NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo TNV YOUTH DAY 2014 (Trang 31)

Hiến máu nhân đạo có hại đến sức khoẻ không?

Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế.

Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Trên thực tế, đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt.

Mỗi giờ có hàng trăm người bệnh cần phải được truyền máu (Bị mất máu do chấn thương, tai nạn, thảm hoạ, xuất huyết tiêu hoá ...Đặc biệt do bị các bệnh gây thiếu máu, chảy máu: ung thư máu, suy tuỷ xương, máu khó đông...Các phương pháp điều trị hiện đại cần truyền nhiều máu: phẫu thuật tim mạch, ghép tạng...)

Theo đó, mỗi năm nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu điều trị nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Ngay sau khi hiến máu nên làm gì?

Nên:

Chỉ dời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

Uống nhiều nước sau khi hiến máu. Tránh:

Uống rượu, bia trong ngày đầu tiên hiến máu

- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.

Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu gom máu từ người hiến máu tình nguyện?

* Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu được coi như có nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước xử lý nữa thì mới thành chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhân.

Quá trình đó bao gồm:

* Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố...

* Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII...

* Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác...

* Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ được chuyển về cho các bệnh nhân để điều trị.

Tất cả các bước trong quy trình này rất tốn kém và tuân thủ một cách chặt chẽ.

Khi hiến máu nhân đạo, người bệnh nhận máu có phải trả tiền không?

* Máu cứu người là vô giá nhưng để có máu có chất lượng và an toàn truyền cho người bệnh thì cần phải có những chi phí cho nó: mua túi đựng máu, tiền xét nghiệm... Và phải có người chi trả những chi phí ấy. Ở nước ta, nhà nước hỗ trợ một phần, bệnh nhân phải chi trả một phần.

* Còn những người đã hiến máu tình nguyện sẽ được miễn trả chi phí máu bằng lượng máu đã hiến. Người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người có bảo hiểm y tế sẽ do nhà nước hoặc bảo hiểm y tế chi trả

Tôi có thể bị nhiễm bệnh khi hiến máu hay không?

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo TNV YOUTH DAY 2014 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w