Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xãhội, các đề án phát triển tại Vườn quốc gia Núi Chúa đặc biệt trong lĩnh vực du lịchsinh thái, đề tài cho thấ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN
QUỐC GIA NÚI CHÚA - TỈNH NINH THUẬN
NGUYỄN ĐÌNH NGỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí MinhTháng
Tháng 7/2008
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khai Thác Tiềm Năng
Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, Nguyễn
Đình Ngọc, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệthành công trước hội đồng vào ngày
Đặng Minh PhươngNgười hướng dẫn,
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gìtôi đạt được trong thời gian qua là sự động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn
bè, tất cả tôi xin ghi mãi trong lòng
Đầu tiên tôi xin gởi sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người dưỡng dục tôi đạtđược ngày hôm nay là Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nâng đỡ con trêncon đường Đại Học và là nguồn động lực rất lớn để con phấn đấu trong học tập
Xin gởi lời cảm ơn đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tôi, cho tôi những ý kiến qúy báu để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiêncứu Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm ThànhPhố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang đểtôi vào đời
Xin chân thành cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại Ban Quản Lý Vườn Quốc GiaNúi Chúa đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho tôitrong suốt quá trình nghiên cứu
Sau cùng tôi muốn gởi lời cám ơn của mình đến tất cả bạn bè đã ủng hộ, cổ vũtôi trong thời gian thực hiện đề tài này
Sinh viênNguyến Đình Ngọc
Trang 4Du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh đó Tuy nhiên, nó không thểđược sử dụng như một công cụ tiếp thị bằng cách lợi dụng sự quan tâm của xã hội tớimôi trường bằng cách kinh doanh du lịch sinh thái như một giải pháp lý tưởng của một
số cộng đồng đang muốn tăng cường lực kinh tế Cần phải coi du lịch sinh thái nhưmột phần của thị trường nhằm giúp nó tồn tại nhưng đồng thời phải ưu tiên bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên cả trong và ngoài Vườn quốc gia
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xãhội, các đề án phát triển tại Vườn quốc gia Núi Chúa đặc biệt trong lĩnh vực du lịchsinh thái, đề tài cho thấy Núi Chúa đang là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch du lịch sinh thái Qua đề tài nghiên cứu chúng tôi cho thấy những lợi ích kinh
tế xã hội từ hoạt động du lịch mang lại, từ đó đề xuất một số giải pháp, mục tiêu,chương trình nhằm góp phần giúp hoạt động du lịch sinh thái thật sự có hiệu quả và làcông cụ sắc bén, tích cực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành
du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Thuận
Trang 52.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận 4
2.2.1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Núi Chúa 9
3.1.4 Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái 22
Trang 63.1.8 Khái niệm: Hiện giá ròng (NPV - Net Present Value) 26
3.2.2 Phương pháp quan sát trực quan thực địa 27
4.1 Tổng quát về khách du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa 28
4.2.3 Định hướng phát triển thị trường mục tiêu 43
4.3 Chính sách quản lý du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa 45
4.4 Một số giải pháp giúp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại V Núi Chúa
Trang 74.4.4 Quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến
4.4.5 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 57
4.5 Ước tính những hiệu quả kinh tế - xã hội mà các đề xuất chính sách tạo ra61
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Các Nhóm Du Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 30Bảng 4.2 Các Điểm Thu Hút Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 31Bảng 4.3 Hình Thức Biết Thông Tin Về Vườn Quốc Gia Núi Chúa 36Bảng 4.4 Sự Mong Đợi của Khách Khi Quay Trở Lại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 37Bảng 4.5 Phân Đoạn Thị Trường Dựa Trên Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội 44Bảng 4.6 Mức sẵn lòng trả của du khách khi đến VQG Núi Chúa 50Bảng 4.7 Bức Xạ Tổng Hơp, Số Giờ Nắng, Tốc Độ Gió Tại Vườn Quốc Gia Núi
Bảng 4.8 Bảng Lợi Ích và Chi Phí Từ Hoạt Động Du Lịch 63
v
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Đồ Thị Thể Hiện Trình Độ Học Vấn của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc
Hình 4.2 Đồ Thị Thể Hiện Thu Nhập của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi
Hình 4.3 Đồ Thị Thể Hiện Độ Tuổi của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi
Hình 4.4 Đồ Thị Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Du
Hình 4.5 Đồ Thị Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch về Cơ Sở Hạ Tầng,
vi
Trang 10PHỤ LỤC
Phụ Luc 1 Phiếu Phỏng Vấn Du Khách
Phụ Lục 2 Quảng Bá Hình Ảnh Vườn Quốc Gia Núi Chúa
vii
Trang 11CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng củanhiều nước Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch Du lịch đã trởthành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trongnhững ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lốiđổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc vàngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước Số doanhnghiệp du lịch tăng, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiềuthành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triểnchung của ngành du lịch Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm củakhách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên3,58 triệu lượt khách vào năm 2006 Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷđồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng
Du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nói chung đang ngày càngđóng vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn tài nguyên tạicác VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên nước ta được ưu đãivới bãi biển trải dài hàng nghìn cây số rất đẹp hay những danh lam thắng cảnh như HạLong, Mỹ Sơn, Sa Pa, Huế, Hội An, Hà Nội, cùng đó là truyền thống đầy tự hào trongmỗi con người Việt Nam từ chống giặc ngoại xâm cho đến lòng hiếu khách hay mộtbản sắc văn hóa đa dạng Đây là một ưu thế rất lớn để phát triển ngành DLST còn nontrẻ ở nước ta
VQG Núi Chúa là khu rừng khô hạn tự nhiên ven biển của tỉnh Ninh Thuận, ởmiền đất khô hạn đó có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, cảnh sắc thiênnhiên tươi đẹp, nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Chăm, Raglay mang tiềm nănglớn lao để phát triển DLST Nhưng hiện nay, ngành nghề chính ở đây lại là sản xuất
viii
Trang 12nông nghiệp Thêm nữa, do đất đai khô cằn, chưa chủ động được nguồn nước tưới tiêunên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cấp, tự túc Tình trạng dựa vào rừng
để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy, trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấylương thực vẫn còn phổ biến gây ảnh hưởng rất lớn cảnh quan và HST của VQG NúiChúa
Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy, nhưng DLST ở tại đây đang ở giai đoạn bắtđầu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng của nó Một trong những nguyênnhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST tại Núi Chúa là sự thiếu sự phối kết hợpgiữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng chính sách phát triển và quyhoạch DLST Du lịch là ngành liên quan tới nhiều lĩnh vực, vì vậy cần có sự kết hợpgiữa các bên liên quan thì mới có thể phát triển được Hiện tại, các hoạt động du lịchtại đây còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sựđầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ DLST
Phát triển DLST là một giải pháp rất hợp lý vừa giúp nâng cao đời sống củangười dân, vừa góp phần bảo tồn tại nguyên thiên nhiên tại VQG Núi Chúa Nhưngvấn đề đặt ra là phải tìm ra những chính sách vừa phát triển, vừa bảo tồn, không tạo ranhững ảnh hưởng xấu cho cảnh quan môi trường mà vẫn cải thiện cho cuộc sống củangười dân nơi đây
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tếtrường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng
Minh Phương, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, như một giải
pháp phù hợp để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quantại khu vực nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng khu bảo tồn về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và sựkiện đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa
- Phân tích và xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái đã và đang có tại VQGNúi Chúa
- Đề xuất các chính sách nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái
và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa
ix
Trang 13- Dự báo những hiệu quả về kinh tế xã hội mà các chính sách từ bài nghiên cứutạo ra.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại VQG Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnhNinh Thuận
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 15/3/2007 đến ngày 15/6/2007
1.4 Cấu trúc của đề tài
Nội dung nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1 Mở đầu
Chương được xây dựng để tổng quát hoá đề tài nghiên cứu, đồng thời để xácđịnh tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả màchúng tôi cần đạt được
Chương 2 Tổng quan
Chương này phác họa bức tranh tổng quát về đặc điểm tự nhiên và hiện trạngkinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa Đồng thời giới thiệu cơ bản vềhoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Ở chương này nêu lên một số lý thuyết, khái niệm cơ bản liên quan hoạt độngDLST và các phương pháp phân tích hay một số định hướng, chiến lược mà VQG NúiChúa đã và nên sử dụng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra kết quảnghiên cứu rõ ràng và chính xác
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Dựa vào dữ liệu và các thông tin thu thập được chúng tôi đi sâu phân tích, đánhgiá nêu bật lên thực trạng hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa Qua cơ sở phân tíchnhững thông tin về khách du lịch, về cơ sở vật chất mà chúng tôi đưa ra những địnhhướng, giải pháp để khai thác tốt tiềm năng DLST tại khu vực nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Cuối cùng, ở chương này nêu lên một cách ngắn gọn, cô đọng về các kết quảnghiên cứu ở chương 4 từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa
x
Trang 14CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Phía Bắc giáptỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng vàphía Đông giáp biển Đông Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’ -
11010’ vĩ độ Bắc và 108039’ - 109014’ kinh độ Đông
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển Giữa tỉnh và venbiển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn tây của Việt Nam.Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 14,4%
và đồng bằng là 22,4%
Với vị trí địa lý và những đặc điểm tự nhiên nêu trên đã tạo cho Ninh Thuận cómột tiềm năng rất lớn về du lịch đặc biệt là DLST Ngoài ra còn tạo điều kiện choNinh Thuận giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp thu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với các tỉnh Đông Nam Bộ,bán Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Đồng thời cũng đặt Ninh Thuận trước sựthách thức phải đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như tránh nguy cơ tụt hậu so với cáctỉnh trong vùng Nam Trung Bộ và cả nước
Trang 15Vùng đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh Địa hình chủ yếu là núithấp, cao trung bình từ 200 m - 1000 m Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diệntích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Ninh Hải
và Ninh Sơn Đây là vùng tập trung phần lớn diện tích đất chưa sử dụng và có khảnăng khai thác phát triển sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp với diện tích khálớn Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đây là vùng
có điều kiện phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, sản xuất côngnghiệp chính của tỉnh
c Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ và lượng mưa
Nhiệt độ trung bình năm 270C
Lượng mưa trung bình từ 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ caotrên 1100 mm ở vùng miền núi Độ ẩm không khí từ 75 - 77% Năng lượng bức xạ lớn
160 CL/m2 Tổng lượng nhiệt 9500 - 10000 0C
Khí hậu
Nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới giómùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1827 mm.Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đếntháng 8 năm sau
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
gỗ 5,5 triệu m3
xii
Trang 16Ngoài ra Ninh Thuận còn có các khu rừng đặc dụng khác như rừng nguyên sinhđèo Ngoạn Mục, rừng nguyên sinh Phước Bình (Bác Ái) cần được bảo vệ.
b Tài nguyên đất
Tài nguyên đất tỉnh Ninh Thuận không nhiều, phần lớn là đất đồi núi, độ dốccao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều Tổng diện tích đất có khả năng nôngnghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha.Tiềm năng đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha, trong đó
từ diện tích đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp khoảng 25 nghìn ha, từ đất cònrừng thưa, rừng non phục hồi sau nương rẫy 21 nghìn ha
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm với 75 loại đất: Nhóm đất cát, nhómđất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất mới biến đổi, nhóm đất xám vùngbán khô hạn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
c Tài nguyên nước
Ninh Thuận có nhiều sông, suối, tổng diện tích lưu vực các sông chính 3,600
km2, tổng chiều dài sông suối 430 km, gồm có 2 hệ thống sông chính:
- Hệ thống sông Cái và các sông nhánh bao gồm sông Trà Co, sông Sắt, sôngCho Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu với tổngchiều dài 246 km, diện tích lưu vực 1929,5 km2 Trữ năng thủy điện trên hệ thống sôngCái khoảng 20.000 KW, điều kiện để xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và vừa
- Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang gồm sông Trâu, suối BàRâu - Kiền Kiền, suối Đồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ(Ninh Phước), suối Núi Một
d Tài nguyên biển
Bờ biển Ninh Thuận với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km2 có 3 cửa rabiển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngưtrường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước, nhiều tiềmnăng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thủy sản và khoáng sảnbiển
Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá trong đó có nhiều loại có giá trị kinh
tế cao Tổng trữ lượng cá tôm 120 ngàn tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 70 - 80 ngàntấn, cá nổi 30 - 40 ngàn tấn Khả năng khai thác hàng năm 50 - 60 ngàn tấn Toàn tỉnh
xiii
Trang 17có 3.000 ha mặt nước, gồm các đầm vịnh và các bãi rạn lớn gần bờ rất thuận lợi choviệc làm muối, nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn, tập trung Khả năng diện tích làmmuối có thể tới 3 - 4 ngàn ha; sản lượng 400 - 500 ngàn tấn, tập trung ở khu vực ĐầmVua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hải.
Vùng bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ - Bình Sơn,
Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy, Mũi Dinh, gắn với các công trình văn hóa Chăm nổi tiếng
và nhiều cảnh quan tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển ngành du lịch - dịch vụ
e Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm:
- Nhóm khoáng sản kim loại có Wolfram ở Krông pha, núi Đất,molipden, núi Đất (4.000 tấn), thiếc gốc ở núi Đất (24.000 tấn)
- Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang,
Mộ Tháp 1, Mộ Tháp 2; cát thủy tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thuận,v.v
- Muối khoáng: thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở đèo Cậu,v.v
- Nguyên liện sản xuất vật liệu xây dựng có đá Granitte trữ lượng trên
850 triệu m3, cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3;
đá vôi san hô tập trung ở Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sétphụ gia, đá xây dựng
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
a Cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có nhiều ngành: Nông - lâm – ngư nghiệp, thủyhải sản, công nghiệp sản xuất muối, du lịch,v.v Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18nghìn km2, là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hảisản, cho phép khai thác mỗi năm 5 - 6 vạn tấn
Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130nghìn tấn/năm, với các nhà máy sản xuất lớn như: Cà Ná, Phương Cự, ngoài ra vớidiện tích rừng lớn lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh nhưng khai thác chưa hiệuquả
Tổng quỹ đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sửdụng 157,3 nghìn ha Diện tích đất lâm nghiệp có thể mở rộng thêm khoảng 50 nghìn
ha Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha Trong
xiv
Trang 18đó, trên 19.200 ha đất bằng, trên 72.500 ha đất đồi núi và diện tích mặt nước chưa sửdụng có khoảng 800 ha.
b Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường bộ: Tổng số đường bộ của vùng có 179,88 km;
mật độ 0,867 km/km2 trong đó 39,4% là đường nhựa
Cấp điện: Hầu hết trong vùng đều được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc
gia, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải miền Trung có mức tiêu thụ điện hiện còn thấp:89,5 Kwh/người (bình quân cả nước 137,2 Kw/người), điện đưa về nông thôn còn ởmức thấp so với cả nước Nguồn điện lưới quốc gia có thể đảm bảo các nhu cầu dùngđiện, nhưng do thiếu hệ thống hạ thế và hệ thống lưới 15KV và 20KV chưa được cảitạo và đầu tư đầy đủ
Cấp nước: Khu vực quy hoạch là vùng giáp bờ biển, ở nơi đây dân vẫn khai
thác nước ngọt bằng giếng đào để sinh hoạt
Thông tin liên lạc: Ninh Thuận có mạng lưới bưu chính viễn thông khá tốt, từ
Bưu điện trung tâm tỉnh đến bưu điện các huyện, xã đã được trang bị hệ thống kỹ thuậthiện đại như: viba, cáp quang, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về bưu chính viễn thôngtrong nước và quốc tế
Hệ thống đài truyền hình và các trạm tiếp phát hình, đài phát thanh trong tỉnh
có khả năng phủ sóng trên toàn tỉnh với chất lượng phát hình, phát thanh đang ngàycàng được cải thiện và đổi mới tiếp cận với công nghệ hiện đại
d Dân cư, văn hóa
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ Các nhàkhảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ
đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm Ninh Thuận còn
là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hóa Chămpa, bao gồm chữ viết,dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêukhắc
Dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7 nghìn người với mật độ dân số 158,2người/km2.Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh,người Chăm và người RagLay Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm và ngườiRaglay sinh sống Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn
xv
Trang 19người Chăm, chiếm trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,05% tổng số người Chămcủa cả nước; 47,6 nghìn người RagLay, chiếm 4,9% và 49,1%.
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tậpquán của chế độ mẫu hệ Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàmxây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai xây dựng thế kỷ thứ
9, cụm tháp Poklong Gaira xây dựng thể kỷ 13 và cụm tháp Pôrêmê xây dựng thế kỷXVII
2.2 Giới thiệu Vườn quốc gia Núi Chúa
2.2.1 Quá trình hình thành Vườn quốc gia Núi Chúa
Núi Chúa là khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với tên gọi Rừng Khô Phan Rang có diện tích 1.000
ha Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc huyện An Phước (nay là Ninh Phước) Tuy nhiên,rừng của khu Rừng Khô Phan Rang đã bị phá hủy nghiêm trọng trong những năm giữathập kỷ 90 Do vậy, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã lựa chọn một vùng ven biển ởphía bắc có hệ sinh thái rừng khô hạn, với trung tâm là Núi Chúa để thiết lập một khubảo tồn thay thế (Lê Trọng Trải pers comm.)
Trong năm 1997, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu
tư và đổi tên thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Rừng khô hạn Núi Chúa (Anon 1997)
Dự án đầu tư này đã được Bộ NN&PTNT phê chuẩn ngày 12/01/1998 theo Quyết định
số 243/BNN-PTLN và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê chuẩn ngày 01/04/1998theo Quyết định số 659/QĐ-UBND Cũng trong tháng 4/1998, UBND tỉnh đã thànhlập Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên với 30 cán bộ, trong đó có 18 cán bộ kiểmlâm hoạt động tại một văn phòng và trạm kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận,2000)
Tổng diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên theo dự án đầu tư là 29.673 ha Tuynhiên, khi phê chuẩn dự án đầu tư, Bộ NN&PTNT đã quyết định chuyển 5.320 ha
ra khu vực vùng đệm, do đó diện tích của vùng bảo tồn thiên nhiên chỉ còn 24.353 ha,trong đó phân khu bảo vệ nghiệm ngặt có diện tích 16.087 ha, phân khu phục hồi sinhthái có diện tích 8.261 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 5 ha Thêm vào đó, mộtvùng đệm có diện tích 11.200 ha cũng được xác định (Anon 1997)
xvi
Trang 20Ngày 9/07/2003, Khu BTTN Núi Chúa được chuyển hạng thành VQG NúiChúa theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Theo Quyếtđịnh này diện tích của VQG là 29.865 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiệm ngặt là16.087 ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.421 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 5ha.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
VQG Núi Chúa nằm về phía Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang
- Tháp Chàm khoảng 20 km Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh lộ
702, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông giáp Biển Đông
Hình 2.1 Bản Đồ Vuờn Quốc Gia Núi Chúa
Nguồn: Phòng DLST - GDMT, VQG Núi Chúa
b Diện tích
Theo quyết định số 134/2003/QĐ-CP ngày 09/07/2003 của thủ tướng chínhphủ, tổng diện tích tự nhiên Vườn Quốc Gia Núi Chúa là 29.865 ha, trong đó:
- Phần diện tích trên đất liền: 22.513 ha
- Phần diện tích trên biển: 7.352 ha
xvii
Trang 21- Vùng đệm của VQG Núi Chúa: 7.350 ha.
c Địa hình
- Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì NúiChúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đuôi là phần nhô ra củamũi Xốp thò vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền Khối núi này cónhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao1.039 m
- Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phíanam và phía đông Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ tạothành các thung lũng sườn núi theo hướng đông bắc - tây nam, còn phía bắc, đông vàđông nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển
- Địa hình có độ cao dưới 300 m: phân bố phía đông và nam và các khu vực ởphía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200
- Địa hình có độ cao từ 300 – 700 m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bịchia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350
- Địa hình có độ cao trên 700 m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở các
độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400
d Địa chất thổ nhưỡng
VQG Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kontum, cótuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vữngchắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 3 loại đá mẹ đặc trưnglà: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực này Ở ven rìa khốinúi là trầm tích đệ tứ nguồn gốc biển và đầm lầy biển Trên cơ sở nền đá mẹ này, quátrình phong hoá hình thành đất có các loại đất chính như sau: đất bạc màu trên đáMagma acid và cát, đất xám nâu vàng bán khô hạn, đất vàng đỏ trên đá mẹ magmaacid, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất cát, đất phù sa, đất mặn đầm lầy
e Thủy văn
Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 - 25o nên đã hình thành hệ thống suối trongvùng với mật độ khe suối 0,7 km/km2 Trong khu VQG có các suối với diện tích lưuvực nước lớn như: suối Nước Ngọt, suối Kiền Kiền, suối Đông Nha
xviii
Trang 22Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển Đông.Ngoài ra, VQG Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó có một số bãi cát vàcồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần biển khu vực Vĩnh Hy cónước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực vật thân thảo, cây bụi vàđộng vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống.
Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều không đều, trong ngày có hailần triều lên và hai lần triều rút Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường khoảng 2 -3,5 m
f Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ và lượng mưa: Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng
của chế độ nhiệt miền Nam, không có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ
260C, nhiệt độ tháng lạnh nhất không xuống thấp hơn 230C (do địa hình thấp, đồngbằng), nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậuxích đạo - nhiệt đới Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu nhưnhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14 - 150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao
Độ ẩm không khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình chỉkhoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong các thángmùa khô, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20 - 25%
Khí hậu: Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hoàn toàn trong khu vực khí hậu
ven biển miền Trung thuộc vùng khí hậu nam Trung Bộ với đặc điểm là khô hạn caotrong toàn bộ chế độ mưa - ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất củavùng này bởi các vòng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùachính Trong vùng khí hậu khô hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung tâmkhô hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm, có những năm dưới
500 mm
Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớmhơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12 Theo Luận chứng Khoahọc của VQG Núi Chúa, tính toán các chỉ số nhiệt và mưa hàng tháng thì khu vực này
có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở ViệtNam
xix
Trang 232.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
Hệ thực vật rừng: Theo kết quả điều tra năm 2001 - 2002, hệ thực vật rừng ở
VQG Núi Chúa khá phong phú đa dạng và mang tính khô hạn rõ rệt với các kiểu rừngchính sau:
1) Kiểu thực vật trên cát biển
2) Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
3) Kiểu chuông gai hạn nhiệt đới
4) Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khô nhiệt đới
5) Kiểu rú kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
6) Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp
Qua điều tra đã ghi nhận được 1.265 loài thực vật bậc cao có mặt trên cạn nằmtrong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau (Việt Nam có 8ngành thực vật bậc cao có mặt hiện hữu thì ở VQG núi chúa có tới 7 ngành, chiếm tới87%, chỉ thiếu ngành cỏ Tháp Bút) bao gồm:
Những loài thực vật đã được ghi nhận có những giá trị khác nhau:
- Cây có giá trị kinh tế về gỗ: Có khoảng 19 họ, 24 chi, 42 loài, với một sốloài điển hình: Gõ đỏ, Cẩm lai, Cẩm thị,Thông lông gà, Kim giao Trungbộ
- Cây có giá trị dược liệu: Có khoảng 94 họ, 309 loài, phổ biển là: Xá xị,
Mã tiền, Quế chi, Trầm hương, Đỗ trọng trắng, Sa nhân
- Cây làm cảnh: 28 họ, 53 chi, 104 loài Họ điển hình là họ Lan(Orchidaceae), có nhiều loài có giá trị như: Quế lan hương(Aeridesfalcatum), Lan thủy tiên (Dendrobium Parmeti), Lan vảy rồng(D.aggregatum), Lan báo thủy (Dendrobium secundum (Bl.) Lindl ).Đặc biệt có nhiều loài địa lan ở đỉnh núi thuộc khí hậu bán ẩm
xx
Trang 24- Cây đặc hữu: Thực vật VQG Núi Chúa không có đặc hữu nhưng có một
số chi và 99 loài đặc hữu có tên đia danh phân bố ở Phan Rang thuộc 42
họ khác nhau, trong đó có 9 chi
- Thực vật quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt: Có khoảng 35 loài nằmtrong 10 họ thực vật khác nhau Đáng chú ý là: Trầm hương, Mun, Gõ
- Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi thấp: Đây là dạng sinh cảnh tập trung
trên các triền núi như Chúa Anh, Chúa Em, Đá Vách Nơi đây tập trung nhiều loài thúnhất (khoảng 51 loài, chiếm 82,25% tổng loài thú trong Vườn) Đặc trưng là Cu li nhỏ,Chà vá chân đen, Báo Gấm, Sơn Dương, v.v Bên cạnh đó có, có khoảng 97 loài chim,chủ yếu là các loài thuộc họ Chèo Bẻo, Quạ, Khướu, Cu Cu và một số loài quý hiếmđang bị đe dọa như Khách đuôi cờ, Niệc nâu, v.v Ngoài ra, sinh cảnh này còn cókhoảng 36 loài bò sát, ếch nhái đặc trưng là: Rồng đất, Kì đà vân, Rắn lục xanh, Trănđất, các loài họ Rùa đầm
- Sinh thái rừng khô hạn và trảng cỏ: Các khu vực khô hạn và trảng cỏ thường
tiếp giáp với rừng thường xanh Do vậy coi thể coi đây là khu vực vành đai nối liềnrừng thường xanh với sinh cảnh bãi cát ven biển Có 38 loài thú, chủ yếu là Cheo cheoNam Dương (Trangulus javanicus), Mèo rừng (Felis bengalensis), Sóc chuột lửa(Tamiops Rodophei), Thỉ rừng (Lepus nigricollis),v.v Đây là nơi sinh sống và kiếm ăncủa nhiều loài chim nhất: 115 loài (chiếm 63.54% số loài) Đặc biệt là Công, Trĩ sao,
Gà tiền mặt đỏ, chỉ phân bố ở sinh cảnh này Ngoài ra còn 9 loài bò sát, ếch, nhái, chủ
xxi
Trang 25yếu là các loài Thằn lằn bóng đốm (Mabuya macularia), Nhông xanh (Calostesvesicolor), Nhông xám (Calos Mystaceus), Rắn leo cây (Dendrelaphis pictus).
- Sinh cảnh ven biển và khu dân cư: Sinh cảnh này đặc trưng bởi các bãi cát ven
biển và khu vực canh tác nông nghiệp xung quanh các thôn bản Sinh cảnh này tậptrung nhiều loài thú nhỏ và một số loài thú kiếm ăn gần với khu dân cư gốm 30 loàinhư Chuột, Sóc, Thỏ, v.v Khoảng 98 loài chim gồm các loài Dẽ, Mòng Biển, Nhàn,các loại Cò và 24 loài bò sát, ếch nhái Đặc trưng nhất cho dạng sinh cảnh này lànhóm Rùa biển: Rùa da (Dermochelys coriacea), Vích (Chelonia mydas), Đồi mồi(Eretmochelys imbricata) và Quảng đồng (lepidochelys olivacea) Ngoài ra còn có cácloài Nhông cát (Leiolepis spp.), Rắn cát (psamdomophis condanarus), Rắn nước(Xenochrophis oiscator),v.v
b Tài nguyên biển
Nằm trong giới hạn từ Mũi Đá vách phía bắc cửa đẩm Vĩnh Hy kéo dài đếnHòn Chông, chiều dài đường bờ khoảng 24,5 km và nơi có chiều rộng nhất là 4,5 km -
là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển với thành phần như sau:
Về san hô: Tổng cộng có khoảng 307 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống,
15 họ Trong đó có 46 loài được ghi nhận phân loại mới Hầu hết các dãy rạn san hôđều trong tình trạng khá tốt với độ bao phủ san hô cứng trung bình là 30%, phân bố từdưới 10% đến ở 50%, độ che phủ cao nhất ở những điểm nước cạn như Hòn Đeo, BãiLớn với tỷ lệ tình trạng sống - chết hết sức khả quan là 3:1 Số san hô chết là rất thấp(trung bình 9%)
Điểm đặc biệt là sự phát triển rộng các dãy rạn chịu ảnh hưởng của thủy triềukéo dài ngoài khơi từ các khu vực lân cận Mỹ Hòa - Thái An- Hang Rái, sâu từ 8 đến
15 m Xa dần về phía Bắc, mức độ các dãy rạn phát triển theo độ dốc hình thành dãyrạn riềm hẹp ven bờ (khu vực Hòn Tai và Bình Tiên) và các dãy rạn nhỏ nối với nhau(Bãi Nhỏ) Các khu vực phong phú nhất như Bãi Nhỏ, Bãi Hõm, Hang Rái có hơn 1/3trên tổng số san hô cứng (>110 trong số 307 loài)
Chiều dài rạn san hô ở Hang Rái, Mỹ Hòa có thể kéo dài 1 km từ bờ
Phần lớn các rạn san hô trong khu vực này thuộc vào dạng rạn riềm với 2 loại:rạn riềm điển hình (chiếm tỷ lệ lớn) và không điển hình, điều đó chứng tỏ rạn san hôtrong khu vực này có điều kiện phát triển thuận lợi trong một thời gian dài
xxii
Trang 26Về rùa biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng có
nhiều rùa biển thứ 2 ở Việt Nam (sau vườn quốc gia Côn Đảo), với 4 loài:
+ Rùa xanh (Chelonia mydas)
+ Rùa đầu to (Careta careta)
+ Đồi mồi (Eretmochelys imbricata)
+ Vích (Lepidochelys olivacea)
2.2.4 Tình hình kinh tế xã hội
VQG Núi Chúa nằm trên địa giới hành chính của 05 xã Vĩnh Hải, Công Hải,Lợi Hải, Phương Hải và Nhơn Hải, một xã thuộc vùng đệm là Tri Hải thuộc huyệnNinh Hải với tổng số dân toàn vùng quy hoạch là 53.409 người gồm người Kinh chiếm75%, người Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa.Hầu hết các hộ người kinh đều tập trung trên 2 trục đường giao thông chính là quốc lộ1A và tỉnh lộ 702 Tất cả các hộ dân đều đã được định cư Đặc biệt có hai thôn ngườidân tộc Raglay có số hộ ít nhất nhưng lại phân bố vào sâu trong vườn (thôn Cầu Gẫy
và thôn Đá Hang xã Vĩnh Hải)
Ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp nhưng do đất đai khô cằn, chưa chủđộng được nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tựcấp, tự túc Tình trạng dựa vào rừng để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy,trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấy lương thực vẫn còn phổ biến Vì vậy diện đói nghèo
ở đây còn rộng, chủ yếu vào các hộ thuần nông và đồng bào dân tộc Raglay Đặc biệt
ở 2 xã Lợi Hải, Công Hải tỷ lệ hộ đói và nghèo chiếm trên 30% Nguyên nhân do diệntích đất canh tác nông nghiệp ruộng 02 vụ ít và lại chưa có trình độ thâm canh, mặtkhác do phong tục tập quán hủ lậu còn nặng nề Đến nay tuy đã khắc phục được phầnnào nhưng vẫn chưa triệt để
Nghề chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, cừu theo tập quán thả rong Do đó có
những tác động xấu không chỉ với hoa màu, cây lương thực mà còn đối với cả rừngtrồng
Ngành nghề khác: Đánh bắt hải sản và làm muối Các hộ dân sống bằng nghề
này có mức sống cao hơn so với nghề nông thuần túy Tuy nhiên, số lao động đầu tưcho lĩnh vực này chiếm tỉ trọng thấp (7%) Một bộ phận hộ dân tiểu thương buôn bánnhỏ và làm dịch vụ vẫn là hộ luôn có thu nhập cao và khá ổn định
xxiii
Trang 27Văn hóa, giáo dục: Các xã đều có trường mẫu giáo và tiểu học, riêng phổ
thông cơ sở và trung học tập trung ở hai xã Nhơn Hải và Khánh Hải nằm ngoài vùngquy hoạch
Số người mù chữ hiện nay vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao, đây là một thực trạng rấtcần được quan tâm đầu tư để nâng cao dân trí
Do điều kiện kinh tế và sinh hoạt hết sức khó khăn ở vùng sâu và xa, tại nhiềuthôn người dân tộc Raglay còn thiếu giáo viên, đặc biệt là đối với hệ tiểu học, CSVCcủa nhà trường bị xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn Mặc dù đã có sự cố gắng củachính quyền địa phương song vẫn gặp không ít khó khăn
Về y tế: Các xã đều có trạm xá (mỗi xã có từ 1 - 2 cơ sở), mỗi trạm xá có
khoảng 5 giường bệnh và 3 - 5 thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Nhìnchung, khó khăn đối với ngành y tế nông thôn vẫn là tình trạng thiếu thuốc men
Về giao thông: Đang được đầu tư phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh nên phần
nào hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các xã trong vùng Vì vậy, nếu được đầu tư nângcấp hoàn chỉnh sẽ tạo sự giao lưu kinh tế thuận lợi giữa các xã vùng sâu, vùng xa,đồng thời tạo vành đai kiểm soát rất tốt cho việc bảo vệ tài nguyên rừng trong
2.2.5 Tiềm năng về du lịch sinh thái và những vấn đề hạn chế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa
a Tiềm năng về du lịch sinh thái
Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát của các tổ chức trong và ngoài nước chothấy VQG Núi Chúa có tiềm năng tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặcbiệt là về tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tại VQG Núi Chúa có các sinh cảnh rừng tự nhiên, các đồi núi, vùng venbiển, có 18 bãi biển có cảnh quan rừng, biển rất đẹp và mang đậm tính hoang sơ như:Bình Tiên, Bãi Thùng, Vĩnh Hy, Thái An, v.v Ở đây còn có một hiện tượng thiênnhiên kỳ thú như Hồ treo trên núi Đá Vách (Ao Hồ)
Hình 2.2 Bãi Thùng - Vườn Quốc Gia Núi Chúa
xxiv
Trang 28Nguồn: Phòng DLST - GDMT, VQG Núi Chúa
Hệ thống suối tại VQG Núi Chúa nổi tiếng với cảnh quan đẹp và thơ mộng như:suối Đông Nha, Lồ Ồ, Kiền Kiền, Nước Ngọt, v.v
Khu vực này là nơi tập trung đa dạng sinh học cao, không chỉ đa dạng về cácloài sinh vật trên bờ, dưới nước, các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm mà mỗi hệ sinhthái ở đây còn có những đặc trưng đa dạng, rất khác biệt Các cảnh quan tự nhiên cũngsinh động, mỗi nơi một vẻ đẹp riêng Về rùa biển, Núi Chúa được ghi nhận là nơi duynhất ở đất liền và là khu vực thứ 2 ở Việt Nam (sau VQG Côn Đảo) có quần thể Rùabiển đến đẻ trứng Về san hô thì có khoảng 350 loài san hô, trong đó có những loài san
hô cứng tạo và một số loài khác có màu sắc rất đẹp
Tài nguyên nhân văn mặc dù ít phong phú hơn nhưng cũng có tính hấp dẫnriêng và đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù củakhu vực Đặc biệt là nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Chăm và người Raglaytại đây
b Những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa.
Cơ sở hạ tầng: Trong thời gian qua nơi đây chưa có sự quan tâm đầu tư về
CSHT phục vụ du lịch nên các nguồn tài nguyên trên vẫn còn ở dạng tiềm năng, một
số nơi các tài nguyên du lịch bị xâm phạm, sử dụng cho mục đích khác như phá rừng
xxv
Trang 29làm rẫy Hiện nay toàn khu vực thì các cơ sở lưu trú rất ít, các dịch vụ đưa khách đitham quan biển, đảo hầu hết đều do ngư dân thực hiện Nhìn chung các dịch vụ du lịch
ở đây còn đơn điệu Các loại hình du lịch ở đây chủ yếu là: tắm biển, lặn biển, câu cá,cắm trại, leo núi, du thuyền thăm quan biển đảo
Đội ngũ cán bộ phục vụ cho du lịch: Do mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát
triển, lực lượng lao động làm du lịch tại vườn quốc gia Núi Chúa nói chung còn mỏng,trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay.Như vậy cần có kế hoạch phát triển lao động cho hoạt động du lịch của vùng trongthời gian tới Hơn nữa hiện tại VQG chưa có hướng dẫn viên phục vụ cho nhu cầu dulịch mà chỉ có những tình nguyện viên thiếu chuyên nghiệp, đây là một thiếu sót cầnđược khắc phục kịp thời và hợp lý
Hoạt động đầu tư cho du lịch: Đầu tư là đòn bẩy thúc đấy các ngành kinh tế
nói chung và phát triển du lịch sinh thái nói riêng Tuy nhiên cho đến nay, công tácđầu tư cho phát triển du lịch của khu vực chưa được quan tâm tạo điều kiện, nên còngặp nhiều khó khăn, một số dự án được soạn thảo nhưng phần lớn là những dự án treo.Vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa để hoạt động du lịch tại đây xứng đáng vớitiềm năng, góp phần nâng cao vị trí của du lịch tỉnh Ninh Thuận
Thực tế nhu cầu đầu tư du lịch cho cụm du lịch VQG Núi Chúa và ngành dulịch cả tỉnh Ninh Thuận là rất lớn Tuy nhiên trong thời gian qua tình hình đầu tư dulịch trong đây còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn cho phát triển còn hạn hẹp
Chính những vấn để còn hạn chế nói trên đã dẫn hoạt động DLST tại VQG NúiChúa chưa thức sự hiệu quả Sự không hiệu quả này được thể hiện qua các mặt:
- Khách du lịch: Do công tác thu thập số liệu về khách toàn bộ VQG chưa thựchiện được, nên bài nghiên cứu chỉ có được số liệu về lượng khách của vịnh Vĩnh Hy là32.439 người (2007) Nếu các hạn chế nêu trên được khắc phục thì số lượng khách tớitham quan sẽ tăng lên rất nhiều
- Doanh thu từ du lịch: Bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả,
đó là doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; và từ các dịch vụkhác Ngoài ra một số ngành khác thu hút từ du lịch như: ngân hàng, bưu điện, vănhóa, giao thông, v.v Do các cơ sở lưu trú rất ít đã dẫn đến mức độ chi tiêu của khách
du lịch tại tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa nhìn chung còn ở mức thấp, mức chi
xxvi
Trang 30tiêu tại tỉnh chỉ bằng 50 – 60 % so với các tỉnh thành có du lịch phát triển (Khánh Hòa,Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Nội), năm 2000, một ngày trung bình mỗi khách du lịchnội địa chi tiêu khoảng 150.000 VNĐ (tương đương 10 USD) và trên dưới 45 USD đốivới khách du lịch quốc tế.
xxvii
Trang 31CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm du lịch
"Du lịch là sự phát triển tự nhiên của cuộc sống vật chất và văn hóa của loàingười nhằm thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóabằng cách di chuyển lưu động cư trú tạm thời từ nơi này đến nơi khác" (Vương Lôi
Đình)
3.1.2 Khái niệm khách du lịch
Theo tổ chức du lịch thế giới: "Khách du lịch là một người đi từ quốc gia nàytới quốc gia khác vớ một lý do nào đó, có thể là kinh doanh, thăm viếng, hoặc làm mộtviệc gì khác"
Định nghĩa này còn được áp dụng cho khách du lịch trong nước Theo cáchđịnh nghĩa này, khách du lịch được chia thành du khách và khách tham quan Trong
đó, du khách là khách du lịch lưu trú tại quốc gia trên 24 giờ và ngủ qua đêm ở đó với
lý do kinh doanh, thăm viếng hay làm một việc gì khác và khách tham quan là khách
du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24 giờ đồng hồ và không ở lại qua đêm
- Khách quốc tế: Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: khách quốc tế là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dânViệt Nam ra nước ngoài du lịch
- Khách nội địa: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
3.1.3 Khái niệm du lịch sinh thái
Đối với DLST, định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa củaHoney (1999): “ Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyênsinh thường được bảo vệ nhằm gây ra ít tác hại với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục
du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự
xxviii
Trang 32quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa vàquyền con người”.
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môitrường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, kháiniệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất Tại hội thảo xây dựng chiếnlược quốc gia về phát triển DLST thái cho Việt Nam năm 1999 đã đưa ra định nghĩa:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn vớigiáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sựtham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
3.1.4 Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái, chúng ta phải biết đến những bên sẽ tham giavào hoạt động này và cho biết họ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các quyết định khi đưa
ra khi bắt đầu và trong quá trình thực hiện Các bên tham gia này không phải là nhữngbên độc lập với nhau mà là những cơ quan, nhóm hoặc cá nhân phải cùng nhau làmviệc và có chung lợi ích Dưới đây là các bên tham gia chính trong hoạt động DLST ởcác VQG:
- Các bộ ngành liên quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tàichính, Bộ Văn hóa thông tin xây dựng và ban hành văn bản pháp qui về nguyên tắchợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST ở các VQG và xây dựng cơ chế chia sẻlợi ích và đầu tư cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở các VQG
Ban quản lý các VQG chịu trách nhiệm chính trong quản lý hoạt động DLST ởcác VQG, nhưng nhiệm vụ chính sẽ là quản lý, bảo tồn ĐDSH và bảo tồn thiên nhiênnói chung
- Các hãng lữ hành: Các hãng lữ hành trong và ngoài nước thường cung cấp
những tour trọn gói cho khách DLST trong đó các công ty DLST sẽ có cơ hội quảng
bá hoạt động của mình thông qua đàm phán với du khách Các cơ quan này sẽ đặttrước và thiết kế các hoạt động mà các khách DLST thường thực hiện khi họ ở ViệtNam Đôi khi, cần phải đàm phán về chi phí tham quan để gộp nó vào chi phí dịch vụtrọn gói do các hãng lữ hành cung cấp
xxix
Trang 33- Hướng dẫn viên: Hướng dẫn viên đóng vai trò cơ bản trong các hoạt động
DLST Họ là bộ mặt của công ty trước khách hàng Họ cần phải được đào tạo, nhậnbiết được nhu cầu của khách hàng và có kỹ năng giao tiếp tốt để tiến hành các hoạtđộng và mang lại cho khách những ấn tượng khó quên Cùng với cuốn cẩm nang,hướng dẫn viên cần phải có nhiều công cụ hướng dẫn khác để thực hiện công việc mộtcách thành công và họ cũng cần quan tâm đến các thủ tục của các công ty khác, cáchiệp hội và cơ sở ở địa phương
- Các cơ quan tài chính: Các cơ quan trong và ngoài nước sẽ nhận được những
yêu cầu xin tài trợ để đề xuất các dự án Các công ty DLST cần phải liên lạc với các cơquan nhà nước và tư nhân liên quan đến du lịch nhằm có được thông tin về các tổ chức
có thể hỗ trợ cho các hoạt động của mình
- Tổng Cục du lịch Việt Nam: Tổng Cục du lịch Việt Nam là một cơ quan của
nhà nước quản lý du lịch ở Việt Nam Nó có vai trò tích cực trong quan lý du lịch tạicác VQG Cơ quan này cần phải áp dụng và điều hành trên quy mô toàn quốc một quyhoạch và thiết kế hoàn chỉnh các hoạt động DLST, mặc dù việc thành lập một diễn đànnhằm thảo luận giữa các vụ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một điềubắt buộc nhằm đạt được sự nhất trí về tiêu chí và nhằm thực hiện quản lý du lịch bềnvững thực sự
- Cộng đồng địa phương: CĐĐP ở bên trong và xung quanh VQG phải tham
quan tích cực vào quản lý DLST Những người dân địa phương sẽ là những người tiếpxúc trực tiếp với du khách Họ thường không được chuẩn bị tốt để làm việc này, vì vậy
họ phải được đào tạo và hỗ trợ nhằm thực hiện tốt sự tham gia vào hoạt động du lịch.Chính quyền các cấp tỉnh/thành phố, huyện, xã, chính quyền địa phương phải đóng vaitrò chính trong DLST vì nó phải duy trì điều hòa các lợi ích nhằm đảm bảo phát triểnbền vững Một số tác giả (Voure’h & Dennan, 2003) đã đề xuất chính quyền địaphương nên xem xét phát triển chiến lược du lịch bền vững liên quan đến chương trìnhnghị sự 21
Ở Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh đang chịu trách nhiệm quản lý 21 VQG
và phần lớn các KBTTN khác Vì vậy dựa trên chính sách chung của chính phủ,UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm ban hành các chính sách các quy chế hoạt động DLST
xxx
Trang 34trong các VQG cũng như xây dựng chiến lược, phê duyệt và kêu gọi các dự án đầu tưphát triển DLST, ban hành quy định thu phí tham quan các VQG.
- Các tổ chức phi chính phủ: Các công ty DLST nên quan tâm tới những tổ
chức phi chính phủ làm việc với các VQG vì các tổ chức phi chính phủ có kinhnghiệm quản lý Các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp thông tin và kỹ thuật pháttriển các dự án
Các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến các hoạt động phát triển có thể sử dụngDLST như một công cụ thúc đẩy phát triển cộng đồng sống trong và ngoài các VQG
- Các nhà điều hành du lịch: Các nhà điều hành du lịch là những tổ chức
chuyên cung cấp các tour trọn gói Giám đốc công ty có thể hợp tác với họ để cung cấpdịch vụ chung Các nhà điều hành du lịch nhận khách như tên gọi của nó là những tổchức trong nước đón khách DLST Các nhà điều hành du lịch đưa khách ra nước ngoài
là những tổ chức cung cấp cung cấp các chuyến du lịch tới các nước khác
- Khách du lịch: Khách du lịch đóng vai trò chính trong các hoạt động DLST
và nên tập trung quan tâm tới họ Cần biết những điều du khách, hay trong trường hợpnày là khách DLST, nghĩ gì về CSHT và những trải nghiệm của họ nhằm nâng caochất lượng và điều chỉnh các chương trình và cơ sở hạ tầng Cần phải quan tâm tớikhách du lịch trong các bước lập kế hoạch cho hoạt động DLST cũng như việc thựchiện và giám sát các hoạt động
Chúng ta phải luôn coi khách có vai trò chính trong hoạt động của mình và nếuquên đi điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự thất bại
3.1.5 Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học
“Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loàiđang tồn tại và phát triển” Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bênngoài nơi sống tự nhiên
3.1.6 Đa dạng văn hóa
Việt Nam có 54 tộc người, tuy quy về mấy nhóm ngôn ngữ - tộc người lớn như:Việt, Mường, Tày – Thái, Mông, Chăm, Tạng – Miến, v.v, nhưng mỗi dân tộc lại baochứa nhiều nhóm địa phương, khiến số lượng nhóm địa phương với các sắc thái vănhóa riêng lên đến hàng trăm, làm cho sự đa dạng sắc thái văn hóa tộc người càng đượchiện rõ
xxxi
Trang 35Văn hóa Việt Nam còn thể hiện sự đa dạng qua các sắc thái văn hóa vùng ViệtNam có 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng lớn lại chia nhỏ thành các tiểu vùng, gộplại thành các tiểu vùng văn hóa khác nhau (Ngô Đức Thịnh, 1997) Trong mỗi vùng vàtiểu vùng như vậy đã hình thành nên sắc thái và truyền thống văn hóa địa phương hếtsức phong phú và đa dạng.
Từ xa xưa các cộng đồng dân cư khác nhau đã từng sinh sống và gắn bó với cácVQG, các khu dự trữ thiên nhiên Họ vừa là chủ nhân vừa là một bộ phận của môitrường tự nhiên đó Đó là người H’Mông, người Dao ở VQG Hoàng Liên, ngườiMường với VQG Cúc Phương, người Chăm và Raglay ở VQG Núi Chúa, người Katu
ở Bạch Mã, người Stiêng, Mạ với VQG Cát Tiên, v.v Các khu bảo tồn thiên nhiên vốnđược các cộng đồng dân cư làm chủ, bảo vệ và là môi trường sống, môi trường sảnsinh ra các nền văn hóa của các tộc người ấy Các tri thức về rừng, về thế giới độngvật, thực vật, về thời tiết và khí hậu, về kinh nghiệm sản xuất với hệ canh tác xen canh,gối canh, mà hệ quả của nó là vừa khai thác vừa bảo vệ môi trường, các kinh nghiệm
về quản lý môi trường và quản lý cộng đồng mà ở nhiều dân tộc được rút thành cácphong tục, tập quán, các luật tục
Sự đa dạng về văn hóa và tri thức dân gian, tri thức bản địa là những tài nguyên
vô cùng quý báu, góp phần to lớn vào việc phát triển DLST và bảo tồn các khu bảo tồnthiên nhiên
3.1.7 Khái niệm về Đường mòn diễn giải
Đường mòn là những lối đi khám phá VQG Chúng đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp du khách di chuyển bên trong khu vực mà vẫn bảo vệ được tài nguyênthiên nhiên và vẫn cung cấp cho du khách một cơ hội học tập thú vị Chúng là nhữngcon đường được mở ra dành cho du khách đi bộ Chúng được xây dựng nhằm phục vụ
cả hoạt động diễn giải có người hướng dẫn và diễn giải tự hướng dẫn Chúng phải chophép người sử dụng hiểu được khái niệm về thiên nhiên được bảo vệ tốt như thế nào.Khu vực này phải hơn hẳn những khu vực đang bị xuống cấp hay những khu vực đangchịu quá nhiều hoạt động quản lý
xxxii
Trang 363.1.8 Khái niệm: Hiện giá ròng (NPV - Net Present Value).
Là tổng của dòng các lợi ích ròng hàng năm, trong đó mỗi lợi ích ròng đượcdiễn đạt như một hiện giá Tất cả các phương án có hiện giá ròng dương tức là có lợiròng và như vậy là đáng mong muốn, phương án có hiện giá ròng cao nhất có lợi ròngcao nhất là đáng mong muốn nhất
r
C B NPV
0 ( 1 )
) (
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu.Đặc biệt các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và dự báohướng phát triển của vấn đề cần nghiên cứu một cách chính xác và toàn diện hơn
Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp những
người có uy tín, kinh nghiệm, các hộ dân Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi
đã tiếp thu, lấy các thông tin cần thiết từ những cán bộ phòng Phòng DLST – GDMT
và phòng Kĩ thuật của BQLVQG Núi Chúa cũng như một số những người dân có kinhnghiệm ở địa phương như kiểm lâm, tình nguyện viên và đặc biệt phỏng vấn trực tiếp
50 khách du lịch, để biết thêm một số thông tin về hiện trạng và tình hình phát triểncủa VQG Núi Chúa, từ đó đưa ra những kiến nghị, chính sách hợp lý
Phương pháp gián tiếp: Phương pháp được thực hiện thông qua các báo cáo,
thống kê của BQLVQG Núi Chúa, cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan cũng nhưcác số liệu thống kê được đăng tải trên báo, các bài viết, các báo cáo có liên hệ đến vấn
đề cần tìm hiểu trên Internet, v.v
xxxiii
Trang 373.2.2 Phương pháp quan sát trực quan thực địa
Bằng các phương tiện sẵn có, tiến hành đến nơi nghiên cứu quan sát hiện trạngthực tế đang diễn ra ở đây Đồng thời, ghi lại những hình ảnh minh hoạ cho bài nghiêncứu
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập xong số liệu, bắt đầu tiến hành phân tích, thống kê và sử dụngphần mềm excel để xử lý một số thông tin cần thiết cho báo cáo
3.2.4 Phương pháp mô tả
Là phương pháp sử dụng các yếu tố có sẵn trong quá khứ và số liệu hiện tại
thể hiện thực trạng và tình hình vùng nghiên cứu Sau khi thu thập các số liệu cần
thiết, tiến hành tổng hợp, phân tích và phân bố các kết quả nghiên cứu theo các mụctiêu của đề tài
xxxiv
Trang 38CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quát về khách du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa
4.1.1 Lượng khách du lịch
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối đồng đều, đờisống của nhân dân ngày càng được nâng cao, số ngày nghỉ trong tuần cũng tăng lên,cộng thêm tâm lý thích du lịch, khám phá của người Việt Nam đã khiến cho lượngkhách du lịch tại những địa điểm truyền thống tại VQG Núi Chúa ngày càng tăng.Hoạt động DLST tại địa điểm đang trong giai đoạn phát triển, bên cạnh đó PhòngDLST - GDMT của vườn mới được thành lập năm 2006 nên công tác thu thập số liệu
du khách được thực hiện chưa hoàn chỉnh, do đó không cho thấy được cái nhìn cụ thểhơn về tình hình tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Núi Chúa qua các năm Theo
số liệu từ Phòng DLST - GDMT, số lượng khá ch đến tại VQG Núi Chúa là 32.349người (năm 2007), chiếm 9,2% trong tổng số khách của tỉnh Ninh Thuận Khách quốc
tế chỉ chiếm 9,1% trong tổng số khách đến đây, cho thấy công tác liên kết, quảng báhình ảnh của vườn vẫn còn nhiều hạn chế
Qua những số liệu trên cho thấy được VQG Núi Chúa vẫn chưa khai thác hiệuquả tiềm năng DLST của vùng, do một số hạn chế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch
Sau khi phân tích các mẫu điều tra thu thập được tại các địa điểm, ta có kết quả
về trình độ học vấn, thu nhập và độ tuổi của du khách
xxxv
Trang 39Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợpTrong số những du khách được phỏng vấn thì số người có có bằng đại họcchiếm 54%, chứng tỏ là khách du lịch đến VQG Núi Chúa tương đối cao, điều nàyphản ánh xu hướng du lịch trong thực tế là người có trình độ học vấn cao và mongmuốn được gần gũi và khám phá thiên nhiên và văn hóa của các dân tộc bản địa ngàycàng cao Phần lớn những khách du lịch sinh thái nước ngoài thường là những nghiêncứu sinh hay những chuyên gia sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, T.p HồChí Minh, Đà Nẵng.
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
xxxvi
Trang 40Khách DLST là những người có học vấn cao nên thu nhập của họ cũng khá cao,thể hiện qua thu nhập trung bình của khách du lịch là 3,86 triệu VNĐ Vì đã có thunhập tốt thì con người muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống vào những ngày nghỉcuối tuần, ngày lễ
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợpKết quả phân tích cho thấy rằng, đối với khách DLST thì khách du lịch sinh tháitới đây thường là những người ở lứa tuổi trung niên, thường nằm trong khoảng 33 – 54tuổi, cho thấy nhóm người này thì nhu cầu nghỉ ngơi và tham quan nhiều hơn
4.1.3 Các nhóm du khách, lý do thu hút khách và địa điểm ưa thích của du khách
Phân tích số lượng du khách trong mối nhóm cho được kết quả như sau:
Bảng 4.1 Các Nhóm Du Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa