GIỚI THIỆU CHUNG: I.1 Khái niệm: Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ một loại hình dân ca đặc sắc, một lối hát giao duyên nổi tiếng do cộng đồng người Việt Kinh ở 49 làng quan họ v
Trang 1
Tiểu luận
Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh
Trang 2GIỚI THIỆU CHUNG:
I.1 Khái niệm:
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ một loại hình dân ca đặc sắc, một lối hát giao duyên nổi tiếng do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay sáng tạo ra Về mặt sáng tạo nghệ thuật, dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca
I.2 Nguồn gốc:
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc về Quan họ Có rất nhiều truyền thuyết nói về nó như: Theo Lê Văn Hảo trong “Bắc Ninh tỉnh khảo thí” cho rằng, nguồn gốc của quan họ là do sự kết nghĩa lâu năm giữa hai làng Viêm Xá và làng Hòai Bão mỗi khi có dịp lễ hội, thì trai làng Hòai Bão và nữ Viêm Xá hát đối đáp với nhau để tránh những chuyện bất an, cãi cọ Theo Nguyễn Duy Kiện trên Việt Báo thì viết: “ thời thượng cổ nhân dân 2 làng Lũng Nhai và Tam Sơn giao hảo rất thân mật, khi làng nào có chuyện như lên lão, quan, hôn, tang, lễ,… đều có lời mời lẫn nhau 2 làng thường họp từ 5-7 cụ ông và 5-7 cụ bà, cùng một số thanh niên nam nữ trai bên này hát, thì gái bên kia đáp, còn các cụ thì ngồi nghe Hai làng cứ tiếp tục từ đời này sang đời khác.Cũng có một số người cho rằng quan họ bắt nguồn từ sự tích ông quan đi qua vùng Kinh Bắc đã rất thích thú bởi tiếng hát của các liền anh liền chị mà dừng lại thưởng thức, tuy nhiên cách lý giải này có phần mơ hồ Một số quan điểm khác cho rằng, quan họ xuất phát do những nghi thức tôn giáo mang tính phồn thực, họ cũng cho rằng quan họ xuất phát
từ “âm nhac cung đình”
I.3 Qúa trình hình thành và phát triển:
Quan họ là những sản phẩm sáng tạo nhất là những thế kỉ của thời kì phong kiến độc lập vào thời
Lý Trần ( thế kỉ XI – XIV) khi các thành tựu văn hóa, nghệ thuật dân gian nở rộ, cùng với sự am
Trang 3hiểu, quý trọng của các triều vua đã ảnh hưởng đến quan họ từ giao duyên cổ sơ sang lối ca hát có
lề lối, quy củ rõ ràng Tiếp đến thời Lê ( thế kỉ XV), đội ngũ trí thức đông đảo làm việc sáng tác quan họ ngày càng được bổ sung Thế kỉ XVIII dân ca quan họ đã có những hình tượng đẹp, tế nhị, nội dung trữ tình sâu sắc, về làn điệu thì có sự giao lưu rộng rãi Bắc Nam Những năm đầu thế kỉ XX , các nghệ thuật khác của cả nước đã gia nhập vào quan họ làm nó được cải biến và phát triển đến sau này
Nội dung chính trong buổi hát Quan họ thường là khi hai bên nam – bọn quan họ nam và nữ - bọn quan họ nữ hát đối nhau Đứng đầu mỗi bọn Quan họ là liền anh, bên nữ gọi là liền chị Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao (phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể,…) từ ngữ được trau chuốt, trong sáng, mẫu mực thể hiện các trạng thái tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi chia xa, tình yêu lứa đôi,…bằng một ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn” Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan
họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này
Thời gian: từ mồng 4 Tết âm lịch, trong gần 3 tháng mùa xuân đầu năm, hội làng ở các làng quan họ và các làng kề cận liên tiếp diễn ra Suốt tháng 8 âm lịch lại là các hội lệ vào đám của các làng Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất Cho nên mùa xuân và mùa thu là mùa hội và mùa ca hát quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới
II ĐẶC TRƯNG DI SẢN QUAN HỌ BẮC NINH:
II.1 Trang phục:
Trang phục Quan họ bao gồm trang phục của liền anh và liền chị.:
Trang phục của liền anh: áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài.Áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què
Trang 4dài tới mắt cá chân, chất liệu bằng phin, trúc bâu, màu mỡ gà, có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp Ngoài ra còn có các phụ kiện như: ô đen, khăn tay, lược, thắt lưng
Trang phục liền chị : thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, có nghĩa là liền chị có thể mặc ba
áo dài lồng vào nhau ( mớ ba) hoặc là bảy áo dài lồng vào nhau ( mớ bảy ) Thành phần cơ bản gồm có: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ, thường làm bằng lụa truội nhuộm (có hai loại yếm là yếm cổ xẻ dùng cho trung niên và yếm cổ viền dùng cho thanh nữ ) Bên ngoài yêm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng , ngà Ngoài cũng là những lượt áo dài năm thân Chất liệu để may áo hầu hết là the và lụa Liền chị mặc váy sồi, váy lụa đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu lương, the
Trang phục của liền chị còn có nón quai thao, khăn mỏ quạ, thắt lưng đeo dây xà tích
II.2 Làn điệu Quan họ:
Quan họ rất phong phú về làn điệu: la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuống song,… Quan họ có các hình thức: hát thờ, hát hội, hát thi lấy giải, hát canh Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba chặng: giọng Lề lối, giọng Vặt, giọng Giã bạn
- Giọng Lề lối: đây là giọng hát mở đầu, được diễn xướng với tốc độ chậm, nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu thường ở âm khu tầm thấp, cữ hẹp
- Giọng Vặt: là các giọng thuộc phần chính của buổi hát Có thể nói tính chất nghệ thuật của Quan họ được thể hiện rõ ở giọng này Âm nhạc ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, tiết tấu linh hoạt Nội dung lời ca khá phong phú, số lượng bài bản tương đối nhiều Ví dụ như: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn thuyền,…
- Giọng Giã bạn: là giọng hát trước lúc chia tay Số lượng bài bản ở giọng giã bạn không nhiều nhưng chất lượng nghệ thuật của các bài ở giọng này khá cao Chủ đề chính của giọng này là tiễn biệt vì vậy giai điệu thường buồn, nhưng rất mặn nồng, say đắm Ví dụ như: Người ở đừng về, Kẻ bắc người nam, Chia rẽ đôi nơi,…
Trang 5Hát Quan họ là hình thức hát đôi đồng giọng: người hát dẫn, người hát luồn, hát đối đáp dẫn giọng, luồn giọng một cách điêu luyện Giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp đến mức hai giọng trở thành một để tạo ra một âm thanh thống nhất Có 4 kỹ thuật hát Quan họ là: nền, rền, vang, nảy
Nền là đặc điểm của các tiếng đệm tạo nên mặt bằng giai điệu, qua đó làm nổi lên lời thơ và cùng với âm điệu của lời thơ tạo nên giai điệu của bài hát Tiếng đệm thường có giai điệu nằm trong quãng 2, quãng 3, thỉnh thoảng có quãng 4, 5, ít gặp quãng 6 Như vậy, nền ở đây có nghĩa phông nền, chứ không phải nền nã, nền nếp như một số người quan niệm Nói đến đặc điểm nền trong Quan họ là nói đến đặc điểm các tiếng đệm như i ơ, hự, rằng là, tính tình tang tạo nên giai điệu như một dàn nhạc đệm, làm nền và kết nối lời thơ Chẳng hạn, trong câu Gọi ớ ơ ớ ơ hự à đò không í i thấy i i hự đò là đò thưa í i (bài Gọi đò) Các tiếng đệm i í ơ ớ hự à… í i…i i hự… là…í
i làm nền cho lời thơ Gọi đò không thấy đò thưa
Tiếng đệm thường thấy nhiều trong dân ca Việt Nam và mỗi thể loại có mức độ và cách thức sử dụng tiếng đệm khác nhau Ở các thể loại dân ca khác tiếng đệm thường được sử dụng để tô điểm, làm chức năng đệm hơi, đệm nhịp hoặc cả đệm nghĩa cho dễ hát và phát triển giai điệu bài hát Trong Quan họ, tiếng đệm được sử dụng nhiều, chúng cũng có chức năng đệm hơi, đệm nhịp hoặc cả đệm nghĩa, làm cho giai điệu bài hát phát triển, tuy nhiên đặc thù của tiếng đệm trong hát Quan họ là chúng có vai trò thay cho dàn nhạc đệm, làm nền cho lời thơ và hỗ trợ cho các yếu tố vang, rền, nẩy Tiếng đệm trong Quan họ đòi hỏi kỹ thuật hát tương đối khó Thiếu tiếng đệm Quan họ không còn là Quan họ Để hát được nền phải giữ hơi thở đều, liên tục, khẩu hình vừa
Trang 6phải, vị trí âm thanh ít thay đổi để giai điệu bài hát đều đặn, hoà quyện, nối tiếp nhau và không bị đứt quãng Đồng thời có thể điều tiết được độ to nhỏ, mạnh nhẹ của tiếng đệm tương quan hợp lý, không những không át đi âm điệu của lời thơ, mà còn làm nổi lên lời thơ trên nền âm thanh đệm
Rền
Rền là đặc điểm âm thanh trong câu hát hay trổ hát có độ rung đều đều, liên tục không dứt Rền trong Quan họ có được nhờ cách hát luyến láy và rung giọng, giai điệu phát triển liên tục Rền tạo nên sắc thái âm thanh đặc trưng của phong cách hát Quan họ
Rền là cách hát nhấn nhá, luyến láy và rung giọng, vì vậy đòi hỏi người hát phải đạt tới kỹ thuật hát tinh tế mới có thể sử lí độ nhấn vuốt của câu hát Quan Họ Hát rền cần giữ tư thế và cổ họng thật thoải mái, tự nhiên, khẩu hình mở vừa phải, đặt âm thanh ở hàm trên, hàm dưới rơi tự
do, lấy hơi vừa đủ, khống chế hơi, giữ và đẩy hơi ra đều, liên tục mà không đứt, gẫy, đặc biệt cần
có độ rung của thanh quản Âm thanh phát ra vừa phải có độ vang, vừa có độ rung của giọng, mà không bị đứt quãng Chẳng hạn, trong câu Bỉ bài Gọi đò cần hát luyến từ gọi có độ rung giọng, như có nhiều âm ọi liên tiếp với nhau, hát âm ơ như có nhiều âm ơơơơ ở độ cao khác nhau
Nẩy
Nẩy hay còn gọi là nẩy hạt là đặc điểm âm thanh bị tắc lại ở họng, sau đó được bật ra ngoài tạo thành độ nẩy của âm thanh Nẩy hạt thường rơi vào những âm ở họng hoặc tắc họng như ư,
hự, í ợ, ạ Có 2 kiểu nẩy hạt:
- Kiểu 1: Sau khi tắc lại ở họng, âm được bật ra, tiếp tục kéo dài và có độ rung giọng như trường
hợp âm ơ, hự, ạ trong câu Bỉ của bài Gọi đò
- Kiểu 2: Sau khi tắc họng, âm bật ra và dừng lại đột ngột như trong câu la hự, ối hự của bài Tìm
người, hoặc câu mía í ơ trong bài Cái ả
Từ góc độ giải phẫu, nẩy hạt là khi nắp thanh môn (bộ phận nằm gần như đối diện với lưỡi gà) bật lên để âm thanh thoát ra, rồi đóng lại ngay (ở kiểu 1 sau khi đóng lại, nắp thanh môn lại mở ra, cũng kiểu 2 nắp thanh môn đóng lại và giữ nguyên vị trí) Phải chăng từ hạt chính là chỉ nắp thanh môn và vì vậy có tên gọi nẩy hạt
Trang 7Nẩy hạt là một kiểu sáng tạo nghệ thuật của dòng âm nhạc dân gian Nẩy hạt có thể xem như những điểm nhấn trong chuỗi âm thanh rền, làm cho câu hát, trổ hát thêm ấn tượng và độc đáo
Kỹ thuật nẩy hạt không chỉ có trong Quan họ mà còn thấy ở một số thể loại khác như Chèo, Ca trù Tuy nhiên, mỗi thể loại lại có cách nẩy hạt khác nhau, ví dụ trong hát Ca trù thường nẩy hạt ở
âm ư, đóng khẩu hình, nhả âm thanh bằng mũi Chèo nẩy hạt thường rơi vào âm i, mở khẩu hình
và nhả âm thanh bằng mũi và một phần bằng miệng Trong Quan họ những âm nẩy tương đối phong phú, thường rơi vào những âm đệm như ư, hự, í ợ, ạ và một số trường hợp nẩy hạt vào những từ thuộc phần lời thơ của bài hát
Kỹ thuật hát nẩy hạt trong hát Quan họ rất khác biệt làm cho phong cách hát Quan họ không giống với các thể loại dân ca khác Để hát được nẩy hạt, cần mở khẩu hình vừa phải, phù hợp với từng âm nẩy hạt (hự, ơ ), hàm dưới buông lỏng và hơi hạ thấp cằm xuống, môi và hàm trên hơi nhếch lên, khống chế hơi, dùng lực hơi thở đẩy mạnh âm nẩy hạt bật ra
Vang
Vang là đặc điểm âm thanh truyền đi mạnh và lan toả rộng ra xung quanh Vang là kết quả cộng hưởng của miệng hát để khuyếch đại âm thanh Những yếu tố hỗ trợ vang trong hát Quan họ gồm: giai điệu bài hát phát triển liên tục, sử dụng nhiều âm thêu, luyến, nốt hoa mỹ, âm đệm mở như ơ, í ơ, í a với độ ngân dài
Vang là một yếu tố quan trọng không chỉ riêng trong hát Quan họ mà ở tất cả các thể loại dân ca Về mặt âm nhạc, vang có chức năng làm cho tuyến giai điệu của bài hát phát triển ở nhiều cung bậc trầm bổng khác nhau, làm cho tác phẩm nghệ thuật thật sự sống động Mặt khác, yêu cầu đối với người hát ở bất kỳ dòng nhạc nào đều đòi hỏi có độ vang nhất định Tuy vậy, hát vang trong Quan họ lại có điểm khác biệt với các thể loại dân ca khác Chẳng hạn, vang của thanh nhạc được ngân, nghỉ vào những âm ở cuối tiết, câu hoặc đoạn nhạc Còn vang trong hát Quan họ
là nhờ vào tuyến giai điệu phát triển liên tục, kết hợp luyến láy và ngân những âm đệm mở tạo nên, đồng thời vẫn giữ được các yếu tố rền, nền, nẩy Chính vì vậy, cách hát vang của Quan họ mang nét đặc thù, cần có kỹ thuật hát phù hợp
Để hát được vang cần hát chậm, hơi thở đầy, khẩu hình mở, vòm họng chống lên cao, có độ rỗng bên trong họng Hàm dưới rơi tự do, hàm và môi trên hơi nhếch cao để lộ ra hàm răng trên
Trang 8như cười, tạo cảm giác như hai gò má chống lên cao, phát âm phải rõ chữ và có độ sáng Cần lưu
ý ngân trong hát Quan họ có độ rung, chứ không phẳng như thanh nhạc
Sự phân tích các yếu tố vang-rền-nền-nẩy trong hát Quan họ từ các góc độ khác nhau ở trên cho phép chúng ta nhận diện các yếu tố này dễ dàng và chính xác hơn: mỗi yếu tố có đặc điểm âm thanh riêng, có giá trị âm nhạc nhất định và đòi hỏi kỹ thuật hát phù hợp Sự kết hợp các yếu tố vang-rền-nền-nẩy trong bài hát Quan họ tạo ra sắc thái âm thanh đặc trưng của bài hát Quan họ
Vì vậy một trong những cái khó của hát Quan họ là người hát phải có được kỹ năng điêu luyện thể hiện kết hợp các yếu tố này
Quan họ được chia thành hai loại là quan họ truyền thống và quan họ mới:
Quan họ truyền thống: “ chơi quan họ”, là hình thức tổ chức văn hóa với quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi các liền anh, liền chị phải am hiểu tiêu chuẩn, luật lệ, chỉ tồn tại ở 49 làng Nó không có nhạc đệm, chủ yếu hát đôi giữa liền anh, liền chị Hát đôi được gọi là hát hội, hát canh Hát cả bọn được gọi là hát chúc, mừng, thờ.“Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn là người thưởng thức các bài quan họ còn ưu thích đến giờ là La rẳng, Tình tang, Cái ả, Cây Gạo
Quan họ mới: “ hát quan họ”, là hình thức biểu diễn trên sân khấu hoặc trong sinh họat cộng đồng, thực tế thì được trình diễn bất kì ngày nào, luôn có khán thính giả, người hát còn trao đổi tình cảm với người nghe Quan họ mới không nằm trong không gian làng xã
mà còn vươn ra nhiều nơi, ở quốc gia và cả thế giới Có hình thức biểu diễn phong phú hơn, gồm hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát múa phụ họa, có cải biến các bài hát theo hai cách:
ý thức và không ý thức Hát quan họ có nhạc đệm là không ý thức, còn cải biên có ý thức
là cải biến cả nhạc và lời của quan họ truyền thống
II.3 Phong tục trong đám hội:
Quan họ nam mời trầu Quan họ nữ Sau đó họ hát với nhau những lời ướm hỏi, nếu tâm đầu ý hợp họ sẽ hẹn nhau ở làng bên nữ để tổ chức lễ kết nghĩa Nơi tổ chức lễ kết nghĩa có thể ở đình hoặc ở nhà bố mẹ chị Cả, chị Hai và do cụ Đám (còn gọi là ông trùm hoặc bà trùm) đứng ra làm chủ sự
Trang 9Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi tận tình hoặc những lời thề thốt Sau
đó, họ lại có buổi gặp nhau ở bên nam Tại đây họ có thể hát thâu đêm suốt sáng để thổ lộ với nhau về tình cảm Căn cứ vào sự đồng nhất về cữ giọng, âm sắc, họ xếp thành từng cặp: Anh Cả - Chị Cả, anh Hai- chị Hai, anh Ba – chị Ba, anh Tư – chị Tư Lời ca trong quan họ chủ yếu nói về tình yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung Nhưng trên thực tế họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng
em hoặc tôi Thời gian kết nghĩa của người Quan họ có thể từ đời này sang đời khác hay có khi chỉ một vài năm
Địa điểm ca hát Quan họ thường là ở sân nhà, trước cửa đình , cửa chùa, dưới gốc đa, bên
sườn đồi, trên thuyền, bến nước
Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè, làng có hội phải cử đôi Quan họ đến các làng Quan họ kết chạ để mời Đúng hẹn, các Liền anh Liền chị được mời đến đông đủ Ngay từ cổng làng, cổng đình chùa, Quan họ chủ nhà đã ra đón khách: Tay bê cơi trầu miệng hát mời đón khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế nhị Sau đó, Quan họ chủ nhà mời quan họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn hoá giữa các bọn Quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải Vui chơi hát hội đến sẩm tối, quan họ chủ nhà mời Quan họ bạn về nhà ông (bà) Trùm để hát canh vào mỗi canh Quan họ thường thâu đêm đến sáng
Vào canh Quan họ, các Liền anh Liền chị ngồi trên tràng kỷ hoặc phản thành bọn nam
riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ thống giọng lề lối như Hừ
La, La Rằng…, sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn Bao giờ, giữa canh quan họ, quan họ chủ nhà cũng mời cơm quan họ Gọi là cơm Quan họ, nhưng thực ra là cỗ ba tầng có đầy đủ các món ăn đặc sản của địa phương như giò, chả, nem, bóng, nấm… và bánh trái hoa quả Trong khi ăn uống, Quan họ luôn mời mọc nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị Ăn uống xong, các bọn Quan họ nghỉ ngơi chốc lát, sau
đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông chùa thỉnh mới tàn canh Quan họ và chia tay nhau
để ra về Quan họ chủ nhà tiễn bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu Quan họ
để đến hẹn lại lên
Trang 10Cách thức sáng tác một bài bản Quan họ mới được người Quan họ khái quát trong một
câu nói: "Ðặt câu, bẻ giọng" Ðặt câu là sáng tác lời ca, thường là thơ, bẻ giọng là phổ nhạc cho lời ca ấy Như vậy việc sáng tác lời thơ làm lời ca thường diễn ra trước, sau đó là phổ phổ nhạc cho lời ca Cách thức sáng tác này cho phép được lấy một đoạn thơ, một bài thơ, một đoạn ca dao
có sẵn trong vốn thơ ca dân gian, dân tộc để phổ nhạc, hoặc, cũng có thể có người chỉ giỏi "đặt câu" để rồi người khác "bẻ giọng", hoặc cũng có thể một người làm cả việc "đặt câu" và "bẻ giọng"
Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể là cái cầu nối với đất trời, thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng Chính tâm lý này đã tạo nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài
Huyện Yên Phong gồm 16 làng: Hữu Chấp (Chắp), Viêm Xá (Diềm), Ðẩu Hàn (Hàn), Xuân Ái (Sói), Xuân Ðồng, Xuân Viên (Vương Hồng) Thượng Ðồng (Lẫm), Thụ Ninh, Ðặng Xá (Ðặng), Khúc Toại (Chọi), Trà Xuyên (Trà), Châm Khê, Ðào Xá (Ðiều Thôn), Dương Ổ ( Ống cao), Ông Mơi (Mai), Ðông Yên
Huyện Việt Yên gồm 5 làng: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ
Thị xã Bắc Ninh gồm 14 làng: Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na (Nưa), Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá (Niềm), Yên Mẫn (Yên Giữa), Yên Thị Trung (Yên Chợ), Vệ An, Ỗ Xá ( Ọ), Xuân Ổ (Ó), Hòa Ình (Nhôi), Khá Lễ (Sé), Bô Sơn (Bò)
Trang 11Các làng trên, đại bộ phận đều có cả những bọn Quan họ nam và bọn Quan họ nữ, thực hiện phong tục kết bạn Quan họ khác giới, khác làng và tiến hành giao du, ca hát Quan họ với làng khác Nhưng có những làng có những nét riêng: Ngang Nội, Sen Hồ, Thị Cầu chỉ có các bọn Quan họ nam đi kết bạn với Quan họ nữ ở làng khác; không có các bọn Quan họ nữ, hoặc có cũng chỉ hát vui ở hội làng, không giao du ca hát Quan họ với làng khác Các làng Niềm, Yên, Khúc Toại, Trà Xuyên, từ 1930 - 1935 cũng chỉ còn các bọn Quan họ nam, không còn các bọn quan họ
nữ đi giao du, ca hát quan họ Ở Tam Sơn chỉ còn lứa kết bạn cuối cùng với Lũng Giang vào những năm đầu của thế kỷ 20 Các làng ở Việt Yên đã không đi hát Quan họ với các làng khác từ đầu những năm 30 Một số làng khác ở phía Nam sông Cầu đến trước Cách mạng tháng 8-1945
và sau này cũng không còn hát hay ít hát, hoặc chỉ có một vài người còn hát được
Trong các làng Quan họ, ai cũng biết hát Quan họ, trở thành những liền anh Quan họ, liền chị Quan họ mới có thể hát được trên dưới 200 bài ca và có thể tham dự các cuộc hát Quan họ, thông thạo mọi lề lối, phong tục Quan họ Mỗi thế hệ nam, nữ của một làng thường có từ 3, 4, 5 bọn Quan họ nam, nữ Riêng làng Viêm Xá (Diềm) và 2 làng Bịu (Bịu Sim, Bịu Trung) vào đông nhất, mỗi làng cũng chỉ có hơn 10 bọn Quan họ nam, nữ
II.5 Lễ hội:
Lễ hội bao gồn phần lễ và hội quan họ thường diễn ra cả phần lễ và phần hội Quan họ phần lễ là
để hát những làn điệu cổ, còn quan họ phần hội là để các liền anh liền chị của làng đến hát đối đáp giao lưu, mang đậm văn hóa lễ nghĩa của một vùng quê ngàn năm văn hiến Phần lễ là thờ thần, phật phù hộ cho mùa màng, nhân dân và vật nuôi Phần hội diễn ra các trò chơi giải trí như: tuồng, ca trù, quan họ,…
Quan hệ phần lễ: là phần để hát các những làn điệu cổ có nội dung ca ngợi công đức của thần, phật, cầu may Theo tục lệ thì chỉ có nam hoặc nữ của làng được hát Trong hát thờ chỉ được hát giọng cổ như: Hừ la, La rằng, Cây gạo, tuyệt đối không được hát giọng vặt nội dung nam nữ yêu đương
Quan họ phần hội: là phần quan họ nam và nữ hát đối đáp với nhau nhằm tạo không khí vui vẻ, giải trí Đấy là phần hấp dẫn nhát bởi các liền anh liền chị bằng những làn điệu
Trang 12ngọt ngào thể hiện tâm trạng yêu đương, nhớ nhung đằm thắm của lứa đôi Các liền anh, liền chị hát từng tốp, hát đối giao duyên say sưa ở các sân đình, chùa, vạt núi, đồi, ruộng, trên ao hồ Sau khi tham gia hát hội, quan họ chủ đưa khách về nhà để hát canh quan họ, vào canh bao giờ quan họ chủ nhà cũng mời trầu bằng cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị Họ hát đôi và theo lề lối, khỏang 10 bài rồi chuyển sang giọng sổng vài câu, tiếp là giọng vặt
và cuối cùng là giọng giã bạn
Hội Lim là hội quan họ lớn nhất vùng Kinh Bắc được tổ chức vào trung tuần tháng Giêng âm lịch Từ khỏang mùng 10 đến ngày 13, không khí lễ hội rộn rã và du khách cũng trẩy hội đông nhất Ngòai ra, còn có hội làng Diềm (6/2 âm lịch) - có đền thờ Vua Bà, được coi là thủy tổ quan
họ Làng Diềm là nơi khai sinh ra quan họ Ngòai ra vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi hội hát như: Bịu, Nhồi, Bùi, Bò
III HIỆN TRẠNG KHAI THÁC QUAN HỌ BẮC NINH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH:
III.1 Trước khi được UNESCO công nhận:
Trước khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại thì Quan
họ đã là một nét văn hóa đẹp của người Kinh Bắc, gắn liền với đời sống của người dân nơi đây từ rất lâu đời Người Kinh Bắc xưa (ngày nay gồm Bắc Ninh và Bắc Giang) hát Quan họ trong suốt bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) nhưng đặc biệt là vào mùa Xuân, lúc hoa cỏ đang khoe sắc đua hương, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, đất trời, cảnh vật như mở ra để đón nhận lòng người và cũng
là dịp diễn ra nhiều hội hè, nhất… Vào những ngày này nếu không có Quan họ thì người Kinh Bắc như cảm thấy thiếu cái gì đó rất lớn, sẽ kém vui… Bởi quan họ như một món ăn tinh thần đã
ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn, tồn tại hàng thế kỷ tại vùng quê cổ kính này Ở vùng Kinh Bắc, từ khi mới được sinh ra, trẻ thơ đã được ông, bà, cha, mẹ hát ru bằng những làn điệu dân ca quan họ truyền thống và cứ như vậy khi lớn lên người ta vẫn không thể quên được những làn điệu dân ca độc đáo này, các thế hệ tiếp nối nhau hát quan họ, người trước truyền dạy người sau Ngày nay, từ trẻ em đến người già đều biết hát quan họ… nhiều người con của quê hương đi xa cũng không thể nào quên được những âm vang tha thiết đó của quê nhà
Trang 13Nói đến chơi Quan họ là nói đến một lối chơi có quy củ, nền nếp, buộc người chơi phải tuân thủ theo luật chơi gồm nhiều thể loại: hát đối, hát giao duyên, hát canh, hát kết chạ, hát lễ hội, hát mời nước, mời trầu… chơi cho chỉ nổi kim chìm, chơi cho lở đất long trời mới xứng là trai gái Kinh Bắc Nhưng không chỉ có thế, Quan họ còn có lối hát tự do, ngẫu hứng thể hiện sự phóng khoáng trong những canh hát ngày xuân Hát để thay cho nói, tâm sự gửi cả vào trong câu hát, đó cũng là cái tình của người quan họ đã thấm thía, lan tỏa ngàn đời Đối với Quan họ thì yếu tố vang, rền, nền, nảy là không thể thiếu được và đòi hỏi người hát phải trải qua một quá trình rèn luyện rất kỳ công mới đạt đến độ chuẩn đó Các bài Quan họ thường thể hiện tâm trạng tình yêu đôi lứa, khát vọng sống ấm no, hạnh phúc, nỗi nhớ mong, tương tư của người quan họ.Quan họ không chỉ là nghệ thuật hát mà nó còn là văn hóa, là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc Đó là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm
Những làn điệu Quan họ gắn bó mật thiết với đời sống người dân Kinh Bắc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các mùa lễ hội Tuy nhiên trong giai đoạn này nó chỉ có giá trị trong lĩnh vực văn hóa chứ chưa gắn liền với du lịch Đó là cái riêng nổi bật của vùng đất này, gắn kết những người trong vùng với nhau, nó chỉ phổ biến trong vùng Kinh Bắc chứ chưa có tiếng tăm nhất định,chưa thu hút được sự quan tâm của du khách quốc tế nên việc khai thác các giá trị Quan
họ chủ yếu là của chính quyền và người dân địa phương và nó chưa thật sự được phát triển hay bảo tồn một cách có tổ chức
III.2 Sau khi được UNESCO công nhận :
*Các tiêu chí để Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại
Vào lúc 19.55 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban
Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là
Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại
Trang 14Hồ sơ Quan họ được Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa đặc biệt về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục
Hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để Quan họ trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận sau:
- Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng, được cộng đồng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lưu giữ, trao truyền từ nhiều thế hệ và trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù
- Việc Quan họ được đăng ký vào danh sách đại diện sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội làm giàu thêm bức tranh da dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại
- Một số biện pháp bảo vệ được đề xuất với sự cam kết của quốc gia, chính quyền địa phương và cộng đồng cho thấy tính khả thi của các hoạt động bảo vệ di sản
- Hồ sơ đã thể hiện rõ sự tham gia một cách tự nguyện của người dân hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trong việc nhận dạng, kiểm kê giá trị di sản và xác lập các biện pháp bảo vệ
Viện Văn hóa Nghệ thuật và Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch được ghi nhận là các cơ quan nghiên cứu và quản lý có vai trò trực tiếp trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hiện việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Quan họ theo đúng yêu cầu của Công ước UNESCO 2003
Ngay sau khi được công nhận, quan họ Bắc Ninh đã có những thay đổi nhất định, nó không chỉ là văn hóa đại diện cho địa phương mà còn là của đất nước Việt Nam Chính “ sự đăng quang “ Di sản thế giới này đã tạo nên điều kiện để có thể phát triển và bảo tồn loại hình quan họ đồng thời cũng là động lực to lớn thúc đẩy du lịch của vùng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu nét đặc sắc của di sản văn hóa này
Sau khi được công nhận, Quan họ Bắc Ninh không chỉ tồn tại như một nét văn hóa đặc trưng cho vùng Kinh Bắc mà đã trở thành một lực hút du lịch của vùng, gắn liền với những lễ hội đặc sắc
Nó có vai trò rất quan trọng đối với du lịch, cụ thể là:
Trang 15 Tìm hiều di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh được xem như hoạt động của
“du lịch văn hóa”
Du lịch văn hóa đang ngày một phổ biến trên thế giới và được chú trọng phát triển ở Việt Nam
Theo Luật Du lịch, du lịch văn hóa là “loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản
văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc, có sự tham gia của đông đảo cộng đồng” Như vậy, di sản văn hóa là nhân tố cơ bản trong phát triển du lịch văn hóa
Di sản văn hóa góp phần hình thành xu hướng phát triển du lịch trên thế giới Ngày nay, trong xã hội công nghiệp hiện đại, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người có điều kiện và nhu cầu muốn được hưởng thụ văn hóa nhiều hơn, được đi tới những miền đất mới tìm hiểu khám phá những nền văn hóa khác Nếu di sản chỉ được giấu kín trong lòng đất, trong các bảo tàng mà không được nghiên cứu, trưng bày giới thiệu cho công chúng biết thì di sản đó cũng không có giá trị tồn tại Khi di sản được khách du lịch quan tâm, tìm hiểu thì đó đã tạo cơ hội, môi trường cho
di sản được “sống” Ngược lại, đến lượt mình, di sản văn hóa càng phong phú, đa dạng và giữ được tính xác thực bao nhiêu thì nó lại càng có sức hấp dẫn khách du lịch bấy nhiêu Do vậy, Bắc Ninh là một nơi có rất nhiều lễ hội, nhiều điểm tham quan hấp dẫn có cơ hội thu hút được nhiều khách du lịch đến để tìm hiểu, chiêm ngưỡng di sản văn hóa
Ở nhiều quốc gia, du lịch văn hóa được xem là loại hình du lịch chính, thậm chí còn trở thành thương hiệu của một quốc gia, một vùng đất Chính bởi vì bản thân di sản văn hóa đã mang tính lịch sử, tính truyền thống, tính biểu trưng…cho nên sản phẩm du lịch văn hóa có giá trị hấp dẫn đặc biệt Nếu biết khai thác hợp lý di sản văn hóa phục vụ du lịch thì sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa giàu sức hút, có ý nghĩa
Muốn du lịch văn hóa phát triển, không thể không dựa vào việc khai thác giá trị các di sản văn hóa Để du lịch văn hóa thực sự hấp dẫn thì trước hết phải xác định giá trị của mỗi di sản văn hóa (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đối với hoạt động du lịch, tiếp theo là phải
có sự đầu tư đúng mức để di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch văn hóa Ngược lại, một phần lợi nhuận từ du lịch đem lại cần phải được đầu tư trở lại cho di sản văn hóa (nhằm phục vụ công tác bảo tồn di sản…) Đó là sự phát triển du lịch bền vững
Trang 16Xét trường hợp của Quan họ Bắc Ninh, do được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, được biểu diễn rộng rãi trong các lễ hội nên rất phổ biến đối với du khách bởi vậy khi đến với vùng đất Kinh Bắc chắc chắn khách du lịch không thể bỏ qua những làn điệu dân ca tuyệt vời này.Quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hóa và nó hội tụ rất nhiều điểm hấp dẫn để khái thác loại hình du lịch văn hóa Đó không chỉ là những làn điệu dân ca mượt mà nồng thăm của các liền chị liền anh mà nó còn gắn liền với những lễ hội thể hiện đời sống sinh hoạt của người dân Kinh Bắc,
có sức hút đặc biệt giúp du khách có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về những văn hóa cũng như nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây Từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, Quan họ Bắc Ninh đã có những bước phát triển nổi bật, nó đã tạo nên tiếng vang lớn, thu hút rất nhiều du khách đến tìm hiểu và thưởng thức, do đó thúc đẩy ngành du lịch của Bắc Ninh,giúp cho chính quyền và người dân ở đây phát triển những tiềm năng du lịch sẵn có trong vùng nhằm phục
vụ được nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước Chính sự phát triển này đã góp phần
to lớn đã kéo theo sự đi lên của kinh tế địa phương, tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương Đồng thời, nhận thức được ảnh hưởng tích cực từ Quan họ, ý thức bảo vệ gìn giữ
và phát huy di sản văn hóa này cũng đã nâng lên, đòi hỏi chính quyền và nhân dân cần có những biện pháp phù hợp để thực hiện nhiệm vụ đó
-Di sản văn hóa Quan họ là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng đối với hoạt
động phát triển du lịch của Bắc Ninh và của cả nước
Du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa Quan họ chính là điểm khác biệt, là thế mạnh nổi bật của Bắc Ninh Nếu được quan tâm đúng mức và đầu tư bài bản cho hoạt động du lịch, chắc chắn hình ảnh du lịch gắn với Quan họ sẽ là thương hiệu hấp dẫn của điểm đến Bắc Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung
Thành phố Bắc Ninh tiếp giáp, cách thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách cảng biển Hải Phòng 110km Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Đường quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh Quốc lộ số 38 nối Bắc Ninh với Hải Dương