - Mỗi tổ nhận kịch bản, tiểu phẩm. Các tổ tiến hành phân vai, đọc tiểu phẩm. Bước 2: HS thi đọc và tìm hiểu nội dung tiểu phẩm - GV cung cấp kịch bản - Các tổ chia nhóm - Thi đọc trước lớp - GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung a. Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dừng xe? b. Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát? c. Theo em, nếu tai nạn giao thông không xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì? Bước 3: Nhận xét đánh giá - GV khen ngợi cả lớp có ý thức luyện đọc, phân vai. Cô mong các em hãy tự giác và có thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 5. Tư liệu tham khảo (SGK – trang 25, 26). 4 . tết của trẻ em. - HS được vui vẻ tham gia rước đèn trung thu ở lớp, ở trường. 2. Quy mô hoạt động Có tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Hình ảnh về. xét đánh giá - GV khen ngợi cả lớp có ý thức luyện đọc, phân vai. Cô mong các em hãy tự giác và có thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 5. Tư liệu tham khảo (SGK – trang 25 , 26 ). 4 . Ngày giảng…………. BÀI 2 TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU” 1. Mục tiêu hoạt động. - Thông qua tiểu phẩm “Cái bàn biết đau”, giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp. - HS hiểu,