1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sỡ lí luận và mẫu định nghĩa cho bộ từ điển tiếng việt cỡ lớn

83 440 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Trang 1

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI & NHAN VAN QUỐC GIA VIEN NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC:

"XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC BIÊN SOẠN BỘ TU DIEN TIẾNG VIỆT CỐ LỚN"

Trang 2

B MAU ĐỊNH NGHĨA MAKET ĐỊNH NGHĨA TÍNH TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỔ LỚN TS Chu Bích Thư Tính từ là một mảng từ lớn, sau danh từ và động từ, xét về mặt từ loại Về mặt ngữ nghĩa, tính từ làm thành một hệ thống gồm những hệ thống con nhờ

quan hệ đẳng cấu ngữ nghĩa, quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa Nghiền cứu những đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ để hiểu rõ bản chất ngữ nghĩa của một bộ phận lớn từ vựng trong vốn từ tiếng Việt, và cả những đặc điểm quan trọng của vốn từ tiếng Việt nói chung Xây dựng một maket cho tính từ sẽ giúp định nghĩa một khối lượng từ cơ bản lớn Maket này sẽ bảo đảm tính hệ thống của cuốn TÐ có nhiều người tham gia biên soạn trong khoảng thời gian khá dai

Maket này cố gắng áp dụng phương pháp phân tích nghĩa của từ, xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của từ từ góc độ chức năng, từ đó xem xét những đặc trưng ngữ nghĩa của riêng tính từ Các đặc trưng đó là: bản chất cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ thể hiện trong bộ phận đánh giá của nghĩa, là đặc trưng so sánh trong cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ và sự biển hiện của chúng trên thang độ, và là đặc trưng trái nghĩa, một đặc trưng biểu lộ rõ nét bản chất ngữ nghĩa của tính từ

Dựa vào sự dẳng cấu của cấu trúc ngữ nghĩa, có thể phân loại các tính từ

tiếng Việt như sau: ,

I NHÓM CÁC TỪ BIỂU THỊ THUỘC TÍNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ: _1, Nhóm các tính từ kiểu như cao, thấp, sâu, nông, dài, ngắn, rộng,

hẹp, to, nhỏ v.v

Trang 3

diện Từ đại diện có cách dùng đặc biệt hơn so với từ kia trong cặp Đó là cách

dùng như một danh từ (và thường được danh từ hoá bằng danh từ "chiều",

Cao có thể được hiểu với nghĩa là mot từ đại điện của cặp cao - £háp, là:

- Có kích thước

- Theo phương thẳng đứng - Hướng từ dưới lên

Nghĩa này được biểu là "chiều cao" của Sự vật

Sâu, với nghĩa là từ đại diện trong cặp sâu - nông, được hiểu là:

- Có kích thước

- Theo phương thẳng đứng

- Hướng trên xuống, kể từ mặt nền

Đó là "chiều sâu" của sự vật

Nghĩa này không có ở các từ khác trong cặp đối lập Cá biệt có từ đại diện cũng không có nghĩa này, chẳng hạn như ro, lớn trong các cặp từ /ö - nhỏ, lớn -

bé Hoặc có từ có nghĩa này, nhưng có những nét đặc biệt hơn, như tử rộng, HẠNG

-

Sau nghĩa riêng chỉ có ở các từ đại diện, nghĩa tiếp theo của các từ trong nhóm tính từ này có thể được phân tích như sau:

Cao - Có kích thước

~ Theo phương thẳng đứng

- Hướng từ dưới lên

- So với chuẩn hoặc với mức đang được nói đến

- Lớn hơn Thấp — - Có kích thước

- Theo phương thẳng đứng

- Hướng từ dưới lên

- So với chuẩn hoặc với mức đang được nói đến

~ Nhỏ hơn

Chuẩn là cái cơ sở để so sánh, đối chiếu với sự vật đang được nói đến, về

một tính chất nào đó Đó là một khái niệm có tính chất động, phụ thuộc vào

Trang 4

những người trong một cộng đồng ngôn ngữ nhất định Vì thế chuẩn là môt trong những cơ sở để tiến hành hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

Chuẩn là một yếu tố hàm ẩn trơng cấu trúc ngữ nghĩa của các tính từ loại như đang xét Bởi vì một phát ngôn có những tính từ kiểu này làm vị ngữ, một

đối tượng so sánh cụ thể và chuẩn không thể cùng xuất hiện, chuẩn không hiển

ngôn trong các phát ngôn này mà nó được ngầm hiểu khi vắng mặt đối tượng so sánh cụ thể 1 A cao hon B, B là đối tượng so sánh cụ thể, được hiển ngôn trong phát ngôn 2 A cao tức là A cao hơn chuẩn, chuẩn là cơ sở để so sánh độ cao của A, nó hàm ẩn trong phát ngôn 7 ,

Với cách hiểu về chuẩn như vậy, trong nghĩa của các tính từ thuộc nhóm

này, chuẩn là cái kích thước thường thấy nhất, phổ biến nhất của một lớp đối

tượng nào đó Do vậy, nó gần với khái niệm trung bình, ở giữa hai cực đối lập Chẳng hạn, chuẩn về độ cao trung bình của người Việt Nam là 1,70m (đối với

nam) và l,60m (đối với nữ) Nếu nói "Anh A cao" thì người nghe phải hiểu là

"Anh A có chiều cao thường là lớn hơn I,70m"

Mẫu 1:

Có thể miêu tả thành phần ngữ nghĩa cơ bản của tính từ thuộc nhóm cao,

thấp, dài, ngắn, nông, sâu, to, nhỏ, lớn, bé theo bốn thành tố: 1, Có kích thước 2 Cách xác định trong không gian 3 Cơ sở để so sánh 4 Đánh giá khi so sánh Mỗi thành tố nghĩa khái quát này được cụ thể hóa thành các nét nghĩa trong từng từ cụ thể Thành tố thứ nhất là thành tố có tính chất phạm trù, có tác

dụng liên kết những tính từ biểu thị thuộc tính về kích thước của đối tượng

Trang 5

từ biểu thị kích thước trong không gian Đó là thành tố nghĩa định vị kích thước trong không gian Thành tố này có chức năng khu biệt loại kích thước trong không gian một chiều (di, ngắn, nông, sdu.v.v ) hai chiều (rộng, hẹp) hoặc ba chiều (zo, nhỏ, /ớn, bé) Thành tố ngữ nghĩa thứ tư có tác dụng khu biệt hai từ trong mỗi cặp đối lập Thành tố này biểu thị mối quan hệ của SỰ Vật với các sự vật khác cùng trên cơ sở một thuộc tính nào đó, Đây là mối quan hệ so sánh, so sánh một thuộc tính của sự vật với chuẩn hoặc với cùng thuộc tính ấy ở một

sự vật cụ thể khác Kết quả của sự so sánh nầy có thể có ba khả năng: "bang"

hoặc "tưởng đương" và "lớn hơn" hoặc "nhỏ hơn" Giá trị lớn hơn chuẩn được biểu thị bằng dấu dương (+), giá trị nhỏ hơn chuẩn được biểu thị bằng dấu âm (-) Thành tố nghĩa này chỉ ra giá trị đương (+) hoặc âm (-) xét từ quan hé légic trong phép so sánh Thành tố nghĩa thứ ba chính là cơ sở để đánh giá, mà đánh giá thì "được phân biệt bằng các cơ sở đánh giá có trong nhận thức của con

người" Thành tố này sẽ là một tiêu chí để khu biệt những kiểu đánh giá khác nhau 2 Nghĩa của các tính từ biểu thị tính chất kiểu như đẹp, xấu, hay, dở, có thể được phân tích: , Dep - Có hình thức - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Hay - Có âm thanh, kỹ thuật (giọng hay) - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích và ngược lại: Xấu (đối lập - Có hình thức , với đẹp) - Gây cảm giác khó chịu - Không phù hợp với ý thích Do - Có âm thanh, kỹ thuật (hát dở) - Gây cảm giác khó chịu

Trang 6

Mau 2:

Có thể miêu tả nghĩa của nhóm từ đẹp xấu, hay đở đựa vào cấu trúc nghĩa của chúng theo ba thành tố:

1 Có thuộc tính nào đó tác động vào giấc quan

2 Gây cảm giác nào đó

3 Đánh giá tác động do cảm "giác gây

nên

Đây là cấu trúc khái quát của bộ phận các từ biểu thị khái niệm được nhận

biết bằng giác quan, nhưng không chỉ dừng ở sự nhận thức trực tiếp bằng giác

quan, mà đã được đánh giá qua yêu cầu, ý thích của con người Sự đánh giá này thông qua cảm giác trực tiếp mà tính chất của Sự vật gây ra khi tác động

đến cơ quan cảm giác của con người Trong ba thành tố ngữ nghĩa, thành: tố (1)

biểu thị phạm trù thuộc tính của bản thân sự vật Thành tố (2) biểu thị phản ứng

của con người trước tác động của thuộc tính của sự vật Và thành tố (3) biểu thị

thái độ của con người đối với thuộc tính của sự vật qua sự tác động của thuộc tính ấy vào giác quan của mình

Xét về chức năng, thành tố nghĩa thứ nhất có chức năng xác định, miêu tả tính chất của sự vật về một mặt nào đó (đó là thuộc tính về hình thức, về âm thanh, về nội dung v.v ) thành tố này có tính chất hoàn toàn khách quan, hoàn toàn thuộc về sự vật Thành tố nghĩa thứ hai là thành tố có hai mặt: vừa khách quan, vừa chủ quan Mặt khách quan là yếu tố gây cảm giác, và mặt chủ quan là yếu tố cảm giác của con người trước tác động từ bên ngoài Thành tố ngữ nghĩa thứ ba là hoàn toàn có tính chất chủ quan, đó là sự đánh giá tác động của

con người Nói cách khác, thành tố ngữ nghĩa này biểu thị thái độ của con

người, biểu thị mối quan hệ của con người đối với sự vật Đó là sự đánh giá sự vật dựa trên ý thích của con người

3 Nghĩa của các tính từ biểu thị phẩm chất kiểu như ứối, xấu, giỏi, kém có thể được hiểu như sau:

Trang 7

~ So với yêu cầu

- Trên mức bình thường hoặc trên cái khác Xấu ` - Có những thuộc tính vẻ phẩm chất (đối lập - So với yêu cầu

với tốt) - Dưới mức bình thường hoặc dưới cái khác Mẫu 3: Có thể miêu tả nghĩa các từ kiểu ứốï, xấu, giới kém, theo mô hình chung 1 Có thuộc tính về phẩm chất, chất lượng 2 So với yêu cầu 3 Đánh giá ở mức nào đó

Thanh t6 (1) biểu thị một phạm trù thuộc tính sự vật khái quát và trừu

tượng hơn những phạm trù như màu sắc, hình dáng.v.v đó là phạm trù "phẩm

chất, chất lượng" Tính khái quát này làm cho nó có khả năng diễn đạt rộng

hơn và có thể thay thế cho những phạm trù cụ thể hơn Chẳng hạn, có thể nói

đến phẩm chất, chất lượng của màu sắc, của mùi, vị, hình dáng v.v.v bởi vì khái niệm "phẩm chất, chất lượng” được nhận thức không phải bằng trực giác,

bằng một giác quan nào cụ thể, mà bằng sự phân tích tổng hợp, rút ra từ những

cảm nhận bằng giác quan, bằng kinh nghiệm thu nhận được qua trực giác Con đường nhận thức này phức tạp và đa diện

Thành tố nghĩa (2) "so với yêu cầu" "Yêu cầu" được hiểu là yêu cầu của người nói, người sử dụng, với tư cách là chủ thể của đánh giá Kết hợp với thành tố (3) "đánh giá mức độ" giúp chúng ta xác định được đối lập có tính chất đánh giá: phù hợp với yêu cầu (+) hay không phù hợp với yêu cầu (-) Hai thành tố này hoàn toàn mang tính chất chủ quan, nó phụ thuộc vào yêu cầu của chủ thể, và được xác định dựa trên yêu cầu đó

Tóm lại, qua cấu trúc ngữ nghĩa của ba nhóm từ đã được sơ bộ phân tích

trên, chúng ta nhận thấy:

Trang 8

vật và b) các thành tố ngữ nghĩa biểu thị mối quan hệ của chủ thể với đối

tượng, sự vật đó Thành tố loại a) có thể gọi là thành tố miêu tả và thành tố loại

b) có thể gọi là thành tố đánh giá của nghĩa từ Thành tố miêu tả thường là

- thành tố có chức năng liên kết các từ thành những nhóm từ vựng ngữ nghĩa dựa vào tính chất quy loại của thành tố này Thành tố đánh giá thường là thành tố có chức năng khu biệt chỉ tiết đến từng từ trong các cập từ đối lập

Các thành tố nghĩa miêu tả, cũng như các thành tố nghĩa đánh giá đều làm nên cấu trúc ngữ nghĩa của từ, nằm trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Chúng không chịu tác động của ngữ cảnh, của hoàn cảnh nói năng, nói cách khác, chúng là bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, thuộc bình diện ngôn ngữ

Các thành tố nghĩa miêu tả và đánh giá có giá trị ngang nhau nhưng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, Đó là trật tự có tính chất logic, phản ánh trật tự của nhận thức: từ cụ thể đến trừu tượng, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ cụ thể đến khái quát Theo trật tự này, thành tố nghĩa miêu tả đứng trước, làm cơ sở cho thành tố nghĩa đánh giá

II NHÓM CÁC TÍNH TỪ BIỂU THỊ SỰ THAY ĐỔI TRẠNG THÁI SO VOI CHUAN:

1 Nhóm từ kiểu "tròn - méo”, hai trong các nhóm từ có quan hệ ngữ

nghĩa theo kiểu: HỊ [2] [3] [4] tròn (bị) bóp mềm méo nguyên đập giòn vo lành xế bở rách thang bẻ dẻo Cong v.v Trong đó:

L1] các từ biểu thị trạng thái "chuẩn", ban đầư của su vat

[2] tác động nhằm thay đổi trạng thái "chuẩn", ban đầu của sự vật

(3] thuộc tính của sự vật được bộc lộ qua khả năng phản ứng lại với tác

động

Trang 9

Các từ trong nhóm [1] là từ biểu thị khái niệm "chuẩn", tức là biểu thị tính chất hay trạng thái được chọn làm cơ sé để so sánh, đánh gid sự vật, hiện tượng theo từng mặi

Các từ tong nhóm {3] biểu thị thuộc tính của sự vật được bộc lộ qua

khả năng phản ứng lại với tác động

Các từ thuộc nhóm [4] là các từ biểu thị khái niệm không chuẩn, được

miêu tả và khái quát thành hai nhóm nhỏ theo cấu trúc nghĩa của chúng Mẫu 4:

Mô hình cấu trúc nghĩa của nhóm nhỏ thứ nhất, kiểu mển, cứng, đeo,

giòn là:

trạng thái ban đầu (chịu tác động)

điều kiện chịu tác ~- Sự biến đổi động - Cách biến đối - Đánh giá trạng thái cuối Mẫu 5: Mê hình cấu trúc nghĩa của nhóm nhỏ thứ hai, kiểu rách, vỡ, méo, cong, la: (Yéu cau) (diéu kién ) - Trang thái hiện có so với chuẩn (Đánh giá)

(Ghi chú: Phân trong ( ) có thé vắng )

Trong hai mô hình cấu trúc nghĩa này, ngoài phần nghĩa tiền giả định ra, trong phần nghĩa chính thức gồm có hai bộ phận Bộ phận thứ nhất miêu tả tính chất của sự vật, hiện tượng do nghĩa từ biểu thị, đó là những nét nghĩa "sự biến đổi", "cách biến đổi" ở mô hình cấu trúc nghĩa nhóm thứ nhất, và nét “trạng thái hiện có” ở mô hình cấu trúc nghĩa nhóm thứ hai Bộ phận thứ hai biểu thị

sự đánh giá những tính chất, trạng thái đã được miêu tả Bộ phận này phản ánh

Trang 10

Mau 6: Mô hình cấu trúc nghĩa của nhóm nhỏ thứ ba, kiểu tron, nguyên lành, r thẳng, là: 1 Có hình dáng nào đó 2 Giống/không giống với x

3 Đánh giá so với yêu cầu

Trong đó x là tính chất của vật đại diện (hoặc vật đại diện)

Mẫu này có cấu trúc đẳng cấu với cấu trúc các tính từ biểu thị màu, mùi, vị

nhưng khác ở thành phần đánh giá

II NHÓM CÁC TỪCHỈ MÀU, MÙI, VỊ:

Về ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu thường coi đây là những từ có cấu trúc ngữ nghĩa "đơn giản đến mức hầu như không thể phân tích ra được ." Vì thế, các nhà từ điển học thường giải thích nghĩa của chúng theo lối trực quan Ví dụ: vảng là "có màu như màu của nghệ, của hoa mướp", mặn là "có vị như vị của muối ăn" Trong các ngôn ngữ khác, tình hình cũng tương tự như vậy

Nghĩa của các từ biếu thị màu, mùi, vị "được xác định bằng một chỉ dẫn đơn giản các đối tượng được biểu thị (chẳng hạn, xanh là "màu của cỏ, của lá cây"),

và họ định rằng "không thể có một cách định nghĩa khác đối với các từ này"

Mẫu 7:

Cấu trúc ngữ nghĩa cơ bản của các từ biểu thị mầu, mùi, vị gồm hai nghĩa

VỊ:

1, Có thuộc tính (mầu mùi, vị) nào đó

2 Thuộc tính (màu mùi, vị) đó giống

như (màu mùi, vị) của x

Trong đó, x là vật đại diện, mang đặc trưng rõ nhất của tính chất có ở tính

từ đang được xét Vật đại diện được hiểu không phải là một sự vật cụ thể, đơn lẻ, mà là một lớp sự vật thường xuyên mang đặc trưng điển hình nhất của tính

chất được đem ra so sánh,

Trang 11

thì đều ià những cơ sở để hình thành các thành ngữ so sánh, kiểu như: đen nh

củ súng, trắng như ngó cân, trắng như ging gd bóc, xanh như tâu lá, đồ như

vương, vàng như nghệ, tím như quả bồ quân v.v

Cấu trúc ngữ nghĩa của các tính từ biểu thị mùi, vị, về cơ bản cũng có cấu

trúc ngữ nghĩa như các tính từ biểu thi mau Chang hạn: cay " có vị giong vi

của ớt, của gừng” Cua "có vị giống vị của chanh, đấm", thom: "co mùi, giống mùi của hương, của hoa Hồi: "có mùi, giống mùi của bọ xít"

Song, có lẽ do tính chất tác động trực tiếp của mùi và vị vào giác quan của con người, gây nên những kích thích trực tiếp, nên ngoài thành tố nghĩa so sánh khách quan với vật đại diện, một số tính từ biểu thị mùi và vị có thể có một thành phần biểu thị thái độ của con người với các mùi và vị được nhận biết Đó là phần nói về cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu của con người do sự tác động của mùi và vị Cảm giác này có tính chất chung đối với đa số người trong cùng

một cộng đồng ngôn ngữ, dân tộc nhất định, có những phong tục tập quán, có

thối quen như nhau Chẳng hạn, mùi "thơm" gây cảm giác dễ chịu, mùi "hôi, thối” gây cảm giác khó chịu Mùi này được coi là "thơm" đối với cộng đồng này, nhưng đối với cộng đồng khác lại bị coi là "không thơm" Cảm giác về vị

phức tạp hơn, do vậy cũng được mọi người nhận thức theo nhiều hướng khác

nhau VỊ “cay” gây cảm giác dễ chịu cho những người "nghiện" ớt, vị "chua" gây cảm giác thích thú cho hầu hết các cô thanh nữ, vị "ngọt” là vị ưa thích nhất đối với trẻ nhỏ Nhưng cũng chính những vị ấy lại gây những cảm giác khác, không dễ chịu, không ưa thích cho một số những người khác Một số mùi, vị, do cảm giác mà nó gây ra tương đối ổn định ở nhiều người nói chung, nên đôi khi các nhà từ điển học cũng đưa cái cảm giác ấy vào lời định nghĩa

của những từ biểu thị các khái niệm về mùi và vị ấy Ví dụ:

Hồi: có mùi khó ngửi, như mùi bọ xít, cứt gián Hải như cú

Gây: có mùi hơi khó ngửi, khó chịu, như của một vài món ăn bằng chất thịt mỡ Míiỡ bò gây Mùi gây gây khó ăn

Đổng: Có vị làm khó chịu như vị của bồ hòn, mật cá Đăng quá, không nuốt được Người ốm đẳng miệng

Việc đưa thêm bộ phận bổ sung này vào lời định nghĩa đôi khi làm giảm

Trang 12

Cái cảm giác do mùi, vị nào đó gây nên ở con người khác với cảm xúc do một tác động về mặt thẩm mĩ, đạo đức, tình cảm, v.v Cảm giác trực quan về

một mùi, một vị nào đó chỉ là giai đơạn đầu tiên, giai đoạn sơ đẳng của sự bình

ˆ_ giá mà thôi :

Trong nhóm các tính từ biểu thị mùi, vị cũng có những từ có nghĩa biểu thị

sự đánh giá của con người đối với mùi và vị, đó là các từ ngon, dở, thơm, thối Nghĩa của từ "ngon" là "có vị, phù hợp với yêu cầu, gây cảm giác thích" "Đở" là "có thuộc tính về mặt nào đó, không hợp, không đạt yêu cầu gây cảm giác không thích" :

Đỏ là từ biểu thị không phải chỉ đánh giá về vị, mà cả đánh giá về giá trị

nội dung, phẩm chất, hoạt động, Đó là từ gần với những từ đánh giá chung

như Zớ7, xấu, do khả năng khái quát của nó Có thể là món ăn, bộ phim, vở

kịch, bài hát, cách dạy của người giáo viên, việc làm, hành động của người nào

đó "đở" nếu gây cảm giác hoặc hậu quả không tốt, không đạt yêu cầu mong muốn chung của mọi người

Các từ rhơm và thối thuộc một loại khác Đây là những từ mà bản thân

nghĩa của chúng biểu thị một mùi nhất định, hoàn toàn được xác định nhờ vật đại diện Mặt khác, cảm giác do mùi mà chúng gây ra đã tương đối ổn định, đã

được con người đánh giá tương đối thống nhất Vì thế, trong nhóm các tính từ biểu thị mùi, chúng trở thành hai từ đại diện cho hai cảm giác đối lập do mùi mà chúng biểu thị gây ra Có thể nói, bộ phận khẳng định cái cảm giác do mùi ma hai thom va théi gay nén 8 con người đã di vào nghĩa từ, trở thành một bộ phận của nghĩa từ Đó là bộ phận đánh giá trong nghĩa của chúng

Mau 8:

Có thể mô tả nghĩa của các tính từ biểu thị mùi và vị, loại có thành tố

nghĩa đánh giá, như sau:

*

1 Có thuộc tính nào đó

2 Giống như thuộc tính của x 3 Gây cảm giác, ấn tượng y

Trang 13

Chang han, ti thom cé thé được phân tích là:

- Có mùi

- Giống mùi hương của hoa, mùï thức ăn chín - Gây cảm giác thích, dễ chin

Thối:

- Có mùi

- Giống mùi xác chết, mùi phân

- Gây cảm giác khó chịu :

Như vậy, các từ biểu thị mùi có thể chia thành ba nhóm nhỏ:

1 Các tính từ biểu thị mùi cơ bản, có nghĩa được xác định bằng cách so sánh với vật đại diện, gồm các từ: thơm, thối, khai, hôi, khét, tanh, hắc, khê

2 Các tính từ biểu thị mùi có nghĩa được xác định thông qua các từ biểu

thị mùi cơ bản Đó là các từ: khắm khẳn, kháng, khú, gây, hoi, thâm Ví du:

Khdm: "cé mii théi & mtic cao"

Thim: "có mùi hơi thối",

3 Các tính từ biểu thị mùi có nghĩa được xác định nhờ độ bốc hay nồng độ của mùi, tác động trực tiếp đến cơ quan khứu giác Đó là các từ như nồng,

hãng, nặc, ngái, ngái Nghĩa của những từ này thường chứa bộ phận miêu tả

cảm giác (mà không phải đánh giá cảm giác) do độ mạnh của mùi tác động đến Chẳng hạn: hãng: — - Có mùi - Nồng độ cao, xông mạnh - Gây cay ở mũi Ngát: — - Có mùi

- Thơm và lan toả, nhẹ nhàng *

Tính chất thiên về tác động đến cơ quan cảm giác do nồng độ, độ bốc mạnh của mùi khiến cho một số tính từ thuộc hai nhóm sau này thường đi phụ

cho các tính từ nhóm 1 để biểu thị cường độ, độ mạnh của mùi, kiểu như "thơm ngát”, "thối khám", "khai nồng”, v.v

Trang 14

1 Các tính từ biểu thị vị, có nghĩa được xác định bằng cách so sánh trực

tiếp với vật đại diện Đó là các từ: Chua, cay, mặn, ngọt, đẳng, bài, béo

2 Các tính từ biểu thị vị, có nghĩa được xác định qua các tính từ biểu thị vị

_ cơ bản Đó là các từ: !ợ, ngậy, the, khó,

3 Các tính từ biểu thị mức độ của vị Đó là các từ: đậm, dặm, nhạt Cũng có thể xếp từ "ngon" vào nhóm này, vì các tính từ thuộc nhóm này không biểu thị một vị nào nhất định mà chỉ là biểu thị mức độ của một vài vị, và qua mức độ ấy biểu thị sự đánh giá Chẳng hạn, từ "nhạt" biểu thị mức độ "ít" của các: vị mặn, ngọt, chua Nghĩa của nhạt có thé phân tích: - Có vị nào đó - So với chuẩn hoặc vị của thứ khác - ở mức độ ít Đệm: — - Có vị nào đó - So với chuẩn hoặc vị của thứ khác - ở mức độ nhiều Từ mặn nghĩa 2 cũng có cấu trúc kiểu này: Man 1: - Có.vị - Giống vị của muối ăn 2: - Có vị mặn - So vớt chuẩn hoặc với vị của thứ khác - ở mức độ nhiều

Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ này đẳng cấu với cấu trúc ngữ nghĩa của

nhóm các từ ngắn, dài, nông, sâu, đã phân tích ở trên

Nói đến các tính từ biểu thi mau, mii, vi khong thé không nói đến các đơn

vị tổ hợp thường xuyên phụ nghĩa cho chúng Đó là các đơn vị x trong tổ hợp

Ax Chúng tôi chỉ muốn bổ sung một điều, như đã phân tích ở phần trên, cơ

cấu nghĩa của nhóm các đơn vị này gồm hai thành phần (hoặc gọi là thành tố)

Trang 15

của người nói, do vậy nó mang tính chất chủ quan và thuộc vào loại đáng giá chung, gần với thành phần đánh giá của nghĩa các tính từ kiểu đẹp, xấu

IV CÁC TIỂU LOẠI TÍNH TỪCƠ BẢN NHẤT TRONG TIẾNG VIỆT:

Với ba cơ sở so sánh trong thành tố nghĩa so sánh của các nhóm tính từ

kể trên, có thể phân biệt ba nhóm tính từ lớn:

Nhóm ï: gôm các tính từ có nghĩa được xác định trên cơ sở so sánh trực quan Đó là các tính từ biểu thi mau, mùi,vị (trừ một vài ngoại lệ đã nêu)

Nhóm 2: gồm các tính từ có nghĩa được xác định trên cơ sở so sánh với chuẩn logic hoặc so sánh với cùng thuộc tính đó của các sự vật khác nhau Đó

là các tính từ biểu thị kích thước, hình dáng, số lượng, vị trí không gian và thời gian,

Nhóm 3: gồm các tính từ có nghĩa được xác định dựa trên cơ sở so sánh với yêu cầu, quyền lợi, của con người về một mặt nào đó Đó là nhóm các

tính từ biểu thị phẩm chất kiểu như /ối, đẹp, xấu, hay, đỞ, ngon, v.v

Các tính từ đánh giá logic lập thành quan hệ trái nghĩa không trực tiếp - trái nghĩa qua chuẩn Các tính từ đánh giá chung làm thành các Cặp trái nghĩa trực tiếp, không qua chuẩn Giữa hai loại trái nghĩa trực tiếp và không trực tiếp của các tính từ đánh giá chung và tính từ đánh giá logic còn có loại tính từ đánh giá chung và tính từ đánh giá logic còn có loại tính từ đánh giá logic mà

có chuẩn nằm ở một cực của đối lập Các tính từ loại này cũng làm thành các

Cặp trái nghĩa trực tiếp

Dựa vào các loại trái nghĩa có thể xây dựng mô hình định nghĩa cho các tính từ trái nghĩa của tất cả các tiểu loại tính từ theo hai mẫu:

1 Trái nghĩa không qua chuẩn: mô tả ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng

thuộc một vế của cặp tái nghĩa, vế còn lại được định nghĩa bằng các phủ định vế kia,

2 Trái nghĩa qua chuẩn: mô tả ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng thuộc

một vế của cặp trái nghĩa, vế còn lại được định nghĩa bằng các phủ định vế kia

và chuẩn

Trang 16

thể hiện một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn Điều này tuỳ thuộc vào trình độ

bản ngữ và nhận thức của người biên soạn,

Trang 17

MẪU ĐỊNH NGHĨA TUDIEN

CÁC TỪ TÂM LÍ - TÌNH CẢM TIẾNG VIỆT

PGS TS Nguyễn Ngọc Trâm 1 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA TỪTÂM LÍ - TÌNH CẢM

Trong tiếng Việt có những từ biểu thị tâm lí - tình cảm của con người, như

vui, buôn, giận, sợ, yêu, ghét, ngạc nhiên, hi vong, tin tudng, Nhóm từ nay có

số lượng khá lớn Theo thống kê sơ bộ, Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ

biên) có khoảng 300 từ tâm lí - tình cảm cơ bản Nếu tính thật đầy đủ các từ có

nết nghĩa cơ bản là tâm lí - tình cảm (như, méo mặt, hết hồn, nở từng khúc ruột,

dọa, gan góc, chiêu, hiếu thắng, lên mặt ) thì số lượng này xấp xỉ 3600 - 3800

đơn vị, chiếm khoảng 9-10% tổng số đơn vị thu thập của Tw điển tiếng Việt

(gồm khoảng 40.000 mục từ)

Nhưng điều quan trọng hơn là từ tâm lí - tình cảm thuộc lớp từ vựng cơ bản: nó biểu thị một trong những hoạt động cơ bản của con người; đó là hoạt

động tâm lí Chỗ nào có con người thì sẽ có các loại quan hệ tình cảm, những

biểu hiện và diễn biến tình cảm Và các từ tâm lí - tình cảm có tần số sử dụng rất cao Ví dụ, trong 1627 câu thơ lục bát của Truyện Kiểu thì từ thương được dùng 44 lần, nhớ - 33 lan, sợ - 11 lần, buần - 10 lan, ngờ - 9 lần, yéu - 8 lần,

mong - 8 lần, v.v

Do những đặc điểm trên mà nhiều nhà triết học xưa nay đã dày công phân tích những vấn đề liên quan tới tình cảm con người, như "Đạo đức học" của B Spinoza, "Tuận giải về những khát vọng của tâm hồn” của R Descartes, Cũng đo vai trò và vị trí đặc biệt trong hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa, từ tâm lí - tình cảm là đối tượng nghiên cứu trực tiếp hay không trực tiếp của nhiều công trình ngữ nghĩa học hiện đại thế giới (A.Wierzbicka 1972, O B, Pactounneras

1973, H 71 Apynonopa 1976, ¿1L M Baciraees 198] - Á Á, diaTHaHnR

Trang 18

2 DAC DIEM CHUNG CUA TỪ TÂM LÍ - TÌNH CẢM

2.1 Từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt phần lớn là động từ, có một số là tính từ, một số là danh từ Động từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt nằm trong hai mô hình “cảnh huống sau: a/ X~vé/vi Z Mẹ buôn vì đứa con hư b/X ~ Y vé/ vi Z , Nó giận bạn về chuyện lỡ hẹn

- X là chủ thể tình cảm (loại chủ thể thụ cảm), luôn chỉ người me, nó, tôi, Lan ) Z la nguyên nhân gây ra tinh cam (da con hu, lỡ hẹn ) Y là đối tượng của tình cảm, trạng thái tâm lí - tình cảm hướng vào Y ((gián) bạn (vêu) tổ quốc )

- Ở cảnh huống a, động từ tâm lí - tình cảm có hai tham tố: chủ thể,X và nguyên nhân Z Đó là các động từ nội động như vưi, buồn, rhẹn, tự hào, ngạc

nhiên,

- Trong cảnh huống ö động từ tâm lí - tình cảm có ba tham tố: chủ thể X,

nguyên nhân Z, đối tượng Y Đó là các động từ ngoại động như yéu, ghét, gián,

thích, trọng, khinh,

2.2 Quá trình tâm lí - tình cảm điễn ra như sau: L) Có một tác động bên ngoài đối với tâm lí, 2) sự đánh giá tác động đó theo yêu cầu của chủ thể và 3)

có phản ứng tâm lí - tình cảm Về mặt ngôn ngữ, nghĩa "trạng thái đao động

tình cảm" là thành tố nghĩa chính của các từ tâm lí Nhưng do tính chất trừu tượng, tỉnh tế của thế giới nội tâm, sự khu biệt ý nghĩa của các từ này chỉ thực hiện được đầy đủ nhờ vào thành tố "đánh giá tác động tâm lí - tình cảm" Cặp thành tố [zrạng thái cảm xúc, tình cảm] + [nguyên nhân gây ra nỗ] được thừa nhận là công thức mô tả hữu hiệu từ tâm lí - tình cảm trong nhiều công trình

nghiên cứu

2.3 Xét về mặt phạm trù ngữ nghĩa, vị từ tâm lí - tình cảm biểu thị trạng

Trang 19

tình cảm là trạng thái đặc biệt, trạng thái có mức độ; các từ này có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất buôn, hơi nguong, yêu vô cùng, ) Cho nên nhiều động từ tâm lí - tình cảm hay bị coi là tính từ (buồn, vui, sau, bang

khuâng, ) Chủ thể của vị từ này là chủ thể thụ cảm

Vị từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt còn bao gồm nhóm biểu thị tinh cdm -

quan hệ Chúng có đặc điểm của vị từ biểu thị một quan hệ thường xuyên, khái

quất, nhưng đồng thời cũng có khả năng biểu thị một trạng thái nhất thời, cụ

thể (yêu, ghét, khinh, trọng, ) Chủ thể của vị từ này là chủ thể quan hệ

3 CÁC MẪU CỤ THỂ

3.1 Mau dinh nghia (DN) cac tir tink cdm - trang thdi

Đây là các từ chiếm số lượng lớn trong toàn nhóm, nó biểu thị trạng thái dao động tình cảm Trong phân loại tâm lí học thì các từ này biểu thị "cảm xúc”, tức là phản ứng trực tiếp của con người đối với sự vật và sự việc bên ngoài trong sự thoả mãn nhu cầu nào đó Chủ thể của trạng thái không phải kẻ hành động mà là kể thụ cảm, vừa là nơi sinh ra, vừa là nơi nếm trải tình cảm nào đó Để miêu tả nghĩa từ tâm lí - tình cảm, nét nghĩa "trạng thái x" không đủ, mà cần có nét nghĩa "đánh giá tác động tình cảm" Trong thực tế phần "đánh giá tác động tình cảm” gồm nhiều mặt, nhiều yêu cầu, rất phong phú, phức tạp

Do đặc trưng của phạm trù trạng thái,- một hiện tượng tĩnh, vốn nằm trung gian giữa hoạt động, quá trình và tính chất, nên đặc điểm từ loại của nó cũng

Trang 20

buồn dg (hay t.) Cé tam trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp việc đau thương hoặc đang có điều không như ý Buồn vì thị trượt Buôn nhớ quê hương Buôn nẫu ruột " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ." (Nguyễn

Du) |

vui dg (hay t.) Có tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc hợp

nguyện vọng hoặc gặp điều làm cho mình hài lòng Vui cảnh gia đình đoàn tu

Lòng vui như mở hội Niêm vui Chia vui Mẫu 2 'Ở trong trạng thái x khi cho rằng xảy ra z' Ví dụ:

thoả đg Ở trong trạng thái hoàn toàn dễ chịu, hài lòng khi vừa được đáp ứng điều hằng mong muốn, khát khao Thoả nỗi nhớ mong Hỏi cho thoả trí tò mò ” Khát khao đã thoả tấm lòng lâu nay." Nguyễn Du

Mẫu 3

'Ở trong trạng thái x khi cho rằng y đãlsẽ gây ra z'

[trường hợp này trạng thái hướng tới đối tượng y]

Ví dụ:

SƠ đg Ở trong trạng thái không yên lòng khi cho rằng có cái gì trực tiếp gây

nguy hiểm, gây hại mà tự thấy không thể chống lại hay tránh khỏi Sợ xanh

mắt Trẻ sợ sấm Sợ rắn Sợ khó khăn nguy hiểm Điếc không sợ súng (tng.)

mong đg Ở trạng thái bồn chồn, không yên vì rất muốn điều gì đó chắc chắn

Xây Ta, và sớm xảy ra Mong thư Mong cho chóng gặp lại Như hạn hán mong

mua Mong nhu mong me vé cho

giận dg Ở trạng thái rất khó chịu và tỏ rõ thái độ không vừa lòng với người có quan hệ gần gũi nào đó đã làm trái ý mình Gián người yêu Bạn bè giận nhau

Trang 21

Mau 4 'cắm thấy trạng thái x vì đối tượng y hay sự việc z' [trường hợp này trạng thái tâm lí có pha yếu tố 'nhận thức] Ví dụ:

ngại dg Cảm thấy không yên lòng vì cho rằng có thể xảy ra điều gì đó không hay Ngại cho sức khoẻ của bạn Mọi người đêu ngại ông ta Tình hình thật

đáng ngại

tiếc dg Cảm thấy day dứt trong lòng vì đã mất di cái gì Tiéc cua Tiéc.ngo

ngdn Hi sinh không tiếc xương máu

3.2 Mẫu ĐN các từ tình cảm - quan hệ

Phân biệt với cảm xúc (tink cdm - trang thai), tinh cam (tình cẩm - quan hệ) là thái độ của con người đối với thế giới bên ngoài trong việc thoả mãn nhu cầu xã hội nào đó, như yêu, nghỉ ngờ, kính trọng, hổ thẹn, Tình cảm mang

tính bền vững, ổn định: đó là một thái độ chung hơn, khái quát hơn, một tình

cảm có thể biểu hiện bằng nhiều cảm xúc khác nhau, ở những thời điểm khác

nhau

Vì là tình cảm - quan hệ, nên chủ thể quan hệ luôn hướng tới đối tượng Và tuy được khái quát từ nhiều trạng thái, nhưng tính 'động' của các từ này rõ rệt Chúng luôn là động từ, không có hiện tượng đa từ loại ở nhóm này Mẫu chung 'Có tình cảm x trước đối tượng y Vi du:

yêu đg Có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, muốn gần gũi và thường sẵn sàng vì đối tượng đó mà hết lòng Ä¿ yêu con Yêu nghề Yêu quê hương Cháu bé trông thật đáng yêu Yêu nhau bốc bải dân sàng, Ghét

nhau đũa ngọc mâm vàng chớ thây (cd.)

Trang 22

Mau 1 z đánh giá caolthấp v kèm theo tình cảm x’ Ví dụ:

quy dg Coi là có giá trị cao và muốn giữ gìn, bảo vệ Cự già rất quý con quý

cháu Biết quý thời gian Yêu xe như con, quý xăng như máu

trọng dg Đánh giá cao và tránh làm trái ý, tránh'xúc phạm đến Được mọi

Hgười trọng Trọng nhau Vì tài

tôn trọng dg Tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hoặc xúc phạm đến Tôn rọng kỉ luật Tôn trọng phụ nữ Tôn trọng chủ quyền của các

dân tộc

3.3 Mẫu ĐN các tổ hợp dùng ẩn dụ để biểu thị tâm lí - tình cảm Trong tiếng Việt, có những tổ hợp dùng để mô tả sự biểu hiện hình thức

hoặc mức độ cao của trạng thái tâm lí, như /o méo mất, sợ đến xanh mút, Dân

dân các tổ hợp này dùng như một đơn vị độc lập thay thế từ biểu thị tình cảm

Cho nên các từ ngữ loại này được định nghĩa thông qua các từ tâm lí - tình cảm cơ bản Mẫu 1 ?ö ralbiểu lộ một trạng thái tâm lí - tình cảm x Ví dụ: méo mặt đg (kng.) Tỏ ra hết sức lo lắng khổ sở Đang méo mặt lo trả nợ Bị một vố méo mặt

xanh mắt đg (hoặc t.) (kng.) Tỏ ra hết sức sợ hãi, đến như xanh cả mắt So xanh mắt Mới doa một tí mà cả bọn xanh mắIt

Trang 23

Vi du:

hd via dg (kng.) Chi nỗi sợ hoảng hẳn trước một nguy hiểm bất ngờ (nhưng

nay đã thoát khỏi) Phải một phen hú via May mà chạy kịp, thật hú vía!

ngã ngửa dg Tả sự ngạc nhiên, sửng sốt cao độ, như không còn sức chóng đỡ trước sự việc xấu bất ngờ xảy ra Ai cũng ngã ngửa ra khi "ông chủ ngắn hàng" bỏ trốn Dén lúc nó trở mặt, mọi người mới ngã ngửa ra

phải lòng (kng.) Tả/Chỉ trai gái yêu nhau, mê nhau như bị vướng vào nhau,

khó cưỡng lại nổi Phải lòng cô hàng xóm Mới tí tuổi đã phải lòng trai — 3.4 Mẫu ĐN các từ biểu thị cảm giác

Các từ cảm giác như đau, đói, xót, say, v.v có ngữ nghĩa gần gũi với các từ - tâm lí - tình cảm Hơn nữa từ cảm giác có khả năng chuyển nghĩa đều đặn sang

từ tâm lí - tinh cam, nhu: dau tay > dau lòng, vết thương xót —* xót của xót

con, say thuốc —> say công việc, v.v Về bản chất, cảm giác là phản ứng trực tiếp trước tác động của hiện thực không qua phân tích của tư duy, của lí trí Quá trình hình thành cảm giác gắn với quá trình cẩm nhận hiện thực, còn quã trình hình thành tình cảm gắn với quá trình phán đích hiện thực

Các từ biểu thị thuộc tính được con người cảm nhận trực tiếp vừa nêu có

ngữ nghĩa đơn giản, không thể giải thích bằng những phương pháp phân tích Đối với các từ này thường chỉ có thể nêu rõ nghĩa bằng định nghĩu trực quan;

tức là nêu sự vật, hiện tượng cu thể có thuộc tính đang nói để con người tu nhận

biết, tự hình dung Thí dụ: "màu cụ thể như (của máu) thế này là màu đỏ",

"mùi cụ thể như (của cá sống) thế này là mii tanh” Trong từ điển học người ta cũng sử dụng kiểu định nghĩa này để vạch ra nghĩa của từ trong những trường

hợp nhất định, khi thực tế không thể nào có được một định nghĩa theo đúng

nghĩa của nó Có hai mẫu cụ thể: ‘ Mau 1 "có cảm gidc x vé nhu cdu y" Vi du:

đói dg Có cảm giác khó chịu, dang cần ăn Bụng đói côn cao

Trang 24

them đg Có cảm giác đang muốn ăn, uống, ngủ, , một nhu cầu nào đó của cơ thể Thêm của ngọt Thêm rồ rãi Xong mọi việc, chỉ thèm ngủ ._ Mẫu 2 "có cẩm giác x khi cơ thể bị tác động y" Ví dụ:

dau dg (hay t.) Có cảm giác khó chịu như khi bị đánh, bị thương Đưu ở bụng Đau tay Em bé sợ tiêm đau

xót đg (hay t.) Cố cảm giác khó chịu như khi vết thương bị xát muối Bồi thuốc rất xót Mắt xót vì nước mua xối vào

3.5 Mẫu DN động từ thái độ mệnh dé

a) Trong ngôn ngữ có trường hợp, động từ tâm lí - tỉnh thần không mô tả một trạng thái tâm lí xác định, mà kết hợp với mệnh đề trong câu với tư cách là bộ phận tình thái chủ quan Ví dụ:

(1) Tôi tin là anh ấy trở về (2) Tôi sợ là anh ấy trở về (3) Tôi hí vọng là anh ấy trở về

Đặc trưng nhận diện của động từ thái độ mệnh đề trong tiếng Việt:

- Là động từ thứ nhất trong câu có ít nhất hai động từ, với chủ ngữ ngôi thứ nhất số ít, hoặc chủ ngữ ẩn, hay phiếm chỉ, nhưng nói chung đều có khả năng "khôi phục” thành chủ ngữ ngôi thứ nhất

- Vốn là động tir tam Ii - tinh than nhưng không mô tả trạng thái tâm lí - tỉnh thần, mà nghĩa đã hư hoá

- Có hàm ý từ phía người nói về tính đúng, tính có căn cứ của mệnh đề nhỏ

trong phát ngôn

Trang 25

d) Vi du:

(tdi) tin rang / la p (ding ở đầu sâu) Tổ hợp biểu thị ý khẳng định chắc

chắn của riêng người nói với điều sắp nêu ra Tôi tin rằng anh ấy sẽ đến Tôi tin là không ai biết việc đó

(tôi) sợ (rằng / là) p (dùng ở đầu câu) Từ hoặc tổ hợp dùng trong đối thoại để biểu thị ý khẳng định có phần dè đặt về điều người nói cho là ít nhiều không hay Tôi sợ là anh ấy không về kịp Sợ rằng ông đã tự lầu dối mình

(tôi rất) tiếc là (rằng) p_ Từ hoặc tổ hợp dùng trong đối thoại để thông báo

một hiện thực không hay p với một thái độ như không mong muốn, như cố làm

giảm nhẹ Thưa ông, rất tiếc là nhà hàng đã đến giờ đóng cửu! RáÏ tiếc lễ mai

Trang 26

MẪU ĐỊNH NGHĨA TRỢ TỪ TIẾNG VIỆT

, TS Pham Hung Viét

Trợ từ là từ thuộc vào lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú pháp

trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị một số ý nghĩa tình thái

như: thái độ, tình cảm, sự đánh giá, của người nói đối với nội dung phát ngôn, đối với hiện thực và / hay đối với người đối thoại, hoặc để tham gia biểu thị các mục đích của phát ngôn

1 PHAN LOAI TRO TỪ TIẾNG VIỆT

Xuất phát từ chức năng của hai nhóm trợ từ này: một nhóm luôn luôn gắn với cả câu, nhóm kia luôn luôn gắn với một bộ phận của câu (một từ hoặc một

cụm từ), có thể phân trợ từ thành hai nhóm:

- Nhóm thứ nhất là zrợ rừ câu (một số tác giả gọi là trợ từ tình thái),

- Nhóm thứ hai là rợ zừ bộ phận câu (một số tác giả gọi là trợ từ nhấn mạnh)

Trợ từ câu gồm có: ki (a, á), a2, a, ấy, chắc, chăng, cho, chứ (chớ), cơ, đâu, đây, đây, đi, đó, hẳ (hở, hứ), hết, khối, kia, là, mà, mất, nào, này, nhé (nhá, nhớ), nhỉ, nữa, phỏng, rồi, ru, sao, sất (sốt), ta, thay, that, thé, thdi, ul,

vào, vậy, với (40 đơn vị, không kể các biến thể ngữ âm)

Trợ từ bộ phận câu gồm có: cổ, cái, chẳng, chỉ, chính, có, cóc, cứ, đã,

đếch, đến, đích, độc, được, hẳn, hể, lấy, mãi, mốc, mỗi, mới, ngay, những, phàm, qua, quả, quái, quyết, riêng, rõ, tận, thì, tỉnh, tổ, tới, trời, ư2, và (38

đơn vị)

2 BƯỚC TIẾP THEO LÀ TIẾP TỤC PHÂN CHIA MỖI NHÓM TR( THÀNH CÁC TIỂU NHÓM

a) Phân loại nhóm trợ từ câu

Dựa vào khả năng hoạt động trong các kiểu câu, có thể phân nhóm này

Trang 27

- Tiểu nhóm1: Những trợ từ được sử dụng trong câu tường thuật, gồm các

trợ từ: à, ạ, ấy, chắc, chăng, cho, chứ, Co đâu, đây, đấy, đó, hết, khối kia, là,

mà, mất, nào, này, nhé, nhỉ, nữa, rồi, sao, sat, thế, thôi, vào, vậy

- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ được sử dụng trong câu nghị vấn: à, chắc,

chăng, chứ, hả, kia, nhỉ, phỏng, ru, ta, thế, ứ, vậy ,

- Tiểu nhóm 3: Những trợ từ được sử dụng trong câu cầu khiến: cho, đi,

lên, nào, này, vào, với ‘

- Tiểu nhóm 4: Những trợ từ được sử dụng trong cau cam than: mdf, ru,

Sao, ta, thay

b) Phân loại nhóm trợ từ bộ phận câu

Dựa vào nội dung được nhấn mạnh, nhóm này được phân thành hai tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm 1: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự đánh giá của người

nói về mặt số lượng, mức độ đối với một phần của nội dung được nêu trong phát ngôn Tiểu nhóm này gồm các trợ từ: đến, rới, những, mãi, tận, có, độc,

Chỉ, môi, lấy, qua, Hời, u(2)

- Tiểu nhóm 2: Những trợ từ có chức năng thể hiện sự nhấn mạnh đặc biệt

của người nói vào ý khẳng định hay phủ định đối với một phần nội dung được nêu trong phát ngôn Tiểu nhóm này gồm có các trợ từ: chính, cả, ngay, cái,

cứ, được, hẳn, hê, quả, phàm, quyết, rỡ, tịnh, tổ, chẳng, đã, mới, riêng, thì, và,

các, đếch, mốc, quái

2 MẪU ĐỊNH NGHĨA

2.1 Các thông tin cần đưa trong cấu tạo mục từ của một trợ từ Một mục định nghĩa của trợ từ, ở dạng đầy đủ nhất, có các thông tin sau:

- Chú giải từ loại

- Chú giải phong cách: (ph., kng., thgt., cũ, vch., v.v.)

Trang 28

- VỊ trí thường xuất hiện trong câu: (thường dùng ở cuối câu, cuối phân

câu, đùng ở đầu câu, v.v.)

~ Khả năng kết hợp: (dùng trước (san) từ loại gì, dùng trước (sau) từ nào, _ dùng trước (sau) bộ phận nào trong câu, dùng đi đôi với từ nào, dùng phối hợp

VỚI từ nào, v.v.)

- Định nghĩa (có thể đa nghĩa)

- Thí dụ (đưa thí dụ minh hoạ ở tất cả các nghĩa.)

2.2 Mẫu định nghĩa

2.2.1 Nhóm trợ từ câu được sử dụng trong câu tường thuật

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ loại này gồm các thành tố sau

a Biểu thị nhận định, sự đánh giá, ý kiến, ï] của người nói đối với người nghe, với nội dung của phát ngôn hay với thực tế, trong một câu có hình thức là câu tường thuật

b Thái độ kèm theo: các thái độ khác nhau như: thân mật, ngạc nhiên, bực

tỨC, v.V

c Mục đích: để nhấn mạnh vào nội dung đã nêu trong phát ngôn, để gây sự chú ý của người đối thoại hoặc tranh thủ sự đồng tình của người đối thoại, V.V.,

Trang 29

cơ tr (kng.; dùng ở cuối câu) Từ biểu thị ý nhấn mạnh của người nói vào nội dung của phát ngôn, nhằm làm cho

người đối thoại chú ý đến điều vừa nói, hàm ý khẳng định

một cách thân mật rằng như thế đấy chứ không phải khác

đâu Ä⁄¿ bế con cơ Tôi cân năm cái cơ (chứ không phải it:

hơn)

2.2.2 Nhóm trợ từ câu được sử dụng trong câu nghỉ vấn

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ loại này gồm các thành tố sau

a Biểu thị ý hỏi, tạo hình thức của một câu hỏi

b Thái độ kèm theo: các thái độ khác nhau như: thân mật, ngạc nhiên, bực bội, v.v

c Mục đích: khi dùng trợ từ trong câu hỏi kiểu này, người nói có thể chưa

biết thông tin về điều mình hỏi nên hỏi để được trả lời (câu hỏi chân thực),

nhưng cũng có thể thông qua câu hỏi để nhằm đến một mục đích khác như

thúc dục, ra lệnh; v.v (câu hỏi có hàm ý) : Có thể khái quát những đặc trưng trên trong mẫu định nghĩa các trợ từ thuộc nhóm này như sau: (W loại, các chú giải về khả năng xuất hiện, khả năng kết hợp, phong cách) - Từ dùng để biểu thị ý hỏi, ~ với thái độ (miêu tả riêng kiểu loại thái độ cho từng trợ từ) - nhằm mục đích (riêng với từng trợ từ) Thi dụ: định nghĩa trợ từ a:

a tr (thuéng dùng ở cuối câu) a Biểu thị ý hỏi thân mật để cho rõ thêm về một điều gì đó hoặc để được khẳng định về

điều mình suy nghĩ, phỏng đoán (hành vi hỏi chân thực) -

Ngày mái anh đi à? Chị có cái áo mới đẹp qua, chi may do

Trang 30

b Biểu thị thái độ ngạc nhiên trước điều mình không ngờ

tới, nêu ra như muốn hỏi người đối thoại hoặc hỏi lại mình

Đồng bạc một mẫu, thế ru một hào một sào kia à” - Hội đông hòa giải mà nó lại xử cho thợ được à?

c Biểu thị thái độ bực bội, không hài lòng, nêu ra dưới ' đạng câu hỏi để nhắc nhở hoặc thúc dục - Muôn rồi mà còn

đứng mãi ở đấy à?

2.2.3 Nhóm trợ từ câu được sử dụng trong câu cầu khiến

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ loại này gồm các thành tố sau v

a Biểu thị ý cầu khiến, tạo hình thức của một câu cầu khiến b Thái độ kèm theo: một số thái độ như: thân mật, tha thiết, v.v

c Mục đích: khi dùng trợ từ trong câu cầu khiến, người nói nhằm đến mục đích thúc dục, ra lệnh, để người đối thoại thực hiện yêu cầu của mình

Có thể khái quát những đặc trưng trên trong mẫu định nghĩa các trợ từ thuộc nhóm này như sau:

( loại, các chú giải về khả năng xuất hiện, khả năng kết hợp,

phong cách)

- Từ dùng biểu thị ý cầu khiến,

- với thái độ (miêu tả riêng kiểu loại thái độ cho từng trợ từ) - nhằm mục đích (riêng với từng trợ từ)

Thí dụ: định nghĩa trợ từ với:

với tr (kng.; thường dùng ở cuối câu) Từ dùng để biểu

thị ý cầu khiến với thái độ thân mật để người đối thoại thực

hiện một điều gì đó cho mình hoặc cho người có quan hệ

thân thiết với mình Anh giáp hộ việc này với Chị nhớ để ý

điều đó cho nó với

Trang 31

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ loại nàv gồm các

thành tố sau

a Biểu thị tình cảm, cảm xúc, tạo hình thức của một câu cảm thán

b Thái độ kèm theo: các thái độ khác nhau như: ngạc nhiên, thân mật, bực

tỨC, v.v

c Mục đích: khi dùng trợ từ trong kiểu câu này, người nói nhäm mục đích

thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước một hiện tượng, một sự việc nào

đấy

Có thể khái quát những đặc trưng trên trong mẫu định nghĩa các trợ từ thuộc nhóm này như sau:

v

tờ loại, các chú giải về khả năng xuất hiện, khả năng kết hợp,

phong cách)

~ Từ dùng để biểu thị tình cảm, cảm xúc của người nói

- với thái độ (miêu tả riêng kiểu loại thái độ cho từng trợ từ)

- nhằm mục đích (riêng với từng trợ từ)

Thí dụ: định nghĩa trợ từ szo:

Sao tr a (thường dùng ở trước bộ phận vị ngữ của câu biểu cảm) Từ dùng để biểu thị cảm xúc ngạc nhiên của người nói

trước một mức độ cảm thấy khác với bình thường, được người nói nêu ra như tự hỏi nguyên nhân Câu chuyện sao nghe buồn

thế! Người đâu sao đối xử lạ vậy!

b (thường dùng ở sau bộ phận vị ngữ của câu biểu cảm) Từ dùng để biểu thị cảm xúc ngạc nhiên đến cao độ của người nói

trước một hiện tượng, sự việc nào đó, nhằm bày tỏ sự cảm phục của người nói Cđnh nón nước mới trữ tình sao! Đáng yêu sao những nụ Cười con trểi!

2.2.5 Nhóm trợ từ bộ phận câu được sử dụng để thể hiện sự đánh giá của

Trang 32

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dung cơ bản của các trợ từ loại này gồm các thành tố sau

a Đánh dấu hay định vị thành” phần được đánh giá (nghĩa là chỉ ra cho _ người nghe biết thành phần nào, bộ phận thông tin nào được người nói hướng

sự chú ý vào)

b Biểu thị sự đánh giá của người nói về tầm quan trọng của thông tin được

chú ý đến Nội dung của sự đánh giá đó có thể diễn đạt: phân đoạn (thành

phần) thông tin được đánh dấu, theo đánh giá của người nói, là cái có ý nghĩa

quan trọng hay đáng được lưu ý ở một phương diện nào đó Cần chú ý để xử lí, ứng xử thích hợp

c Những đặc trưng đánh giá (về mức độ nhiều, ít, cao, thấp, có tính chất

riêng biệt của từng trợ từ)

Có thể khái quái những đặc trưng trên trong mẫu định nghĩa các trợ từ

thuộc nhóm này như sau: ( loại, các chú giải vê khả năng xuất hiện, khả năng kết hợp, phong cách) - Từ dùng để đánh dấu, định vị thành phần được đánh giá ở liên sau,

- thể hiện sự nhấn mạnh của người nói

- về mức độ được coi là (nhiều, ít, cao thấp - tuỳ theo từng trợ từ)

của số lượng được nói tới so với một chuẩn đánh giá nào đấy

Thí dụ: định nghĩa trợ từ những:

những tr Từ dùng để đánh dấu, định vị thành phần được đánh giá ở liền sau, thể hiện sự nhấn mạnh của người nói về mức độ được coi là nhiều của số lượng được nói tới so với mức

thông thường Anh hơn em những mười tám tuổi Quyển sách

giá những 200.000 đông Ăn những năm bát cơm

2.2.6 Nhóm trợ từ bộ phận câu được sử dụng để thể hiện sự nhấn mạnh

Trang 33

Cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng cơ bản của các trợ từ này gồm các thành tố sau: a Đánh dấu hay định vị thành phần được nhấn mạnh (nghĩa là chỉ ra cho người nghe biết thành phần nào, bộ phận thông tin nào được người nói chủ tâm nhấn mạnh)

b Biểu thị sự đánh giá của người nói về tầm quan trọng của thông tỉn được nhấn mạnh Nội dung của sự đánh giá đó có thể diễn đạt đại thể: phân đoạn

(thành phần) thông tin được đánh dấu, theo đánh giá của người nói, là cái có ý nghĩa quan trọng hay đáng được lưu ý ở một phương diện nào đó Cần chú ý để

xử lí, ứng xử thích hợp l

c Những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng có tính chất riêng biệt của từng

trợ từ , ,

Có thể khái quát những đặc trưng trên trong mẫu định nghĩa các trợ từ thuộc nhóm này như sau: ừ loại, các chú giải về khả năng xuất hiện, khả năng kết hợp, phong cách) - Từ dùng để đánh dấu, định vị thành phần được nhấn mạnh ở liên Ƒ sau, ~ cho thay sy danh gid cia ngudi néi vé tầm quan trọng của thông tin được nhấn mạnh, - biểu thị (nêu đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng riêng của từng trợ từ) Thí dụ: chính tr Từ dùng để đánh dấu, định vị thành phần được nhấn mạnh ở phía sau, cho thấy sự đánh giá của người nói về tầm quan trọng của thông tin được nhấn mạnh, biểu thị sự khẳng định dứt khoát, đồng nhất đối tượng đang cần xác định trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với đối tượng được được nêu ra và được nhấn mạnh ở trong câu, đồng thời ngầm ẩn sự

phủ định những khả năng khác đã được nói tới hay có thể nghĩ

Trang 34

ĐỊNH NGHĨA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

TS Nguyễn Thuý Khanh

1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THÀNH NGỮ

Thành ngữ là cụm từ cố định có giá trị tương đương như một từ Thành

ngữcó tính cố định cao, hoàn chỉnh về nghĩa, có sắc thái biểu cảm và có tính

hình tượng Các từ trong thành ngữ đã mất tính độc lập và kết thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa Nghĩa của TN không suy trực tiếp từ ý nghĩa của các thành tố tạo ra nó Tóm lại, TN là loại định danh đa thành tố, có đặc điểm riêng về cấu tạo, ngữ nghĩa và phong cách

1- Xét về mặt nguồn gốc, chủ yếu có thể chia làm ba loại:

a TN gốc Việt (hoặc một số dân tộc VN): Lấy thúng úp voi, gà để gà cục tác; già kén kẹn hom, chân đăm đá chân chiêu, khôn sống mống chết v.v:

b TN Hán Việt: danh chính ngôn thuận, đồng cam cộng khổ, kinh thiên

động địa, bán tín bán nghỉ, bắn thân bất toại, giương đông kích tây c.TN mượn Hán: vd Bách phát bách trúng, nhất hô bá ứng 2- Xét về mặt cơ chế cấu tạo (cả về nội dung và hình thức) có thể chia làm hai loại: a thành ngữ miêu tả: b thành ngữ so sánh: bao gồm những TN có cấu trúc là một cấu trúc so sánh A thành ngữ miêu tả: 1 Xét về mặt cấu tạo:

Được tạo ra bằng các phép đối, điệp, vần điệu kết hợp với các phương thức tu từ học như ẩn dụ, hoán dụ,khoa trương, hình tượng Cấu trúc bề mặt

của thành ngữ là cơ sở để rút ra, hiểu ra ý nghĩa đích thực của TN

Trang 35

+ Dùng từ đồng nghĩa hoặc từ gần nghĩa để nhấn mạnh về nội dung: di đến nơi về đến chốn, giầu điếc sang đui, đến ơn trả nghĩa

+ Dùng hai từ trái nghĩa: giấu đâu hỏ đuôi, đầu sông ngọn nguồn, đầu voi đuôi chuột, đâu chày đít thớt, đi xa về gần

+ Hai từ ở giữa vần với nhau: Đứ nối rối gỡ, đứt tay hay thuốc được voi

đòi tiên, đò nào sào ấy

+ Dùng phép đối và điệp: miệng hàm gan sứa, tại to mặt lớn cùng hội

cùng thuyền -

+ Những câu nói thường ngày dùng lặp đi lặp lại dần mang tính khái quát, hình tượng và nảy sinh nghĩa thành ngữ: Chở củi về rừng, chuột chạy cùng sào,

nước chảy chỗ trũng

V.V VÀ V.V

2~ Xét về mặt ngữ nghĩa:

a Về mặt biểu hiện nghĩa: Nhìn chung nghĩa bóng là đặc tính bản chất của TN Nó góp phần xem xét một cụm từ cố định có trở thành TN hay không Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấykhông nên hiểu

một cách tuyệt đối hoá Cụ thể là:

+ Có những đơn vị mang nghĩa hình tượng chung, trong đó tất cả các từ

vị tạo ra nó đều mất nghĩa thực (đen), chỉ có nghĩa bóng: vd ẩn trăng mật,

há miệng mắc quai, dén nha ai nha nấy rạng, xanh vỏ đỏ lòng, chó ngáp phải ruồi, tắt lửa tối đèn, gà để gà cục tác, bóc áo tháo cày ; khen phò mã tốt áo,

tai bay vạ gió, tại to mặt lớn, tai vách mạch rừng, nhất là loại chuyển bằng

phương pháp khoa trương: rán sành ra mỡ, di guốc trong bụng, ruột để ngồi da, khơn mọc lơng trong bụng, lấy thing up voi

+ Có những đơn vị mang ý nghĩa hình tượng bộ phận, trong đó có một phần mất nghĩa đen và một phần vẫn giữ nghĩa đen vd: giết thời gian, sách gối đầu giường, con gái rượu, nói hươu nói vượn, nói thánh tướng

Trang 36

như Chuột chil nha ngói cây mít, nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, nhà rách vách nát, chém to kho mặn, bắt chanh dang dudi, chan véu tay mém/ (H- V) bán tín bán nghỉ, bán thân bất toại, nhất hô bálbách ứng, tha phương câu

thực

+ Thành ngữ Tiếng Việt cũng có loại có nghĩa từ nguyên, đa sở có nguồn gốc từ thư, kinh, sử truyện ngày xưa Chúng có thể là TN H-V (gift nguyên lối phiên âm H-V, hoặc chỉ là dùng sự tích của Hán, Việt boá TN Hán): danh

Chính ngôn thuận, dương đông kích tây, lá ngọc cành vàng, rụng cái rơi kim

+ Một số ít thành ngữ Tiếng Việt có tính chất điển cố, điển tích: kể Tấn

người Tần, mưa sở mây Tân

+ Một số ít TN được tạo ra trên cơ sở dã sử hoặc lịch sử, , các truyện cổ, truyền thuyết : nợ như chúa chổm (nợ nhiều-chúa Chổm tức vua Trang Tôn đời Hậu Lê, khi chưa lên làm vua nợ rất nhiều ), con Rồng cháu Tiên, con Hồng chéu Lac, su tử Hà Đông, ba que vỏ lá, thằng chết cãi thằng khiêng, nói đối

như cuội, lẩy bẩy như Cao Biển day non

+ TN gợi hình tượng: dàng để chỉ một số hành vi tính chất, phẩm chất, trạng thái, vd làm trâu ngựa (vật nuôi để kéo xe, kéo cày, làm những việc nặng

nhọc) , cười nụ, suyt chó bụi rậm, vải thua che mắt thánh, mạng con bỏ chợ

Đại đa số TNTV là không có nghĩa từ nguyên Bên cạnh nghĩa ổn định, TNTV cũng có biến thể vẻ hình thái và ngữ nghĩa ở mức độ nhất định -> do đó có thể xác định nghĩa của TN trong những ngữ cảnh nhất định: chảu chấu đá voi > châu chấu đá xe v.v

B Thành ngữ so sánh là một bộ phận của thành ngữ nói chung TNSS chiếm một số lượng khá lớn trong kho tàng của thành ngữ tiếng Việt Tần số sử dụng của chúng rất cao, vì lối tỉ dụ là cách nói ưa thích và rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói của người Việt Y nghĩa hình tượng biểu trưng của TNSS được đúc kết từ thực tiễn lâu đời, phản ánh đời sống văn hoá vật chất, tinh thần của

nhân dân, gợi tả những hình tượng điển hình, đậm đà màu sắc dân tộc vd: iừ dit nhu ông từ vào đền, khoẻ như vâm, mềm như bún, nợ như chúa chổm

1 Về mặt cấu trúc:

Trang 37

Cấu trúc hình thái của TNSS có hai đạng:

t như B- /én như diều, bẩn nhu hải, ngang như cua, xanh như tàu lá

như B - øh nước vỡ bờ, như mèo thấy mỡ, như ngàn cân treo sat toc

(Những đơn vị gồm hai hoặc ba thanh té nhu déo keo, den thui, bé hạt tiêu

là những tổ hợp đã đựơc chuyển hoá thành những tổ hợp ẩn dụ, thậm chí đã có

một đời sống riêng (ss den thui- đen thúi đen thui, đen thui thii, den thủi) - không được xếp vào loại TNSS

Mẫu cấu trúc hình thái tổng hợp tổng quát của TNSSlà: [t ] nhu B Trong đó dau [ ] biểu thị ba khả năng:

a) a) cét b) b) không có t

c) c) có thể có t hoặc có thể không có t

Trong TNSS, thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh (có thể gọi là cấu trúc so sánh nÖ B) là bộ phận bắt buộc và ổn định trên cả cấu trúc mặt và cấu trúc sâu Nếu phá vỡ cấu trúc so sánh như B thì tức là phá vỡ 1NSS Sự lựa chọn từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh (ziz) và đặc biệt là sự lựa chọn từ ngữ biểu thị cái so sánh (8) mang tính dân tộc sâu sắc TNSS tiếng Việt thường dùng các từ biểu thị quan hệ so sánh mu, tày

Vế (Ð trong TNSS là vế bắt buộc trong cấu trúc sâu, nhưng không nhất

thiết phải én định trên cấu trúc mặt Tức là trên cấu trúc mặt có thể có (t) hoặc

không có (t)

Cũng như các đơn vị x (trong tổ hợp Ax, kiểu đó 2u) và các đơn vi c (trong

tổ hợp Ac, kiểu nhdy cdng), cdu trúc so sánh như B trong TNSS không miêu tả

bản thân sự vật được so sánh mà miêu tả thuộc tính của sự vật ấy- tức là như B biểu thị thuộc tính của thuộc tính

2 Về mặt ngữ nghĩa: °

Trong TNSS vế như B chính là vế mang sức nặng ngữ nghĩa và mang

nghĩa biểu trưng

Cơ cấu nghĩa của TNSS là một tập hợp gồm hai vế:

a) vế nói về thuộc tính được so sánh (do t biểu thi)

Trang 38

thuộc, vốn có (Chang han: lung ting trong ling túng như gà mắc tóc, xanh trong xanh như tàu lá) Nhưng nghĩa của cấu trúc so sánh như B (như gà mắc

tóc, như tàu i4) thì đặc biệt chú ý, Không chỉ vì nó mang sức nặng ngữ nghĩa

mà còn vì nó có một cơ cấu nghĩa riêng

3 Tính chất tu từ biểu cảm của tnss

Bên cạnh ý nghĩa mỗi thành ngữ còn mang ý nghĩa tu từ biểu cảm rõ rệt chỉ thái độ của người nói đối với hiện tượng thực tế mà nó chỉ:

a phong cánh chức năng: mỗi TN được sử dụng trong phạm vi

phong cách nhất định: : - phong cách sách vở: chạy đua vũ trang, chiến tranh lạnh

- phong cách sinh hoạt-hội thoại: vắt cổ chày ra nước, mẹ tròn con vuong,

già néo đứt dây, say khướt cò bợ, phổng mũi

~ cả trong sách vở lẫn sinh hoạt - hội thoại: tw tưởng chợ chiêu, đâu tau

b sắc thái biểu cảm: TN thường mang màu sắc đánh giá hiện

tượng thực tế, nhờ đó mà tác động đến sự tiếp thu cảm giác của người nghe Ví dụ: được voi đời tiên (phê phán), bị Tào Tháo đuổi (đùa}, rước voi dày mả tổ (lên án)

Trên đây là tập hợp những nét đặc trưng, cơ bản nhất của TN, được rút ra từ kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, nhằm phục vụ cho việc định nghĩa, giải thích, một cách đầy đủ, hợp lí và khoa học các TNTV Tuy nhiên , nghĩa của TN là một vấn đề phức tạp, đa dạng, dưới đây chỉ là tập hợp các mẫu định nghĩa cơ bản nhất của TN

II MỘT SỐ MẪU ĐỊNH NGHĨA THÀNH NGỮ (DÙNG CHO TĐTV CG LGN) Các thông tin cần lưu ¥ khi DN: -bién thể , -phong cách: ph., kng ~-Giải thích theo nghĩa đương đại - có chú từ nguyên ( từ gốc Hán )

-sắc thái tu từ, biểu cảm: phê phán, lên án, chê

-t6m lược nguồn gốc, xuất xứ (sự tích lịch sử, truyện cổ, điển cố, điển

Trang 39

-vi dụ (có thể có hoặc không)

1 Mẫu định nghĩa TN miêu tả (phân biệt với TN so sánh)

Nghia cua TN miéu ta rat da dang, phức tạp và khó phân loại, xác định về cơ cấu nghĩa Xét về bản chất TN miêu tả cũng là so sánh nhưng là so sánh ngầm, từ so sánh không hiển hiện Cấu trúc bẻ mặt của TN loại này không

phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng, nhưng lại là cơ sở để nhận ra và hiểu

được ý nghĩa đích thực của TN Vì vậy khi giải thích TN bước đầu tiên là phải phân tích cấu trúc bề mặt của TN (cũng tức là nắm được nghĩa đen, nghĩa từ

nguyên, hoặc nghĩa lịch sử, điển cố, điển tích của TN hoặc của các đơn vị cấu

thành TN) Tiếp đó, bước 2 mới khái quát hoá và rút ra nghĩa thực của TN Sau

đây là một số mẫu định nghĩa "

2 Mau DN cho các TN có nghĩa biểu trưng chung

(Các yếu tố của TN đều mất nghĩa thực)

Đây là những TN mang tính chất so sánh hình tượng, gợi tả, đặc biệt là các TN mang tính ẩn dụ cao thông qua việc dùng các con vật để nói về các đặc

điểm, phẩm chất, tính cách con người (/ươn ngắn chê trạch dài mèo khen

mèo dài đuôi, mèo mả gà đồng ) Vì vậy cân được quy về với cách dùng và

phạm vi, ý nghĩa, đối tượng cụ thể trong đời sống

ding mẫu 1 Đối với những TN có thể liên tưởng với một trường hợp hay

tính chất, hành động cụ thể nào đó, đặc biệt là các đặc điểm , phẩm chất, tính

cách con người thông qua các biểu trưng về các con vật

"ví (trường hợp, hành động, việc, cảnh, .)+ nghĩa biểu trưng"

vd gà què ăn quần cối xay Ví trường hợp người hèn kém, chỉ biết làm

ăn nhỏ theo kiểu nhật nhạnh, quanh quẩn trong phạm vi hẹp

mèo mả gà đồng(kng.).Ví hạng người lăng nhăng, không có nhân cách,

đáng khinh

chuột chạy cùng sào Ví tình thế đến bước đường cùng, hết đường, hết

Trang 40

gà trống nuôi con Ví cảnh người đàn Ơng gố vợ, một mình vất vả nuôi con

cong ran cin ga nha Ví hành dong phản bội, đưa kẻ ác về làm hại người

ruột thịt

tre gia mang moc Ví lớp người trước già đi thì có lớp người sau kế tục ruột để ngoài da Ví (không phải tả ) tính người thật thà, thẳng thắn đến mức vụng về, có gì cũng nói ngay ra miệng, không giữ được lâu trong lòng.(*)

già néo đứt dây Ví trường hợp găng quá, không chịu nhượng bộ thì dé di đến hỏng việc Dùng mẫu2 Đối với các TN mang tính chất gợi tả, có thể hình dung ra được một cách rõ rệt “tả (cảnh, tình trạng, lối nói ) + nghĩa biểu trưng"

vd đầu đường xó chợ Tả cảnh sống lang thang, không nhà cửa.(*)

đầu gối tay ấp Tả tình nghĩa vợ chồng chung sống êm ấm, hạnh phúc

bên nhau

hàng tôm hàng cá (thg.) Tả lối nói năng, chửi bới ngoa ngoát hỗn xược

theo kiểu những người thiếu văn hoá (*)

Mắt nhám mắt mở Tả tình trạng vừa mới mở mắt dậy còn chưa tỉnh hẳn (đã vội phải làm việc gì ) (*)

dùng mẫu 3 Đối với các TN có ý nghĩa làm cho có thể chỉ ra phạm vị đối

tượng nào đó ( người, quan hệ, tính nết, nơi chốn ) °

"chỉ (kẻ, nơi, tính ) + nghĩa biểu trưng"

đầu trộm đuôi cướp Chỉ kẻ chuyên nghề trộm cướp đâu bò đầu bướu Chỉ tính ngang bướng, rất khó bảo

Ngày đăng: 29/08/2014, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w