Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…),
Trang 1Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định
nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh Một số nước, nợcông còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani…),
nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia…)
- Tại Việt Nam , theo luật quản lý nợ công được ban hành ngày 29/6/2009 và
có hiệu lực từ ngày 01/01/2010: “Nợ công bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chínhphủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương”
Cũng theo luật này:
Nợ chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặccác khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quyđịnh của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chứctài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) kýkết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành
- Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ(trong cũng như ngoài nước), hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài đượcchính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công Trước nay mọi người thường chỉ nghĩđến nợ Chính phủ khi nói đến tổng nợ công Khi Chính phủ phát hành 1 tỷ đô-la tráiphiếu ở nước ngoài, ai cũng biết nó được tính vào tổng nợ công nhưng khi đọc tin
Trang 2Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
một doanh nghiệp thu xếp ký kết một khoản vay 2 tỷ đô-la với một ngân hàng nướcngoài nào đó, có sự bảo lãnh của Chính phủ, có thể có người vẫn nghĩ đó là nợdoanh nghiệp, không phải nợ công
- Ngoài ra cần chú ý thêm khái niệm “nợ nước ngoài của quốc gia”, là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác vay theo phương thức tự vay, tự trả (Luật quản lý nợ công năm 2009) Vốn vay từ ADB hay WB đương nhiên là nợ nước ngoài rồi nhưng một
doanh nghiệp vay từ đối tác nước ngoài vài trăm triệu đô-la, chẳng hạn, dù có haykhông có bảo lãnh của chính phủ, thì khoản tiền đó vẫn phải tính vào tổng nợ nướcngoài của quốc gia
- Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chínhphủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoàinước) để trang trải thâm hụt ngân sách Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc vàlãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp Vì vậy, suy cho cùng
nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ nàyhay thế hệ khác Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chínhphủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách Nợ chính phủ thể
hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế)
Trang 3Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
- Nợ công theo định nghĩa của WB và IMF là rộng hơn so với nợ nhà nước.Các tổ chức quốc tế hiện nay khuyến khích các nước tính toán và theo dõi nợ công,chứ không chỉ nợ nhà nước Vì nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triểntrong đó có Việt Nam, có khu vực quốc doanh lớn Về nguyên tắc luật pháp, trongtrường hợp quốc doanh hay tư doanh đã được chấp nhận là công ty trách nhiệm hữuhạn, thì khi phá sản, người chủ sở hữu không chịu trách nhiệm gì về nợ nần của cáccông ty này ngoài tài sản đã góp Thực tế khác hẳn Thứ nhất, nhiều công ty quốcdoanh không phải là công ty trách nhiệm hữu hạn Thứ hai, dù là công ty tráchnhiệm hữu hạn, về mặt chính trị, nhà nước không thể thoái thác trách nhiệm nợ
- Số liệu nợ mà Bộ Tài chính Việt Nam phổ biến hiện nay là nợ nhà nước chứkhông phải là nợ công Nợ công chắc sẽ lớn hơn nhiều
Trang 4Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
Bảng 1: Nợ nhà nước năm 2009
- Bảng nợ nhà nước cho thấy nợ của các nước năm 2009 (bảng 1) Bảng nàycho thấy nợ của Việt Nam cao hơn tỷ lệ đưa ra, sự khác biệt có thể là phương pháptính, nhưng con số Việt Nam đưa ra thì khá thấp (xem biểu đồ 1) Năm 2007, nợ củaNhà nước là 33,8% GDP, nhưng nợ nước ngoài (chủ yếu là nợ nhà nước) theo IMF
đã là 43,3% GDP và nếu cộng thêm hơn 7% nợ của Chính phủ do phát hành tráiphiếu thì tổng số nợ đã lên 50% vào năm 2007 Như vậy con số của CIA tính ở mức52% cho năm 2009 có thể vẫn là thấp so với thực tế
- Tuy nhiên, có thể nói cách tính của Việt Nam về nợ của chính phủ cũng chưaphản ánh một phần quan trọng khác: đó là nợ phải trả trong tương lai khi công chức
về hưu Phần này có thể rất lớn, thí dụ như ở Singapore nó lên tới 50% GDP Theo
Trang 5Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
nguyên tắc tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗi khi một công chức nhận lương,
họ phải đóng vào quỹ về hưu, còn một phần khác, có thể bằng hoặc gấp đôi, chínhphủ phải đóng vào quỹ này Nhiều nước, không thiết lập ra quỹ này, mà đem chi hết,như thế nhà nước hàng năm cứ lấy tiền ngân sách ra chi trả và quên đi cái quỹ kia.Nguyên tắc là phải tính và cái quỹ đó chính là nợ của nhà nước với công chức (baogồm công chức, giáo viên và nhân viên y tế trong khu vực công, quân đội, cảnh sát,
và có thể cả những người làm việc cho doanh nghiệp nhà nước) Phần nhà nướcđóng góp đáng lẽ phải có (dù không đóng) vẫn phải tính vào chi tiêu Trong trườnghợp dựa vào hợp đồng đã ký về hưu trí, nếu đóng góp không đủ để chi trả trongtương lai thì phải tính vào nợ
- Các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,Philippines và Thái Lan Trong các nước châu Á thì Singapore đã ghi theo đúngchuẩn mực và vì thế tỷ lệ nợ của họ rất cao, xếp hàng thứ 6 thế giới (xem bảng 1)
- Hầu hết các nước phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật và các nướctrong khối Liên hiệp châu Âu (EU) đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệpquốc Ở EU, việc tính này đã thành luật Đó là lý do các nước này đều có tỷ lệ nợtrên GDP cao hơn 50% nhiều Tỷ lệ trên 100% đối với các nước này là bắt đầu vượtngưỡng an toàn Còn đối với các nước đang phát triển, khi không tính nợ hưu trí thì
có lẽ là 50% (tất nhiên là tùy từng nước, tùy theo nước đó có chính sách hưu trí chocông chức không và tỷ lệ nằm trong diện công chức lớn như thế nào) Ở các nướcphát triển, tỷ lệ nợ công có thể bằng hoặc gần bằng với tỷ lệ nợ nhà nước vì khu vựcquốc doanh không đáng kể, và do đó họ vẫn chỉ tập trung vào nợ nhà nước
- Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi
là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của mộtquốc gia, đánh giá mức an toàn của nợ công Mức độ an toàn được thể hiện qua việc
Trang 6Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó Để bảođảm an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay
- Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế;không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại Mức
độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tếthông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Chẳng hạn, Hoa Kỳ có tỉ lệ nợ bằng 96%GDP, nhưng vẫn được xem là ở ngưỡng an toàn bởi năng suất lao động cao nhất thếgiới là cơ sở đảm bảo bền vững cho việc trả nợ Nhật Bản có số nợ tương đương với
200 % GDP vẫn được coi là ở ngưỡng an toàn Trong khi đó, nhiều nước có tỷ lệ nợtrên GDP thấp hơn rất nhiều nhưng đã rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ như:Venezuela năm 1981 tỷ lệ đó là 15% GDP, tương tự với Thái Lan năm 1996; trườnghợp Argentina năm 2001 là 45% GDP; Ukraina năm 2007 chỉ với 13 % GDP vàRumani là 20% GDP Mới đây là trường hợp của Hy Lạp với tỷ lệ nợ lên đến 113,5
% GDP, Ireland ước khoảng 98,5 % GDP Chính vì vậy, để xác định, đánh giá đúngđắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, màcần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉtiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ và chất lượng tăngtrưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí
Trang 7Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãisuất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bềnvững nợ công
Theo Modigliani (1961) thì nợ quốc gia tác động trực tiếp làm tăng lãi suấttrong dài hạn, ảnh hưởng tới động cơ đầu tư của khu vực tư nhân cũng như động cơtiết kiệm của người tiêu dùng Cụ thể khi lãi suất trái phiếu tăng, thay vì sở hữu cổphiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ).Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợchính phủ dẫn đến giảm tiêu dùng, trong khi đó các doanh nghiệp lại hạn chế đầu tư.Mặt khác, theo Modigliani những ảnh hưởng lên dòng vốn thuộc khu vực tư sẽ làmgiảm thu nhập thực của các thế hệ trong tương lai, đồng nghĩa với việc tạo gánhnặng cho các thế hệ sau này
“Nợ công và tăng trưởng kinh tế toàn cầu” (của Manmohan S Kumar và
Jae-joon Woo) – (IMF Working paper - Public Debt and Growth, Manmohan S Kumar and Jaejoon Woo 07-2010): Sự gia tăng nhanh chóng trong nợ công ở những quốc
gia phát triển là một bằng chứng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàncầu Mức độ nợ công lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy vốn, năng lực sảnxuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãi suấtdài hạn cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát cao… Nếu tăngtrưởng kinh tế bị tác động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ.Điều này làm gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằmgiảm các khoản nợ xuống mức bền vững hơn
Cụ thể: bình quân, một sự gia tăng 10 điểm% trong tỷ lệ nợ/GDP đầu kỳ đi
kèm với một sự sụt giảm trong tăng trưởng GDP thực / người hàng năm:
Trang 8Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
+ Khoảng 0.2 điểm % mỗi năm đối với nhóm nước tiên tiến.
+ Khoảng 0.15 điểm % mỗi năm đối với nhóm nước mới nổi.
Hội chứng lần này thì khác (This Time Is Different: Eight Centuries of cial Folly Carmen M Reinhart & Kenneth S Rogoff, Princeton University Press,2009)
Finan-+ Nợ ngắn hạn: Khi mức nợ quốc gia đang ở mức cao, chính phủ lại có xuhướng vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho những dự án dài hạn, làm gia tăng rủi ro vỡnợ
+ Nợ tiềm ẩn: Việc các chính phủ bảo lãnh thường xuyên khoản nợ và xemnhư là nợ của các cơ quan chính phủ, có thể gánh chịu một rủi ro rất lớn
Công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia
Mỹ (NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả:
+ Nợ công - tăng trưởng kinh tế: quan hệ yếu
+ Ngưỡng nợ 90% GDP, Tăng trưởng trung bình giảm 4%: khi tỷ lệ nợ/GDPvượt ngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4%trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó
+ Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hàngnăm khoảng 2%
Hội thảo "Tác động nợ công đối với nền kinh tế toàn cầu" – Đại học kinh tế,11/2010): nợ công gia tăng sẽ làm tăng lãi suất dài hạn của nền kinh tế và sự bất ổntrong chính sách tiền tệ Sự gia tăng trong tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 82 - 90% sẽlàm cho tiết kiệm của khu vực tư nhân không tồn tại Tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 45
- 68% sẽ làm cho đầu tư công bị cắt giảm và nếu vượt trên mức 100% thì năng suấtcủa nền kinh tế suy giảm trầm trọng
Trang 9Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
Thâm hụt ngân sách, nợ công và lãi suất trái phiếu chính phủ (Emaluele dacci và Manmohan S Kumar): Tác động ngược của cán cân ngân sách lên lãi suất:Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm, tăng tổng cầu Từ đó, tăng cung nợ Chínhphủ dẫn đến lãi suất trái phiếu tăng Cụ thể:
Bal-+ 1% của sự gia tăng thâm hụt tài khóa làm cho lãi suất đáo hạn của tráiphiếu dài hạn CP tăng 17 điểm cơ bản
+ Một sự thâm hụt ban đầu hơn 2%GDP nâng tác động lên LS trái phiếuthêm khoảng 14 điểm cơ bản cho mỗi %GDP thâm hụt
Trang 10Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I. Theo bản đồ nợ của The Economist, p; số nợ chi tiết của Việt Nam là
50.716.438.356 USD (50,7 tỷ USD), chiếm 51,7% GDP Điều này có nghĩa là với dân số 87,6 triệu, mỗi người Việt Nam gánh 578,65 USD nợ công
II. Cũng theo thống kê này, kể từ năm 2001 đến nay, số nợ trên đầu người của Việt Nam ngày càng tăng Hồi 2001, tỷ lệ nợ công trên GDP tương đương 26,6% và nợ công đầu người chỉ là 106 USD
III. Dự báo cho năm 2011 khả quan hơn khi mặc dù nợ công tăng thêm gần 6 tỷ USD,
nhưng tỷ lệ so với GDP giảm xuống còn 50,9% Tuy nhiên, vào lúc đó, nợ công đầungười là 638 USD
- Cơ cấu nợ công tính đến cuối năm 2009 gồm: nợ Chính phủ chiếm 79,3%; nợđược Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng3,1% Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó 85% là ODA); nợ
Trang 11Đề tài: Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực hiện: nhóm 4
trong nước chiếm 40% Xét về thời hạn, nợ trung và dài hạn chiếm 97%; nợ ngắnhạn (tín phiếu kho bạc) chỉ chiếm 3% trong tổng số dư nợ Chính phủ
- Một khối lượng vốn lớn được huy động bổ sung cho đầu tư phát triển, cânđối ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh Tổng trị giá vốnvay trong và ngoài nước giai đoạn 2001 - 2009 chiếm khoảng 26% tổng số vốn đầu
tư toàn xã hội hàng năm, riêng vốn vay của Chính phủ chiếm khoảng 17% Cùng vớicác nguồn lực khác, vốn vay đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triểnkinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong 10 năm qua Riêng trongnăm 2009, tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết cho nước ta đạt khoảng47,4 tỷ USD, đã đàm phán và ký kết các Hiệp định vay ODA và vay ưu đãi với tổnggiá trị 37,5 tỷ USD và đã được giải ngân 19,5 tỷ USD, chiếm 52% so với tổng sốvốn ODA đã ký vay Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triểnkinh tế - xã hội Đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội
- Mức độ nợ công lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích luỹ vốn, năng lựcsản xuất và làm giảm tăng trưởng kinh tế Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãisuất dài hạn cao hơn, hệ thống thuế trong tương lai bị méo mó, lạm phát cao… Nếutăng trưởng kinh tế bị tác động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nêntồi tệ Điều này làm gia tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khoánhằm giảm các khoản nợ xuống mức bền vững hơn
- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, về cơ cấu tổng thu của Việt Nam, thu từdầu thô liên tục ở mức cao (trên 20%), thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu trên 20%, cáckhoản thu trong nước trên 50% Nhưng đáng chú ý là thu từ việc bán đất đai khá cao(khoảng 8%) Có thể thấy các khoản thu này là không bền vững
Bảng 3: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011