1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sỡ lí luận và mẫu định nghĩa cho bộ từ điển tiếng Việt cỡ lớn 2

46 400 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Trang 1

TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI & NHAN VAN QUỐC GIA VIEN NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC:

"XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC BIÊN SOẠN BỘ TU DIEN TIẾNG VIỆT CỐ LỚN"

Trang 2

C NHUNG VẤN ĐỀ KHÁC

BAO CAO KET QUA CHUYEN KHAO SAT, HOC TẬP KINH

NGHIEM TAI CONG HOA PHAP

(về mặt chuyên môn)

TS Chu Bich Thu Thời gian công tác: 10 ngày, từ 13-5-01 dén 23-5-01

Mục đích chuyến đi: Khảo sát và học tập kinh nghiệm làm từ điển, đặc biệt là việc ứng dụng tin học vào công tác từ điển của hai nhà xuất bản lâu đời và có tiếng về từ điển là Tập đoàn xuất bản Hachette và Nhà sách Larousse của

Cộng hoà Pháp

Chúng tôi sẽ trình bày kết quả thu được qua chuyến đi này theo ba vấn đề ˆ

chính: 1 Kinh nghiệm làm từ điển; 2 Việc ứng dụng tin học cho công tác từ ©

điển; và 3 Đôi điều suy nghĩ về việc làm TĐ và việc ứng dụng tin học vào

công tác từ điển của chúng ta

I KINH NGHIEM LAM TUDIEN:

Tại Nhà sách Larousse chúng tôi đã làm việc trực tiếp với các nhà từ điển

học, nghe trình bày sơ lược về những việc họ đã, đang làm và chủ yếu trao đổi

với họ về những vấn đề sau:

1 Sơ lược về lịch sử từ điển Pháp qua những tác phẩm cơ bản đánh dấu

từng giai đoạn lịch sử TD;

2.Quá trình biên soạn từ điển; :

3 Các giai đoạn (bước) để làm một cuốn từ điển;

4.Việc chuẩn bị tư liệu cho từ điển - một số cơ sở dữ liệu - ứng dụng tin học vào việc làm từ điển

5.Vấn đề từ điển song ngữ;

Trang 3

Qua sự trình bày và trao đổi trong suốt một ngày (liên tục từ 10 giờ sáng đến 6 giờ tối), chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản sau:

1 Cũng như giới từ điển thế giới, các nhà từ điển Pháp cũng không có thời

gian để quan tâm nhiều đến những vấn để từ điển học lí thuyết, càng không có thời gian để nghiên cứu và viết sách Họ biên soạn từ điển, làm tư liệu theo những gì được học theo kiểu "truyền nghề" từ những người đi trước và tiếp tục "truyền nghề" và kinh nghiệm cho lớp người kế tục Họ tặng Đoàn VN hai cuốn sách về lí thuyết từ điển học khá cũ của Dubois, coi đó là cơ sở chính về

lí thuyết để làm việc :

2 Các bước để biên soạn một cuốn từ điển cũng được tiến hành theo các bước như chúng ta đã làm:

a) Xác định đối tượng phục vụ, từ đó xác định số lượng đơn vị và bảng

từ ở Pháp, "Kho tàng từ vựng Pháp" có 103 000 từ, "TĐBK toàn thư" chỉ có

102 000 từ ngôn ngữ

b) Việc xác định tỉ lệ lượng từ ngữ ngữ văn hiện đại, từ ngữ lịch sử, _ thuật ngữ khoa học các ngành cần dựa trên khối ngữ liệu lớn, đồng thời phải

dựa vào sự lựa chọn và góp ý của chuyên gia các ngành

c) Co sé dé lam một cuốn từ điển giải thích mới không phải là một kho

ngữ liệu mà là các cuốn từ điển cũ đã được đánh dấu Các nhà từ điển học chỉ bổ sung và biên soạn lại Việc làm này được giải thích là Pháp đã có một nền TẾ học thực hành rất lâu đời Thành tựu đã đạt được là rất to lớn và chắc chắn, ví dụ: TÐ của Viện Hàn Lâm Pháp 1794 đã được tái bản, sửa chữa 9 lần, được

coi là cuốn TĐ chính thức của nước Pháp; TK 19 (1817) có TÐ Larousse và

LiHré, 17 tap, 2 phu bản, xuất bản ở Hachette) Đây được coi là cuốn TÐ đề sộ nhat sau TK XIX Ti TK XX có rất nhiều bộ từ điển lớn như tập TÐ tiếng Pháp đương đại, Kho từ vựng tiếng Pháp, đặc biệt có TÐ giải thích 7 tập của Rôbe xb 1967 Lớn nhất là cuốn TLP 16 tập do Trung tâm nghiên cứu KH Pháp biên soan, 8 tap dau do Paul Imbs chủ biên, 8 tập sau do Bemaid Quemada chủ

biên;

Trang 4

Ở nhà xuất bản Larousse có riêng một bộ phận chuyên xử lí các phát hiện mới về từ vựng để đưa vào một chương trình chuyên dụng khá công phu Kho này được xây dựng từ năm 1992 đến nay được 80 000 bản ghi Chương trình được viết riêng, gồm nhiều lớp thông tin, trong đó có cả phần soạn nghĩa từ

mới, chỗ để sửa chữa, phân ngành chuyên môn, thời gian xuất hiện, xuất Xt

(t nhất là 12 thông tin, trong đó tất cả các thông tin về xuất xứ chỉ được coi là một và được mã hoá bằng số)

Riêng các thông tin về mức độ "mới" cũng được chia thành 5 cấp, trong đó phân biệt: từ mới thực sự hay là từ cũ được dùng lại, từ đã có trong TÐ chưa, từ mới hay chỉ là dạng viết mới, và cấp độ thứ 5 là các đơn vị còn phải tiếp tục theo dõi,

Các đơn vị dược phân loại: cần xác định đơn vị này là từ thuộc phong cách

nào, từ có tồn tai lau dai không, từ có thay đổi về ngữ pháp: thay đổi về phạm

trù ngữ pháp, những ngữ cảnh mới của từ cũ,

Ở NXB Hachette việc này được tất cả các biên tập viên làm TĐ giải thích và TĐ đối dịch thực hiện TĐ đối dịch được các nhà ngôn ngữ học thực hiện hơn một nửa trong các công đoạn có tính chất quyết định, như việc lập bảng từ,

đưa ví dụ, bổ sung từ và nghĩa mới

II VIEC UNG DUNG TIN HỌC VÀO CÔNG TÁC TỪ ĐIỂN:

C6 hai phan: a) ting dung tin học làm dữ liệu cho việc biên soạn TĐ, và b) ứng dụng tin học vào việc "chế biến" "chế tác" TÐ để in ấn

Ở phần a) họ phân biệt hai khái niệm:

Corpus: tạm dịch là "khối ngữ liệu tự nhiên", là thuật ngữ chỉ khối ngữ liệu

tự nhiên được sắp xếp, được dùng để kiểm tra những ví dụ trong từ điển giải thích, nhưng chủ yếu là kiểm tra wi du trong TD song ngữ, để lựa chọn những

tổ hợp thông dụng nhất trong các TÐ song ngữ (việc làm ở NXB Hachette)

Đây là điểm rất mới so với chúng ta ở Việt nam, việc làm từ điển song ngữ

dường như không chú ý đến tư liệu của ngôn ngữ gốc

Bases de donnéc: cơ sở dữ liệu, là những từ điển cũ hoặc đã được biên

soạn, được đánh dấu bằng các chương trình đánh đấu để đưa vào in ấn hoặc để

Trang 5

nhất Có lẽ vì đều là các nhà xuất bản tư nhân, mục đích là sẵn xuất ra nhanh;

nhiều từ điển nhằm đem lại lợi nhuận nhanh nhất nên cả hai NXB đều rất chú ý

đến mảng tư liệu này :

Cơ sở dữ liệu của các NXB đều được đánh dấu theo chuẩn quốc tế SGML, tức "ngôn ngữ đánh dấu khái quát tiêu chuẩn" ISO 8897 Đó là "định đạng tiêu chuẩn quốc tế sử dụng cho nhiều lĩnh vực công cộng và những tiện ích thương mại” Đây là một bộ chương trình mã hoá (tiếng Anh) cho phép ứng dụng trong từ điển, Chương trình có tên: DHO (Dictounari Hachette Oxfore), được dùng

để làm cuốn TÐ Latin - Pháp Quyển TĐ này do GAFFIOT biên soạn, năm

1934 biên soạn và xuất bản lại Nhưng do phát hiện thêm được nhiều văn bản cũ nên có cơ sở để làm lại Vì vậy, năm 1995 một nhóm của Nxb Hachette da tiến hành biên soạn lại Sau khi nhóm biên soạn sửa chữa và bố sung trên phiếu, họ viết riêng một phần mềm cho cuốn TÐ này (đặt tên là HTMIL) trên cơ sở ứng dụng DTD (Documen Type Definition) Phần mềm TEI (chương trình

mã hoá văn bản quốc tế Text Encoding Im ) Việc làm trên máy tính bắt đầu

từ 9-1997, đến 2000 Như vậy, toàn bộ việc soạn lại do tác giả soạn chỉ khi có bản thảo mới đưa vào máy tính Nhưng dữ liệu này sẽ được sử đụng lâu dài cho việc biên soạn những quyển từ điển GAFEIOT theo các cỡ khác nhau Những việc sau này người chủ biên và ban biên tập chỉ đưa ý tưởng còn việc thực hiện hoàn toàn thực hiện trên máy, thời gian được rút ngắn rất nhiều và tránh được

những sai sót và không nhất quán do nhiều người cùng làm Thực hiện việc xây

đựng cơ sở dữ liệu cho GAFEIOT là một biên tập viên trẻ, được đào tạo chuyên về Ngữ văn Nhưng để làm được công việc này anh ta phải học thêm tin học, tiếng Latinh và nghiệp vụ TÐ Hướng đào tạo theo kiểu này chúng ta nên học

tập

Tại NXB Larousse chúng tôi thấy có ba loại NHDL, một là kho từ ngữ mới như đã trình bày trên (tiếc là không xin được mẫu phần mềm), một NHDL các

động từ tiếng Pháp và một CSDL gồm các câu trích

Trang 6

ngôn ngữ: bản thảo được duyệt qua một phần mềm kiểm tra các từ của siêu ngôn ngữ trong định nghĩa Phần mềm này phát hiện những từ không có trong bảng từ, đồng thời kiểm tra tính đúng của các động từ của siêu ngôn ngữ Từ

những phát hiện này, dựa vào CSDL nói trên để bổ sung hoặc sửa lại Chương

trình được thực hiện bởi một phần mềm riêng, nhưng cũng phải chỉnh sửa nhiều Ví dụ: động từ "mưa" của tiếng Pháp chỉ có ngôi thứ ba số ít nhưng chương trình sẽ chia theo cả ba ngôi, hai số, vì vậy nhà ngôn ngữ học phải doc,

phát hiện và hiệu chỉnh lại

- CSDL các câu trích gồm 7500 câu của các tác giả tiêu biểu, được kiểm

tra hoàn toàn chính xác, và chỉ dùng để trích dẫn cho từ điển

Gần đây việc làm tư liệu (NHDL) được cải tiến nhiều, Các file văn bản

được đánh đấu về mặt nội dung bằng phần mềm XML, từ đó trích ra để làm

các loại TÐ cỡ nhỏ hơn hoặc dùng làm tư liệu cho các loại TÐ khác như

TDBK

Cu6n Petit Larousse là cuốn TĐBK được soạn từ năm 1905 đã sửa chữa lớn 10 lần nên gần như một cuốn mới Mỗi năm tái bản có bổ sung một lần khoảng 100 đến 150 từ ngữ mới Đây là nguồn sống chính của Larousse nên được đầu tư nhiều và rất được coi trọng Việc bổ sung từ ngữ mới do ban biên tập quyết định dựa trên tư liệu bổ sung đã nói trên Ngoài ra còn tham khảo ý kiến của các ngành chuyên môn Các từ ngữ chuyên môn đều do các chuyên gia trực tiếp biên soạn Từ năm 1998 mới đưa tin học vào (mã hoá các thông tin trong TD va dua lén dang CD-ROM, gém 59 000 mục từ ngữ chung và 28 000

tên riêng) Các mục từ bổ sung được đưa thẳng vào sách nên được lựa chọn rất

thận trọng, vì theo họ thì "đưa vào thì dễ nhưng đưa ra sẽ rất khó, nhất là các

mục tên riêng" Các mục từ quá cũ cũng được đưa ra, nhưng phải được cân

nhắc rất Kĩ

Từ việc mã hoá cuốn Petit Larousse họ đã soạn các TĐBK dùng cho học sinh cấp II gồm 40 000 mục từ, TÐ cỡ nhỏ hơn gồm 76 000 mục,

II ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VIEC LAM TD VA VIEC UNG DUNG TIN HỌC VÀO CÔNG TÁC TỪ ĐIỀN CỦA CHUNG TA

Trang 7

cũng như thực hành, về các bước biên soạn, hoạch định một cuốn từ điển cũng

như việc sử dụng tư liệu

2 Việc sử dụng tư liệu thực tế để lam TDGT cha chúng ta có những phần

công phu, nhưng cũng nhiều khó khăn hơn, bởi lẽ chúng ta chưa có và cũng

chưa tận dụng được hết những thành quả về từ điển mà chúng ta đã có Hình như chúng ta còn coi nhẹ việc sử dụng (chứ không phải là tham khảo) các từ điển đã có Việc xây dựng bảng từ và biên soạn một cuốn TĐ giải thích cỡ lớn

tiếng Việt cần tận dụng triệt để hơn các thành tựu về từ điển giải thích tiếng

Việt đã có

3 Việc xây dựng một kho dữ liệu tiếng Việt hiện đại là rất cần thiết, nhưng đây thực sự là việc làm hết sức khó khăn, đồi hỏi rất nhiều thời gian, tiền của và tri thức Việc làm một NHDL, thử nghiệm như chúng ta đang làm

hiện nay là hoàn toàn đúng hướng và đã bước đầu ứng dụng được những thành tựu mới nhất về tin học trong công tác từ điển Ví dụ như việc đánh dấu từ loại

vào hệ văn bản trong điều kiện bản thân sự nghiên cứu tiếng Việt còn chưa có _ được những kết quả mong muốn như: đơn vị cơ bản là từ trong tiếng Việt còn

chưa được xác định rõ, vấn đề từ loại và xác định từ loại còn nhiều tranh cãi -

Vì vậy chỉ nên coi đây là bước thử nghiệm, chúng ta cố gắng để có được một khối dữ liệu được xử lí ở mức nào đó để tạm thời đáp ứng những như cầu cụ

thể trước mắt Còn với điều kiện của chúng ta hiện nay, việc đặt ra mục đích

cuối cùng là một NHDL tiếng Việt nhằm đại diện cho tiếng Việt hiện đại, tương tự như những NHDL của Anh, Pháp và các nước tiên tiến khác trong một vài năm tới là khó đạt được Chỉ nên đề ra như một hướng để tiếp tục tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và đào tạo cán bộ Bởi vì, thực tế cho thấy những tập đoàn XB lớn như tập đoàn Hachette (tập đoàn lớn thứ hai của nước Pháp, với số vốn hiện nay là 5 tỉ F (tương đương 700 triệu đôla) cũng không thể tự xây dựng được NHDL tiếng Pháp hiện đại mà phải hợp tác với Oxford, thực ra là nhờ Oxford làm giúp, phía Pháp chỉ bổ sung để cập nhật các từ mới Nhà sách

Larousse chỉ là một thành viên trong Liên hiệp các tổ chức công nghệ hàn lâm

Trang 8

Nhu vay, viéc x4y dung NHDL sé có một số điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ

như việc làm ngữ liệu để bổ sung các từ mới sẽ được thực hiện chủ yếu là bằng

cách thủ công có sự hỗ trợ của máy tính như chúng ta đã làm từ mấy năm nay

Vì vậy phải có những dự án hoặc nhánh dự án để thực hiện liên tục để tránh sự

ngắt đoạn thời gian, vì một khối ngữ liệu từ mới bị gián đoạn về thời gian sẽ

giảm giá trị rất nhiều Kinh nghiệm cho thấy, việc làm hồi cố vừa khó khăn về kinh tế, vừa gây tâm lí chán nản cho người thực hiện

NHDL tiếng Việt không chỉ phục vụ cho việc biên soạn TÐ giải thích mà còn được dùng cho các loại TÐ khác, đặc biệt là TĐÐ song ngữ Việt - Tiếng

nước ngoài, Việt - Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, được dùng để phục vụ cho

việc nghiên cứu tiếng Việt một cách toàn diện Do vậy, nó phải được đầu tư và

chia sẻ kinh phí với các công trình khác, không thể chỉ để cho một công trình

TĐTYV cỡ lớn gánh chịu toàn bộ Như vậy, gánh nặng kinh phí sẽ quá lớn với một công trình và quá ít cho một NHDL

4 Việc xây dựng chương trình quản lí và khai thác các từ điển cũ và các TĐ thuật ngữ chuyên ngành là cần thiết và sẽ phục vụ thiết thực cho việc biên soạn cuốn TĐTV cỡ lớn Việc xây dựng phần mềm trợ giúp biên soạn TĐTV '

cỡ lớn là việc làm cần thiết, rất có ích và hình như có đi trước so với hai NXB

mà chúng tôi đã khảo sát (chúng tôi nói là "hình như”) Việc này họ chưa dùng và coi là một việc làm hay của chúng ta Theo các nhà TÐ học ở Nhà sách Larousse thì tháng 10-2001 họ mới có một phần mềm trợ giúp các nhà TĐ Việc làm cho cuốn TÐ nhất quán về mặt hình thức được các nhà tin học giúp đỡ sau khi đã xong bản thảo

5 Một hướng mới cho công tác từ điển ở nước ta là áp dụng công nghệ tin học vào việc sản xuất từ điển Như L.Zgusta đã nói, xu hướng cơng nghệ hố

cơng tác từ điển là một xu hướng tất yếu của từ điển học của thế kỉ XXI Đối

với chúng ta, việc xây dựng các phần mềm trợ giúp biên soạn từ điển đã là một

tiến bộ Song, muốn đẩy nhanh quá trìng phát triển của từ điển nhằm dap ting

nhanh nhất những yêu cầu về các loại từ điển khác nhau của thị trường thì việc áp dụng các phần mềm đánh dấu TEI là cần thiết và tất yếu Để làm được

những việc này, công tác đào tạo cán bộ cần được chuyển hướng thích hợp

Trang 9

khác, sự phối hợp giữa ngành tin học và ngôn ngữ học cần được đẩy mạnh hơn

rất nhiều

6, Đối với công trình cấp Nhà nước "Xây dựng luận cứ khoa học cho việc

biên soạn bộ TĐTV cỡ lớn", việc tham quan khảo sát để học tập kinh nghiệm

nước ngoài là việc làm cần thiết Nó giúp chúng ta khẳng định được hướng đi của mình, rút ngắn được những bước mò mẫm về lí luận cũng như thực tiễn

trong việc chuẩn bị làm một công trình lớn như công trình TĐTV cỡ lớn Việc

này đem lại hiệu quả thiết thực, vì vậy nên được tiếp tục trong dự án tới; nhất là, việc học tập kinh nghiệm ở các nước có ngôn ngữ gần với tiếng Việt hơn nhưng lại chú ý đến việc ứng dụng kĩ thuật tin học như Trung quốc, sau đó là Anh -

nơi xây dựng thành công ngân hang di liệu đầu tiên - và Canađa

Trang 10

BAO CAO KET QUA CONG TAC TAI HAI NHÀ XUẤT: BAN HACHETTE VA LAROUSSE

TS Nguyễn Thị Thanh Nga

1 TẬP ĐOÀN HACHETTE (BARBARA GIỚI THIỆU)

Tap doan Hachette 1a tap đoàn sản xuất lớn thứ hai ở Pháp, có số vốn là 5 ti Frăng, xuất bản chủ yếu là sách giáo khoa, ngoài ra còn có các loại sách

khác (trừ sách báo khoa học và y học) Đã xuất bản 3.800 đầu sách, bao gồm:

* Sách giáo khoa ở độ từ 3-4 tuổi đến đại học ở mọi mảng giáo dục trong nhà trường

* Về từ điển:

- Từ điển bách khoa toàn thư: giải thích sâu và có minh hoạ - Từ điển bỏ túi (không minh hoạ)

- Từ điển giải thích tiếng Pháp: không có danh từ riêng

- Từ điển chuyên ngành như từ điển đồng nghĩa hoặc từ điển nói về những -

khó khăn trong tiếng Pháp (từ vựng, cách chia động từ ), v.v

- Từ điển cho trẻ em mới đi học: từ 6-8 tuổi, 8-1 1 tuổi - từ điển giải thích - Từ điển song ngữ: Pháp -Anh, Anh - Pháp (hợp tác với Oxfort), từ điển

Đức - Pháp, Pháp - Latin

- Từ điển từ nguyên tiếng Pháp, tiếng Latin

- Từ điển Bách khoa toàn thư (25000 bản, dành cho đại chúng)

Sách từ điển của nhà xuất bản hết sức phong phú cả về chủng loại lẫn số lượng Họ rất chú ý đến tính chất và yêu cầu của mỗi loại đối tượng độc giả Hình thức trình bày phù hợp với yêu cầu của mỗi loại sách Khả năng về kĩ thuật, tài chính, nhân lực, kinh nghiệm của nhà xuất bản này rất lớn cho phép

họ để sức thực hiện những dự kiến biên soạn của mình

2 SGML

Bộ chương trình cho phép nhận diện những mẫu chuẩn được ứng dụng trong từ điển Diễn giả trình bày việc ứng dụng trong biên soạn từ điển tiếng

Trang 11

trong in đậm, in nghiêng, thêm vào, bớt ra, trích dẫn từ ít đến nhiều Các mẫu, quy ước đoạn văn tự trong mẫu đó có cùng một giá trị (Ví dụ: <Ref> Trích dẫn

thư mục <Ref>; <CTT© Lời trích gốc latin <CTT>)

Các thông tin được thể hiện ra bằng những hình thức khác nhau Ví dụ: có

những chỗ cũng in nghiêng nhưng đậm hơn một chút chính là một gợi ý của

tác giả

3 NGÂN HÀNG DỮ LIỆU (DIỄN GIẢ LÀ MỘT CHUYÊN GIA

MAY TINH TRINH BAY):

Tai Hachette céng viéc chinh 1a: - Quản lí ngân hang

- Xác định quan hệ cấu trúc định nghĩa một mục từ, thông tin về ngữ âm và ngữ pháp với việc xử lí tạo nguồn (cần nhân lực nạp dữ liệu), có kiếm tra lại - Xử lí thế nào cho thống nhất, ví dụ: kết nối một mục từ này vớt một mục từ khác (biến thể chính tả, từ đồng nghĩa, trái nghĩa) ,

Sự thống nhất thể hiện qua việc kết nối các thông tin với nhau:

- Ngân hàng dữ liệu chứa các yếu tố gồm nhiều vùng: định nghĩa ví dụ, trích dẫn được kết nối để tiện tra cứu, sửa chữa Danh sách tác giả được mã hoá, chỉ xuất hiện một lần trong danh sách

- Có nguồn xuất xứ - Có đanh từ riêng - Có thông tin bách khoa

- Phải hoạch định được một sơ đồ về các thông tin Sơ đồ dữ liệu là công

cụ để quản lí

Trang 12

—> Tất cả những điều đó dẫn đến nhiều thuận lợi trong công tác biên soạn

từ điển, đảm bảo yếu tố chất lượng cũng như rút ngắn được thời gian biên soạn

Chẳng hạn: 7

- Cho phép làm trang

- Cho phép bổ sung sửa chữa theo những tiêu chí cụ thể đặt ra trong từng

giai đoạn nhất định

Cụ thể công việc này là:

- Quy trình sản xuất TĐ: nắm vững kết cấu TĐ và tư liệu — Tổ chức lại một cuốn TÐ Chọn lọc thông tin cần thiết đưa vào những sản phẩm khác” nhau, có danh sách thư mục tham khảo Dùng phần mềm để lựa chọn hay loại bỏ thông tin

- Cập nhật ngân hàng dữ liệu: chuyển đổi thông tin mục vào (DDT)

Mỗi cuốn có những đặc trưng riêng —> phải sửa đổi thông tin cho thích hợp Có hai mẫu: Song ngữ

Giải thích

song ngữ có 2 hướng: Chuẩn quốc tế TEI

Chuẩn sử dụng

~ Một chuyên gia TÐ theo dõi việc bổ sung sửa chữa TÐ mỗi nam Mot

từ mới phải qua theo dõi, được dùng nhiều mới bổ sung vào Ban biên tập họp

quyết định có bổ sung từ đó hay không

4 RÚT GỌN MỘT CUỐN TỪ ĐIỀN THÀNH NHỎ HƠN:

Từ những dỡ liệu đã có có thể làm ra rất nhiều đầu sách, đặc biệt là những cuốn từ điển có dung lượng nhỏ Công việc chính là:

- Lựa chọn những từ phổ biến nhất

- Thay các dụng cụ đánh dấu tên tác giả bằng chính tên người đó và đưa phương tiện đánh dấu nửa tự động (Phần mềm cho phép tìm cụm từ Text baza?, text unimax cho phép xử lí tự động hoá để nhận diện - chưa rõ vì ghi

theo âm đọc)

- Trên cơ sở dữ liệu kiểu số 7 để đưa được cuốn từ điển ra thị trường

Trang 13

5 CONG TAC TO CHUC TD (LATIN-PHAP):

~ Một nhân viên tin hoc chuyén sit dung phan mém UNIMAX

- Một người dùng phần mềm B behind/ làm nhanh, chỉ trong một

tháng

- Tác giả khi sửa có thể đi sâu hơn, bổ sưng được từ mới, người khác sẽ

nạp vào máy

- Số nhân viên nạp tay vào máy nhiều Thường có nhiều lỗi, sửa 2 lần - 1/99 tiến hành chỉnh sửa, đưa chương trình SGML, tác giả sửa xong dua thang vao SGML Tir 8/97-7/00 hình thành xong cuốn từ điển (các tác giả

đã làm trước đó nhiều)

- Có ba chuyên gia hiểu tiếng Latin và SGML giúp đỡ

- Khi muốn làm một cuốn từ điển trung gian giữa 2 cuốn cũ và mới: Không thu thập những đoạn trích lớn tiếng Latin do vây phải lập danh sách

những từ không đếm vd: <QUOTE> alquid ab aliquid rẻ <QUOTE>, + từ trên

nằm trong danh sách những từ được lựa chọn thì vẫn lấy như một ngoại lệ Kết qua x tr.11

- Trong TD giải thích: có danh sách từ mới ở cuối: thường là các từ thanh thiếu niên hay dùng, các từ thuật ngữ, vay mượn Đây là phần phụ lục Chỉ một số ít từ được đưa vầo bảng từ chính thức, khi xuất hiện từ 8 -10 lần Ưu tiên 1 từ xuất hiện ở nhiều nguồn, có chú ý đến hoàn cảnh xã hội cho sự ra đời của từ

- Khuyến nghị nhiều khi cũng mang tính chất bó buộc Ở Pháp khuyến khích dùng tiếng Pháp Nhằm để ngỏ sự lựa chọn cho người sử dung, Larousse đưa thuật ngữ tiếng Anh tương đương tiếng Pháp, trong thực tế người ta chỉ sử dụng tiếng Anh, theo âm Pháp

6 TỪ ĐIỀN SONG NGỮ

* NXB Hachette:

- Xây dựng trên cơ sở những kiến thức hiện đại nhất Các copus được

Trang 14

- Phương pháp làm việc mới: tập hợp một ê kíp gồm cả người Pháp và

người Anh cùng làm một văn phòng

- Cau tric TD: Bảng từ, mục từ, cầu trúc vi mô, phụ trương: thu xếp theo chủ đề: riêng tư, thông báo về sinh tử, nghỉ ngơi, mẫu đặt thư báo, hợp

đồng bảo hiểm, mẫu đơn xin việc, thư cảm ơn, thư thương mại kèm theo những biến thể, quán ngữ tương đương có thể ding trong thư

Cùng một chủ dé có mẫu thư tiếng Anh và tiếng Pháp để tiện so sánh

(Tiéng Anh có thể dùng 2 từ, Tiếng Pháp tới 2 dòng) '

Có danh sách từ kết nối và ngữ cảnh đi kèm

Mục rao vặt

Giải thích chữ viết tắt

Những câu thường dùng trong điện thoại: có câu so sánh tương đương

bằng tiếng Anh

Thuật ngữ hay dùng trên Internet

Bảng chia động từ tiếng Anh và tiếng Pháp * NXB Larousse:

* Chú trọng tính tiện dụng cao cho người sử dụng thuộc những loại đối tượng cụ thể, kể cả người mới sử đụng ngôn ngữ: đưa nhiều thành ngữ, cụm từ Có các loại TÐ với kích cỡ khác nhau, phạm vi sử dụng khác nhau (người mới học, dùng trong nhà trường, tầm trung, cỡ lớn), mức độ khó về ngữ pháp cũng tang dan lén trong TD

* 4 yếu tố cơ bản đầu tiên của 1 cuốn TÐ song ngữ: - Chỉ dẫn về ngữ pháp

- Thứ tự nghĩa Thông tin cụ thể và rõ ràng, lời dich đủ do tin cay - Ví dụ sát ngôn ngữ hàng ngày

- Trình bày trong TÐ nổi bật lên Mỗi loại thống tin sử dụng một hình

thức trình bày riêng để người dùng dễ nhận ra

* Bảng từ: xuất phát từ bảng từ đơn ngữ, căn cứ yêu cầu thị trường cho

Trang 15

Cỡ nhỏ: chọn từ có tần số sử dụng cao nhất, có tính đến đối

tượng khách du lịch, bìa dai, nhiều từ thường dùng trong hội thoại hàng ngày cần cho du khách Từ chuyến môn quá sâu không đưa vào

TD hoc sinh: Nhấn mạnh mặt ngôn ngữ Nhiều câu hội thoại

thường dùng, trao đổi điện thoại, có bảng chú giải kĩ về ngữ âm, ngữ

pháp trong ngôn ngữ (to make = to look, có chú giải cụ thể khác nhau

ở chỗ nào) Dùng bìa catton bền Những khái niệm cơ ban nhu acid,

hình tròn có đưa, nhưng đường kính, bán kính không đưa

7 TRINH TULAM TP TAI HACHETTE

- Tạo khung Cuốn từ điển do các nhà ngôn ngữ lập ra, không cần biết đến tiếng Anh (tránh bị ảnh hưởng khi lập bảng từ)

- Dịch sang tiếng khác tất cả các từ và ví dụ Khi không đủ thông tin để dịch —> đưa lại người lập bảng từ

- Người biên soạn dựa trên TÐ ngôn ngữ của mình và bách khoa toần thư Khi đụng đến chuyên môn sâu cần hỏi chuyên gia

- Đưa ra cópus: văn bản được tin học hoá (làm tại Oxfort, một phần nhỏ làm tại Pari) Là công cụ đáng tin cậy về khoa học, cho phép kiểm tra ngữ

nghĩa của một từ trong TÐ cũng như cả cấu trúc câu có mục từ Ví dụ sẽ là câu thật, không phải bịa đặt Để copus trung thực hoá: chọn trên khoảng 10 loại

sách báo, tạp chí và hàng trăm tác phẩm văn học Quét vào máy và xếp theo

thứ tự chữ cái các từ đứng trước hoặc sau mục từ chính Ưu điểm: những cấu trúc giếng nhau sẽ 6 cting mot ché Vd.: measur of, measur uf to, meusur by

— Cho ý tưởng về những từ thường xuyên kết hợp với từ được quan tâm, đưa ra được những ngữ cảnh hay dùng với người sử dụng và các khả năng

kết hợp với giới từ Cho thấy tần suất của một từ để»xếp thứ tự nghĩa từ phổ

biến nhất dến ít dùng nhất và tránh các bẫy ngôn ngữ khi hai tổ hợp từ có hình thức giống nhau Những ngữ cảnh ít xuất hiện cần được biên tập viên chú ý đến

Trang 16

quan trong C6 nhiing tit khéng cé trong copus nhung vin dua vao TD, ciing cé những từ chuyên môn quá sâu không dua vaio TD

- Để cho tiện: đầu mỗi dòng có số mã tư liệu trích dẫn cho biết nguồn gốc của nó

- Nếu ngữ cảnh quá ngắn kích vào đó để tìm độ rộng của văn cảnh theo ý muốn

8 TỪ ĐIỂN LAROUSSE

Từ điển tài nguyên tiếng Pháp 103.000 từ Đại bách khoa toàn thư bao gồm cả các danh từ riêng và chung phần từ vựng cũng chỉ có 102.000 từ Từ

điển tiếng Việt dự định 150.000 từ thì quả là rất lớn

Với cuốn từ điển cỡ trung bình thì các giai đoạn sẽ khác Trong TÐ cỡ lớn khoảng 130.000 từ, mảng từ chuyên môn kỹ thuật phải rất sâu Thông thường, tỉ lệ thuật ngữ trong khối ngữ liệu chung tuỳ theo chuyên gia của

ngành và yêu cầu của nhà từ điển học mà lựa chọn những từ phổ biến hay

không

Cơ sở dữ liệu tiếng Pháp cho phép kiểm tra lại nguồn tư liệu đã có từ *

trước để bổ sung hoặc thay đổi nếu cần

Kho tàng dữ liệu tiếng Pháp gồm 120 triệu từ được cấu tạo dưới dạng fist

Trang 17

(2) mã ngành: tin học, sinh học

(3) số ngày ra văn bản _

(4 cấp độ từ điển: cỡ 1 hay 4 tập -

(5) Loại đơn vị: lóng, từ không chắc tồn tại lâu đài, từ mới thực sự từ mois

nhưng có thể đã tồn tại từ lâu mà chưa được dưa vào từ điển, từ đã tồn tại rồi

nhưng có thể thay đổi (về chữ viết), những biến động về ngữ pháp (trước là ứng., sau là d.), những ngữ cảnh mới của từ đã có, cụm từ, thành ngữ, từ kĩ thuật,

(6) Thông tin về ngữ pháp

(7) Về cấp độ ngôn ngữ hoặc phạm vi sử dụng (thuộc ngành nào) „

(8) Bản chất từ đầu mục(viết tắt, ghép tắt chữ cái hoặc tắt các yếu tố cấu

tạo, tên riêng thương hiệu, thuật ngữ hành chính, từ do Viện hàn lâm Pháp đề

nghị thay thế thuậtngữAnh) `

(9) Từ đã xuất hiện trong cuốn từ điển nào trong 6 loại đã có (10) Từ được đưa vào từ điển chính thức từ năm nào

(11) Về phong cách

(12) Từ có nghĩa xấu hoặc dân da, dph

Hệ thống cửa số này cho phép tìm rất nhiều thông tin: năm 97 có bao

nhiêu từ được soạn, trong đó có bao nhiêu dt., từ chm

9 CƠ SỞ DỮLIỆU CỦA LARROUSSE

1.300.000 dạng, 90.000 từ, 9.000 đg., Itriệu là những dạng viết của động từ

Có một bảng riêng các động từ và dạng thức của chúng một cách chính xác, kèm theo đó là các từ có liên quan đến từ này —> kiểm tra được quá trình biên soạn không để lọt những từ không có trong từ điển,

Một form là một trong tập hợp các dạng khác nhau của một từ (có thể có

đến 18 form)

Có cơ sở dữ liệu 7.500 câu trích lấy từ báo chí Nhà biên soạn dùng phần

mềm để lựa chọn (trước dây làm thủ công bằng tay hhư ta rồi nạp vào máy) Bản chế bản được đánh dấu vẻ ngữ nghĩa chứ không phải về hình thức Sử dụng

Trang 18

(v d.: các từ thân mật trong gia đình, nghĩa thân mật ) Có thể rút gọn một từ

thành từ điển nhỏ hơn theo yêu cầu Một nguồn có nhiều khả năng tìm: trên giấy, trên đĩa, trên mạng, điện thoại :

_ Kinh phí làm phần mềm là 1/1,5 triệu F một năm —> Kinh phí biên soạn rất

lớn Chú trọng làm từ điển giấy, những nguồn xuất bản khác cũng được chú ý

để có định hướng

Kinh nghiệm làm TÐ bách khoa toàn thư: Cuốn Le Petit (Larrousse) xuất

bản từ 1905, cho đến nay đã 10 lần làm lại mới toàn bo Mang minh hoa 1A đáng kể, cập nhật thường xuyên từ 1968 đến nay Với khoảng 100 —> 150 từ ngữ mới hàng năm Sử dụng thành quả của cơ sở dữ liệu và hệ thống cộng tác viên hàng năm lựa chọn những từ mới thực sự để đưa vào TĐ Lời định nghĩa nhằm vào đối tượng rộng, ai đọc cũng phải hiểu

1998 là năm sửa gần nhất, đã ứng dụng tin học để đưa đồng thời TÐ và đĩa CD với 59000 mục từ chung về ngữ văn, 28000 mục từ riêng Từ mới đưa luôn vào TÐ theo thứ tự, từ quá cổ sẽ bị lược bỏ trong mỗi lần chỉnh lí Tiêu chỉ tần số sử dụng và phạm vi sử dụng của từ được dùng để Iva chon tir trong TD Ban biên soạn là người quyết định cuối cùng

10 TRANH ANH TRONG TD LARROUSSE

Mang tính lịch sử, nghệ thuật hoặc nhiều vấn đề khác

- Số lượng ảnh và tính chất ảnh tuỳ thuộc số lượng mục từ và yêu cầu ban đầu của người soạn (mỗi trang có mấy ảnh, bao nhiêu lĩnh vực, ưu

tiên lĩnh vực nào, cái nào quan trọng hơn thì đưa nhiều hơn):

+ Ảnh minh hoạ: ảnh chụp về địa lí, phong cảnh, tác phẩm nghệ thuật, áo quần, chai lọ ,

+ Tranh minh hoạ, vẽ cây cỏ, con vậi

Tuỳ theo yêu cầu mục đích giá thành mà dùng ảnh đã có hay ảnh

- Loại TP đưa ảnh: ở cuốn dành cho trẻ em từ 7-10 tuổi có nhiều

Trang 19

- Việc sưu tầm ảnh: cần ít nhất hai người cho cuốn BKTT, có khả

năng đánh giá được ảnh, có ý tưởng nhất định, nắm được nguồn khai thác anh (TTX, bao tang, hang AFP, tu nhân ) Công tác tổ chức lựa chọn, phân loại, sắp xếp ảnh cần tỉ mỉ, khúc triết từ đầu để đạt mục tiêu

L1 CÁC ĐỊA CHỈ THAM KHẢO

Trang 20

TƯLIỆU ĐẦU VÀO

CỦA NGÂN HÀNG DỮLIỆU

TS Nguyễn Thị Thanh Nga 1 GIỚI THIỆU CHUNG

Tư liệu đầu vào rất quan trọng đối với tầm cỡ và giá trị của Ngân hàng dữ liệu Vì vậy cần có một sự tính toán tỉ mỉ sao cho khối lượng tư liệu phản ánh - trung thành hiện thực ngôn ngữ ở mức cao.nhất, trong những điều kiện nhất định về tài chính, nhân lực : ;

Thông thường, dạng văn bản viết chiếm phần quan trong trong kho dir liệu, ở Ngân hàng dữ liệu Longman khối văn bản viết chiếm 90%, 10 % còn lại thuộc về văn bản nói

Cách phân chia tỉ lệ từng thể loại văn bản nhỏ hơn nữa không giống nhau ở mỗi Ngân hàng dữ liệu Longman áp dụng cách chia 25% dành cho văn bản tưởng tượng như văn học, sáng tạo 75% thuộc về các văn bản có tính hướng dẫn như nghiên cứu khoa học ứng dụng, nghệ thuật, tín ngưỡng, thương mại, giải trí, khoa học tự nhiên và xã hội, sự kiện thế giới Trong toàn khối dữ liệu,

85% tư liệu lấy từ sách và các xuất bản phẩm định kì, 25% còn lại thuộc vẻ

những tư liệu cá nhân (thư từ, nhật kí), từ các tờ rơi, các bài phát biểu hoặc bài đọc trên phát thanh, truyền hình Một số kho đữ liệu khác của Pháp, Nga lại có

cách phân chia khác Đa số phân chia tư liệu theo thể loại văn bản cụ thể Tuy

nhiên, với từng loại lại có tỉ lệ khác nhau Chẳng hạn: Beke lấy tư liệu báo chí

12,9%, khoa học 11,1%, truyện 41,7% có cả thơ ca; trong khi Zasorina lấy 23,8% báo, 23,6% khoa học, 25,4% văn học và không lấy thơ ca Nguyễn Đức Dân nhận xét các tỉ lệ văn bản thường không được ghuyết minh về tính hợp lí

2 DAC DIEM VAN BAN

Trang 21

sách giáo khoa, báo chí Sách văn học có ưu điểm là từ ngữ trong đó thường là những từ thông dụng trong đời sống, bao gồm nhiều dạng phong cách kết hợp, có thể có một số từ địa phương và những thuật ngữ ngành nghề đơn giản, có những từ ngữ mang tính sáng tạo cá nhân Báo chí cũng có ưu điểm như vay,

nhưng từ ngữ thường mới hơn, có nhiều sáng tạo cá nhân, như vậy có tính cập

nhật nhưng cũng có hạn chế là nhiều từ ngữ chưa ổn định So với sách giáo khoa thì các sách và tạp chí khoa học có nhiều từ ngữ chuyên sâu hơn, nhưng vì vậy cũng ít thông dụng hơn

3.TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VĂN BẢN

Để tập hợp tư liệu tiếng Việt được tương đối chính xác so với tình hình tiếng Việt hiện nay cần lưu ý một số vấn đề sau:

a Loại xuất bản phẩm

- Ưu tiên lấy toàn bộ những tác phẩm được giải thưởng

- Ưu tiên lấy các tác phẩm của những tác giả nổi tiếng,

a, Vùng ngôn ngữ: lấy đại điện của ba miễn phương ngữ Bắc, Trung,

Nam

b Thời gian: chủ yếu lấy các tác phẩm đương đại, có bổ sung một số

tác phẩm nổi tiếng trước đây

c Lứa tuổi: có chú ý đến loại sách báo phục vụ cho các đối tượng, một phần nhỏ dành cho sách báo thiếu nhi

4 TỈ LỆ VĂN BẢN THU THẬP:

4.1 Văn học: 45%

* Tác phẩm trong nước tập trung chủ yếu vào truyện, kí, tiểu thuyết,

chiếm 22,5%, thể loại lí luận phê bình văn học 2,5% Thơ ca: 5% Kịch: 5%

Truyện thiếu nhi 2,5% ,

* Tác phẩm dịch: 2,5%

* Tác giả nổi tiếng (Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi): 5%

4.2 Báo, tạp chí thông dụng (ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng): 25%

Có lựa chọn mẫu theo thời gian

Trang 22

* Khoa học phổ thông (gồm sách giáo khoa, sách hoặc tạp chí phổ biến

kiến thức đơn giản): 15%

* Khoa học chuyên ngành (gồm sich day nghề, các tạp chí chuyên ngành cơ bản nhất) tạm thời chưa thu thập do có khó khăn vì từ ngữ chuyên sâu quá

Trang 23

DOI DIEU CHIEM NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC LÀM TUDIEN 6 xt? TA TS Dương Kỳ Đức (Hội Ngôn ngữ học Việt Nam) Nội dung 1, Mấy lời phi lộ H Thực tiễn đã qua TH Phân tích nhận xét

IV Chiêm nghiệm đôi điều

V Dâm lời kết luận

I MAY LOI PHI LO

Tôi bắt đầu đi vào con đường từ điển học từ khi mới 22 tuổi Ấy là vào

năm 1966 khi tôi được phân công công tác về Tổ thuật ngữ và từ điển khoa học thuộc Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam Đến nay đã 35 năm trôi qua Suốt nửa đời người làm từ điển tôi đã trực tiếp tham gia vào việc biên soạn 14 cuốn đủ loại, từ đối chiếu song ngữ đến giải thích- tường giải đơn ngữ, từ thuật ngữ đến ngôn ngữ chung, từ ngữ văn đến bách khoa, từ giáo khoa đến tra cứu, từ đa điện đến đơn diện, từ quân sự đến dân sự, từ cỡ nhỏ đến cỡ đại Ngoài ra còn

viết bài nghiên cứu, báo cáo khoa học, làm luận án tiến sĩ, tham gia hội thảo,

tập huấn biên soạn, giảng bài cho nghiên cứu sinh tiến sĩ vẻ những vấn đề của từ điển học Tôi được nằm trong biên chế chính thức và được trả lương hàng

tháng vì làm từ điển, nhờ vậy mà sống được Hiểu theo nghĩa này, có thể coi tôi

là một nhà từ điển học chuyên nghiệp Tất nhiên trong hoàn cảnh lịch sử vừa

qua, để sống được đủ ăn đủ mặc tôi còn phải kiếm thêm bằng các nghề tay trái

như dạy học về tiếng Việt và ngoại ngữ, dịch thuật, thông tin khoa học làm báo Nhưng dù làm tay trái cái gì khi va chạm với mọi vấn đề, trong tâm trí tôi

vẫn liên hệ bằng nhiều kiểu cách với nghề từ điển Cho nên, nửa đời người của tôi có thể tóm lại trong hai chữ "từ điển"

Trong bài này tôi không nói chuyện lí luận, lí thuyết, vì những cái đó

Trang 24

có nhóm tác giả cho rằng họ đã ngạc nhiên vì có quá ít công trình lí luận về từ điển học Ở đây tôi chỉ nói vẻ điều tôi chiêm nghiệm được trong thực tế làm từ

điển của tôi ở nước ta Tôi nghĩ điều dày có tác dụng thiết thực hơn cho công

việc Nhưng tôi cũng chỉ chia sẻ đổi điểu mình chiêm nghiệm được, hơn nữa

cũng chỉ hạn chế trong vấn đề :ổ chức làm từ điển thôi, chứ không phải là tất cả mọi điều, tất cả các vấn đề Tôi sẽ nói ngắn và nôm na

IL THUC TIEN DA QUA

Thực tiễn từ điển học của tôi tương đối đa dạng Tôi đã tham gia làm từ

điển đối chiếu (hay còn gọi là song ngữ) Có từ điển chung như N°1 "Tử điển

Nga-Việt" (cỡ lớn, tất nhiên "lớn" với ta, khoảng 6 vạn rưỡi từ), được biên soạn từ 1965 thời còn chiến tranh, đến nay sau 36 nam, bản thảo đã hoàn thành từ

1985 đã bay sang Liên Xô: được biên tập Khoảng vài năm, rồi quay trở vẻ nơi đã ra đi và nằm yên trong kho, chưa có dịp cất tiếng cười chào đời Có từ điển

đối chiếu chuyên ngành như "Từ điển quân sự Nga-Việt", nhưng đã chết yếu

hai lần N”2 sau một thời gian sơ thảo vào cuối những năm 60 và 70 vì không có

lợi ích vật chất Nhưng N'3 "Từ điển giáo khoa quân sự Nga-Việt", may mắn

thay biên soạn hơn l năm, xuất bản năm 1982, do tôi chủ biên, có sự cộng tác của một người nữa, là dấu ấn từ điển học duy nhất của thời kì hợp tác quân sự

vang son X6-Viét, va N°4 "Tw diénViét-Lao quân sự" xuất bản năm 1992 (sau

gần chục năm loay hoay), góp thêm một binh khí cho tình đoàn kết chiến đấu của hai nước láng giềng (trong cuốn này, tôi tham gia thiết kế và lập bảng từ- ở giai đoạn đầu, hoàn thiện nội dung bản thảo, lo in ấn cùng một bạn Lào và một phiên dịch Việt- ở giai đoạn cuối, giai đoạn quyết định chất lượng từ điển)

Về từ điển giải thích (hay còn gọi là tường giải), có từ điển chung như

N°5 "Đại từ điển tiếng Việt" (1999), tôi chỉ tham gia ở giai đoạn đầu khi thiết

kế và biên soạn thử và đóng góp phiếu biên soạn về: các mảng cây cảnh, chó cảnh, đông y, phật giáo (có người cười chê chữ "đại" của nó nhưng khách

quan mà nói, nó đúng là lớn nhất, về số lượng đơn vị thu thập, và thể hiện

Trang 25

nước ta về diện trái nghĩa tiếng Việt Nó đã được tái ban sửa đổi ba lần (1988, 1995 và 1999) Đấy cũng là từ điển Chuyên ngành, như N”7 "Từ điển giải thích

thuật ngữ quân sự" (1985), kết quả của quá trình 10 năm chuẩn bị, từ chỗ dịch từ điển của nước ngoài để tham khảo, đến dự thảo các định nghĩa xuất bản

thành các tập mỏng đưa đi xin ý kiến, và kết thúc bằng một cuốn với khoảng

:_3.000 đơn vị, là cuốn từ điển quân sự chính thống đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam sau 41 năm thành lập (không phải chiến trường) nơi các tướng tá tiếp thu được cách điễn đạt các tư tưởng quân sự sao cho phù hợp với khuôn - phấp của từ điển học, một khoa học rất dân sự Thuộc loại giải thích chuyên

ngành còn phải kể đến N”§ "Từ điển kĩ thuật quân sự" (1990) Tôi đã tập huấn

cho tập thể tác giả về cách xác định và định nghĩa thuật ngữ, và ở giai đoạn hoàn thiện thì cùng hai sĩ quan tập trung cật lực trong ba tháng là để biến một

mớ bòng bong bản thảo thành một chỉnh thể từ điển học

Có một loại từ điển không phải là đối chiếu, cũng không là giai thích,

tường giải, tôi tạm gọi là loại liệt ké- mính hoạ Trước hết phải kế đến N°9 "Từ

điển tấn số từ vựng quân sự" Tôi đã tham gia cùng một người nữa xây dung

nguyên tắc, làm thử phần việc xác định đơn vị thống kê trong các mẫu, mỗi

mẫu đài 100 tiếng, nhưng kế hoạch biên soạn phải huỷ bỏ vì không được cấp

trên duyệt cấp cho 19.000đ tiền séc (mười chín ngàn đồng, tiền của năm 1983,

giá trị sức mua tương dương khoảng 19 triệu đồng bây giờ) để chuyển khoản vào tài khoản của Trung tâm toán- máy tính Quân đội, trả tiền nguyên vật liệu và thù lao cho các kĩ thuật viên đục lỗ băng để vận hành may tính điện tử Minsk-32 của Liên Xô, nằm cổng kểnh suốt toà ngang dãy dọc Đây là một mối hận từ điển học do sự nhìn gần trông hẹp của người lãnh đạo công tác khoa

học trong nhà binh thời ấy gây ra Tiếp theo là cuốn N°10 "Sổ tay chính ta học

sinh" (1991), sau này tái bản, đổi tên là "Từ điển chính tả học sinh" Đặc điểm về nội dưng cuốn này là chỉ đưa chính tả của những trường hợp dễ lẫn lộn ch- tr, d-gi-r, l-n, s-x, hơn nữa lại đưa chung trong một mục từ để giúp người dùng nhận diện và phân biệt được ngay Cuốn này chỉ cần hai người chúng tôi làm trong vòng vài tháng là xong một cách tốt đẹp, mở ra một kiểu cấu trúc mới

Trang 26

tiéng Viét" (1993) cũng chỉ do tôi và một cộng sự nữa làm trong khoảng 6 tháng là xong Cuốn này về sau được tái bản có sửa đổi hai lần (1994, 1999),

Tôi còn tham gia làm rừ điển bách khoa Có loại chuyên ngành như

N°12 "Từ điển bách khoa đặc công" (1992), trong đó tôi tập huấn cách biên

soạn cho tập thể tác giả, tham gia xây dựng thể lệ và hiệu đính bản thảo Do sự

hiểu biết và tinh thần hợp tác thực sự cầu thị của những người lãnh đạo- chỉ huy ở binh chẳng đặc công nên các chuẩn mực từ điển học rất được tôn trọng ở cuốn từ điển bách khoa này và nó đã được hoàn thành trong vòng l năm Có

loại chuyên ngành tổng hợp như N°13 "Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam"

(1996) do tôi và cộng sự khởi thảo Quy chế biên soạn và Quy định kĩ thuật từ điển học Đây là cuốn từ điển bách khoa chính thống đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Bộ quốc phòng khen thưởng Tiếc rằng do tổ chức ban bệ cổng kểnh, chịu sức ép từ nhiều phía, nên thật là nghịch lí, việc biên soạn vừa kéo dài lại vừa gấp gáp để lại đấu ấn ở nhiều điều bất Cập rải rác trong nhiều mục từ Tôi cũng tham gia làm phần quân sự (khoảng 2000 mục)

cho N°14 "Từ điển bách khoa Việt Nam” (tập Ì ra trước vào năm 1995), Với bộ „

máy cực kì đồ sộ mà kém hiệu quả nên ba tập còn lại, trong trường hợp thuận lợi, theo dự kiến của Hội đồng chỉ đạo quốc gia, có lẽ có thể tiếp tục ra đời trong năm 2001, sau I5 năm chuẩn bị và biên soạn (tinh tir 1987),

Điểm lại, trong số 14 từ điển mà tôi trực tiếp tham gia, chỉ có 10 cuốn

được xuất bản thành công (các cuốn N°3,4,5,6,7,8,10,11,12,13) 1 cuén còn

chua biét két cuc thé nao cuén N°14 va 3 cuén thi thất bại đau đớn vì những lí

do khách quan khá kì cục (các cuốn N°1,2,9) Có thể nói cuộc đời từ điển vừa

qua của tôi vừa có vị ngọt ngào của vòng nguyệt quế thắng lợi, vừa biêu đầu sứt trán vì thất bại và hơn nữa còn bị chấn thương tâm thần từ điển học mãn

tính! °

Ill PHAN TICH NHAN XET

Trong phần thực tiễn ở trên, tôi đã điểm lại quá trình làm từ điển của tôi theo từng loại từ điển xét về mặt zổ chức biên soạn mà nói thì loại của từ điển

không có ý nghĩa gì lắm đến sự thành bại của việc biên soạn Cái quan trọng ở

Trang 27

Có thể nhận thấy trong thực tiễn từ điển học của tôi đã tồn tại hai cơ chế khác nhau mà tôi gọi là cơ chế quốc doanh và cơ chế tư doanh,

Cơ chế quốc doanh là cơ chế trong đó cơ quan nhà nước thao túng toàn

bộ, người làm từ điển mặc dù có được tham gia hội thảo, đóng góp ý kiến xây dựng một cách dân chủ (chiếu lệ), nhưng thực ra cũng chỉ là một thứ rôbốt

xương thịt, được nạp năng lượng hàng tháng (dưới dạng lương bổng) để thực

hiện công việc trong kế hoạch do nhà nước quy định Điều cốt tử trong cơ chế này là nếu việc biên soạn thành công thì cả cơ quan nhà nước lẫn rôbốt xương: thịt của họ chỉ được khen thưởng chiếu lệ về tỉnh thần, tượng trưng về vật chất, còn khi thất bại thì cả hai, may mắn thay (!?), đều vô can, bởi vì người gánh chịu hậu quả không phải là cơ quan và rôbốt, mà là nhân dân, nhưng nhân dân lại là một tập hợp người nói chung, chứ không phát là một con người cụ thể để

mà hứng chịu, nên rút cục thì chẳng ai bị thiệt hại

Vận hành theo cơ chế quốc đoanh này là tám từ điển (đúng hơn là việc biên soạn) N?1,4,7,8,9,12,13,14, trong đó có hai cuốn thất bại (N°1 và N°9)

Cuốn N°I "Từ điển Nga-Việt" sau 36 năm trời, tốn kém bao nhiêu tiền của, hao

tốn bao nhiêu tâm lực của các nhà khoa học, bản thảo của nó, vì những lí do khách quan (?!) rất ngớ ngẩn, vẫn nằm xếp xó, mà không ai bị hề hấn gì cả

Còn cuốn N8 "Từ điển Kĩ thuật quân sự" được Bộ quốc phòng khen thưởng mà tròn buổi liên hoan tổng kết mừng thắng lợi, mỗi người tham gia được "chia"

phần thưởng là một bát phở thịt gà và hai quả trứng vịt lộn do bếp nội bộ của Học viện kĩ thuật nấu nướng Nguội và tanh Đặc trưng của cơ chế quốc doanh

được thể hiện ở một số điểm chủ yếu như sau

Một là, chủ đầu tư là nhà nước;

Hai là, nhà nước bao cấp toàn bộ nhân học, tài chính và trang thiết bị; Ba là, nhà nước bảo đảm cả việc in ấn, xuất bản và phát hành, tức là đầu

ra của sản phẩm;

Bốn là, mỗi công trình từ điển được coi là một nhiệm vụ chính trị- xã

Trang 28

nhà nước cho rằng nó là quan trọng, là cần thiết thì cũng nghĩ rằng ngudi dan, |

người tiêu dùng sẽ cho nó là quan trọng, là cần thiết và dùng nó, mua nó;

Năm là, lực lượng huy động thường đông đảo, có chức, có danh, được

quan chức cấp trên điều động, phân công làm chia thành nhiều cấp, nhiều ban bệ céng kênh;

Sáu là, trong quá trình biên soạn thường có nhiều hội nghị, hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội rộng rãi để tận dụng và phát huy

trí tuệ tập thể; l

Bảy là, kinh phí thường lớn, hơn nữa trong đó tỈ trọng kinh phí cho các biện pháp phi biên soạn (tức là kinh phí gián tiếp) thường cao một cách quá đáng; nếu thấy rằng kinh phí biên soạn còn gồm cả lương và trang thiết bị, phòng ốc cho đội ngũ đông đảo viên chức từ điển trong nhiều ‘nm trời, thì con

số phải là hàng tỉ đồng S

Tám là, thời gian biên soạn một công trình thường đài hoặc hay bị kéo đài và, trong nhiều trường hợp, thường có xu hướng lấy 5 năm làm hệ số cho phù hợp với một kì đại hội hoặc một đợt thay đổi nhân sự của các quan chức;

Chín là, mặc đù có tới những tám vẻ quan oai kể trên, nhưng hiệu quả kinh tế- xã hội của nhiều từ điển quốc doanh thường không cân xứng với tiền

của và công sức của nhà nước (chẳng hạn, quyển N”4 "Từ điển Việt-Lầo quan

sự” in có 500 bản, còn lại gửi công văn in gửi biếu quân đội Lào nhưng các bạn

chiến đấu cũng không hào hứng nhận, đành để lưu kho; quyển N°§ "Từ điển kĩ

thuật quân sự" in 2000 bản, để trong kho bị mối xông hết một nửa, cồn lại đem kính biếu các cơ quan Bộ quốc phòng, quân chủng, binh chủng, quân khu học viện, nhà trường cũng không hết )

Con cơ chế tư doanh là cơ chế biên soạn từ điển trong đó tư nhân (có thể

là một tác giả hay nhóm tác giả, có thể là một đầu nậu hay có thể là tác giả kết hợp với đầu nậu) hoàn toàn tự chủ trong việc của mình và chịu trách nhiệm với

chính mình, cả tỉnh thần lẫn vật chất, nhất là trách nhiệm về tài chính, theo tỉnh

thần lời ăn lỗ chịu

Vận hành theo cơ chế tư doanh này sáu từ điển N”2,3,5,6,10,1 1, trong

đó tôi là chủ biên của bốn cuốn (N”2,6,10,11) và đồng khởi xướng của hai

Trang 29

là thất bại hai lần, còn năm cuốn đều thành công (tuy rằng cuốn tôi đồng khởi

xướng N”5 "Đại từ điển tiếng Việt" có nhiệu tai tiếng nhất dinh về sai sót trong nội dung do thiếu cẩn trọng khi sửa morát và về sự khiếm sòng phẳng, hụt

đứng đắn của người chủ biên trong quan hệ với các đồng tác giả) Thiệt hại do

cuốn N”2 gây ra cho nhóm tác giả nãm- sáu người không lớn vẻ mặt vật chất

(vì mới sơ thảo được một số vần rồi bị bỏ dở), bù lại, thất bại là mẹ thành công, nó giúp tôi quyết tâm mạnh mẽ một mình biên soạn xong cuốn N”3 "Từ điển giáo khoa quân sự Nga-Việt", với sự đồng tác giả chủ yếu có tính chất tượng ' trưng của một người khác

Cơ chế tư doanh trong biên soạn từ điển có một số đặc trưng chủ yếu

sau

Một là, chủ đầu từ là các tư nhân: tác giả (nhóm tác giả) hay đầu nậu hoặc tác giả liên doanh với đầu nậu;

Hai là, tác giả (đầu nậu) tư nhân phải tự lo về nhân vật tài lực;

Ba là, tác giả (đầu nậu) tư nhân phải tự lo bảo đảm việc in ấn, xin giấy phép xuất bản (qua nhà xuất bản nhà nước), phát hành (đầu ra của từ điển);

Bốn là, mỗi công trình từ điển được coi là một sự tự giác, chủ động đóng góp về mặt văn hoá- xã hội của cá nhân tác giả (đầu nậu) đứng đắn, có nhân

cách cho cộng đồng và đồng thời là một vụ làm ăn kinh tế có tính tốn lơ lãi,

chứ khơng phải là một nhiệm vụ chính trị- cách mạng do các quan chức cấp trên ưu ái ban cho; việc quyết định làm một cuốn từ điển nào, vào lúc nào, cho ai là tuỳ theo nhu cầu thực sự của một bộ phận cộng đồng (tức là thị trường)

mà các cá nhân này tìm hiểu và nắm bắt được trên cơ sở "uốn bụng ta theo

bụng người”, tức là cộng đồng (thị trường) cần gì thì tác giả (đầu nậu) tư nhân

cho rằng đấy là quan trọng, là cần thiết và đáp ứng bằng mọi cách để mong

rằng sẽ được lợi +

Năm là, số người làm thường ít, có khi chỉ là một người, thường là những người có thực tài (không nhất thiết phải có chức, có danh) tự nguyện

tham gia và được tổ chức gọn nhẹ;

Sáu là, trong quá trình biên soạn thường chỉ trao đổi thẳng thắn trong

Trang 30

để bảo đảm chất lượng thực sự và hơn nữa tính bí mật, bất ngờ của công việc

làm ăn;

Bảy là, kinh phí thường không lớn, vừa đủ cần thiết và chủ yếu là kinh phí trực tiếp cho biên soạn; không phải chi trả tiền lương, trang thiết bi, phòng ốc cho người làm;

Tám là, thời gian biên soạn một công trình tương đối ngắn, có khi chỉ

vài tháng, để kịp đáp ứng đúng lúc nhu cầu của cộng đồng (thị trường);

Chin là, mặc dù người ít, kinh phí thấp, thời giàn ngắn, nhưng hiệu quả kinh tế xã hội của các từ điển tư doanh đứng đắn, có nhân cách thường lớn và tác giả (đầu nậu) tư nhân thường hài lòng cả về phương diện tỉnh thần lẫn vật

chất (chẳng hạn, cuốn N'3 "7 điển giáo khoa quân sự Nga-Việt" do tôi chủ biên in 11.000 bản mà bán hết bay; cuốn N6 "7 điển trái nghĩa tiếng Viện" sau lần in dấu còn được tái bản 3 lần nữa; cuốn N”10 "Sổ fay chính tử" in

12.000 bản, sau đó tái bản 1 lần; cuốn N°11 "Từ điển trái nghĩa- đồng nghĩa tiếng Việt" được tái bản 2 lần )

Trên đây là phân tích và nhận xét về hai mô hình cơ chế biên soạn từ điển qua thực tiễn của bản thân tôi, một người đã nếm trải thân phận của một rôbốt xương thịt và cương vị của một tư nhân chủ biên hay đồng khởi xướng

Để phục vụ thiết thực cho công cuộc biên soạn từ điển tiếng Việt tầm cỡ thế kỉ

của Viện Ngôn ngữ học thì vấn đề đặt ra là: làm thế nào để cho cuốn từ điển của Viện vốn chỉ có thể vận hành theo cơ chế quốc doanh nhưng lại có được hiệu quả kinh tế- xã hội như một công trình tư doanh?

Để góp một phần nào đó vào việc giải bài toán này, dưới đây tôi xin chia xẻ đôi điểu mình đã chiêm nghiệm được

IV CHIEM NGHIEM ĐÔI ĐIỀU

Năm 1968, cách đây 33 năm, khi làm thư kí cho Ban biên soạn từ điển

Nga-Việt cỡ lớn của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, tôi được làm việc và làm phiên dịch cho đoàn chuyên gia từ điển của Nhà xuất bản Bách khoa thư

Xô viết từ Maxcœva sang Đoàn tới Việt Nam để bàn về sự hợp tác được ăn ý,

đã giới thiệu cung cách và kinh nghiệm mọi mặt trong tổ chức biên soạn từ

điển đối chiếu cho các đồng nghiệp Việt Nam Tôi còn nhớ, trong một buổi

Trang 31

Nga-Việt có tới 14 người, gồm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, Việt ngữ học

và các giảng viên tiếng Nga của các trường đại học chủ yếu của Việt Nam dân chủ cộng hồ, ơng L.Đ.Spektorov, biên tập viên trưởng của Nhà xuất bản bạn, đã thành thực góp ý rằng theo kinh nghiệm của Liên Xô, ban biên soạn chỉ nên gồm dăm ba người, vì càng ít người thì làm càng nhanh và càng có chất lượng Vốn đang hừng hực trong không khí "mỗi người làm việc bằng hai" và thấm nhuần tư tưởng cách mạng "Ba ông thợ giày bằng một Gia Cát Lượng”, các nhà biên soạn Việt Nam không mấy đậm đà lắm với kinh nghiệm quá ư đơn giản

của đồng nghiệp (thực ra thì là bậc thầy biên tập từ điển) Xô viết Trong hoàn

cảnh chiến tranh lúc đó, với vai trò thư kí giúp việc phải thường xuyên liên hệ công tác với đội ngũ cộng tác viên biên soạn nằm so tan ở rải rác nhiều nơi trên

miền Bắc, phải đi thu nhặt số phiếu đã biên'soạn (sơ thảo) người nhiều, người

ít, lúc có lúc không, tôi đã lơ mơ cảm thấy sự bất tiện của việc có quá nhiều người tham gia biên soạn Nhưng thuở ấy, mới 24 tuổi đầu, còn non đại, tôi

chưa thực sự hiểu hết cái ý nghĩa quý giá của kinh nghiệm Xô viết "ít người nhanh việc" Năm tháng qua đi, trước kết quả trầy trật trong tiến độ và chất lượng biên soạn của từ điển Nga-Việt, tôi bắt đầu dần dần hiểu ra là trong cái

việc này, quả đúng như lời ông bà ta đã day, "quý hồ tinh bất quý hồ đa" Sau này nữa, khi đã có kinh nghiệm phong phú trong lãnh vực từ điển, cả kinh nghiệm thất bại lẫn thành công ưng ý, tôi mới thấy được rảng không phải chỉ "tỉnh" mới tốt, mà cả "đa” nữa cũng tốt Vấn để là "tỉnh" gì và "đa" gì Sau gần bốn thập kỉ thực tiễn, tôi đã chiêm nghiệm được một điều xương máu thể hiện trong bốn chữ sau dây, đó là: NHẤT TINH NGŨ ĐA

Nghĩa là thế nào? Tức là trong cái sự từ điển phải có một điều "tinh" và năm điều "đa" Nhưng “tinh” gì và "da" gì? Dưới đây tôi sẽ nói từng điều một

Trong việc tổ chức biên soạn từ điển có hai nhân.tố quyết định là "người làm" và "cách làm” Với "người làm" cần có "nhất tỉnh, nhị đa", với cách làm phai can "tam da"

Trước hết, với người làm 1 Tỉnh nhân lực

Nghĩa là người làm thì ít, nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải

Trang 32

LL Nguoi soan thdo- hiéu dinh

Tuỳ theo từ điển mà số người Soạn thảo dao động trong khoảng 1 đến 5- 7 người Về người hiệu đính số lượng phải ít hơn người soạn thảo Với những cuốn thực lớn cũng chỉ nên giới hạn người soạn thảo ở mức cỡ chục người còn thì sử dụng cộng tác viên từng phần việc, từng mảng việc là chính, hoạt động

theo nguyên tắc hợp đồng "cưa đứt đục suốt", không phải là tác giả từ điển Về trình độ, không nên mời những người hữu danh vô thực, mà nên

cộng tác với những người hữu thực vô danh hoặc hữu thực hữu danh thì càng, tốt Cần khác sâu lời day chi Ii của các cụ ta: "răm hay không bằng tav quen” Với việc biên soạn từ điển, ta cần những "điển nhân" kĩ thuật bậc cao chứ không cần phải vời đến các vị học giả quyền cao, chức trọng, rất uyên bác, cái gì cũng biết, chỉ trừ mỗi một việc viết định nghĩa hay dịch tương đương và tìm

thí dụ minh hoạ

Quyển "Từ điển Viét-Lao quân sự" lúc đầu giao cho một nhóm các vị khả kính cao niên sạon thảo Các vị này được coi là rất giỏi tiếng Lào, rất có uy tín với các cơ quan cao cấp của bạn, hoặc đã từng là tình nguyện quân Việt

Nam chiến đấu ở Lào lâu năm Bản thảo làm xong sau nhiều năm, nhưng khi

đưa cho người Lào có học thức đọc thì họ không hiểu, hơn nữa cái thứ tiếng

Lào trong từ điển này nhiều chỗ lại quá dân dã không hợp với chuẩn mực ngôn

ngữ Thế là đành phải giao cho một nhóm khác, gồm ba người (trong đó có một

nghiên cứu sinh phó tiến sĩ ngữ văn Lào, một phiên địch quán sự tiếng Lào là

người Việt và tôi) tiếng là "chuẩn bị bản thảo" dưa in để nghe cho khiêm tốn,

đỡ mếch lòng, nhưng thực chất làm lại từ đầu, như thế mới nâng được chất

lượng bản thảo lên đủ mức có thể xuất bản được

Trang 33

từng phiếu, từng mục, từng dòng Có một điều khôi hài là kinh phí thù lao cho biên soạn đã được chỉ cơ bản là hết một cách phi lí, cho những "sơ thảo” và "hiệu đính”, "xét duyệt" ở các khâu trên rồi, nên các đội viên chữa cháy, làm cái công việc "tầm thường" là "chuẩn bị bản thảo" hay "hoàn thiện ban thao" cũng chỉ được hưởng một ít tiền bồi dưỡng tượng trưng cho cái lao động tuy là

tiểu danh nhưng lại là đại thực của họ mà thôi 1.2 Người điều hành

Người điêu hành được hiểu là người lãnh đạo, người chỉ huy, người điều - khiển, người quản lí việc biên soạn từ điển ở tầm cỡ vĩ mô và vì mô

Trong kinh nghiệm của tôi, thấy có hai mô hình điều hành là mô hình đa nguyên và mô hình nhất nguyên

Theo mô hình đa nguyên, phái trên người quản lí trực tiếp còn có một tập thể cấp cao, được gọi là hội đồng/ ban chỉ đạo hoặc hội đồng biên tập/ xét

duyệt thành phần của những hội đồng, ban này thường gồm hoặc là các nhà

hoạt động khoa học và văn hoá có danh tiếng, hoặc là các vị lãnh đạo quản lí cấp cao, hoặc là hỗn hợp cả các nhà khoa học- văn hoá với các nhà lãnh đạo- quản lí Chức năng của những hội đồng, ban này là xác định những đường hướng chung của một cuốn từ điển, như: ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích,

đối tượng, quy mô, tổ chức, thời hạn, kinh phí, v.v (trên thực tế, các hội đồng,

ban này không tự nghĩ ra những vấn đề trên, mà thường do cấp dưới đề xuất lên để các hội đồng, ban này xem xét, thảo luận, thay đổi và quyết định) Hội đồng, ban chỉ họp định kì (quý, nửa năm, năm) hoặc khi cần thiết, còn công việc chỉ đạo- xét đuyệt thường ngày đều do một thư kí của hội đồng, ban bàn

bạc với người quản lí trực tiếp để giải quyết

Còn người quản lí trực tiếp công trình từ điển, thì về thực chất, chúc trách và tài năng của họ là làm sao dung hoà được một lên là những yêu cầu có tính chất kĩ thuật- nghiệp vụ của những người thực sự biên soạn ở cấp vi mô với

một bên là những đường hướng có tính chất xã hội- chính trị của các quan chức

trong hội đồng, ban chỉ đạo/ xét duyệt ở cấp vĩ mô Họ luôn chịu sức ép từ hai phía: trên thì búa, dưới thì de; phải là người có đức nhẫn nhục, biết đem lợi ích

khoa học phục tùng lợi ích chính trị thì mới có thể lập được công danh trong sự

Trang 34

Mô hình đa nguyên cố cái /øi là, thứ nhất, được tiếng là dân chủ tập trung được trí tuệ tập thể; thứ nhì, có hình thức rất oai vì gồm nhiều vị có chức có quyển hoặc có danh có vọng (nên mỗi khi họp hành thường thấy nhiều xe

con đỗ chật cửa); thứ ba, những công trình có các quan chức lớn này tham gia

thường được cấp kinh phí lớn hoặc rất lớn; thứ tư, những người tham gia tuy chỉ

, có ngồi dự họp xuân thu nhị kì, phát biểu dăm câu ba điều có khi không phát

biểu gì cả, nhưng cũng đều được tôn xưng là tác giả và có công lớn với dân với nước; thứ năm, người quản lí trực tiếp công trình luôn cảm thây yên tâm vì trong mọi quyết định của mình, từ lớn đến nhỏ, đều có lá bùa thiêng là tập thể l

hội đồng, ban đầy quyền uy; thứ sáu, trong trường hợp có chuyện không mong

muốn xảy ra, thì cả một tập thể lớn như vậy, tướng cũng như đồng, đều khó có

thể bị chịu trách nhiệm trước pháp luật

Mô hình đa nguyên chỉ có vài cái bấ? cáp nho nhỏ, một là vì không phải là các tay chuyên về từ điển nên khi họp hành thường phải bàn cãi nhiều

không thể quyết đoán về một vấn đề nhiều khi vốn đã từng là chân lí đơn giản

được những người trong nghề biết đến từ lâu; hai là, khi có vấn để khẩn cấp thường không giải quyết được ngay vì còn phải chờ đúng dịp hoặc chờ đủ thành phần để nhóm họp hội đồng, ban bệ, do đó tiến độ công trình có khi phải

chậm lại để chờ trên; ba là, do thành phần đông đảo nên tốn kém nhiều tiền

phong bì hội họp, thư chúc mừng, quà biếu nhân dip tết lễ, chi phí hiếu hi, sách biếu- mà những khoản này trăm dân đều đổ đầu tầm kinh phí biên soạn khiến cho tuy có chăn, nhưng những người thực sự soạn thảo, biên tập từ điển nhiều khi lại bị hở lạnh

Ở "Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam” (1996) trong khi số người tham gia soạn thảo mục từ và biên tập là 279, thì số người ở Ban chi dao biên soạn là 35, chiếm 12,5% nhân lực, tức là cứ 8 người làm thì có I người chỉ đạo

Theo mô hình nhất nguyên, người điêu hành chỉ có một, đó là chủ biên

hoặc tổng biên tập Thí dụ, "Từ điển tiếng Việt-2000" có 1 chủ biên và l6 người biên soạn, "Đại từ điển tiếng Việt" là 1 và 3, "Từ điển trái nghĩa-đồng nghĩa tiếng Việt" là I và 1

Trang 35

hơn nữa đội ngũ biên soạn lại không đông, nên dễ dàng trao đổi trực tiếp các ý

kiến với nhau và người chủ biên (tổng biên tập) có thể quyết định nhanh chóng Hiệu quả công việc rất cao, thời gian nhanh chóng, chỉ phí gián tiếp cực kì thấp Người chủ biên (tổng biên tập) phải là người có bản lĩnh, có tính tự quyết (không ở lại vào tập thể, vào người khác)

Với các công trình quốc doanh, thường người ta hay thiên về mô hình đa

nguyên trong điều hành vì nó có tới sáu cái lợi như đã kể trên còn những cái

bất cập của mô hình này thì, suy cho cùng, không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi:

ích cá nhân của các trâu cày biên soạn, mà nếu có ảnh hưởng thì họ cũng đành

phải chấp nhận như một điều không tránh khỏi -

Trong trường hợp cả người điều hành lẫn người soạn thảo- hiệu đính đều thống nhất coi trọng thực chất khoa học và hiệu quả kinh tế của công trình, tẩy / chay các thói hình thức chủ nghĩa phù phiếm và hư danh vụ lợi, thì trong một công trình quốc doanh cũng có thể điều hành theo mô hình nhất nguyên để “tỉnh nhân lực"

Tất nhiên, cần chú ý là trong công trình quốc doanh theo mô hình điều hành nhất nguyên, vì những người soạn thảo- hiệu đính là các viên chức nhà

nước, tức là những người làm công ăn lương, nên họ có những e đè nhất định,

không phải lúc nào cũng dốc hết chất xám cho công trình (điểu này còn phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ của người điều hành nói riêng, của cơ quan nhà nước nói chung)

Một vấn để nữa của mô hình điều hành nhất nguyên trong công trình

quốc doanh là người điểu hành nên hành chức thế nào, như một nhà quản lí

hành chính hay như một tổng biên tập, phải xử lí toàn bộ nội dung của từ điển,

từ A đến Z Cái này phải tuỳ vào con người cụ thể Nếu người điều hành có tài tổ chức, quản lí thì chỉ cần họ dừng ở phạm vi hành chính của công cuộc biên

soạn là đã rất có lợi cho công trình rồi: "một người biết lo bằng một kho người biết làm” Nếu họ có tay nghề từ điển thì họ có thể đọc duyệt và sửa chữa ở

khâu cuối cùng của dây chuyển làm bản thảo, còn công việc hành chính- sự vụ thì phải có người trợ thủ Như vậy có thể chấp nhận cả hai trường hợp: chủ biên- tổng biên tập mà không "biên" gì cả, chỉ "chủ" hay "tổng” thôi hoặc chủ

Trang 36

Với một công trình dài hơi như từ điển tiếng Việt sắp triển khai biên

soạn thì người chủ biên- tổng biên tập của công trình quốc doanh nhất nguyên

này có độ tuổi khoảng trên dưới 40, tức Tà cứ tuổi "tứ thập nhi bất hoặc", đã ổn

định về quan niệm sống xã hội và quan niệm học thuật, không còn "nghi hoặc" điều gì nữa Trong điều kiện chưa thể có một người như thế, thì phải có kế

hoạch đìu dắt 2-3 ứng viên trong vòng dăm năm để sau đó chọn lấy một người

sáng giá

1.3 Người phản biện

Người phản biện được hiểu là người ngoài thành phần biên soạn (so thao, hiệu đính, điều hành, Cộng tác viên theo đầu việc) làm công việc xem bản thảo, góp ý kiến phê bình, nhận xét, đánh giá, bổ sung, chỉ ra sai sót cả chung

cho cuốn từ điển lẫn riêng về những mục từ cụ thể Trong quan niệm của tôi,

thuộc diện người phản biện còn có cả những tổ chức hoặc cá nhân ngoài thành

phần biên soạn được mời "xét duyệt", "hiệu duyệt", "thẩm định", đánh giá” bản

thảo từ điển hoặc từng phần của bản thảo,

Người phản biện cũng phải đáp ứng yêu cầu "tỉnh nhân lực" Trong thực tế, có những trường hợp bản thảo, vẻ danh nghĩa, đã được các vị học giả hoặc một cơ quan khoa học hay hành chính nào đó duyệt, đóng dấu đỏ chính thức,

nhưng trên thực tế lại do một hoặc vài trợ lí (thư kí) được các vị hay cơ quan đó giao cho làm, rồi đóng dấu lên chứ trình độ của các trợ lí (thư kí) “hiệu duyệt"

này nhiều khi lại kém xa người soạn thảo- hiệu đính của ban biên soạn (ban biên tập từ điển) vì các vị này không phải là tay chuyên,

Trong kinh nghiệm của tôi, thấy có hai mô hình phản biện, Một là tập thể, hai là cá nhân

Theo mô hình phản biện tập thể, bản thảo (phần bản thảo) được giao cho (được đệ trình) một tổ chức (cơ quan khoa học hoặc hành chính) nào đó,

trên danh nghĩa được coi là có thẩm quyền và uy tín về lãnh vực liên quan đến từ điển Tổ chức (cơ quan) này sẽ phân công cho một số người đọc và cho ý kiến về bản thảo (phần bản thảo), rồi tổng hợp thành bản phản biện chính thức,

có đóng dấu

Trang 37

cuộc hội thảo mà tôi được tham dự hoặc theo dõi cho tôi kinh nghiệm rằng các vị có mặt ở hội thảo tuy có "trăm hay” nhưng thường không phải là "tay quen",

nên nhiều khi nổ ra các cuộc tranh luận rất nghiêm túc, nhưng lại vô bổ cho

ban biên soạn Những ý kiến hay có thể tiếp thu để sửa chữa khả thi cho bản thảo thường không nhiều Nhìn chung, bằng những gì mà tôi nghe thảy, nhìn thấy trong các cuộc hội thảo khoa học về từ điển, thì tôi nghĩ rằng với cách tổ chức hội thảo ở nước ta như hiện nay thì hiệu quả của hội thảo thường nặng về hình thức (cho được tiếng là đã có đóng góp ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học và quản Ìí) mà nhẹ về nội dung thực chất

Phản biện tập thể và hội thảo khoa học có cái lợi là tạo ra được tính

chính thức (chính thống) về mặt hành chính- pháp lí cho công trình tính dân

chủ và khiêm nhường về mặt khoa học cho cơ quan biên soạn Cái bất công của mô hình này là hiệu quả không thiết thực vì không phải tay chuyên mà chi phí lại tốn kém (vì có nhiều người tham dự)

Ở "Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam” có hơn hai chục hội đồng xét

duyệt chuyên ngành với tổng cộng 108 người Ở một số chuyên ngành sau khi được hội đồng chó ý kiến xét duyệt, thì ban biên soạn lại phải mất công sửa lại bản thảo theo ý của mình

Theo mô hình phản biện cá nhân người ta chọn một vài chuyên gia cá nhân thực sự có trình độ về các lãnh vực của từ điển (thí dụ, chuyên gia về từ Hán- Việt, chuyên gia về hư từ, chuyên gia về từ ngữ địa phương,v.v ) để gửi

vàng bản thảo và dành cho họ "ba đủ”: đủ tài liệu, đủ thời gian, và đủ thù lao

xứng đáng với công sức và trình độ của họ Chọn mặt gửi (phong) bì là điều cần thiết

Phản biện cá nhân tuy không có cái dấu đỏ chính thức và cái tiếng dân chủ học thuật (chiếu lệ), nhưng đổi lại, trong trường hợp bảo đảm được tiêu

chuẩn "ba đủ", nó có ưu thế là có thể "vát” được chất xám tâm huyết và thẳng

Trang 38

đơn vị và cá nhân đủ các thành phần Tất nhiên khen ngợi, ủng hộ, đánh giá cao, mong mỏi tào lao chưng chung là chủ yếu, còn những ý đóng góp cụ thể để nâng cao chất lượng từng mục từ thi’ khong là bao so với số tiền trăm triệu thù lao được chi ra cho việc xin ý kiến (số tiền lớn này nếu đem tài trợ cho các

nhớm tác giả thì họ có.thể soạn ít ra cũng được ba cuốn từ điển)

Việc chọn mô hình phản biện mà tuỳ thuộc phần lớn ở bản lĩnh của người điều hành

Nếu lấy cái khoa học làm mục đích, coi trọng thực chất; thì chọn mô, hình phản biện cá nhân

Trong một công trình quốc doanh như cuốn từ điển tiếng Việt sắp làm, người khôn ngoan thì kết hợp cả hai mục đích chính trị và khoa học Vừa tổ

chức phản biện tập thể và hội thảo khoa học để lấy hình thức, vừa mời phản

biện cá nhân thực sự có tay nghề để thu cái thực chất Trong việc trả thù lao thì chỉ tối thiểu cho cách thứ nhất và chi tối đa cho cách thứ hai

2 Đa lợi lộc

Đa lợi lộc là tạo điều kiện cho người biên soạn (soạn thảo, hiệu đính),

người phản biện được hưởng thù lao tối đa có thể được

Thường khi đặt kế hoạch làm từ điển người ta thường bàn đến đủ

chuyện, trừ mỗi chuyện thù lao không hiểu sao hay bị né tránh Người hoặc cơ

quan quản lí (chủ đầu tư) thường không đánh giá đúng lao động của người làm từ điển, còn người làm từ điển, nhất là các viên chức nhà nước, vì bị những ràng buộc hành chính, nên thường không dám nói thẳng đến vấn đề bị coi là "vật chất tế nhị” này

Trong kinh nghiệm của tôi, vấn để thù lao từ điển phải được đặt ra cho mọi người đều biết rõ ngay từ đâu, để những người làm biết "tôi sẽ được gì nếu tôi làm từ điển cho anh” Cần phải phá bỏ mặc cảm sị diện "mình là viên chức nhà nước, là tri thức, ai lại nghĩ đến hưởng thụ trước khi cống hiến" Vấn đề thù lao, đù bị che đậy, né tránh thế nào chăng nữa, cuối cùng vẫn nung nấu ẩn tàng sau từng dòng chữ, thậm chí từng chữ của mỗi mục từ và quyết định rất

lớn chất lượng của từ điển

Trang 39

nhuận bút của nhà nước, người làm từ điển coi như là được hưởng bậc cao nhất Nhưng cái cao nhất này lại là ở một nước có công lao động rẻ mạt thuộc loại nhất thế giới (thế mới thu hút được đầu tư nước ngoài!), nên trên thực tế thật là bèo bùn, chẳng đáng là bao so với công sức sáng tạo của người làm từ điển (Có một cuốn từ điển nhà nước xuất bản vào năm 2000, khi chia nhuận bút, thì ngoài tiền lương vài trăm ngàn, tính ra mỗi người làm chỉ được hơn ba chục ngàn mỗi tháng, đủ tiển xăng xe, trong khi bao nhiêu nam tháng của tuổi xuân

phơi phới đã lặng lẽ tốm tìm xuống ao bèo!) ‘

Trong một công trình từ điển quốc doanh, những người có trách nhiệm

(cơ quan là chủ đầu tư, người điều hành) phải vận dụng linh hoạt mọi chế độ chính sách hiện hành, giảm tối đa các chỉ phí phù phiếm chạy theo Hình thức, để tăng tối đa thù lao cho người biên soạn trực tiếp Hồi xưa, trong hoàn cảnh

Nội chiến, để làm được từ điển tiếng Nga, V.I Lênin đã quyết định phải cấp

cho nhóm tác giả của Usacôp "khẩu phần chiến sĩ Hồng quân”, tức là "rấ sang ”so với các ngành khác (nhà văn Macxim Gooki chỉ được có 50 gam bánh mì mỗi ngày; trong khi ở Việt Nam, hồi chiến tranh chống MI mỗi cán bộ có tem phiếu của nhà nước, mỗi bữa được bao cấp mội cái bánh mì những 225 ` gam) Với mức sống hiện nay, thù lao từ điển quốc doanh phải vun vén làm sao

để người làm từ điển có được khẩu phần "sáng Hàng Hành, trưa Hàng Giầy, tối

Hang Buém"

Thần thiêng nhờ bộ hạ Nếu bộ hạ được đa lợi lộc thì thần cứ theo đó mà hưởng hệ số nhân

3 Đa chuyên tâm

Đa chuyên tâm nghĩa là phải làm sao để người làm dành tối đa thời gian và tâm trí của họ một cách vui vẻ cho công việc từ điển Để đa chuyên tâm, một là người làm cần được đa lợi lộc về tỉnh thần và vật chất, hai là được đào tạo cơ bản để thực thi thành thạo nhiệm vụ, ba là được sắp xếp làm việc trong một dây chuyền hợp lí có hiệu quả và bốn là sống trong một tập thể thân ái,

sáng tạo

Trang 40

mất thì giờ cho những cuộc tranh luận vô bổ về những điều đã là chân lí khoa học

Một dây chuyển hợp lí, nói rộng ta, một cách tổ chức tốt làm cho người biên soạn tin tưởng vàp kết quả của công trình- Không khí thân ái, sáng tạo trong tập thể công tác làm cho con người luôn thư thái Những cái đó ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng biên soạn

Người điều hành giỏi là người biết tạo ra được bốn điều kiện kể trên Thường thì ở ta yếu tế tâm lí hay bị bỏ quên Có một chuyện như thế này Ở nước Anh, trong nhà tù, có thời người ta không xâm phạm thân thể ti

nhân Buổi sáng, tù nhân được giao việc chuyển một đống gạch từ chỗ này đến chỗ khác và xếp lại tử tế Buổi chiều họ được lệnh phải phá đồ đống gạch đã xếp ngay ngăn buổi sáng, chuyển trở về chỗ cũ và lại xếp ngay ngắn Hôm sau

lại cứ như thế Hôm sau nữa cũng vậy Cứ vậy suốt một thời gian dài Không cần đánh đập, tra tấn mà tù nhân không ai chịu được cái cảnh làm việc đơn điệu khôgn có hiệu quả, biết trước công sức của mình trở thành công cốc mà vẫn phải làm

Như vậy, với người làm, cần có "nhất tỉnh nhị đa” là: tính nhân học, đa ,

lợi lộc và đa chuyên tam Con với cách làm, cần có "tam đa" là: đa chuân lợi,

đa tiếp cận và đa morát

Ta hãy lần lượt về từng "đa" một 4 Đa chuẩn bi

Đa chuẩn bị là chuẩn bị tối đa và đa phương diện cho công cuộc biên

soạn từ trước khi bắt tay thực sự vào biên soạn (theo kinh nghiệm của ngành từ điển ở MI, việc làm kế hoạch chiếm tới 30% thời gian sản xuất một cuốn từ

điển) ,

Thông thường người ta hay nghĩ đến chuẩn bị nhân vật tài lực Ở đây tôi

Ngày đăng: 29/08/2014, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w