II. KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN 1 Chăm sóc người hiến máu nhân đạo là gì?
5. Các tình huống thường gặp.
Khu vực
Tình huống Nguyên nhân Xử lý
Đăng kí
Chờ đợi lâu Do người đăng kí hiến máu quá đông
Các bạn TNV làm trong khâu đăng kí đánh máy, ghi chép nhanh, chính xác và sắp xếp đơn theo thứ tự, không để lộn xộn.
Người đăng kí ngại ngùng, không biết điền phiếu đăng kí
Thường là người hiến máu lần đầu và có những điều tế nhị liên quan đến tình trạng bản thân.
Hướng dẫn người hiến máu đọc kĩ mặt trước của phiếu rồi mới điền các thông tin.
Không nhìn chằm chằm vào phiếu đăng kí khi người hiến máu đang viết, hỏi một cách tế nhị nếu thấy biểu hiện ngại.
Trước hiến máu
Hồi hộp, lo lắng lúc ngồi chờ
Thường là người hiến máu lần đầu tiên.
Trò chuyện với người hiến máu làm cho họ cảm thấy thoải mái, an tâm nhất. Ngồi đợi quá
lâu làm người hiến máu có cảm giác khó chịu.
Khi số lượng người tham gia hiến máu quá đông mà nhân viên y tế xét nghiệm và lấy máu có hạn.
Trò chuyện, xin lỗi, giải thích cho người hiến máu hiểu, thông cảm và xua tan sự khó chịu của họ (trường hợp đợi quá lâu từ 2-3h thì nên kiểm tra lại tên của họ hoặc khu vực gọi tên, có thể bị thất lạc hoặc họ được gọi tên nhưng không để ý). Người hiến máu
không đủ điều kiện tham gia hiến máu.
Thiếu huyết sắc tố, viêm gan B…
Sẽ có bác sỹ tư vấn, trường hợp là bạn của TNV không đủ điều kiện, nói với TNV đó hoặc người hiến máu ngồi buồn một mình thì nên giải thích động viên để bạn bớt lo lắng và buồn.
Trong hiến máu
Người hiến máu ngủ thiếp đi
Do bị mất máu làm giảm một phần nhỏ lượng O2 lên não dẫn tới người hiến máu dễ buồn ngủ…
TNV nói chuyện và để ý họ, không để người hiến máu ngủ gật, nếu họ ngủ gật thì lay họ dậy, hoặc nhờ nhân viên y tế giúp đỡ.
Người hiến máu lo lắng, run
Thường là nguời hiến máu lần đầu (họ sợ đau, thấy máu..)
TNV chấn an tâm lý họ, bảo người hiến máu trong quá trình hiến máu thở đều, từ từ.
Người hiến máu không bóp quả
Họ quên hoặc không được TNV, nhân viên
Bảo người hiến máu bóp quả bóng nhẹ nhàng và đều tay.
bóp. y tế nhắc nhở. Người hiến máu
choáng, ngất ngay sau khi đứng dậy khỏi ghế.
Người hiến máu vừa mất một lượng máu, chưa kịp bù lại thể tích máu mà đã đứng dậy ngay nên tuần hoàn không ổn định (do cơ địa mỗi người, do người hiến máu không làm đúng hướng dẫn của nhân viên y tế như bóp quả bóng nhanh, mạnh, tối hôm trước hiến máu thức khuya, uống chất kích thích…).
Khu vực này có nhân viên y tế nên ta nhờ nhân viên y tế tới hỗ trợ ngay, chúng ta có thể xử lý bằng cách đỡ người hiến máu nằm lại ghế hiến máu, mùa hè thì cho vào chỗ thoáng mát, quạt nhẹ, mùa đông thì cho vào nơi kín gió, đắp chăn, để người hiến máu uống nhiều nước trà đường (nhớ dung ống hút). Sau khi họ tỉnh táo thì trò chuyện, chấn an tinh thần. Ghế cho người choáng ngất không được để đầu quá cao, đối với người ngất nặng thì kê thêm ghế vào chân (không nên cho người hiến máu uống sữa ngay vì họ rất dễ bị nôn).
Sau hiến máu
Người hiến máu bị chảy máu nơi đâm kim.
Máu họ đông chậm, nhân viên y tế quên tháo garo, người tham gia hiến máu mặc áo có ống tay áo chật quá…
Với lượng máu chảy ra ít thì TNV có thể hướng dẫn họ lấy bông lau và giữ bông ở nơi đâm kim.
Với người chảy máu nhiều, ra cả vùng cánh tay xung quanh (lúc này người hiến máu thường sợ, run…) TNV gọi nhân viên y tế tới ngay.
Nếu nhân viên y tế chưa tới kịp thì TNV lấy bông dính máu ra, ấn chặt bông mới vào nơi máu chảy (hạn chế chạm vào máu của họ, dùng thật nhiều bông vì thường lúc này TNV không mang gang), để người hiến máu giơ cao tay. Khi máu đã cầm thì TNV mang gang, lấy bông cồn lau sạch máu chảy xung quanh cánh tay và rơi trên bàn (nếu máu không cầm được thì sẽ có nhân viên y tế xử lý) . Quan trọng là TNV phải có được sự bình tĩnh để xử lý rồi chấn an tâm lý họ, tạo cho họ sự tin tưởng, an tâm nhất.
choáng, ngất hiến máu Người hiến máu
bị nổi cục nơi kim đâm
Tùy cơ địa từng người…
Giải thích, động viên họ, nếu sưng quá to thì lấy ngay đá lạnh chườm vào chỗ đó để giảm sưng nhắc nhờ họ tối về chườm lạnh.
Tím xung quanh chỗ kim đâm
Do vỡ ven dẫn tới máu trào ra khu vực xung quanh mạch.
Cũng giải thích động viên, đối với vùng tím hơi rộng thì nhắc nhở người hiến máu về chườm lạnh 2 ngày, sau đó chườm nóng mỗi ngày 2-4 lần, với người mà bị tím dọc xuống tới cổ tay thì nên bảo họ tới các trung tâm y tế để kiểm tra. Một số trường hợp khác có thể gặp:
- Người hiến máu gập tay khi vừa hiến máu xong. - Người hiến máu không chịu ăn suất ăn nhẹ. - Người hiến máu ngồi “quá lâu” tại bàn chăm sóc. GCN,
phát quà
Một số trường hợp có thể gặp:
- Người hiến máu không chịu nhận quà và chi phí đi lại.