Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
5,23 MB
Nội dung
Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly Đề tài: ỨNG DỤNG THỦY CANH VÀO TRỒNG RAU HỘ GIA ĐÌNH “Học đi đôi với hành”. Trong quá trình học môn công nghệ tế bào thực vật, phần thủy canh, sau khi được tìm hiểu về mặt lý thuyết, chúng em muốn chuyển tải nó vào thực tế bằng việc tìm hiểu một số cách đơn giản để đưa thủy canh vào đồi sống hằng ngày, nhằm cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình cũng như là ứng dụng những điều học được vào đồi sống thực tiễn. Bên cạnh đó cũng hy vọng bài tập này giúp các bạn trong lớp áp dụng thủy canh tại nhà. Cùng chung tay vì một xã hội khỏe mạnh và môi trường xanh sạch. Nhưng mọi người đã biết, trồng rau bằng phương pháp thủy canh có rất nhiều ưu điểm: - Hạn chế thuốc bảo vệ thực vật và điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng tạo ra nên an toàn đối với người dùng. - Trồng được rau trái vụ do điều khiển được môi trường. - Rau cho năng suất cao và chất lượng tốt. - Dễ trồng và chi phí lao động thấp - Bảo vệ được môi trường. - Tạo cảnh quan cho gia đình. Với những lợi ích như thế thì bằng cách nào để có thể ứng dụng nó? Tiếp theo, nhóm mình sẽ trình hai mô hình trồng rau bằng thủy canh (hồi lưu và không hồi lưu) tại gia đình để trồng các loại rau như xà lách,… I. Thủy canh không hồi lưu: 1. Trồng rau ăn lá: a) Chuẩn bị dụng cụ: - Khay trồng: thùng xốp 30l. - Tấm trồng: tấm xốp dày 50mm cắt lọt long bên trong thùng xốp (hoặc nắp đậy thùng xốp) khoan lỗ vừa với rọ trồng, phủ nilong đen. - Rọ trồng: chọn loại có chiều cao nhỏ hơn 50mm cỡ 47mm là vừa. - Giá thể trồng: sơ dừa + perlit. - Hạt giống - Môi trường dinh dưỡng Hydro Greens Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 1 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly b) Gieo hạt: - Ngâm hạt giống 4 tiếng trong nước ấm trước khi gieo. - Cho giá thể vào rọ. - Gieo hạt vào ly 5-10 hạt mỗi rọ, phủ một lớp mỏng giá thể lên phía trên hạt đã gieo. - Tưới nước hằng ngày cho đến khi cây được 5-6 ngày tuổi, bén rể, có một hai lá non có khả năng hút nước thì pha dinh dưỡng đổ vào khay trồng. c) Pha môi trường dinh dưỡng Pha 30ml dung dịch HYDRO GREENS part A và 30 ml dung dịch HYDRO GREENS part B với 10 lít nước thành dung dịch để trồng. Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến 2/3 chiều cao khay trồng, (tương đương 20l). Cho tấm trồng vào khay trồng. Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 2 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly d) Chăm sóc: Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mờ nắp khay, khuấy đều dung dịch để sục khí giúp cây tăng trưởng nhanh hơn. Quan sát mực dung dịch dinh dưỡng trong khay để châm thêm (thông thường khoảng 7-10 ngày thì châm thêm dinh dưỡng 1 lần đến mức 2/3 khay như cũ) 2. Trồng cây ăn củ, dây leo: a) Chuẩn bị dụng cụ: - Khay trồng: Thùng xốp kích thước 60x40x34, phủ đen bằng nilong nông nghiệp bên trong. - Tấm trồng: Nắp đậy thùng xốp khoan lỗ vừa với rọ trồng, khoảng 3 lỗ trồng. - Rọ trồng. - Tấm lót và bấc hút. - Giá thể trồng (sơ dừa+ perlit) - Hạt giống rau lấy quả - Dinh dưỡng HYDRO BEE - Máy sục khí Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 3 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly b) Các bước chuẩn bị bộ trồng: 1. Khoan lỗ trên nắp thùng. Chọn rọ trồng 10 cm, khoan lỗ 90. Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 4 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly 2. Bọc phía trong thùng bằng màng phủ tạo độ bền trong thùng xốp. 3. Sử dụng vải carton dày để lót rọ trồng và tạo bất hút nước. 4. Cho giá thể vào rọ, trồng cây giống vào rọ trồng. Ngâm toàn bộ rọ trồng đã có cây giống vào nước, làm cho giá thể và bất hút nước hoàn toàn . 5. Sử dụng máy sục khí hòa tan oxi vào nước tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình phát triển của cây. Để máy sục 24/24 cây sẽ phát Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 5 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly triển tốt nhất. (Không dùng máy ta có thể khoan lỗ thoáng khí và mỗi ngày khuấy đều nước) c) Cách pha dinh dưỡng: - Giai đoạn trước khi ra hoa: Pha 30ml dung dịch HYDRO BEE part A và 30 ml dung dịch HYDRO BEE part B đậm đặc pha với 10 lít nước thành dung dịch để trồng. Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến chạm đáy rọ. Đậy tấm trồng vào khay trồng cho các rọ đã có cây con vào khay trồng. - Giai đoạn ra hoa: Tỉ lệ pha dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Carrot, Củ cải đỏ, Ớt, Đậu Hà Lan : 3ml Hydro Bee part A + 3ml Hydro Bee part B/1 lít nước. Dưa leo, khổ qua, Bầu, Bí rợ, Bí ngồi, Mướp : 4ml Hydro Bee part A + 4ml Hydro Bee part B/1 lít nước. Ớt Đà Lạt, Dâu tây : 5ml Hydro Bee part A + 5ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước. Cà chua, cà tím : 6ml Hydro Bee part A + 6ml Hydro Bee part B/ 1 lít nước. d) Chăm sóc: Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mở nắp khay, quan sát mực dung dịch dinh dưỡng trong khay để châm thêm. Chú ý tới vấn đề sâu bệnh trong quá trình phát triển của cây. Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 6 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly II. Thủy canh có hồi lưu Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu hai kỹ thuật đó là thủy canh hổi lưu ống PVC và giàn túi, từng bước xây dựng hệ thống thủy canh. Đầu tiên với: 1. Thủy canh hồi lưu ống PVC a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Để chuẩn bị một giàn đứng với các thông số 2 side, mỗi side 4 ống, mỗi ống chứa 26 lỗ, cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau: Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Sắt V lỗ (4×6) m 12 Sắt V lỗ (3×4) m 24 ống nước PVC (Ф90) ống 8 Bơm AP 4500 cái 1 Chụp ống PVC (Ф90) cái 18 Ống nước PVC (Ф21) ống 1 Thùng chứa dung dịch thùng 1 Thiết bị khác (keo dán, co Ф21,…) Trên mỗi ống (Ф90), khoan các lỗ tròn có kích thước Ф50 (kích thuocs có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước rọ). Làm sạch ống nhực trước khi cố định trên khung sắt theo hình ảnh. Tiến hành khoan lỗ nhỏ trên chụp để lắp co nối ống dẫn truyền dịch dinh dưỡng. Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 7 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly Cố định hệ thống như hình bên. Sử dụng keo PVC để nối các khớp nối để ngăn dịch dinh dưỡng rĩ và đảm bảo độ bền của hệ thống. Tiến hành lắp bơm và đường ống phân phối dẫn dịch và hôi lưu vào thùng chứa. Hệ thống sau khi hoàn thiện về phần cứng Rọ: Có thể sử dụng rọ chuyện dụng hoặc tận dụng ly nhựa sử dụng một lần đã được đục lỗ. Giá thể: Giá thể sử dụng có thể là trấu hun hoặc xơ dừa. b) Chuẩn bị giống cây và dịch dinh dưỡng Cho hạt dống trực tiếp vào rọ đã có giá thể. Tưới phun để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm. Sau 6 ngày đặt rọ vào các lỗ trên ống. Pha dịch dinh dưỡng vào nước theo tỷ lệ hợp lý (1:100) trục tiếp trong thùng chứa. ( dịch này là dịch pha rồi có thể mua tại đại học sư phạm tại bộ môn CNSH) c) Vận hành: Mỗi ngày vận hành 2 lần (mỗi lần 20 phút) để tuần hoàn dịch dinh dưỡng và tăng cường O 2 để rễ hô hấp. Dịch dinh dưỡng sẽ được tuần hoàn trở về thùng chứa. Mô hình: Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 8 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly 1. Thanh sắt cố định 2. Ống 21 3. Ống 90 4. Thùng chứa 5. Bơm 1. Thủy canh hồi lưu giàn túi. Để chuẩn bị phần cứng 1 giàn túi cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Sắt v lỗ (3×5) m 15 Bơm KK3100 Cái 1 Thùng chứa dung dịch Cái 1 Tấm thảm trồng cây Cái 1 Thiết bị khác Thảm trồng cây sử dụng nguyên liệu vải bố được may theo dạng túi, bên dưới cố định 1 ống PVC để hứng dịch dinh dưỡng và dẫn truyền vào thùng chứa. Sử dụng 1 ống nhôm Ф5 có khoan lỗ (0,2 mm) để phân phối nước. Tiến hành lắp bơm, ống dẫn vào hệ thống và thùng chứa tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Cho xơ dừa vào hoặc trấu hun vào các túi bố, có thể gieo hạt trực tiếp hoặc chuyển cây con vào hệ thống. Tiến hành vận hành bơm mỗi ngày 2 lần (mỗi lần 15 phút) để đảm bào ẩm độ và phân phối dinh dưỡng hợp lý cho cây. Hệ thống thủy canh hồi lưu dạng túi bố Mô hình: Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 9 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly 1. Thảm trồng cây (túi bố) 2. Thanh sắt cố định 3. Ống PVC 4. Thùng chứa 5. Bơm Một vài hình ảnh về thủy canh hồi lưu trên Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 10 [...]... Phật, Kim Phát Tài, Lan ý, Trường Sinh, Trầu Bà, Phát Tài, Nguyên Thảo, Dương xỉ…những cây này phù hợp, thích ứng theo phương pháp thủy canh hãy thử trồng các loại cây mà bạn thích theo phương pháp này nhưng nên lưu ý rằng cây trồng theo phương pháp thủy canh chỉ thích hợp áp dụng cho các loại cây có kích thước vừa và nhỏ Bước thứ hai là chuẩn bị một cái bình, chậu thuỷ tinh để cho cây vào Chậu thuỷ... hữu được một chậu cây cảnh trồng trong nhà theo phương pháp thủy canh Rất dể thực hiện, bạn hãy thử xem V Một số địa điểm có thể liên hệ để mua dụng cụ và hóa chất, dịch thủy canh tại đà nẵng Một số dụng cụ đơn giản có thể ra các chợ trên thành phố để tìm mua như ly nước sử dụng một lần, thùng xốp… Dung dịch thủy canh pha sẵng thì có thể liện hệ đại học sư phạm đà nẵng, Cơ sở rau sạch miền trung số 99... tiếp là mua vật tư giữ cho cây cố định Bạn có thể sử dụng đá trân chân, các viên bi thủy tinh bỏ… bỏ vào bình để giữ cho cây không bị đỗ ngã Hoặc bạn có thể sử dụng giỏ trồng lan loại nhỏ trồng cây cảnh trong đó và bỏ vào bình chứa sẳn dung dịch dinh dưỡng trong đó Nên nhớ không để giỏ rơi vào trong lòng bình Bước cuối cùng, bây giờ đến công đoạn trồng cây Cây mua về giũ sạch đất dùng vòi nước rửa sạch... để hạn chế vấn đề trên Svth: NGUYỄN HOÀNG ANH VŨ Nhóm 13 Page 12 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly Nếu trồng trực tiếp ngoài trời, nên thường xuyên theo dõi, khi phát hiện sâu bệnh cần khoanh vùng và xử lý sớm bằng thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo độ an toàn của rau Ngoài ra, thì mình có thể tận dụng các thủy canh để làm đẹp cho căn nhà, gia đình thông qua Thủy canh cây cảnh Bước... 11 Bài tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly Pha Dung Dịch để Thủy Canh Từ 3 bình cốt A,B,C tỉ lệ 1X100 pha được phần trên, dựa theo tỉ lệ : ( Nếu dự kiến pha chế đc : 12,5 L ) 10 lít nước sach Pha 125 ml nước cốt trong bình B vào, quậy đều khoảng 1 phút Pha 125ml nước cốt trong bình C vào, quấy đều trong 1 phút Pha 125 ml nước cốt trong bình A vào, quấy đều trong 1 phút Như vậy dung dịch có: 10l + 0.125 L... một số công ty kinh doanh về thuy canh để mua IV Kiểm sát dịch bệnh So sánh với trồng trong đất, khả năng xuất hiện bệnh dịch đối với phương pháp cách tác thủy canh hồi lưu thấp hơn nhiều lần Hệ thống rau sạch thủy canh hôi lưu được bố trí ở độ cao nhất định so với mặt đất nên không có sự sâm nhập của các vi sinh vật đất Vấn đề sâu bệnh chủ yếu phát sinh từ các côn trùng bay, hoặc nguồn bệnh trong không... dịch thủy canh , quyết định lớn tới sự phát triển, năng suất, thời vụ và đặc biệt là độ an toàn trong rau (nồng độ nitrat ) Để có được dung dich thủy canh, chỉ có 2 cách : Dung dịch tự chế hoặc dung dịch tự pha sẵn 1 Dung dịch tự chế - Cân chính xác tới từng gram - Giấy quỳ tím (nếu nhà có điều kiện thì dung cây bút đo pH) : Độ pH điều chỉnh lượng kiềm, lượng axit khi pha chế, hầu hết cây thích trồng. .. mình một cái bình sao cho cân xứng với cây đã mua Các bạn có thể tìm mua ở các tiệm bán cá cảnh, siêu thị, hay các shop chuyên bán đồ pha lê , thuỷ tinh… (ở đây giá cả rất cao) Hay các bạn có thể sử dụng ly, chén thuỷ tinh có sẵn trong nhà Bước thứ ba là chọn mua dung dịch dinh dưỡng phù hợp Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch thủy canh, dung dịch trồng rau sạch, bạn có thể tìm thấy... dụng một lần, thùng xốp… Dung dịch thủy canh pha sẵng thì có thể liện hệ đại học sư phạm đà nẵng, Cơ sở rau sạch miền trung số 99 Lý Triện (song song số 36 đường Huỳnh Ngọc Huệ) web: rausachmientrung.com Giá thể trồng thủy canh thì có thể mua ở cửa hàng chỗ đường Duy Tân, chân cầu Nguyễn Văn Trỗi Nếu tự pha chế thì có thể liên hệ với các của hang hóa chất sau để mua hóa chất: 1: TTKD hóa chất &hạt nhựa... gram pha vào 1 lít nước b) Bình B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước Dễ như hòa nước muối ăn!) 2 MgSO4·7H2O 24,600 gram 3 KH2PO4 6,800 gram 4 KNO3 25,250 gram 5 H3BO3 1,430 gram 6 MnCl2·4H2O 0,910 gram 7 ZnSO4·7H2O 0,110 gram 8 Na2MoO4·2H2O 0,045 gram 9 CuSO4·5H2O 0,045 gram c) Bình C: khi pha xong, ta được dung dịch màu trà thì cây mới xơi 10 FeSO4 X 7H20 2,780 gram pha vào 450ml . tập ceminar GVHD: Tạ Ngọc Ly Đề tài: ỨNG DỤNG THỦY CANH VÀO TRỒNG RAU HỘ GIA ĐÌNH “Học đi đôi với hành”. Trong quá trình học môn công nghệ tế bào thực vật, phần thủy canh, sau khi được tìm hiểu. ứng dụng nó? Tiếp theo, nhóm mình sẽ trình hai mô hình trồng rau bằng thủy canh (hồi lưu và không hồi lưu) tại gia đình để trồng các loại rau như xà lách,… I. Thủy canh không hồi lưu: 1. Trồng. dịch đã pha vào khay trồng đến chạm đáy rọ. Đậy tấm trồng vào khay trồng cho các rọ đã có cây con vào khay trồng. - Giai đoạn ra hoa: Tỉ lệ pha dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Carrot,