VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 19872011 Khu vực nông – lâm – thủy sản (khu vực nông nghiệp) là một trong 3 khu vực lớn cấu thành nên các ngành sản xuất của một nền kinh tế. Ba khu vực đó gồm: khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI
VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1987-2011?
MỨC ĐÓNG GÓP CỦA VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TFP TRONG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ
1987-2000, 2001-2011 VÀ 1987-2011?
GVHD: PGS.TS Đinh Phi Hổ Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh Lớp: Cao học kinh tế phát triển Đ êm – K21
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2013
Trang 3Mục lục
Trang
Phần III: Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1987-2011 8
1.Thực trạng tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (Y), vốn (K) và lao động (L) trong
2 Động thái tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm, vốn và lao động trong khu vực
Phần IV: Phân tích các yếu tố tác động đến tăng tr ưởng nông nghiệp Việt
2 Xác định đóng góp của vốn, lao động, TFP trong tốc độ tăng trưởng giá trị tổng
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 4Danh mục các hình
Trang
Bảng 9: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố vào tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm
Trang 5PHẦN I: GIỚI THIỆU 1.Đặt vấn đề
Khu vực nông – lâm – thủy sản (khu vực nông nghiệp) là một trong 3 khu vực lớn cấu thành nên các ngành sản xuất của một nền kinh tế Ba khu vực đó gồm: khu vực nông nghiệp, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ Một nền kinh
tế cho dù có phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì không thể nào không có sự đóng góp của khu vực nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ hàng đầu cả nước, kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, tuy nhiên tỷ trọng khu vực nông nghiệp vẫn chiếm 1,2% trong cơ cấu kinh tế thành phố năm 2011 (Niên giám thống kê Tp Hồ Chí Minh, 2011)
Đối với Việt Nam, khu vực nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), ngành nông nghiệp nuôi sống 70% dân số cả nước sống ở nông thôn; cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; giải quyết một lượng lớn việc làm cho lao động nông thôn (tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm 48,7% năm 2010), kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2010 là 19,15 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia góp phần đảm bảo an ninh quốc gia; góp phần quan trọng vào thực hiện thành công trong chương trình xoá đói giảm nghèo của cả nước; góp phần phát triển bền vững và tạo ổn định chính trị, kinh tế xã hội; góp phần tạo vị thế chính trị của Việt Nam trên trường Quốc tế; có vai trò lớn trong việc cải thiện môi trường sinh thái thông qua việc khai hoang phục hoá đất, phủ xanh đất trồng đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, chống xói mòn, thoái hoá đất; có vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế vượt khó khăn, năm 2009 dù nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp vẫn gặt hái được nhiều thành công
Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 25 năm vừa qua đạt được kết quả khả quan không thể nào phủ nhận vai trò đóng góp của khu vực nông nghiệp Trước những đóng góp to lớn như vậy của khu vực nông nghiệp thì việc nghiên cứu các nhân
tố tác động đến tăng trưởng khu vực nông nghiệp thời kỳ 1987-2011 và mức độ đóng
Trang 6góp của các yếu tố đối với tăng trưởng của khu vực này qua các thời kỳ 1987-2000, 2001-2011 và cho cả thời kỳ 1987-2011 là rất có ý nghĩa và cần thiết
2.Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố vốn, lao động, khoa học công nghệ có tác động đến tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam trong 25 năm qua hay không?
Trong các yếu tố vốn, lao động, khoa học công nghệ thì yếu tố nào đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ 1987-2000, 2001-
2011 và cho cả thời kỳ 1987-2011?
3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê, cụ thể là Niên giám thống kê cả nước qua các năm 1996, 2000, 2005, 2009, 2010 và 2011, bao gồm các số liệu như sau:
- Giá trị tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp của Việt Nam, tính theo giá so sánh 1994, đơn vị tính là tỷ đồng
- Vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp của Việt Nam tính theo giá so sánh 1994, đơn vị tính là tỷ đồng
- Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nông nghiệp tại thời điểm 1/7 hàng năm, đơn vị tính là 1.000 người
- Thời gian thu thập từ năm 1986 đến năm 2011
4 Định nghĩa các biến trong dữ liệu nghi ên cứu
- Năm: năm của quan sát
- Y: Giá trị tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp, đơn vị tính: tỷ đồng, giá
so sánh 1994
- K: Vốn đầu tư nông nghiệp, đơn vị tính: tỷ đồng, giá so sánh 1994
- L: Lao động trong nông nghiệp, đơn vị tính: 1000 người
- A (TFP): yếu tố công nghệ, không đo lường trực tiếp mà tính gián tiếp
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (phương pháp OLS) trong kinh tế lượng để ước lượng độ co giãn của vốn và lao động so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp
- Sử dụng phương pháp Solow để xác định đóng góp từng yếu tố (TFP, K, L)
đối với tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp
Trang 7PHẦN II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp
1.1.Mô hình hai khu vực
1.1.1 Mô hình Lewis (1955)
Trong mô hình này, ông cho rằng: nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là hiệu quả sử dụng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp
Ông đã giải thích được hiện tượng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp
do đất đai ngày càng khan hiếm trong khi lao động không ngừng gia tăng Từ kết quả phát hiện trên, ông đã xác định được một số đặc trưng của khu vực nông nghiệp như sau:
Từ hình vẽ trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: sự gia tăng lao động trong khu vực nông nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng sản lượng, tuy nhiên sự gia tăng này càng lớn thì tăng trưởng sản lượng ngày càng nhỏ và đến một lúc nào đó sự gia tăng lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ không dẫn đến sự tăng trưởng về sản lượng và dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động trong nông nghiệp và số lao động dư thừa này sẽ được chuyển sang khu vực công nghiệp
Đối với khu vực công nghiệp: Lewis cho rằng mức tiền l ương của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực nông nghiệp, ở mức cao hơn 30% có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông nghiệp
- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không
với (L3-L2) nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp
Hình 1: Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
Trang 81.1.2 Trường phái Tân Cổ Điển
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển tranh luận rằng: dưới tác động của khoa học công nghệ, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng cao Do đó đường tổng sản phẩm
sẽ không nằm ngang tức là khi lao động trong khu vực nông nghiệp tăng lên đến một mức nào đó thì sản lượng vẫn đảm bảo một mức tăng trưởng nhất định (có sự tác động của lao động nông nghiệp đến tăng trưởng sản lượng) Do đó, khi thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp mức tiền lương (Wi) sẽ tăng chứ không phải là không đổi
Các nhà kinh tế thuộc trường phái Tân cổ điển chủ trương:
-Đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản
-Đồng thời đầu tư cho cả khu vực công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động
1.1.3 Mô hình Harry T Oshima
Oshima tranh luận như sau:
- Khi L i < L 3 , W i = W 1 ; khi L i >L 3 , W i tăng
- Khi khu vực công nghiệp thu hút L 1 từ khu vực nông nghiệp, tổng sản phẩm Y 1 với K 1 Vì tiền lương công nhân không đổi, tổng sản phẩm tăng do
đó lợi nhuận nhà tư bản công nghiệp tăng Lợi nhuận (P) được tái đầu tư mở rộng sản xuất, do đó vốn sản xuất mới sẽ là: K 2 =K 1 +P, tổng sản phẩm
Hình 2: Quá trình chuyển dịch lao động
Hình 3: Hàm sản xuất
Trang 9- Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ không căng thẳng
- Việc đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển
Ông đã đưa ra các luận điểm phát triển như sau:
-Giai đoạn 1: đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp Kết thúc giai đoạn 1: thể hiện chủng loại nông sản đa dạng với quy mô lớn, đòi hỏi chế biến nông sản với quy mô lớn
-Giai đoạn 2: đầu tư phát triển đồng thời theo chiều rộng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn nhằm mở rộng quy mô sản lượng Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động Kết thúc giai đoạn 2: thể hiện tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động
-Giai đoạn 3: phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu lao động
Thông qua mô hình Harry T Oshima ta có thể rút ra nhận định sau: nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển thì việc xác định thời điểm và mức độ đầu tư là rất cần thiết, sự cần thiết này không những đối với các ngành nông nghiệp mà còn đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ
1.2 Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Trong các loại hàm sản xuất thì hàm sản xuất Cobb-Douglas là loại hàm thích hợp nhất để phân tích tăng trưởng của các ngành trong thực tiễn Hàm có dạng như sau:
Y = A LαKβ Trong đó, A: năng suất các yếu tố tổng hợp (chủ yếu là công nghệ)
L: lao động
K: vốn đầu tư
Trang 10α : hệ số co dãn từng phần của Y theo lao động (giả định vốn không đổi)
β: hệ số co dãn từng phần của Y theo vốn (giả định lao động không đổi)
Y: sản lượng
Tổng hệ số co giãn (α + β) cho biết xu hướng của hàm sản xuất về năng suất theo qui
mô
- Nếu (α + β) = 1, năng suất biên không đổi
- Nếu (α + β) > 1, năng suất biên tăng dần
- Nếu (α + β) < 1, năng suất biên giảm dần
2 Lý thuyết phát triển nông nghiệp
2.1.Mô hình Todaro (1969)
Theo Todaro, quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, tuần tự từ
thấp đến cao
-Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp (độc canh): Sản lượng nông
nghiệp tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên
-Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa: Sản
lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích
đất nông nghiệp do áp dụng công nghệ sinh học
-Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại (Chuyên môn hóa, quy mô trang trại): Vốn
và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp
Tóm lại, thông qua mô hình Todaro (1969), có thể rút ra nhận định sau: trong
quá trình phát triển từ thấp đến cao, sản lượng nông nghiệp chịu tác động bởi các yếu
tố: điều kiện tự nhiên, lao động, vốn và khoa học công nghệ (thông qua việc đầu tư
thâm dụng vốn)
2.2 Mô hình Sam Sung Park
Quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển
và phát triển Theo Park S S mỗi một giai đoạn phát triển, sản lượng nông nghiệp phụ
thuộc vào các yếu tố khác nhau và được mô tả dưới dạng hàm sản xuất
- Đối với giai đoạn sơ khai: hàm sản xuất được thể hiện Y = F(N,L), trong đó:
Y là sản lượng nông nghiệp; N là yếu tố tự nhiên; L là lao động
- Đối với giai đoạn đang phát triển: hàm sản xuất được thể hiện dưới dạng:
Y = F(N,L) + F(Ci) (Ci là đầu vào do khu vực công nghiệp cung cấp như phân bón,
thuốc hóa học); ông cho rằng trong giai đoạn này bên cạnh phụ thuộc vào yếu tố tự
Trang 11nhiên và lao động, sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào do khu vực công nghiệp cung cấp
- Đối với giai đoạn phát triển: hàm sản xuất có dạng: Y = F(N,L) + F(Ci) + F(K) với K là vốn sản xuất Trong giai đoạn này, nền kinh tế đạt mức toàn dụng, không còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp; sản lượng nông nghiệp phụ thuộc thêm một yếu tố nữa đó là vốn đầu tư trong nông nghiệp (thể hiện qua máy móc,
cơ giới,…); khi đó sản lượng trên 1 lao động (năng suất lao động, y) tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất (K) sử dụng tăng thêm và thu nhập của 1 lao động (Income, I) cũng tăng lên tương ứng
Tóm lại, thông qua mô hình Park S S., có thể rút ra nhận định sau: trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, sản lượng nông nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố: điều kiện tự nhiên, lao động, vốn và khoa học công nghệ (thông qua việc đầu tư thâm dụng vốn)
3 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ các lý thuyết về tăng trưởng cũng như về phát triển nông nghiệp nêu trên, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam như sau:
- A: Khoa học công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp
- L: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực nông nghiệp tại thời điểm 1/7 hàng năm, đơn vị tính là 1.000 người
- Vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp của Việt Nam tính theo giá so sánh 1994, đơn vị tính là tỷ đồng
Trang 12PHẦN III THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỜI KỲ 1987-2011
1.Thực trạng tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (Y), vốn (K) và lao động (L) trong khu vực nông nghiệp
Sản xuất nông – lâm – thủy sản trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều qua các thời kỳ, thời kỳ 1987-2011, tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp đạt 3,7%/năm, trong đó thời kỳ 1987-2000 đạt 3,8%/năm và thời kỳ 2001-2011 đạt 3,6%/năm
Song song với sự tăng trưởng về giá trị tổng sản phẩm, lượng vốn đầu tư phát triển cho khu vực nông – lâm – thủy sản cũng tăng trưởng khá, thời kỳ 1987-2011 tốc
độ t8ang trưởng lượng vốn đầu tư cho khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 4,9%/năm trong đó thời kỳ 1987-2000 tăng khá cao với 5,7%/năm, thời kỳ 2001-2011 tăng chậm lại với 3,8%/năm
Mặc dù có sự tăng trưởng về giá trị tổng sản phẩm và lượng vốn đầu tư trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tuy nhiên lực lượng lao động trong khu vực này trong thời gian qua tăng không đáng kể và khá ổn định, đặc biệt lá trong 10 năm gần đây, tốc
độ tăng trưởng lao động bình quân thời kỳ 1987-2011 chỉ đạt 0,8%/năm, trong đó thời
kỳ 1987-2000 tăng 1,5%/năm và thời kỳ 2001-2011 gần như không tăng trưởng
Bảng 1: Thực trạng tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm, vốn và lao động
khu vực nông nghiệp của Việt Nam
Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, 1996, 2000, 2005, 2009, 2010 và 2011
Ghi chú: Y là giá trị tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp (giá so sánh 1994, tỷ đồng)
K là lượng vốn đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp (giá so sánh 1994, tỷ đồng)
L là lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm trong khu vực nông nghiệp
2 Động thái tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm, vốn và lao động trong khu vực nông nghiệp thời kỳ 1987-2011
Trong 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm khu vực nông nghiệp mặc dù thấp nhưng tăng trưởng khá ổn định qua các năm, tăng trưởng xoay