Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 48)

I. Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

1. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam

1. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nam Định.

Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện để tạo việc làm cho người lao động như sau:

1.1. Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội:

Hiện nay cả cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện còn lạc hậu. Mặc dù trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể song còn chậm chạp dẫn đến sự chuyển đổi về lao động chưa mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và việc làm của người lao động nông thôn. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cầu kinh tế trên các phương diện. Trước hết là chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi. Trong sản xuất phải xác định rõ trồng cây gì có hiệu quả cho địa phương. Cần phải có tỷ lệ hợp lý để cân đối giữa cây lúa cho năng suất cao và lúa đặc sản. Ngoài ra, tiến hành hình thành các vùng có tính chất chuyên canh, vùng rau sạch… Trong chăn nuôi cần chú ý hình thành các trại nuôi tập trung, quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, công tác phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ tài chính, kỹ thuật nông nghiệp chế biến nông sản cần phải tổ chức lại theo hướng hợp tác xã cổ phần dịch vụ. Ngoài ra, yêu cầu phải đa dạng hóa ngành nghề nông nghiệp nông thôn cả về chiều rộng và chiều sâu, tập trung vào các ngành dịch vụ nông nghiệp như chế biến, lưu thông hàng hóa giúp thu hút nhiều lao động nông nghiệp.

Tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề ở các xã, thị trấn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ

xây dựng cụm công nghiệp thị trấn Cổ Lễ, xã Trực Hùng, thị trấn Cát Thành, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, ưu tiên các ngành có lợi thế phát triển và thu hút nhiều lao động như: Cơ khí, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…, tranh thủ phát triển các ngành nghề mới, đầu tư cho nhà xưởng cho các doanh nghiệp để tạo thêm chỗ làm việc mới cho người lao động.

Cần tranh thủ nguồn vốn phục vụ đê kè (tránh tình trạng hỏng không kịp sửa); Nâng cấp mở rộng hệ thống đường bộ, tận dụng sử dụng lao động phổ thông tại chỗ.

Trực Ninh có những ưu thế rất lớn về những làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường sự tồn tại và phát triển của các làng nghề này cũng gặp không ít những khó khăn. Đó là sự cạnh tranh về mẫu mã, giá cả đối với các mặt hàng khác cùng chủng loại. Do đó, phát triển làng nghề yêu cầu tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân giỏi và việc truyền nghề cho lao động. Ngoài ra, cần tính đến sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn về công nghệ, nguyên liệu và khâu tiêu thụ sản phẩm.

1.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ.

Hỗ trợ về vốn: Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Nông thôn huyện đang có nhu cầu rất lớn về vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô kinh doanh. Hiện nay, phổ biến nhất là hình thức tín dụng – hình thức được đánh giá có hiệu quả, cần mở rộng ngày càng nhiều những hình thức này như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng dành cho người nghèo, các quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng… Ngoài ra, cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong một bộ phận dân cư để đầu tư cho sản xuất với lãi

suất hợp lý để tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Đặc biệt chương trình cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với các dự án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này UBND huyện cần chỉ đạo Phòng Nội vụ Lao động TBXH, Ngân hàng chính sách xã hội, cùng với các ngành chức năng và các xã, thị trấn tuyên truyền phổ biến cho nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho vay vốn để giải quyết việc làm. Công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay vốn cần phải được thực hiện nghiêm túc (thực hiện cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng), đảm bảo thuận lợi nhanh chóng, tránh gây phiền hà khó khăn. Các dự án sử dụng vốn vay cần phải được kiểm tra quản lý, phân công phụ trách kiểm tra và có báo cáo thường xuyên về việc sử dụng vốn của chủ dự án (để hiệu quả đồng vốn là cao nhất).

Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm, cần làm như sau: Việc dạy nghề phải được thực hiện theo hợp đồng học nghề; Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm, giáo viên dạy nghề; Đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề nhất là cho các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật, hỗ trợ các làng nghề truyền thống; Cần giáo dục định hướng cho học sinh phổ thông; Để đạt được mục tiêu mỗi năm giải quyết 5.500 chỗ làm việc mới, rõ ràng chi phí cho vấn đề này là rất lớn. Do đó, đầu tư đào tạo nghề phát triển cần đi sâu đào tạo nghề phù hợp (đúng người, đúng việc). Cần thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn: Nguồn ngân sách Nhà nước là chính nhưng cũng cần chú ý thu hút vốn địa phương, doanh nghiệp. Cũng có thể cắt cử cán bộ đi học ở các trung tâm để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, để làm tốt công tác này thời gian tới cần làm tốt: Chuẩn bị tốt nguồn lực (có kế hoạch dạy nghề, liên kết với các cơ sở đào tạo và các cơ quan xuất khẩu lao động; Hướng cho học sinh học ngoại

ngữ khi học phổ thông; Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề để đạt được kết quả cuối cùng là người lao động có trình độ); Tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động (thị trường trong nước: Hà Nội, Hải Phòng… và các khu công nghiệp khác; thị trường ngoài nước: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia…; Xuất khẩu trực tiếp cho các công ty xuất khẩu lao động).

Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động, chẳng hạn như tổ chức các hội chợ việc làm tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp nhau; Huyện cũng cần phải tổ chức kiểm tra giám sát các thông tin thị trường và kiểm tra giám sát các trung tâm việc làm.

1.3. Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm.

Thành lập ban chỉ đạo phân công cán bộ làm công tác tạo việc làm ở các xã, thị trấn. Hiện nay, ở mỗi xã, thị trấn đã có cán bộ TBXH chuyên trách nên công tác kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm ở từng xã, thị trấn đạt hiệu quả cao tạo điều kiện cho việc kiểm soát cấp huyện được chặt chẽ và hiệu quả hơn, điều này cần được phát huy.

Tuyên truyền thấy rõ tính cấp bách cần thiết tạo việc làm cho người lao động. Các cấp ngành cần đưa mục tiêu cụ thể theo từng tháng, quý, năm từ đó đặt ra mục tiêu, bài học cho thời gian tới.

Thiết lập hệ thống báo cáo thống kê trong các cơ sở doanh nghiệp về tình hình sử dụng lao động. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát lao động việc làm trên toàn huyện.

Thông tin về thị trường lao động: Thông tin tuyên truyền về chương trình việc làm như pháp luật, thực trạng lao động việc làm, giới thiệu nội dung hỗ trợ việc làm của Nhà nước và đoàn thể thông qua báo, đài, truyền hình, phóng sự, …

1.4. Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện ủy - UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động TBXH, sự phối hợp của các cấp ngành, với sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công chức trong ngành.

Nhiệm vụ của các ngành, các cấp có liên quan: Ngành Lao động TBXH là cơ quan thường trực chỉ đạo chặt chẽ của trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề, trường nghề, tổng hợp chung tình hình thất nghiệp, tạo việc làm…

Ngành tài chính kế toán, Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng đề xuất các giải pháp vốn, chính sách vay vốn và thu hút vốn.

UB dân số với nhiệm vụ kiểm soát sự gia tăng dân số, đặc biệt là lực lượng lao động nơi khác đến.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w