Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Trang 1Lời nói đầu.
Tạo việc làm cho người lao động luôn là một vấn đề hết sức cấp bách,được các cấp chính quyền quan tâm rất nhiều Có rất nhiều chương trình hỗtrợ tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm, số người có việc làmngày một tăng lên tương ứng với nó là tỷ lệ thất nghiệp giảm Mỗi địa phươngkhác nhau có những đặc điểm khác nhau ảnh hưởng đến tạo việc làm chongười lao động Do đó, khi nghiên cứu địa phương nào đó cần căn cứ vào tìnhhình cụ thể ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động để đưa ra biệnpháp và hiệu quả phù hợp
Huyện Trực Ninh nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung đã và đang đẩymạnh chương trình XĐGN và tạo việc làm, chương trình tạo thêm được nhiềuchỗ làm việc mới và giảm đáng kể hộ nghèo Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫncòn cao, thời gian làm việc ở nông thôn thấp, công tác XĐGN và tạo việc làmchưa được kiểm soát chặt chẽ
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ở Phòng Nội vụ Laođộng TBXH, với chuyên ngành theo học là kinh tế lao động em đã chọn đề
tài: “Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Định” Qua đây em cũng xin đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về vấn đề
tạo việc làm cho người lao động để nâng cao hiệu quả tạo việc làm ở huyệnTrực Ninh
Chuyên đề gồm 3 phần:
+ Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.
+ Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định
+ Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về tạo việc làm cho người lao động ở
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Trang 2Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xãhội Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ
có điều kiện để sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất và tinhthần cho xã hội Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất làquá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việclàm
1 Khái niệm việc làm và phân loại việc làm.
a) Việc làm
Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động vànhững điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sứclao động đó
Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phíban đầu (C) như máy móc, nhà xưởng, vật liệu… và chi phí về sức lao động(V) Quan hệ kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình độ công nghệ củasản xuất Có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc sử dụng nhiều sức laođộng, tức là khi công nghệ thay đổi thì quan hệ tỷ lệ giữa C và V cũng thayđổi theo Trong điều kiện kỹ thuật thủ công thì một đơn vị C có thể kết hợpvới nhiều V, ngược lại trong điều kiện tự động hóa sản xuất theo dây truyềnthì đòi hỏi ít V nhưng nhiều C (công nghệ sử dụng nhiều vốn) Vì vậy tùytừng điều kiện cụ thể để lựa chọn phương án phù hợp để tạo việc làm chongười lao động
Theo điều 13, chương II (Việc làm) Bộ Luật lao động của nước
CHXHCN Việt Nam có ghi rõ: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Trang 3Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãnhai điều kiện:
- Hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và chocác thành viên trong gia đình (đó là tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo
ra thu nhập của việc làm
- Hoạt động đó không được pháp luật cấm (đó là tính pháp lý của việclàm) Hoạt động có ích không giới hạn về hành vi, ngành nghề và hoàn toànphù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trìnhphát triển nền kinh tế nhiều thành phần Người lao động hợp pháp ngày nayđược đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do tìm kiếm việc làm, hoặc tạo ra việclàm cho người khác trong khuân khổ pháp luật, không còn bị phân biệt đối sửtrong các thành phần kinh tế
Hai tiêu thức này có quan hệ chặt chẽ nhau, là điều kiện cần và đủ củamọi hoạt động được thừa nhận là việc làm Nếu hoạt động đó tạo ra thu nhậpnhưng lại vi phạm pháp luật cũng không được coi là việc làm Một hoạt động
dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừanhận là việc làm - chẳng hạn như nội trợ của phụ nữ cho chính gia đình mình.Tuy nhiên, khái niệm trên còn có những hạn chế:
- Tính hợp pháp của hoạt động được thừa nhận là việc làm tùy thuộc vàoluật pháp và thể chế của mỗi quốc gia và cũng có thể thay đổi theo từng thời
kỳ Có hoạt động được thừa nhận là việc làm ở nước này nhưng lại khôngđược thừa nhận là việc làm ở nước khác (Mại dâm của phụ nữ được thừa nhận
là việc làm ở Thái Lan, Philippines Nhưng nghề này không được thừa nhận ởViệt Nam)
- Không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình, cho xã hộiđều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu cho gia đình thay vìthuê người làm công (công việc nội trợ)
Trang 4Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra khái niệm: Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật.
b) Phân loại việc làm
Theo khái niệm việc làm của Bộ Luật lao động của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam, việc làm thể hiện dưới các dạng:
- Công việc mà người lao động nhận được tiền lương, tiền công bằngtiền mặt hoặc hiện vật
- Công việc mà người lao động thu được lợi nhuận cho bản thân
- Công việc mà người lao động làm cho hộ gia đình nhưng không đượctrả thù lao
Theo mức độ sử dụng lao động, việc làm chia ra:
Việc làm đầy đủ: Nghĩa là mọi người có khả năng lao động, có nhu cầulao động đều có việc làm nếu chỉ xét trên phương diện sử dụng hết thời gianlao động (Tức là có sự phù hợp giữa C và V)
Việc làm hợp lý: Là việc làm được tạo ra trong trường hợp sự phù hợpcủa mối quan hệ này cho phép sử dụng triệt để tiềm năng về vốn, tư liệu sảnxuất và sức lao động
Việc làm cũng có thể chia ra người có việc làm, người không có việclàm (thất nghiệp), người có việc làm tạm thời, việc làm ổn định
Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình
là những người làm việc ít hơn mức mà họ mong muốn Thiếu việc làm đượcbiểu hiện dưới hai dạng: hoặc là người lao động không có đủ việc làm theothời gian quy định trong tuần, hoặc là những việc làm có thu nhập quá thấpkhông đảm bảo cuộc sống do đó họ muốn làm thêm để có thu nhập
Thất nghiệp được hiểu là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao độngkhỏi tư liệu sản xuất
Trang 5Người có việc làm gồm những người làm việc trong khoảng thời gianxác định của cuộc điều tra kể cả lao động làm nghề giúp việc gia đình đượctrả công, hoặc tạm thời nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, nghỉ lễ, nghỉ phép hoặctạm thời nghỉ việc do thời tiết xấu.
Người thất nghiệp gồm những người trong khoảng thời gian xác địnhcủa cuộc điều tra không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm
và có nhu cầu được làm việc
Người thiếu việc làm gồm những người trong khoảng thời gian xác địnhcủa cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần,trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người
có tổng số giờ làm việc bằng số giờ theo quy định trong tuần, tháng, nămnhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu nhập
2 Nội dung tạo việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc đểtạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hànghóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường
Hay tạo việc làm cho người lao động là quá trình tạo ra số lượng, chấtlượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiệnkinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động
Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của dân số Chất lượnglao động phụ thuộc vào kết quả đào tạo, phát triển của giáo dục, y tế Ngoài ravấn đề môi trường cho sự kết hợp các yếu tố này hết sức quan trọng Nó baogồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động trong công việc.Thực tế thị trường lao động chỉ có thể được thi hành khi người lao động vớingười sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhất trí vấn đề sử dụng sức laođộng Do vậy vấn đề tạo việc làm cho người lao động phải được nhìn nhận ở
Trang 6cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không thể thiếu vaitrò của Nhà nước Đó chính là cơ chế ba bên của tạo việc làm, cơ chế này đòihỏi sự tham gia tích cực của người lao động, Nhà nước và người sử dụng laođộng.
Về phía người lao động, muốn tìm được việc làm phù hợp có thu nhậpđương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao độngcủa mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ (từ gia đình, từ các tổ chức xã hội )
để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nhất định – điều kiện cầnthiết cho người lao động tham gia vào thị trường lao động
Về phía Nhà nước, tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chínhsách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạomôi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư lieu sản xuất là bộ phận cấuthành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động
Về phía người sử dụng lao động gồm các doanh nghiệp trong nước thuộccác thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổchức kinh tế xã hội cần thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉtạo chỗ làm việc mà còn duy trì và tạo thêm chỗ làm việc cho người lao động
Đó cũng chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đóngười sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng (nơi làmviệc), công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên liêu, mua sức lao động để sảnxuất ra sản phẩm, dịch vụ Hơn nữa để mở rộng quy mô sản xuất chủ sử dụnglao động không chỉ có vốn mà cần kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linhhoạt chính sách của Nhà nước, quản lý lao động khoa học và nghệ thuật Tóm lại, cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi hỏi sự tham gia tíchcực cả ba phía : Nhà nước, người sử dụng lao động và của chính bản thânnhững người lao động Sao cho cơ hội việc làm và mong muốn nguyện vọng
Trang 7được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúngchỗ.
Vì vậy, khi nghiên cứu tạo việc làm cần chú ý đến vấn đề đầu tư của Nhànước cũng như tư nhân là các khu vực có thể tạo cơ hội việc làm cho ngườilao động Vấn đề là đầu tư chủ yếu vào khu vực thành thị, khu vực côngnghiệp vì thường ở đó tỷ lệ lợi nhuận cao, thuận lợi cho sản xuất Tuy nhiên,
có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này lên, bỏ qua khu vực nôngthôn
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
a) Điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ
Cầu lao động bắt nguồn từ cầu sản xuất, phát triển kinh tế Sản xuất càngphát triển, quy mô ngày càng mở rộng nhu cầu lao động ngày càng lớn Muốn
mở rộng sản xuất phát triển kinh tế phải dựa vào các tiền đề vật chất Do đótiền đề vật chất là nhân tố tiên quyết trước hết ảnh hưởng đến tạo việc làm.Điều kiện tự nhiên của một vùng là có sẵn ngoài ý muốn chủ quan củacon người Chẳng hạn độ màu mỡ tự nhiên của đất đai, diện tích canh tác bìnhquân Điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loạicây trồng, vật nuôi Trữ lượng hầm mỏ, tài nguyên rừng… Trước hết đất đai
là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Thực tế nó tham giavào mọi quá trình sản xuất nhưng còn tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vaitrò củ đất là khác nhau
Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia là yếu tố thông thường
mà là yếu tố tích cực không thể thay thế được
Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi địa phương lại có giới hạn khác nhau về diệntích đất, địa hình, trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng đó Hiệnnay với diện tích đất có hạn, dân số đông, diện tích đất bình quân trên đầu
Trang 8người thấp nhất thì vấn đề sử dụng ruộng đất đạt hiệu quả cao là rất khó khăn.
Vì vậy, khai thác chiều sâu của ruộng đất để mỗi đơn vị ruộng đất ngày càngcho ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu về nông lâm thủy sản cho con người.Nếu đất được sử dụng đúng mục đính hợp lý thì chất lượng của đất ngày càngtốt hơn Do đó để tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là lao độngnông thôn thì vấn đề chú trọng công tác vừa chăm sóc đất, vừa kết hợp trồnglúa, hoa màu sen kẽ là hết sức cần thiết, tránh tình trạng nông nhàn cho ngườinông dân
Trong công nhiệp, đất đai thường được sử dụng trong xây dựng nhàmáy, công ty, xí nghiệp Do đó đất cũng trở thành tư liệu sản xuất hàng đầu.Tuy vậy vấn đề đầu tư cho công nghiệp đang hết sức được chú trọng, phầnlớn lao động được thu hút vào làm việc trong lĩnh vực này Cơ cấu lao độngđang có xu hướng chuyển mạnh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nên cáccấp các ngành đều tạo điều kiện cho sự phát triển, xây dựng quy mô cácdoanh nghiệp công nghiệp Làm tốt công tác này cũng có nghĩa là làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp như hiện nay
Như vậy, điều kiện tự nhiên nói chung và đất đai nói riêng là vô cùngquan trọng trong sản xuất.Vì thế muốn tạo được việc làm cho người lao độngthì phải xem xét vấn đề này, đánh giá xem việc sử dụng đất có hợp lý không,đất nào dùng cho nông nghiệp, đất nào dùng cho công nghiệp là hợp lý nhất.Điều kiện thứ hai chúng ta đề cập đến là vốn Vốn có vai trò rất quantrọng , không thể thiếu được trong quá trình sản xuất Vốn được thể hiện bằngtiền của tư liệu lao động được sử dụng vào trong sản xuất Trong nôngnghiệp, sự tác động của vốn tới hiệu quả kính tế của nó không phải là bằngcách trực tiếp mà thông qua cây trồng vật nuôi, ngoài ra còn biểu hiện ở yếu
tố kỹ thuật Cơ cấu chất lượng vốn phải phù hợp với từng loại đối tượng sảnxuất, từng loại đất đai Mặt khác nhiều khi do thời gian thu hồi vốn chậm nên
Trang 9cần phải có khối lượng vốn lưu động tránh tình trạng vốn bị ứ đọng Vốntrong nông nghiệp tăng cao thì cơ hội tạo việc làm cho người lao động trongsản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều, họ có thể đầu tư mở rộng sản xuất, thuhút nhiều lao động tham gia Trong công nghiệp cũng vậy, vốn có vai tròquan trọng, là yếu tố tất thiết để ngành phát triển Vốn trong công nghiệpđược sử dụng rất nhiều, ngoài xây dựng nhà xưởng còn phải mua sắm thiết bịnguyên vật liệu, máy móc, vốn để dự trữ cho quay vòng Càng nhiều vốn đểđầu tư, quy mô sản xuất ngày càng được nâng cao và số lượng lao động thuhút làm việc ngày càng nhiều hơn.
Do vậy vốn vô cùng quan trọng trong vấn đề tạo việc làm cho người laođộng vốn có thể cho phép mở rộng sản xuất, tăng quy mô, nâng cao hiệu quả
và có thể thu hút lao động, tạo cơ hội việc làm cho người lao động
b) Nhân tố thuộc về sức lao động
Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của cả ba phía: Ngườichủ sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước Do đó, nhân tố ảnhhưởng quyết định đến tạo việc làm cho người lao động là sức lao động trên cảhai phương diện là số lượng và chất lượng Nhân tố này bao gồm những đòihỏi mà người lao động cần có để đáp ứng được những yêu cầu của người sửdụng lao động
Trước hết cần hiếu sức lao động là khả năng trí lực, thế lực của conngười Đó là tri thức, sức khỏe, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động Trong bối cảnh của một nước đang phát triển như Việt Nam, cung về
số lượng lao động không phải là vấn đề đáng bàn vì đang dư cung, quan trọnghơn là vấn đề về sức lao động Vì thế, người lao động muốn kiếm được việclàm có thu nhập cao, phù hợp với năng lực, trình độ, cần phải có các thông tin
về thị trường lao động, tức là cần đầu tư vào vốn con người cả về thể lực vàtrí lực Do đó, thông tin thị trường lao động giúp cho người lao động lựa chọn
Trang 10được ngành nghề mà thị trường lao động đang cần và sẽ cần trong tương lai
để thực hiện đầu tư vào vốn con người có hiệu quả Mỗi người lao động cũngcần phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mình, tranh thủ cácnguồn tài trợ để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằmnâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm Đó cũng chính là điều kiệncần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập và nâng cao vịthế của bản thân mỗi người lao động
c) Cơ chế, chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm
Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương, các quy địnhcủa chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố rất quan trọng tạo việc làm cho ngườilao động Đó chính là môi trường kinh tế và môi trường xã hội ảnh hưởng đếntạo việc làm cho người lao động
Môi trường kinh tế thể hiện sự hoạt động của thị trường hàng hóa đangdiễn ra trong khu vực, giá trị kinh tế của vùng, sự hoạt động của các ngànhcông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giánhững yếu tố này để tìm ra xu hướng, tiềm năng phát triển kinh tế của vùngcho đầu tư phát triển sản xuất, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.Yếu tố hết sức quan trọng đó là môi trường xã hội Những cơ chế, chínhsách, sự quan tâm của các cấp, các ngành đến vấn đề tạo việc làm cho ngườilao động Đó là các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, ra luật đầu tưthuận lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời phảilàm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho người dân, phổ biến tốtcác vấn đề xã hội khác đang được quan tâm… thì mới có thể làm tốt công táctạo việc làm cho người lao động Yếu tố tâm lý cũng hết sức quan trọng, liênquan tới công việc của người lao động, đặc biệt là yếu tố tinh thần cho ngườilao động Vì vậy người sử dụng lao động cần hết sức chú ý tới tâm lý người
Trang 11lao động, tạo cảm giác mong muốn được làm việc, hăng say làm việc chongười lao động.
Có thể nói nhóm nhân tố này rất đa dạng như các chính sách kinh tế vĩ
mô hay vi mô và có thể theo ngành, lĩnh vực, vùng… ảnh hưởng đến tạo việclàm cho người lao động Chẳng hạn, chính sách đổi mới trên tầm vĩ môchuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướngXHCN, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần… đã làm thay đổi cơcấu kinh tế Do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực và theovùng thay đổi không chỉ về số lượng mà đặc biệt là về chất lượng lao động.Với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh kinh tế nhànước, kinh tế tập thể thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thànhphần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân cũng được khuyến khích phát triển đúnghướng
Như vậy, vấn đề tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố nhưng chủ yếu nhất vẫn là những yếu tố được nêu ở trên Cácyếu tố này có sự tác động qua lại với nhau Để tạo được việc làm cần có tưliệu sản xuất, nhưng có tư liệu sản xuất rồi cần phải có sức lao động phù hợpvới trình độ chuyên môn Hai yếu tố này là điều kiện cần, yếu tố môi trường
là điều kiện đủ tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề tạo việc làm
4 Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động.
Tạo việc làm cho người lao động được coi là vấn đề búc xúc trong mọithời đại Bởi nếu người lao động bị thất nghiệp, thiếu việc làm thì đó là biểuhiện của việc không sử dụng và khai thác hết nguồn lực con người vốn cótrong xã hội, là sự lãng phí nguồn lực của xã hội và mất đi một phần thu nhậpcủa người dân Với xã hội, thất nghiệp làm giảm thu nhập và mất khoản chiphí trợ cấp thất nghiệp, đời sống kinh tế xã hội giảm Với người thất nghiệp
Trang 12họ phải làm bất cứ việc gì miễn là kiếm được tiền trang trải cuộc sống thậmchí vi phạm pháp luật Nhất là ở khu vực thành thị, tỷ lệ thất nghiệp ngàycàng cao dẫn đến tệ nạn xã hội ngày càng nhiều Còn đối với những ngườiđang có việc làm họ sẽ bị sức ép về kinh tế, làm việc ở mức tiền công thấp,ngày làm việc kéo dài nhưng lại luôn bị đe dọa mất việc làm Thất nghiệp còndẫn đến thiệt hại cho nền kinh tế, đem lại khó khăn cho gia đình và xã hội Từnhững khó khăn về kinh tế gây tác động và ảnh hưởng đến lĩnh vực xã hộidấn tới hiện tượng tiêu cực xã hội Do đó, tạo việc làm có ý nghĩa vô cùng tolớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế và đối với xã hội Tạo việc làmcho người lao động chính là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực conngười, giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất, là yêu cầu của sự phát triểnnền kinh tế.
Ngày nay, tạo việc làm có ý nghĩa sống còn đối với một nền kinh tế, làbiện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi nạn thất nghiệp bởi thất nghiệp gắn chặtvới nghèo đói và tệ nạn xã hội
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ghi nhận: Tạo việc làm cho người lao động đáp ứng quyền lợi của người lao động – quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong tuổi lao động, có khả năng lao động.
Tạo việc làm cho người lao động cũng là công cụ quan trọng của Đảng,Nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh những vấn đề xã hội đang đặt ra vớicon người, kích thích người lao động sáng tạo và đem lại cuộc sống tốt đẹpcho họ, đảm bảo công bằng xã hội Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập,tạo cho mọi người có điều kiện như nhau đối với việc chăm sóc sức khỏe,phát triển giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần Với trình độ tri thức,hiểu biết xã hội, người lao động sẽ khắc phục được hạn chế của mình và pháthuy năng lực lao động Tạo việc làm đầy đủ sẽ giúp cho dân quyền tự do,
Trang 13bình đẳng cùng với tất cả các thành viên khác trong cộng đồng; có ý nghĩa tolớn trong cuộc điều chỉnh lợi ích, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần chongười lao động Việc làm và thu nhập sẽ nâng cao vị thế của người lao độngtrong gia đình và ngoài xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Từ
đó tạo một cơ cấu xã hội mới, năng động, xóa bỏ những cách biệt quá xa giữangười giàu, người nghèo Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là biệnpháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn
đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội Khi tạo việc làm cho người lao động mộtcách đúng đắn và môi trường xã hội thuận lợi là nhân tố ảnh hưởng rất lớnđến tiềm năng sáng tạo của con người thúc đẩy họ lao động tìm tòi hết mình,cống hiến cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó tạo việc làmcho người lao động là hết sức cần thiết góp phần ổn định xã hội, tạo lên sứcmạnh tổng hợp có khả năng khắc phục từng bước nguy sơ tụt hậu về kinh tế,giảm tệ nạn xã hội…
Từ sự phân tích khái niệm trên, chúng ta đi sâu tìm hiểu thực trạng tạoviệc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định từ đó có thểđưa ra các giải pháp cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở huyệntrong những năm tới, tiến tới mục tiêu tăng số việc làm và giảm tỷ lệ thấtnghiệp trên địa bàn huyện
Trang 14Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Quê hương Trực Ninh nổi tiếng về những ngày hội truyền thống tưngbừng ở các ngôi chùa cổ, với những làng nghề truyền thống có thời gian đãtừng là bí truyền đến nỗi quy định con trai – con gái trong làng không đượckết hôn với người làng khác để gìn giữ công nghệ và bí quyết nghề làng mình,hay những mùa lúa tám đặc sản thơm lừng Con người Trực Ninh hiền lành,cần cù chịu khó và hiếu khách, họ luôn biết tìm tòi và vượt lên trên nhữnggian khổ khó khăn Trực Ninh còn được thiên nhiên ưu đãi cho những vùngđất trù phú, khí hậu ôn hòa đồng thời cũng thuận tiện trong giao thông cảđường bộ và đường thủy Thiên thời, địa lợi, nhân hòa – Trực Ninh có nhiều
ưu thế cả về thiên nhiên, con người và xã hội
I Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
1 Đặc điểm tự nhiên.
Huyện gồm 21 xã, thị trấn (19 xã, 2 thị trấn), với tổng diện tích là 143,5km2; nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Nam Định, nằm trên quốc lộ 21, điqua quốc lộ 10 nối liền với thủ đô Hà Nội – trung tâm của cả nước bởi quốc lộ1A Phía nam giáp huyện Hải Hậu, phía tây giáp huyện Nam Trực, phía đônggiáp Thái Bình Đây là vị trí thuận lợi cho giao thông liên lạc và giao lưu pháttriển kinh tế của huyện Một mặt tiếp giáp với vùng biển Quất Lâm (GiaoThủy, Hải Hậu) là điều kiện cho huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Nằmtrong khu vực Đông Bắc Bộ, khí hậu phân thành 4 mùa rõ rệt thuận tiện rấtnhiều trong sản xuất kinh doanh; Gần các con sông lớn như sông Hồng, sôngNinh Cơ thuận lợi cho tưới tiêu, đất đai màu mỡ thích hợp phát triển cây trồngvật nuôi Gần đây các chuyên gia địa chất trong và ngoài nước đang lấy mẫu
Trang 15và tiến hành phân tích trữ lượng dầu mỏ trong lòng đất Vì vậy, rất có thểcông nghiệp Trực Ninh sẽ có thêm ngành mới là ngành công nghiệp khai thácdầu khí, có một số xã trong huyện ở trong lòng đất chứa trữ lượng khí ga, tuynhiên không nhiều Như vậy, địa hình thuận lợi, giao thông thuận tiện, khíhậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, cộng thêm một số tài nguyên thiên nhiên lànhững điều kiện tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hộicủa huyện Trực Ninh.
2 Đặc điểm kinh tế xã hội.
a) Dân số, lao động, việc làm, mức sống
Trực Ninh là một huyện đông dân, năm 2006 với mật độ dân số là 1355người/km2, tổng dân số là 194.443 người (49,3% nữ; 50,7% nam), trong khi
đó tổng diện tích chỉ là: 143,5 km2, tỷ lệ tăng dân số năm 2005 là 0.8% Có tỷ
lệ dân số trong độ tuổi lao động thuộc vào loại khá cao với 54,4% Hàng năm
có khoảng trên 1000 người bước vào độ tuổi lao động Số liệu trên cho thấyhuyện Trực Ninh có tiềm năng về số lượng lao động rất lớn Đây là một trongnhững nguồn lực quan trọng góp phần tạo điều kiện sản xuất phát triển kinh
tế Theo thống kê của Phòng Nội vụ Lao động TBXH năm 2006 vừa qua đãgiải quyết việc làm cho 4.256 lao động, xuất khẩu được 250 lao động đi làmviệc ở nước ngoài Riêng khu vực sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ thời gian sửdụng trong lao động liên tục tăng, đến nay đã là 80%, kinh tế hộ gia đình pháttriển khá mạnh, người nông dân có ít thời gian nhàn rỗi hơn, tập trung cho sảnxuất kinh tế hộ gia đình Vì thế, năm 2001 thu nhập bình quân của huyện mớichỉ là 3.347 nghìn đồng/người/tháng, đến năm 2005 đã là 4.463 nghìnđồng/người/tháng, lương thực bình quân tính trên đầu người đã đạt 530kg Những con số trên đã khái quát sơ bộ phần nào về tiềm lực lao động vàkhả năng giải quyết việc làm của Đảng bộ và nhân dân huyện Trực Ninh Tuy
Trang 16nhiên, còn rất nhiều những bất cập trong việc giải quyết những tệ nạn xã hội,tìm việc cho người dân và nâng cao mức sống cho dân cư Đây là câu hỏi lớncần tháo gỡ từng bước trong tiến trình phát triển kinh tế của huyện.
b) Tăng trưởng kinh tế
Là một huyện có trên 70% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp,thậm chí trong 21 xã, thị trấn có những xã chỉ là thuần nông Nhưng bên cạnh
đó, Trực Ninh còn có một số ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp – dịch vụcũng khá phát triển góp phần tạo việc làm và tăng GDP hàng năm cho cảhuyện
Bảng 1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ( theo giá hiện hành).
1.067.557
431.981 40,46 271.212 25,41 364.364 34,13
1.305.737
506.653 38,80 399.936 30,63 399.148 30,57
1.519.648
500.029 32,90 598.765 39,40 420.854 27,70
1.805.033
608.835 33,73 736.100 40,78 460.098 25,49
(Nguồn: Phòng Thống kê-Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
huyện Trực Ninh giai đoạn 2002-2006)
Số liệu trên cho thấy giai đoạn 2002-2006 tổng giá trị sản xuất của huyệntăng lên qua các năm Năm 2002 GTSX mới chỉ là 933.645 triệu đồng, sang
2003 con số này lên đến 1.067.557 triệu đồng và năm 2006 GTSX lên đến1.805.033 triệu đồng (tăng gấp đôi so với năm 2002) Tổng GTSX của huyệntăng lên, điều này là do GTSX của các ngành đều tăng lên GTSX năm 2002,ngành nông nghiệp (nông – lâm – thủy sản) là 434.473 triệu đồng; côngnghiệp – xây dựng là 187.757 triệu đồng; dịch vụ là 311.424 triệu đồng, đếnnăm 2006 GTSX của các ngành lần lượt là nông nghiệp: 608.835 triệu đồng;công nghiệp – xây dựng: 736.100 triệu đồng; dịch vụ: 460.098 triệu đồng
Trang 17Tuy nhiên tốc độ tăng của các ngành là khác nhau, công nghiệp – xây dựng cótốc tăng nhanh nhất Vì thế ngành công nghiệp – xât dựng mới chỉ chiếm20,11% tổng GTSX năm 2002 nhưng đến năm 2006 thì con số này đã lên đến40,78%, điều này làm cho GTSX công nghiệp – xây dựng vượt ngành nôngnghiệp và đứng đầu về GTSX Ngành nông nghiệp giảm về tỷ trọng trongtổng GTSX nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng đóng góp phần lớn vào tổngGTSX Ngành dịch vụ GTSX cũng đã tăng, tuy nhiên tốc dộ tăng của ngànhnày còn chậm nên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng GTSX của huyện, thâm chícòn giảm (năm 2002 là 33,36%, năm 2006 là 25,49%) Công nghiệp và dịch
vụ tăng lên là một điều đáng mừng và đây là những ngành có tiềm năng vềthu hút lao động và phát triển kinh tế Theo con số thống kê thì trong năm
2005 GTSX của một số ngành được tổng hợp cụ thể như sau:
+ Lương thực, thực phẩm đạt 13.600 triệu đồng
+ Công nghiệp dệt: 43.600 triệu đồng
+ Chế biến gỗ - tre nứa: 11.000 triệu đồng
+ Vật liệu xây dựng: 32.400 triệu đồng
+ Sản xuất sản phẩm kim loại: 2.800 triệu đồng
+ Bàn ghế - giường tủ: 19.000 triệu đồng
+ Ươm tơ: 130 tấn
+ Thêu ren: 15.000 m2
+ Mây tre đan xuất khẩu: 500 triệu đồng
Những con số trên phần nào nói lên khả năng phát triển kinh tế củahuyện Số lượng sản phẩm làm ra rất đa dạng, liên tục tăng, năm sau cao hơnnăm trước, tỷ lệ hàng bán và doanh thu cũng vì thế mà tăng lên Do đó, riêngnăm 2005 tổng thu từ ngân sách huyện đạt 97.209 triệu đồng, tăng 112.3%.Tính bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện 5 năm gần đây đạt
Trang 18khoảng 8,9-9,7% Tốc độ này được xếp vào loại khá Tuy nhiên, huyện vẫncòn tiềm năng để tạo ra GTSX cao hơn.
Số liệu trên cũng cho thấy một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp –dịch vụ khá phát triển, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm Điều này làhoàn toàn phù hợp với xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sựchuyển dịch này thể kiện qua cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế.
mà do lao động được thu hút từ ngành này chuyển qua ngành kia, dần dần quỹđất sử dụng trong nông nghiệp ít di, được áp dụng nhiều hơn tiến bộ kỹ thuậtnên năng suất rất cao Thống kê từ năm 2002 đến 2006 cho thấy: GDP côngnghiệp, dịch vụ tăng và nông nghiệp giảm từ 25,78% năm 2002 xuống còn22,76% năm 2006, tốc độ giảm này còn thấp Điều này cũng đồng nghĩa vớikhả năng phát triển kinh tế còn chưa cân xứng với tiềm năng và thế mạnh củavùng, cần được thực hiện mạnh dạn hơn
Về ngành nghề kinh doanh và sản phẩm: Toàn huyện có khoảng 40doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) Các doanhnghiệp này hàng năm thu hút khoảng 2000 lao động vào làm việc Ngoài ra,huyện còn là một trong những cái nôi về ngành nghề thủ công, những ngànhnghề như: Ươm tơ, dệt may, mây tre đan, trạm khắc gỗ, thêu ren… nằm rải
Trang 19rác ở khắp các xã, thị trấn Những nghề này chủ yếu thu hút lực lượng laođộng tự do, những lúc nông nhàn họ tham gia sản xuất để tăng thêm thu nhậpđảm bảo cuộc sống Nhưng cũng có một số làng nghề nổi tiếng như: Ươm tơ
ở làng Cổ Chất – xã Phương Định; trạm khắc gỗ ở Trung Lao – xã TrungĐông… toàn bộ lao động tự do trong khu vực này tham gia làm nghề truyềnthống, họ không làm nông nghiệp hoặc nếu có làm thì đến ngày thu hoạch họthêu lao động khu vực khác, công việc chính của họ là làm nghề thủ côngtruyền thống Còn lại, ở những khu vực khác lao động tự do làm thêm cácngành nghề này quanh năm nhưng đến mùa vụ nông nghiệp họ lại nghỉ vàingày và khi xong họ lại trở lại làm những công việc kia Chính vì luân phiên
có công việc làm như vậy cho nên tính bình quân toàn huyện tỷ lệ sử dụngthời gian lao động nông thôn đạt tới 81% (theo số liệu thống kê năm 2006)
Và theo số liệu của phòng Nội vụ LĐTBXH những ngành nghề này thu hútkhoảng 34% dân số cả huyện Có một ưu điểm ở đây là: Những ngành nghềnày nhẹ nhàng, dễ làm nên thu hút được nhiều tầng lớp lao động tham gia (cảngười già, trẻ em – những người ngoài độ tuổi lao động) Ngoài ra, tronghuyện còn có một số ngành như trồng cây cảnh, vật nuôi cảnh… sản phẩmlàm ra được nhiều nơi ưa chuộng do hiện nay trồng cây cảnh, nuôi vật cảnh làmột thú chơi rất phổ biến Đây chính là lợi thế để phát triển và mở rộngngành Kể đến nữa là những người bán hàng sáo, bán lẻ, sửa chữa xe máy, xeđạp, đồ điện tử… Người lao động làm công việc này nằm rải rác ở khắp mọikhu vực trong huyện, đặc biệt những nơi gần chợ tiện đường giao thông, gầntrung tâm kinh tế - văn hóa của huyện
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Trực Ninh nổi tiếng với ngôi chùa Cổ Lễđược công nhận là di tích lịch sử và đưa vào sử dụng như một khu du lịchsinh thái Ở các xã cũng có những đền, chùa, nhà thờ hàng năm tổ chức các lễhội dân gian rất phong phú, đa dạng đem lại những nhu cầu về tinh thần
Trang 20không nhỏ cho dân cư trong huyện Tổng kết cuối năm 2006 cho thấy có 341làng đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa Đây là thành quả của những nỗ lực, cốgắng không ngừng của nhân dân các đơn vị này, góp phần không nhỏ trongviệc đưa đời sống dân cư tiến lên.
Huyện Trực Ninh cũng nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có nhiều trườngchuyên ở cả 3 cấp Hàng năm tính trung bình tỷ lệ tốt nghiệp của toàn huyệnđạt trên 95%, số học sinh - sinh viên theo học ở các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp ngày càng gia tăng, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạonăm 2006 lên đến 32% và trên 80% học sinh học hết trung học cơ sở đều có
xu hướng học tiếp lên cấp 3 Đây là điều đáng mừng cho Trực Ninh trongviệc đầu tư cải tạo chất lượng nguồn vốn nhân lực
Về y tế: Với một bệnh viện thị trấn, trạm y tế của các xã và các cơ sởkhám chữa bệnh tư nhân, hàng năm các cơ sở này phục vụ được khoảng 755nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, bệnh viện thị trấn ngoài điều trị tây ycòn có cả đông y với những bài thuốc quý mà nguyên liệu được trồng ngay tại
cơ sở, giá rẻ phù hợp với điều kiện của những người dân nghèo Cùng với sựnhiệt tình, tận tụy của các y bác sỹ cho nên viện ngày càng nhận được lòngtin, sự tín nhiệm của nhân dân
Với một bề dày lịch sử lâu đời và những đức tính tốt đẹp, biết chia sẻ,nhường nhịn, cùng nhau vươn lên nên trong các mảng văn hóa, y tế, giáo dụcTrực Ninh đã đạt được nhiều thành tựu, các đơn vị hàng năm đều nhận được
cờ thi đua khen thưởng của tỉnh Và một điều đáng chú ý hơn cả là đời sốngnhân dân được cải thiện trông thấy, kinh tế - văn hóa - xã hội đều có nhữngthay đổi tích cực đáng mừng
Trang 21II. Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
1 Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Là một huyện đông dân, với mật độ dân số thuộc hàng cao, huyện TrựcNinh có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt 54,4%, hàng năm huyện cókhoảng 1000 người bước vào độ tuổi lao động Tuy nhiên, số lao động có việclàm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động trên địa bàn huyện
Bảng 3: Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh,
2 Số lao động được giải
quyết việc làm mới.
Người Người
% Người
113.743 99.662 87,62 2.950
114.573 100.236 87,49 3250
115.047 100.844 87,65 3750
115.368 101.125 87,65 4035
115.780 101.486 87,65 4256
(Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2006)
Qua bảng số liệu trên có thể nói nguồn lao động của huyện là rất dồi dào,
số lao động hàng năm có tăng lên nhưng tăng ít Cụ thể: năm 2002 số lao củahuyện là 113.743 người đến năm 2006 con số này là 115.780 người, tức làbình quân mỗi năm số lao động tăng lên khoảng 500 lao động Điều này là do
số lao động này chịu ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ người hàng năm bước vào độtuổi lao động mà điều này lại phụ thuộc vào mức sinh của 15 năm trước
Theo đặc điểm chung của lao động cả nước với nguồn lao động dồi dàonhưng lại lãng phí trong sử dụng sức lao động do số việc làm được tạo rahàng năm chưa cao Số lao động có việc làm so với tổng số lao động chiếm tỷ
lệ chưa cao Năm 2002, số lao động có việc làm là 99.662 người (chiếm87,62% tổng số lao động) đến năm 2006 số lao động có việc làm là 101.486
Trang 22người (chiếm 87,65% tổng số lao động), tức là sau 5 năm số lao động có việclàm chỉ tăng lên được 1.824 người Điều này là không tương xứng với số việclàm mới được tạo ra hàng năm Cụ thể: Năm 2002 số lao động được giảiquyết việc làm mới là 2.950 người, con số này hàng năm tăng khoảng 1000người; năm 2006 số việc làm mới được tạo ra lên đến 4.256 người Sự bấttương xứng này là do số việc làm được tạo ra hàng năm tuy nhiều nhưng lạithiếu tính chắc chắn, hay là những việc làm ngắn hạn, việc làm không đượcduy trì lâu dài.
Số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động(khoảng 88%) và tỷ lệ này thay đổi không đáng kể, thậm chí là không đổi quacác năm 2004 đến 2006 là 87,65% Do số lao động có việc làm tăng chậm vàtăng tương ứng với tổng số lao động nên dẫn đến số tương đối gần như khôngđổi
Số chỗ việc làm mới tăng dần qua các năm, tăng nhiều nhất là năm2003-2004 (chênh lệch 500 chỗ việc làm) do bắt đầu từ năm 2004 huyện tậptrung phát huy triệt để các dự án giải quyết việc làm cho người lao động Đó
là dự án cho vay vốn đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh và hộ gia đình
để phát triển sản xuất kinh doanh và chương trình xóa đói giảm nghèo vớiviệc hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất Năm 2004, Ngân hàng chính sách xã hộihuyện Trực Ninh đã giải ngân cho vay vốn xóa đói giảm nghèo được trên 8 tỷđồng với trên 3000 lượt hộ nghèo tạo thêm được hàng nghìn chỗ việc làmmới Ngoài ra huyện thực hiện dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn vàkhuyến nông
2 Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
a) Việc làm qua các năm phân theo thành phần kinh tế của huyện TrựcNinh, tỉnh Nam Định
Trang 23Trực Ninh là một huyện mà lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp,chủ yếu lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước Những năm gầnđây do huyện chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần – từ đó giá trịsản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càngđược nâng cao Mà chủ yếu những ngành này thuộc thành phần kinh tế khuvực ngoài nhà nước nên lao động thuộc thành phần kinh tế này tăng lên đáng
kể Bảng 4 thể hiện rõ hơn thực trạng việc làm của lao động huyện theo thànhphần kinh tế
Bảng 4: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm qua các năm chia theo thành phần kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
3 Lao động làm việc trong
khu vực ngoài Nhà nước
96.363 96,7
100.236
3.705 3,7
96.531 96,3
100.844
3.746 3,7
97.098 96,3
101.125
3.706 3,7
97.419 96,3
101.486
3.714 3,7
97.772 96,3
(Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2006)
Số liệu cho thấy về quy mô hầu hết số lao động làm việc trong các thànhphần kinh tế đều tăng Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thì sự tăng giảm này là khácnhau Cụ thể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế khu vực trongnhà nước năm 2002 là 3.299 người (3,3% so với tổng số lao động có việclàm), từ các năm 2003 đến 2006 số lao động làm việc trong khu vực này tănglên nhưng không đáng kể (giữ ở mức khá ổn định khoảng 3.700 người – tỷ lệkhông đổi ở mức 3,7%) Nguyên nhân là do cơ hội việc làm không nhiều
Trang 24trong khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là khi quy định mới cho độ tuổi hưucủa người lao động.
Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hàng năm số lao động làmviệc trong khu vực này không ngừng tăng lên Cụ thể năm 2002 số lao độnglàm việc trong khu vực này là 96.363 người đến năm 2006 là 97.772 người.Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này so với tổng số lao động
có việc làm cũng ổn định và không đổi trong bốn năm từ 2003 đến 2006 là96,3% Nguyên nhân là do hầu hết các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trênđịa bàn huyện đều hoạt động dưới dạng tư nhân, nhỏ lẻ vì thế chủ yếu laođộng được thu hút vào khu vực này Đó là các cơ sở sản xuất gỗ (ở Trung Lao– xã Trung Đông), mây tre đan (ở An Mỹ - xã Trung Đông), dệt (ở Cự Trữ -
xã Phương Định), ươm tơ (ở Cổ Chất – xã Phương Định)… Nhìn chung, sốlao động được tạo việc làm ở khu vực ngoài nhà nước là chủ yếu chiếm đến96% tổng số người có việc làm Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là bảo hiểm và vấn
đề an toàn trong lao động, họ thường chịu thiệt thòi Do đó huyện cần có biệnpháp quản lý chặt chẽ vấn đề quyền lợi cho người lao động Khu vực kinh tếngoài nhà nước chủ yếu là những cơ sở sản xuất của các làng nghề thủ công
mỹ nghệ nhưng đầu ra cho các sản phẩm ở khu vực này còn khó khăn do đóviệc làm không được đảm bảo và ổn định lâu dài Ngoài ra, khu vực nàykhông đòi hỏi khắt khe về người lao động, thu hút được nhiều đối tượng laođộng là người già, ngoài trẻ - người ngoài tuổi lao động
Như vậy, nhìn chung trong hai khu vực thì khu vực kinh tế ngoài nhànước thu hút nhiều lao động hơn Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càngthu hút nhiều lao động vào làm việc cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng vàcần được phát huy trong những năm tới
b) Việc làm qua các năm phân theo ngành kinh tế của huyện Trực Ninh,tỉnh Nam Định
Trang 25Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện qua bảng 5 chothấy cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
Bảng 5: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm qua các năm theo ngành kinh tế của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
% Người
%
99.662
74.851 75,1 15.757 15,8 9.054 9,1
100.236
74.352 74,2 16.085 16,0 9.799 9,8
100.844
68.808 68,2 21.431 21,3 10.605 10,5
101.125
68.667 67,9 21.500 21,3 10.958 10,8
101.486
68.778 67,8 21.687 21,3 11.021 10,9
(Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo kết quải quyết việc làm của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2006)
Số liệu cho thấy số lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp
Cụ thể là năm 2002 là 76.851 người có việc làm (chiếm tỷ lệ cao so với tổng
số lao động có việc làm là 75,1%) đến năm 2006 giảm xuống còn 68.778người có việc làm (chiếm 67,8% so với tổng số lao động có việc làm).Nguyên nhân là do huyện Trực Ninh cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷtrọng lớn, phần lớn lao động trong huyện làm nông nghiệp, có đến 70% laođộng làm nghề nông Gần đây, ngành nông nghiệp đang thực hiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị thu nhậptrên một ha canh tác Do đó, ngành nông nghiệp luôn là ngành thu hút nhiềulao động vào làm việc
Ngành đứng thứ hai thu hút nhiều lao động đó là ngành công nghiệp –xây dựng Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng qua các năm
Cụ thể năm 2002 là 15.757 người đến năm 2006 là 21.687 người Tuy nhiên,tốc độ tăng này còn thấp nên số lao động làm việc trong ngành này cũng mới
Trang 26chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 21,3% so với tổng số lao động có việc làm, tỷ lệ nàykhông thay đổi từ năm 2004 đến năm 2006 Đây là ngành thu hút và tạo ranhiều cơ hội việc làm cho người lao động nếu như được tập trung phát triển.Những năm gần đây với chương trình GQVL của huyện Trực Ninh đã đượcUBND huyện tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp chính để GQVL ở địaphương Một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế tạo việc làm tạichỗ cho người lao động đó là tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, phát triển làng nghề ở các xã, thị trấn, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Cổ Lễ, xã TrựcHùng, TT Cát Thành, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích và thu hút vốn đầu
tư của các doanh nghiệp, ưu tiên các dự án đầu tư ở các ngành có lợi thế pháttriển và thu hút nhiều lao động như: Cơ khí, dệt may, chế biến nông sản…, cóchính sách phát triển các ngành nghề mới, phát triển doanh nghiệp để tạothêm chỗ làm việc mới cho người lao động Tuy nhiên, việc thực hiện các dự
án này còn lúng túng trong thời gian đầu thực hiện nên mới chỉ tạo ra ít việclàm làm cho số lao động có việc làm năm 2003 là 16.085 người (chiếm 16%
so với tổng số lao động có việc làm) đến năm 2004 là 21.431 người (chiếm21,3% so với tổng số lao động có việc làm) Những năm tới cần phải đẩynhanh tiến độ xây dựng cụm công nghiệp và tập trung đầu tư cho các làngnghề truyền thống bởi đây là những ngành có tiềm năng thu hút lao động rấtlớn, nhất là làng nghề ở các xã, thị trấn Nếu chúng ta biết cách khai thác triệt
để việc làm từ các làng nghề thì sẽ giải quyết được một lượng việc làm lớn dohuyện có 10 làng nghề truyền thống, một số làng nghề sản phẩm xuất khẩu rathị trường bên ngoài
Dịch vụ là ngành có đóng góp số lao động làm việc là thấp nhất Song sốliệu cho thấy số lao động làm việc trong ngành này là tăng qua các năm vàtăng với tốc độ cao nhất so với hai ngành kia Cụ thể năm 2002 số lao động
Trang 27làm việc trong ngành này là 9.045 người (chiếm 9,1% tổng số lao động cóviệc làm) đến năm 2006 là 11.021 người (chiếm 10,9% tổng số lao động cóviệc làm) Điều này chứng tỏ đây là ngành có tiềm năng tạo ra được nhiều chỗlàm việc cho người lao động với việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ,tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thươngmại dịch vụ.
Qua đây ta thấy đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nôngnghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ Đó là dấu hiệu tốt cho sự pháttriển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho người lao động của huyện, tuy nhiên
sự chuyển dịch này còn chậm Huyện cần tìm biện pháp để có kết quả cao hơnnữa, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hơn
c) Việc làm qua các năm phân theo miền của huyện Trực Ninh, tỉnhNam Định
Với 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được chia làm 4 miền dọc theo vịtrí địa lý của huyện, các xã trong cùng miền có đặc điểm gần như nhau
Miền 1 bao gồm: Thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Chính, xã Trung Đông, xãPhương Định, xã Liêm Hải Đây là miền có dân số đông nhất và cũng rộngnhất với Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm văn hóa – chính trị của huyện, các trụ sởcủa cơ quan huyện đều nằm trên Thị trấn Cổ Lễ Các xã còn lại của miền lànhững xã có các làng nghề truyền thống, như chế biến gỗ ở Trung Lao -Trung Đông; mây tre đan ở An Mỹ - Trung Đông; dệt ở Dịch Diệp - xã TrựcChính; ươm tơ ở Cổ Chất - xã Phương Định Xã Liêm Hải chạy dọc theo trụcđường 21 nối liền với các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, thuận lợi cho phát triểnkinh tế
Miền 2 gồm: Xã Việt Hùng, xã Trực Tuấn, Thị trấn Cát Thành, xã TrựcĐạo, xã Trực Thanh Thị trấn Cát Thành là một thị trấn mới được thành lập,trước kia là xã Cát Thành nổi tiếng với nghề tàu biển ở làng Phú An Các xã ở
Trang 28miền 2 cũng nổi tiếng với nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, cói chiếu
ở Văn Lãng – xã Trực Tuấn; đan vó ở Hạ Đồng – xã Trực Đạo; đan cót ởNgọc Đông – xã Trực Thanh Xã Việt Hùng nằm trên trục đường giao thôngcủa huyện nối liền giao thông liên lạc với các huyện khác trong tỉnh
Miền 3 gồm các xã: Trực Nội, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Hưng, TrựcThuận Miền nay không có làng nghề truyền thống lại không ở vị trí trung tâmhuyện, lao động chủ yếu làm nghề nông là chính
Miền 4 gồm các xã: Trực Đại, Trực Thái, Trực Thắng, Trực Phú, TrựcCường, Trực Hùng Miền 4 nằm giáp huyện Giao Thủy, Hải Hậu, nơi có bãibiển Quất Lâm, Hải Thịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưuphát triển kinh tế với các huyện Ngoài ra Trực Hùng còn có làng nghề kéocán và se sợi ở làng Tân Lý
Số lao động được tạo việc làm mới hàng năm của các miền thể hiện quabảng số liệu sau:
Bảng 6: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm mới qua các năm theo miền của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
% Người
% Người
%
3.750
1.249 33,3 840 22,4 608 16,2 1.053 28,1
4.035
1.319 32,7 912 22,6 681 16,9 1.123 27,8
4.256
1.378 32,4 973 22,9 700 16,4 1.204 28,3
( Nguồn: Phòng Nội vụ LĐTBXH-Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn 2002-2006)
Qua bảng số liệu cho thấy số việc làm mới được tạo thêm hàng năm củamỗi miền đều tăng lên, cụ thể:
Trang 29Miền 1 là miền có số việc làm mới được tạo ra nhiều nhất, chiếm trên30% tổng số việc làm mới được tạo ra hàng năm Năm 2004 cả huyện tạothêm được 3.750 chỗ làm việc mới thì miền 1 chiếm 33,3 % tương ứng với1.249 chỗ làm việc mới Đến năm 2006 cùng với sự tăng lên của tổng số việclàm mới là 4.256 chỗ việc làm thì miền 1 chiếm 32,4% với 1.378 chỗ việclàm mới Với vị trí là trung tâm đầu não của huyện, miền 1 giữ vai trò quantrọng, thương mại dịch vụ phát triển sớm tạo thêm được nhiều chỗ làm việcmới cho người lao động Nông nghiệp ở miền này cũng phát triển, đất đaimầu mỡ nhờ phù sa sông Hồng bồi đắp thuận lợi cho phát triển cây trồng vậtnuôi tạo điều kiện thu hút nhiều lao động tham gia sản xuất Lúc nông nhànngười lao động ở miền này lại tham gia sản xuất những mặt hàng truyềnthống của những làng nghề truyền thống trên địa bàn miền Những làng nghềtruyền thống của miền không những thu hút, tạo được nhiều chỗ làm việc cholao động trong miền mà còn thu hút được nhiều lao động từ những nơi khác.Sản phẩm của những làng nghề truyền thống của miền rất phong phú, chấtlượng ngày càng được nâng cao có thể tiêu thụ qua xuất khẩu ra nước ngoài.Vấn đề đặt ra ở đây là duy trì chỗ làm việc cho người lao động Muốn vậymiền cần phải tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm truyền thống này.
Miền 4 là miền có số việc làm mới tạo ra hàng năm đứng thứ hai với1.053 chỗ làm việc năm 2002 (chiếm 28,1% tổng số việc làm mới) Số việclàm mới được tạo thêm cũng tăng qua các năm, đến năm 2006 miền 4 tạothêm được 1.204 chỗ việc làm mới (chiếm 28,3 % tổng sô việc làm làm mới).Như phân tích trên chúng ta thấy đây là miền tiếp giáp với huyện Giao Thủy,Hải Hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế XãTrực Hùng của miền thuộc cụm công nghiệp đang được đầu tư phát triển nênthu hút được khá nhiều lao động vào làm việc Miền 4 cũng là miền có số laođộng tham gia xuất khẩu lao động và lao động đi tỉnh ngoài Năm 2006 cả