Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước.. Quốc hội vì vậy thể hiện tín
Trang 1Địa vị pháp lý của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quốc hội vì vậy thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình
Địa vị pháp lý của Quốc hội được xác định bởi vị trí, tính chất và nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
Vị trí, tính chất của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước Quốc hội vì vậy thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức
và hoạt động của mình
Tính đại diện nhân dân của Quốc hội
Bộ máy nhà nước ở nước ta bao gồm nhiều cơ quan, nhưng mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau Quốc hội là cơ quan Nhà nước được nhân dân giao nhiệm vụ thay mặt nhân dân quyết định và thực hiện quyền lực thống nhất trong cả nước Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, tính dại diện của Quốc hội được thể hiện rõ ở các mặt:
- Về cách thức thành lập: Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu
ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước
- Về cơ cấu thành phần đại biểu: Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, cho các vùng lãnh thổ Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta, đại diện cho trí tuệ của đất nước
- Về chức năng, nhiệm vụ: Quốc hội có chức năng và nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước
Ở nước ta, chỉ có Quốc hội mới có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, các vấn đề trọng đại của đất nước
Tính quyền lực Nhà nước cao nhất của Quốc hội
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Điều đó có nghĩa là nguời chủ của quyền lực Nhà nước là nhân dân Quốc hội là cơ quan Nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân Chỉ có Quốc hội mới có
Trang 2quyền biến ý chí của nhân dân thành ý chí của Nhà nước, thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp Các cơ quan nhà nước do Quốc hội bầu ra, tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Quốc hội giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội có thể chia thành các lĩnh vực chủ yếu sau đây:
Lập hiến, lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí, tính chất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Vì vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta Các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban hành phải cụ thể hóa Hiến pháp và luật, không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật
Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua luật và sửa đổi luật Để bảo đảm cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, pháp luật đã quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện Tại ĐIều 87 của Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm
2001 đã quy định các cơ quan có quyền trình dự án luật để Quốc hội xem xét là Chủ tịch nước,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội
Cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị, xây dựng, hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội
dự án đó để Quốc hội xem xét Trình tự thảo luận và thông qua dự án luật được quy định và được phân tích kỹ khi giới thiệu về các kỳ họp của Quốc hội
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, các vấn đề quốc kế dân sinh tác động đến đời sống của nhân dân trong
cả nước, những vấn đề đối nội, đối ngoại và an ninh quốc phòng Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trong năm 2011 là nhằm tạo điều kiện để Quốc hội giữ vững và bảo đảm
Trang 3hướng phát triển đi lên của đất nước, làm cho các luật, chính sách, quy định do Quốc hội thông qua có hiệu lực thực sự trong cuộc sống
Thực chất của quyền lực Nhà nước là quyền quyết định các vấn đề kinh tế- xã hội Trong lĩnh vực kinh tế kế hoạch và ngân sách, Quốc hội quyết định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước; quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
Quốc hội quyết định các vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh nước nhà như vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt bảo đảm quốc phòng và
an ninh quốc gia; quyết định chính sách dân tộc của Nhà nước, quyết định đại xã; quyết định trưng cầu dân ý
Một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước
Xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước ta từ Trung ương được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức
và hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn và thể hiện trong Hiến pháp, quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Ngoài việc quy định chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và An ninh
Theo quy định của Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng đều do Quốc hội bầu và bãi nhiệm Quy định về vấn đề này trong Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã được thay đổi Quốc hội chỉ bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ tướng lựa chọn, đề nghị trình Quốc hội xem xét Nếu tán thành đề nghị đó, Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên
Trang 4khác của Chính phủ.
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, giám sát việc thực hiện pháp luật do nhiều cơ quan Nhà nước tiến hành, nhưng quyền giám sát tối cao thuộc về Quốc hội Nhiệm vụ giám sát của Quốc hội nhằm làm cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất Quốc hội giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, bảo đảm cho những cơ quan này hoàn thành nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định, làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động đều đặn, hiệu lực, không chồng chéo; chống các biểu hiện tham nhũng, quan liêu và hách dịch
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, hoạt động của bản thân Quốc hội