1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu đào tạo TNV YOUTH DAY 2014

33 604 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 506,5 KB

Nội dung

tài liệu tham khảo dành cho TNV YOUTH DAY 2014. Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội rất vui mừng được đón nhận Bạn vào ngôi nhà chung của Hội. Thế là từ bây giờ Hội đã thêm một người bạn nữa để cùng chia sẻ những lúc buồn vui, chia sẻ những lúc khó khăn, vất vả qua công việc hàng ngày và cùng đón nhận những nụ cười hạnh phúc từ những người bệnh được cứu sống bằng truyền máu. Đặc biệt hơn nữa là những người bệnh thân yêu của chúng ta lại có thêm một niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống của mình nhờ có thêm một người bạn đem đến cho họ “nguồn sống” đó là máu để điều trị bệnh. Máu là loại thuốc đặc biệt và vô giá. Người bệnh được truyền máu không chỉ là được tiếp nhận một loại thuốc quý vào cơ thể mà còn được đón nhận vào mình cả một tình yêu thương bao la của đồng loại.

Trang 1

LỜI NGỎ

Các bạn Tình nguyện viên thân mến!

Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội rất vui mừng được đón nhận Bạn vàongôi nhà chung của Hội Thế là từ bây giờ Hội đã thêm một người bạn nữa để cùng chia

sẻ những lúc buồn vui, chia sẻ những lúc khó khăn, vất vả qua công việc hàng ngày vàcùng đón nhận những nụ cười hạnh phúc từ những người bệnh được cứu sống bằngtruyền máu Đặc biệt hơn nữa là những người bệnh thân yêu của chúng ta lại có thêm mộtniềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống của mình nhờ có thêm một người bạn đem đến cho

họ “nguồn sống” - đó là máu để điều trị bệnh Máu là loại thuốc đặc biệt và vô giá Ngườibệnh được truyền máu không chỉ là được tiếp nhận một loại thuốc quý vào cơ thể mà cònđược đón nhận vào mình cả một tình yêu thương bao la của đồng loại

do không có máu truyền Chúng ta hãy siết chặt tay nhau cùng vượt qua những khó khăn

trong công tác vận động hiến máu nhân đạo Những nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của

người bệnh đang chờ đón cho chúng ta!

Chúc các bạn hạnh phúc và thành đạt!

Trang 2

A YOUTH DAY

I Youth Day – Cái nhìn tổng quan.

“YOUTH DAY” là ngày hội được tổ chức thường niên và mỗi năm một lần vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 8 do chi hội 27/2 trực thuộc Hội Thanh niên

vận động hiến máu Hà Nội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, là đơn vị

chủ quản “Youth Day” là ngày hội thực sự của giới trẻ nhằm kết nối thế hệ trẻ lại

với nhau, những con người cùng chung mục đích và cùng có chung một lý tưởng,một hành động thiết thực cho xã hội vì một Việt Nam phát triển và tươi đẹp hơn

MỤC TIÊU

1 Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Hội viên Thanh niên, học sinh sinh viên các

trường trên địa bàn Hà Nội

2 Tổ chức ngày hội để kết nối thế hệ trẻ cùng có chung một lý tưởng, thực hiện

hành động thiết thực vì cuộc sống cộng đồng trong đó trọng tâm hiến máu cứungười Vì sự phát triển bền vững xã hội và đạt mục tiêu thiên niên kỷ

3 Tăng cường sự quan tâm, hưởng ứng phối hợp của các tổ chức xã hội, các Hội,

câu lạc bộ, đội tình nguyện với phong trào hiến máu tự nguyện nhân rộng môhình kết nối cộng đồng tình nguyện tới các địa phương

4 Thực hiện chiến dịch truyền thông mạnh mẽ tạo sân chơi bổ ích cho những trái

tim nhiệt huyết trong trong công tác tình nguyện, khích lệ những hành động tìnhnguyện của tuổi trẻ vì cuộc sống cộng đồng, đồng thời nhằm tôn vinh nghĩa cửcao đẹp hiến máu cứu người

5 Kêu gọi xã hội tích cực tham gia hiến máu và vận động hiến máu tình nguyệnkhắc phục tình trạng khan nguồn máu dùng cho điều trị và cấp cứu trong dịp hè

II Tóm tắt Youth Day

1 Giọt hồng yêu thương 2008 (ngày 24/8/2008)

Tiền thân của “Youth Day” là chương trình “Giọt hồng yêu thương” tổ chức lần đầu

tiên vào ngày 24/8/2008 tại Gò Đống Đa Tại chuơng trình này, các sự kiện cực kì thú vịnhư hàng ngàn con hạc giấy đã được xếp thành hình giọt máu ý nghĩa, “Thông điệp từtrái tim”- dành cho người hiến máu và tất cả mọi người tham gia Festival viết nhữngthông điệp và những câu châm ngôn kèm theo chữ kí của họ làm thành một bức tranh

Trang 3

lớn, quyên góp được rất nhiều đồ dùng, quần áo cho trẻ em tại làng trẻ SOS, “Tìm hiểu

về Gò Đống Đa”… Giao lưu ca nhạc với sự tham gia của các nhóm nhảy chuyên nghiệp

Kết thúc chương trình thu đuợc hơn 300 đơn vị máu đóng góp vào ngân hàng máu của

Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

2 Giọt hồng yêu thương 2009 (ngày 23/8/2009)

Tiếp nối thành công của năm thứ nhất, chương trình “Giọt hồng yêu thương” lần 2 được tổ chức vào ngày 23/8/2009 Chương trình thu hút hơn 2500 bạn trẻ tham gia ngày hội và thu được hơn 500 đơn vị máu Bên cạnh chương trình hiến máu nhân đạo là rất

nhiều sự kiện độc đáo và có ý nghĩa khác như: “Bước nhảy Michael”, “Sôi động trẻ”,

“Vòng tay yêu thương” - lập kỉ lục về số lượng người nắm tay và hát về hiến máu nhânđạo quanh Gò Đống Đa; “Những bức tranh vui"; “Tình yêu ẩm thực” - với rất nhiều món

ăn độc đáo, “Chân quê” - cuộc thi nấu cơm bằng niêu, “Sinh nhật Hồng” - tổ chức sinhnhật cho những người có sinh nhật trong tháng 8

3 Youth Day 2010 (ngày 28/8/2010)

“Giọt hồng yêu thương” được đổi tên thành “Youth Day” vào năm 2010 thu hút hơn 3000 bạn trẻ với thông điệp “New Blood - change the World” Phát động hàng

nghìn thanh niên cả nước tham gia vào hoạt động có ý nghĩa này nhằm hướng tới đại lễ kỉniệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và thu hút 1000 TNV Đặc biệt xác lập kỉ lục Việt

Nam: 1000 người cùng nhảy flashmob Kết thúc chương trình “Youth Day” năm thứ nhất thu được 630 đơn vị máu Ngoài ra còn có nhiều hoạt động ý nghĩa như Hội trạiYouth Camp, các trò chơi hấp dẫn trong Youth Games, giao lưu với các Tân Thủ khoacủa kỳ thì ĐH 2010…

4 Youth Day 2011 (ngày 28/8/2011)

Cũng vào ngày 28/8/2011 “Youth Day” lần thứ II được tổ chức với thông điệp

“Connecting Heart Sharing Life” Chương trình với nhiều thay đổi sáng tạo đem lại

dấu ấn mới và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của thanh niên Hà Nội Sau chương trình

chúng ta đã thu được 1071 đơn vị máu quý giá Đặc biệt là chương trình lập kỉ lục Việt Nam “2011- Let’s Dance Together” Cũng trong khuôn khổ chương trình rất nhiều hoạt

động ý nghĩa được tổ chức như: Chương trình “2011 Chữ ký chào đón Youth Day”, “Hộitrại Youth Day”, Đại nhạc hội “Music connects hearts”, Hiến máu tình nguyện “Bloodsharing lives” với sự tham gia của Đại sứ Youth Day 2011 - Ca sỹ Duy Khoa Đặc biệt,

hàng nghìn bạn trẻ cùng xếp chữ “YOUTH DAY” và gửi thông điệp bằng hàng nghìn

quả bóng bay

Trang 4

5. Youth Day 2012 (ngày 26/8/2012)

Youth Day lần thứ III của những con người mới, Youth Day 2012 với sự phối hợpcủa hai Chi hội vốn chung nguồn gốc là chi hội 27-2 và 24-1 đã là một chương trình thực

sự sôi động, và thực sự ý nghĩa với thông điệp “I am proud – T am Vietnamese”, thu được 2103 đơn vị máu, thu hút hơn 7000 tình nguyện viên Cũng trong khuôn khổ

chương trình có rất nhiều hoạt động rất thu hút và mang đậm màu sắc giới trẻ Việt:

- Chương trình xác lập kỉ lục Việt Nam 5000 người cùng tham gia nhảy flash mob:

“Let’s dance together”

- Clip kỉ lục 20000 người nói “Tôi yêu Việt Nam” – clip “I love Viet Nam”

- Hội trại “Giới trẻ Việt Nam” – “Youth Việt Nam” camp - Đại nhạc hội MusicConnects hearts”

- Chương trình hiến máu - “New blood, change the world”

- Chương trình Lễ hội đường phố - “Street festival”

- Triển lãm ảnh “Tuổi trẻ với An toàn giao thông” 5000 tình nguyện viên sẽ đượctuyển để tham gia ngày hội giới trẻ Việt Nam 2012 để cùng tham gia các hoạt động đồnghành cùng chương trình và đặc biệt cùng xác lập kỉ lục Việt Nam: số người nhảyflashmob lớn nhất

6 Youth Day 2013 (ngày 25/8/2013)

Tiếp bước những thành công của các kì Youth Day trước, Youth Day 2013 được

tổ chức đã thực sự là một ngày hội lớn và ý nghĩa với thông điệp “Tôi tự hào - Tôi người Việt Nam”, thu hút 5000 tình nguyện viên, thu về 1702 đơn vị máu và tổ chức

được một chuỗi các sự kiện vô cùng ý nghĩa cho các TNV:

- Tiếp tục xác lập kỉ lục Việt Nam với 5000 người tham gia nhảy flashmob bài hátchính thức của ngày hội “Sống thật một cá tính”

- Chương trình hiến máu - “New blood, change the world”

- Đại nhạc hội và chương trình sân khấu đường phố “Tôi trẻ - Tôi thể hiện”

- “Tôi trẻ - tôi sẻ chia” - quyên góp ủng hộ hàng nghìn quyển vở và bút cho trẻ emnghèo tại Thái Nguyên

- Hội trại thể hiện tính sáng tạo và trách nhiệm của giới trẻ với các vấn đề nóng của

xã hội như: giới trẻ với cộng đồng LGBT, giới trẻ với mạng xã hội, giới trẻ với antoàn giao thông, giới trẻ với hoạt động xã hội và giới trẻ nói không với thuốc lá

Trang 5

III Ngày hội giới trẻ - YOUTH DAY 2014

YOUTH DAY 2014 – Youth Day lần thứ V được tổ chức, với thông điệp “Tôi tự hào – Tôi người Việt Nam” hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành một sân chơi, môi trường

thực sự cho giới trẻ thể hiện sự năng động, sáng tạo của mình cũng như trách nhiệm vớiquê hương, đất nước, với cộng đồng xã hội, nơi thể hiện hình ảnh và tiếng nói của giớitrẻ, đánh dấu thành công hành trình 5 năm Youth Day song hành với giớ trẻ thủ đô.Vậy: - Youth Day 2014 có gì ?

- Youth Day 2014 có gì mới?

- Youth day 2014 sẽ như thế nào?

Muốn biết, bạn – tôi – chúng ta hãy cùng cháy hết mình với Youth Day 2014 để cómột mùa hè thực sự ý nghĩa và sôi động Hãy để Youth Day là nơi bạn có thể thể hiệnkhả năng của mình, nơi lưu giữ những kỉ niệm khó quên – những dấu ấn của một thờiđam mê và bùng cháy…

Trang 6

B KIẾN THỨC VỀ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO

I MÁU VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU

1 Máu và thành phần máu

a Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể Máugồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến chức năngsống của cơ thể

Trong cơ thể người khoẻ mạnh lượng máu tương đối hằng định, trung bình ngườiViệt Nam là 70 ml/kg cân nặng (77 ml/kg với nam và 66 ml/kg với nữ) nhờ quá trìnhđiều hoà sinh máu

b Thành phần và chức năng của máu:

Máu gồm 2 phần: các tế bào (phần hữu hình) và huyết tương (phần vô hình)

Các tế bào máu bao gồm:

- Hồng cầu: chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (khiến cho máu có màu

đỏ) làm nhiệm vụ vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải

ở phổi (Khoảng 20%) Đời sống trung bình là 90 - 120 ngày

- Bạch cầu: có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật

lạ” gây bệnh Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài thángthậm chí vài năm Bình thường ngoài lưu hành trong máu, một lượng lớn bạch cầu cư trú

ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ

- Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ, tham gia vào chức năng đông máu Đời

sống của tiểu cầu khoảng vài ngày đến một hoặc hai tuần

Huyết tương: là phần vô hình, màu vàng, chứa chủ yếu là nước; ngoài ra còn

rất nhiều chất rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể như:

- Albumin

- Các yếu tố đông máu

- Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

- Các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các men

Huyết tương có nhiệm vụ hấp thu các chất dinh dưỡng rồi đi nuôi khắp cơ thể Đồngthời nhận các chất cần đào thải từ các mô để đưa đến các cơ quan rồi đào thải ra ngoài(vận chuyển 80% CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi) Huyết tương thay đổi theo giờtrong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong màu vàng chanhsau khi ăn từ một đến hai giờ Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thểgây sốc, gây dị ứng cho người bệnh Vì vậy, người hiến máu chỉ nên ăn nhẹ, ăn ít đạm,

mỡ trước khi hiến máu

Trang 7

2 Quá trình tạo máu

Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu:

- Ở người lớn, cơ quan tạo máu là tủy xương của các xương dài và xương dẹt Các

tế bào máu sinh ra nhằm thay thế cho các tế bào già bị mất đi Sau khi tham gia hoạt độngchức năng ở máu và các mô trong một thời gian chúng sẽ bị tiêu hủy, một phần được táihấp thu, một phần được đào thải ra khỏi cơ thể

- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo

duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể Mỗi ngày sẽ có khoảng 40 ml đến 80 ml máuđược thay thế và tủy xương có khả năng sinh máu gấp 6-10 lần như vậy

- Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách, để duy

trì huyết áp không thay đổi Sau đó tủy xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất.Nếu mất máu từ 30% tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơquan, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong

- Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều mô nên không ảnh hưởng nhiều sau khi bị

mất máu Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày khi bị mấtmáu

3 Nhóm máu

- Máu của những người khác nhau có những đặc tính kháng nguyên và kháng thể

khác nhau, vì thế kháng thể trong huyết tương của người này có thể phản ứng với khángnguyên trên hồng cầu của người khác và gây tai biến

Phân loại máu dựa trên hệ thống kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu thành cácnhóm, gọi là nhóm máu Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell,

hệ MN, trong đó quan trọng là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh (vì nó gây rađáp ứng miễn dịch và phản ứng truyền máu)

• Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB Dựa vào sự có mặtcủa kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh (là huyết tương đã loại

bỏ các yếu tố đông máu) có thể tóm tắt theo bảng sau:

Sinh máu

(Tủy xương)

Hoạt động chức năng

Hủy

Tái hấp thu (các sản phẩm)

Trang 8

Nhóm máu Kháng nguyên

trên bề mặt hồng cầu

Kháng thể trong huyết thanh

- Nguyên tắc truyền máu: truyền cùng nhóm máu để tránh

kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ

thể Tức là truyền máu nhóm A cho người nhóm A, máu

nhóm B cho người nhóm B…

Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu, không có đủ

lượng máu để truyền thì buộc phải truyền máu khác nhóm,

ví dụ máu nhóm O cho người nhóm A…vì phản ứng

truyền máu chỉ xảy ra nhanh và trên diện rộng khi có sự

ngưng kết giữa hồng cầu người cho với kháng thể người nhận (nhưng phải truyền ít, từ

từ, theo dõi liên tục)

- Tỉ lệ người có các nhóm máu A, B, O, AB trong cộng đồng khác nhau ở từng chủngtộc Ở Việt Nam, tỉ lệ đó là:

A: khoảng 21,2 % B: khoảng 30,1%

O: khoảng 42,1 % AB: khoảng 6,6%

• Hệ nhóm máu Rh: có hai loại nhóm máu là Rh+ (có kháng nguyên D trên hồngcầu) và Rh- (không có kháng nguyên D trên hồng cầu) Ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh-chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,07% dân số nên họ được coi là người có nhóm máu hiếm (nhữngnhóm máu chiếm dưới 0,1%) Trong khi ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, tỷ lệ này caohơn nhiều, chiếm khoảng 15% - 40% dân số

Người có nhóm máu Rh- không nhận máu từ nhóm Rh+ (ngoại trừ lần đầu truyềnmáu vì chưa có kháng thể anti-D)

Trang 9

Người nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+, lầnđầu tiên hầu như không xảy ra tai biến Tuy nhiên, cơ thể người này bắt đầu sản xuấtkháng thể anti-D Nồng độ kháng thể đạt tối đa sau 2-4 tháng Nếu sau đó người này lạiđược truyền máu Rh+ thì tai biến có thể xảy ra do kháng thể anti-D có sẵn cùng vớikháng thể anti-D được tạo ra lần hai sẽ gây ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào.

* Trong sản khoa, xảy ra đối với những người phụ nữ Rh- lấy chồng Rh+ Khi

có thai, thai nhi có thể là Rh+ hoặc Rh-

Trong lần mang thai Rh+ đầu tiên, đứa trẻ sinh ra trong lần này không bị ảnhhưởng gì cả nếu trước đó người mẹ chưa hề nhận máu của người Rh+ Tuy nhiên, mộtlượng máu Rh+ của thai nhi sẽ vào tuần hoàn mẹ chủ yếu là lúc sinh và kích thích cơ thểngười mẹ sản xuất kháng thể anti-D Đến lần mang thai tiếp theo, kháng thể anti-D sẽ vàotuần hoàn thai nhi qua rau thai Nếu đó là thai Rh+ thì kháng thể anti-D có thể làm ngưngkết hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tan máu bào thai và gây các tai biến sảy thai, thailưu, hoặc đứa trẻ sinh ra bị hội chứng vàng da tan máu nặng

Giải pháp để khắc phục thiếu máu tan máu bào thai là trong vòng 72h sau khi sinhmột đứa con Rh+ ngugời mẹ được tiêm kháng thể anti-D, những kháng thể này sẽ phảnứng với những hồng cầu Rh+ đi vào máu mẹ

4 Các hình thức truyền máu

• Dựa vào thành phần máu đưa vào cơ thể:

+ Truyền máu toàn phần (truyền toàn bộ các thành phần của máu)

+ Truyền máu từng phần (như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, huyết tương, ).

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của truyền máu hiện đại nên chủ yếu là truyền máu từngphần, nghĩa là nên dùng các chế phẩm từ máu

• Dựa vào sự tương đồng giữa người hiến máu và người nhận máu:

+ Truyền máu khác cá thể (người hiến máu và người nhận máu khác nhau) + Truyền máu tự thân (truyền máu của chính bản thân người bệnh).

Truyền máu tự thân đảm bảo an toàn hơn truyền máu khác cá thể nhưng rất ítngười bệnh có đủ tiêu chuẩn áp dụng nên đa số vẫn là truyền máu khác cá thể

5 Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu

Trang 10

- Ở Việt Nam, quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị máu trước khi truyền cho người bệnh 5 bệnh nhiễm trùng là: HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai và sốt rét

- Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không phát hiện được các tác nhân này

trong “giai đoạn cửa sổ” - là thời gian giữa thời điểm nhiễm virut gây bệnh và thời điểm mà sự phát triển của kháng thể kháng virut đến mức có thể phát hiện được

Không giống như xét nghiệm virus viêm gan B, các xét nghiệm sàng lọc HIVthông thường chỉ dựa vào sự có mặt của một nồng độ kháng thể kháng HIV để nhận biết

mà không phải là kháng nguyên Do vậy khi kết quả của một xét nghiệm HIV là âm tínhthì vẫn không thể khẳng định người đó không bị nhiễm HIV Nguy cơ lây truyền HIVhay các bệnh khác qua đường truyền máu càng tăng lên nếu người cho máu không đượchiểu biết đầy đủ về giai đoạn cửa sổ, hiểu sai lầm rằng máu của họ là an toàn khi họkhông có các biểu hiện lâm sàng của bệnh

- Giai đoạn cửa sổ như HIV là 3 tháng, viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12

tuần, giang mai là 4 đến 8 tuần và ký sinh trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máutrong lúc đang lên cơn sốt Ngay cả các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, thì tỷ lệ lây nhiễmHIV/AIDS qua truyền máu cũng còn rất cao (khoảng 1/1.000.000 lần truyền máu) mặc

dù họ đã áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm rất hiện đại để sàng lọc máu

6 An toàn truyền máu

Hiểu theo nghĩa rộng an toàn truyền máu là không để xảy ra bất kì điều nguy hiểmnào cho 3 đối tượng :

- Người hiến máu.

- Người tham gia vào quá trình lấy máu và truyền máu (bao gồm cả TNV tổ chức buổilấy máu)

- Người được nhận máu.

Việc chống lây nhiễm cho người hiến máu được thực hiện khá đơn giản vì chỉ cầnđảm bảo vô khuẩn các dụng cụ lấy máu và kim lấy máu chỉ dùng một lần Thực tế hiệnnay, khả năng lây bệnh do tham gia hiến máu là không xảy ra Điều đáng ngại nhất làngười bệnh nhận máu và nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ những ngườihiến máu

Trang 11

II HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

1 Sự cần thiết của hiến máu nhân đạo

• Máu và chế phẩm máu là thuốc điều trị đặc biệt, chỉ có thể được lấy từ người

• Mỗi ngày, có hàng triệu người trên thế giới cần tiếp nhận máu do thiếu máu, vì:

- Mất máu: + Do chảy máu cấp tính (tai nạn, tai biến sản khoa, phẫu thuật ngoại

khoa…) hoặc bệnh lý mạn tính (do giun móc, do bệnh trĩ, )

+ Do tan máu: vỡ hồng cầu do sốt rét, do ngộ độc cấp, do truyền nhầm

nhóm máu, do bệnh lý của máu,

- Tủy kém sinh máu: + Do bệnh lý của tủy xương: suy tủy, ung thư máu…

+ Do thiếu nguyên liệu để sinh máu: thiếu sắt, suy dinh dưỡng,

rối loạn hấp thu ở ruột, thiếu các vitamin,

• Nhu cầu máu trên thế giới ngày một gia tăng mà số người hiến máu lại giảm, vì:

- Các bạn trẻ chưa có thói quen hiến máu

- Một số người tuổi cao không còn cho máu được nữa

- Quy chế lấy máu nghiêm ngặt hơn để bảo đảm an toàn cho người bệnh

Vì thiếu máu an toàn là vấn đề toàn cầu, nên vào tháng 5 năm 2005, Bộ Trưởng Y tếcác quốc gia trên thế giới đã quyết định lấy ngày 14 tháng 6 mỗi năm làm ngày “Ngày thếgiới tôn vinh những người hiến máu tình nguyện”

2 Ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người

• Bạn hiến máu tức là hiến một phần cơ thể của mình để cứu chữa người bệnh, máucủa bạn là sự sống của người bệnh Hiến máu cứu người là thể hiện tinh thần nhân ái, sựvăn minh của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc

• Mỗi người đều có quyền lợi là được truyền máu khi bản thân cần tới máu để đượccứu chữa thì cũng có trách nhiệm hiến máu khi bản thân mình khoẻ mạnh Hiến máu đểcứu người và cũng là để cứu chính bản thân mình vì một người hôm nay khoẻ mạnhnhưng có thể ngày mai có thể cần tới máu để được cứu chữa

3 Điều kiện, quy trình và thủ tục tham gia hiến máu tình nguyện

3.1 Điều kiện để hiến máu an toàn

• Hoàn toàn tự nguyện Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hiến máu nhân đạo

Trang 12

• Thực hiện tốt những hướng dẫn của bác sỹ trước, trong và sau khi hiến máu.

• Phải có giấy tờ tùy thân như CMND, hộ chiếu, giấy chứng minh của quân đội,công an…

• Có trả lời bảng hỏi tình trạng sức khoẻ và cam kết tự nguyện hiến máu

• Tuổi: từ đủ 18 đến 60 tuổi

• Sức khỏe:

a) Cân nặng ít nhất là 42kg đối với nữ, 45kg đối với nam; từ 42kg đến dưới 45kgđược hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần

b) Cân nặng ít nhất là 50kg được hiến các thành phần máu bằng gạn tách

c) Không mắc một số bệnh lý và dùng thuốc theo quy định

d) Lâm sàng:

- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt

- Huyết áp tối đa trong khoảng từ 100-160 mmHg và tối thiểu từ 60-100 mmHg

- Nhịp tim đều, trong khoảng từ 60 đến 90 lần/phút;

- Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thểtrong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm;hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có cáctổn thương, dấu hiệu bất thường trên da

đ) Xét nghiệm:

- Đạt các tiêu chí về nồng độ hemoglobin, nồng độ protein huyết thanh hay số lượng tiểucầu…

- Test nhanh virus viêm gan B âm tính

3.2 Trì hoãn hiến máu

Trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:

a) Sau can thiệp ngoại khoa, Tiêm, truyền máu, chế phẩm máu

b) Khỏi các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não

c) Tiêm vắc xin viêm gan B, vắc xin phòng bệnh dại

d) Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén

Trì hoãn hiến máu trong 6 tháng kể từ thời điểm:

a) Xăm trổ trên da, bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn

Trang 13

b) Phơi nhiễm với máu và dịch từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyềnqua đường máu.

c) Khỏi các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tuỷ xương, viêm tụy…

Trì hoãn hiến máu trong 01 tháng kể từ thời điểm:

a) Khỏi các bệnh viêm dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, sởi, ho gà, sốt xuất huyết, lỵ,rubella, tả, quai bị

b) Tiêm vắc xin phòng rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, lao

Trì hoãn hiến máu trong 07 ngày kể từ thời điểm khỏi các bệnh cúm, cảm lạnh, dị

ứng mũi họng, viêm họng, …

3.3 Khoảng cách giữa các lần hiến máu

• Hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách cách nhau ítnhất là 12 tuần

• Hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách cách nhau ít nhất

3.4 Quy trình tham gia hiến máu nhân đạo

- Thời gian dành cho việc hiến máu tại điểm hiến máu từ 30 đến 60 phút

- Quy trình lấy máu đảm bảo tuyệt đối không bị lây nhiễm bệnh khi hiến máu do

kim lấy máu chỉ dùng một lần duy nhất, không dùng lại cho người thứ hai; các dụng cụlấy đều đảm bảo vô trùng

Trang 14

- Ít có cảm giác đau đớn khi hiến máu, không đau như khi tiêm thuốc vào cơ thể vì

khi tiêm dùng áp lực đẩy thuốc vào cơ thể còn khi hiến máu áp suất máu trong cơ thể đẩymáu ra 1 cách tự nhiên Mặt khác tiêm thì tiêm vào bắp thịt có nhiều dây thần kinh cònkim lấy máu thì không chạm nhiều vào dây thần kinh

- Người hiến máu có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy vậy máu thu gom được từngười hiến máu mới chỉ là “nguyên liệu” bước đầu cho cả một dây chuyền công nghệ

phức tạp để có các đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn, chất lượng Do vậy, tuy Hiến máu tình nguyện không nhận tiền bồi dưỡng nhưng khi bệnh nhân nhận máu hoặc chế phẩm máu thì vẫn phải trả một phần các chi phí đó.

3.5 Quyền lợi của người hiến máu khi tham gia hiến máu nhân đạo

- Được xã hội tôn vinh

- Được khám, tư vấn sức khỏe, xét nghiệm máu miễn phí: nhóm máu, HIV, viêmgan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét và bí mật các thông tin về cá nhân

- Được bồi dưỡng trực tiếp :

Ăn nhẹ, nước uống tại chỗ : tương đương 20.000 VNĐ

Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) : 30.000 VNĐ

Nhận quà tặng : tối đa 80.000 VNĐ

- Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện (có giá trị bồi hoàn máu miễn phí tối đa bằng với lượng máu đã hiến khi cần tại các bệnh viện công lập trên toàn quốc).

- Ngoài việc được bồi hoàn máu tương đương với số lượng máu đã hiến, người hiến

máu còn được ưu tiên trong việc nhận máu khi cần ở tất cả các bệnh viện công lập trong toàn quốc.

3.6 Quy trình thu gom, sản xuất, bảo quản và phân phối máu

Trang 15

4 Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe

Hiến máu phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

- Tức là tuân thủ đúng các quy định khi hiến máu như: đủ tuổi, cân nặng, đáp ứng

được các yêu cầu về mạch, huyết áp, lượng huyết sắc tố, đủ thời gian giữa các lần hiếnmáu ; người hiến máu được tư vấn đầy đủ trước khi hiến máu, đảm bảo việc hiến máu làhoàn toàn tự nguyện, không có bất kỳ sức ép nào, không có động cơ và vụ lợi cá nhân

a) Cơ sở sinh lý máu:

- Lượng máu cho đi: lượng máu có trong mỗi người tỷ lệ thuận với trọng lượng

cơ thể (xem thêm ở trên) Theo Thông tư 26/2013 Bộ Y tế, mỗi lần hiến dưới 9ml máu/kgcân nặng, không hiến quá 500ml/ngày là không ảnh hưởng tới sức khỏe

- Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng và đời sống nhất định.

Khả năng sinh máu của tủy xương là rất lớn, có thể gấp 10 lần so với nhu cầu bìnhthường của cơ thể

- Khi bị mất máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu được dự trữ trong gan,

lách để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó kích thích tủyxương tăng sinh để bù lại lượng máu đã cho đi

b) Qua các công trình nghiên cứu khoa học:

- Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam ở ngườihiến máu lần đầu và người hiến máu nhiều lần, ở các mức thể tích từ 250ml – 450ml, ởcác thời điểm khác nhau: ngay sau khi hiến máu, trong ngày đầu, 5 ngày liên tục sau hiếnmáu Kết quả cho thấy, các chỉ số như mạch, huyết áp, cân nặng cũng như xét nghiệm:

số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu không thay đổi hoặc có thayđổi nhẹ trong giới hạn bình thường Điều đó đã khẳng định hiến máu theo hướng dẫn củabác sĩ thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe

c) Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua:

- Hàng ngày đã có hàng ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị

ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Cho đến nay, chưa có một quốc gia nào có thông báo là cóngười HMTN bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do hiến máu

d) Ngoài việc không có hại tới sức khỏe, việc hiến máu có những tác dụng tốt đốivới sức khỏe

- Gần đây có nhiều nghiên cứu về liên quan giữa việc hiến máu nhắc lại thườngxuyên và tỷ lệ các bệnh tim mạch của 1 số trường ĐH ở Mỹ Các nghiên cứu đều chỉ rarằng việc hiến máu thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt

là cơn đau tim và cơn đột qụy tim

- Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa - thành phần làm hình thành các gốc tự do

trong cơ thể; các gốc tự do này gây ra các thay đổi trong tế bào làm phá vỡ chức năng

Trang 16

bình thường của tế bào và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, bệnh timmạch

Tuy vậy, có một số trường hợp (ít gặp) sau khi hiến máu có thể bị xỉu, mệt mỏi

hiện tượng này là do tâm lí hồi hộp, lo lắng, đói và sẽ bị mất đi sau 15 phút đến vài giờ

Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể đối với việc mất một thể tích tuần hoàn,không có nghĩa là người hiến máu bị bệnh hay có vấn đề gì đó về sức khỏe Người hiếnmáu chỉ cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, không khí thoáng mát (mùa hè) hoặc ấm áp(mùa đông), uống nhiều nước là những phản ứng đó nhanh chóng qua đi

Cần lưu ý, nếu không thực hiện theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc khi tham gia hiến máu thì có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe Ví dụ như hiến máu nhiều lần trong

vòng 3 tháng, hiến máu khi bản thân không được khỏe mạnh, không thực hiện theo căndặn của bác sỹ trước và sau khi hiến máu

Ngày đăng: 28/08/2014, 07:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu: - Tài liệu đào tạo TNV    YOUTH DAY 2014
Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu: (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w