Nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩnHiện nay, nhiễm khuẩn NK bệnh viện BV là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng tỉ lệ người
Trang 1Nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
Hiện nay, nhiễm khuẩn (NK) bệnh viện (BV) là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng tỉ lệ người bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và tăng gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế Đây là một vấn đề ngày càng được mọi hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm
1 TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1.1 Thế giới:
NKBV xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, hệ thống y tế của tất cả các nước phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng của NKBV Tổ chức Y tế thế giới tiến hành điều tra cắt ngang NKBV tại 55 BV của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ NKBV là 8,7% Ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1, 4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV [2]
Các nhà nghiên cứu đưa ra 5 hậu quả của NKBV đối với bệnh nhân (BN): tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tử vong, ngày điều trị, chi phí điều trị và sự kháng thuốc của vi sinh vật Tại Mỹ, cứ 20 BN nhập viện có 1 BN mắc NKBV Hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu người mắc NKBV với 90.000 người tử vong, chi phí chăm sóc tăng
4, 5 tỉ đô-la Tại Anh, mỗi năm có khảng 100.000 người mắc NKBV với trên 5000 ca tử vong, chi phí tăng thêm
1 tỉ bảng
ở các nước đang phát triển, tình hình NKBV còn nặng nề hơn do không đủ nguồn lực cho công tác kiểm soát
NK Tỉ lệ NKBV tại Malaysia (2001) là 13,9% NKBV là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh Trên 50% bệnh nhi ở Brazil và Indonesia mắc NKBV và tử vong từ 12-52%
NKBV không chỉ gây bệnh cho BN mà còn cho cả nhân viên y tế Dịch SARS (2003) đã làm cho nhân viên y tế trở thành BN với tỉ lệ 20-60% tổng số trên toàn thế giới
1.2 Việt Nam:
Tại Việt Nam, quy chế chống NKBV lần đầu tiên được ban hành vào năm 1997 Một trong những giám sát NKBV đầu tiên (2001) được tiến hành trên 5396 BN ở 11 BV đại diện toàn quốc (6 BV trung ương, 5 BV tỉnh), phát hiện 369 BN (6,8%) NKBV Năm 2005, BV Bạch Mai giám sát tại 36 BV với 7541 BN, kết quả cho thấy tỉ lệ NKBV là 7,8% Các NKBV thường gặp là: hô hấp (41,9%), vết mổ (27,5%), tiết niệu (13,1%), tiêu hóa (10,3%),
da và mô mềm (4,1%), NK huyết (1,0%), NK khác (2,0%) [4], [5], [6]
Tại một số BV ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức, Thanh Nhàn, Lao và bệnh phổi, tỉ lệ NKBV hằng năm từ 3-7%, với 3 loại chính: nhiễm trùng hô hấp, vết mổ và tiết niệu Năm 2003 khi xảy ra dịch SARS tại Việt Nam, có
37 nhân viên y tế đã nhiễm bệnh Dịch cúm A (H1N1) làm cho hàng chục nhân viên y tế nhiễm bệnh trong BV 1.3 Hậu quả của NKBV:
NKBV gây hậu quả nặng nề cho BN, BV và xã hội trên cả hai phương diện: lâm sàng làm tăng thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong, về kinh tế làm tăng chi phí điều trị Theo một số nghiên cứu tại BV Bạch Mai, số ngày nằm viện gia tăng do NK vết mổ, NK huyết và NK hô hấp lần lượt là 11, 4 ngày, 24, 3 ngày và 7, 8 ngày Tương tự, chi phí phát sinh trung bình tăng thêm lần lượt là 1, 9 triệu đồng, 32, 3 triệu đồng và 23, 6 triệu đồng [5], [6]
Ngoài ra, NKBV còn làm tăng khả năng kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị Kháng thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tăng chí phí, tăng ngày nằm viện và làm tăng biến chứng, tử vong ở BN NKBV còn làm giảm chất lượng điều trị và làm giảm uy tín của BV
2 ĐỊNH NGHĨA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Theo Tổ chức Y tế thế giới [1], NKBV (nosocomial infection) là “những NK người bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại BV mà thời điểm nhập viện không thấy có yếu tố NK hay ủ bệnh nào NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”
Để chẩn đoán NKBV, người ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng vị trí NKBV Ví dụ: NK vết mổ sau phẫu thuật, NK máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, NK đường tiết niệu Hiện nay, theo hướng dẫn từ Trung tâm Giám sát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các hội nghị quốc tế đã
mở rộng định nghĩa ca bệnh cho các vị trí NK khác nhau và đang được áp dụng để giám sát NKBV trên toàn cầu Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 50 loại NKBV khác nhau có thể xảy ra tại BV
3 TÁC NHÂN GÂY BỆNH (MẦM BỆNH)
Mọi vi sinh vật như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm đều có thể gây NKBV Tuy nhiên, vi khuẩn là căn
Trang 2nguyên phổ biến nhất và thường đã kháng kháng sinh, hoặc ít nhất cũng có mức độ kháng cao hơn ở cộng đồng
3.1 Vi khuẩn:
Vi khuẩn là tác nhân quan trọng nhất trong NKBV, chính vì vậy ngay từ đầu người ta đã gọi là NKBV Một số loại vi khuẩn chủ yếu gây nên NKBV là:
- Cầu khuẩn Gram (+):tụ cầut, liên cầu hầu hết đã kháng nhiều loại kháng sinh như Penicilline, gần đây phát hiện đã kháng Methiciline
- Trực khuẩn Gram (+): Bacillus, Clostridium perfringens (hoại thư sinh hơi) gây bệnh ở mắt, mô mềm, phổi,
vết thương
- Vi khuẩn Gram (-): Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), E coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella,
Proteus, Enterobacter thường gây bệnh nặng, khó điều trị do đã kháng các kháng sinh thông dụng.
3.2 Virut:
- Virut lây truyền qua đường tiêu hóa: Polyovirus, Hepatitis A và E, Echovirus, Coxsackie A và B, Adenovirus,
Rotavirus, Coronavirus…
- Virut lây truyền qua đường hô hấp: sởi, quai bị, cúm, á cúm, Adenovirus, Coronavirus
- Virut lây truyền qua đường máu chủ yếu là HIV, viêm gan B, C
3.3 Một số tác nhân khác:
NKBV còn do một số tác nhân khác (tuy ít gặp hơn) như nấm, ký sinh trùng, đơn bào Đó là nấm Candida spp,
Aspergillus (thường gặp ở khoa hồi sức cấp cứu), hoặc một số ký sinh trùng như Pneumocystic carinii, Toxoplasma gondii, Cryptosporidium
4 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Có thể nói, bất kỳ ai đã vào BV là có nguy cơ NKBV, không phân biệt BN, nhân viên y tế hay người nhà Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của BN và việc tiến hành các thủ thuật xâm nhập là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất trong NKBV
BN mắc các bệnh mạn tính nặng, cao tuổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hay đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; BN đa chấn thương, bỏng nặng, bệnh hô hấp mạn tính là những người có nguy cơ cao NKBV
BN phải trải qua các thủ thuật xâm nhập như phẫu thuật, đặt nội khí quản, thông tiểu, catheter tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc NKBV Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy: 97% nhiễm trùng tiết niệu xuất hiện ở BN đặt ống thông tiểu, 85% nhiễm trùng huyết xuất hiện ở BN đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và 83% nhiễm trùng hô hấp liên quan đến thông khí nhân tạo
5 NGUỒN TRUYỀN NHIỄM
Trong NKBV, người là nguồn truyền nhiễm chủ yếu và BN là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất
- BN: là các BN mắc các bệnh truyền nhiễm đang được điều trị tại khoa truyền nhiễm hoặc các khoa nội, ngoại BN đang điều trị bệnh không nhiễm trùng nhưng đang đồng mắc bệnh truyền nhiễm thể điển hình hoặc không điển hình hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng
- Nhân viên y tế: có thể là đang có bệnh ở các mức độ khác nhau (nhưng vẫn đi làm việc) hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng
- Người nhà BN: đang mắc bệnh mang mầm bệnh không triệu chứng
6 CƠ CHẾ LÂY TRUYỀN
NKBV có cơ chế lây truyền như cơ chế lây truyền bệnh NK (qua các đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, máu,
da, niêm mạc) Tuy nhiên, có 3 cơ chế quan trọng nhất, đó là:
- Lây qua tiếp xúc: là cơ chế phổ biến và quan trọng nhất, chiếm khoảng 90% các trường hợp NKBV Có thể
là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bàn tay nhân viên y tế, bơm kim tiêm, các dụng cụ thăm khám, điều trị
có tính chất xâm nhập, các chất thải ô nhiễm như bông băng, dịch rỉ vết thương, vết loét, vết bỏng
- Lây qua giọt bắn: tác nhân gây bệnh có trong các dịch được bắn ra từ BN (hoặc từ nguồn truyền nhiễm) thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện; các giọt bắn từ các dịch cơ thể khi thực hiện các thủ thuật Các giọt này
sẽ bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc Các giọt bắn có kích thước tương đối lớn (>
5 àm) và thường chỉ bắn được sang người tiếp xúc trong phạm vi dưới 1 mét
- Lây qua đường hô hấp: cơ chế này chiếm gần 9% các trường hợp NKBV Mầm bệnh được thải ra khỏi nguồn truyền nhiễm qua nói, ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc qua các thủ thuật thăm khám, điều trị làm văng, bắn ra các hạt ô nhiễm (nước bọt, đờm dãi, máu, dịch cơ thể ) có chứa mầm bệnh Những hạt này nếu có kích thước lớn từ 5 àm trở lên sẽ bắn trực tiếp vào những người xung quanh trong phạm vi dưới 1 mét và có thể bắn xa hơn phụ thuộc vào lực ho của người bệnh Với những hạt có kích thước dưới 5 àm sẽ bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào người cảm thụ qua đường mũi, miệng
7 YẾU TỐ TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH
Tương ứng với 3 cơ chế lây truyền chủ yếu là một số yếu tố trung gian truyền bệnh chính:
- Bàn tay của BN, nhân viên y tế, người nhà, người thăm nuôi
Dụng cụ y tế: bơm kim tiêm, các dụng cụ thăm khám điều trị có tính xâm nhập (nội soi, thăm khám tai mũi -họng, dụng cụ phẫu thuật ), đồ vải y tế không bảo đảm vô khuẩn
- Chất thải y tế: bông, băng, dịch rỉ vết thương, vết bỏng, vết loét
Trang 3- Không khí: môi trường không khí trong BV thường dễ dàng ô nhiễm Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào mật độ người (BN, nhân viên y tế, người nhà) và mức độ thông thoáng trong trong các phòng bệnh
8 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN TRONG PHÒNG VÀ CHỐNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
8.1 Vệ sinh bàn tay:
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất đề phòng NKBV [1] Tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm ) từ BN, môi trường BV (dụng cụ, không khí, nước ) có thể lan truyền qua bàn tay từ nhân viên y tế đến BN và ngược lại Vì vậy, vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với BN, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế NK là biện pháp quan trọng nhất để phòng chống NKBV Tỉ lệ NKBV và tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế có mối liên quan nghịch: tỉ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay càng tăng thì NKBV càng giảm và ngược lại Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định sát khuẩn tay là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng lây truyên tác nhân gây bệnh trong các
cơ sở y tế Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ cho thấy: khi tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 47,5% lên 66,2% thì tỉ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 6,9% [8]
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế, trong đó quan trọng nhất là nhận thức của nhân viên y tế về vệ sinh bàn tay, phương tiện vệ sinh bàn tay và số lượng BN Cần có sự đầu
tư hơn về trang thiết bị cho BV cũng như tăng cường tuyên truyền tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay cho mọi người trong BV, trước hết là nhân viên y tế
8.2 Vô khuẩn:
Kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi cần được tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương
Vùng da BN dự kiến phẫu thuật: sát khuẩn bằng hóa chất; dùng kéo cắt bỏ lông, tóc (nếu có), không nên dùng dao cạo vì gây tổn thương vi thể có thể dẫn tới NKBV
Các dụng cụ, đồ dùng trong BV (quần áo, giường tủ ) và chất thải của BN cần được vệ sinh, khử khuẩn bằng các biện pháp thích hợp
Đối với các dụng cụ y tế dùng lại phải bảo đảm xử lý vệ sinh theo đúng các quy định của Bộ Y tế
8.3 Cách ly BN:
Tổ chức thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa như: phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa bổ sung (dựa theo đường lây truyền bệnh); tổ chức thực hiện các hướng dẫn và kiểm tra các biện pháp thực hành kiểm soát NK theo tác nhân, cơ quan và bộ phận bị NKBV
Một số trường hợp cần thiết có thể tiến hành cách ly nhằm ngăn ngừa sự lây lan từ BN sang BN, nhân viên y
tế, người nhà, khách thăm Tuy nhiên, việc tổ chức cách ly phải linh hoạt và tùy thuộc từng bệnh cụ thể và hoàn cảnh của BV
- Bệnh lây qua đường tiêu hóa như tả, viêm gan A, viêm dạ dày - ruột : mang găng và vệ sinh bàn tay tốt, BN nên dùng riêng dụng cụ ăn uống
- Bệnh lây qua đường hô hấp như lao, cúm, quai bị : luôn mang khẩu trang, rửa tay, thông thoáng không khí, hạn chế khách thăm Một số bệnh nguy hiểm như SARS cần cách ly nghiêm ngặt (phòng điều trị riêng, máy điều hòa, lọc khí riêng, cấm khách thăm, mang khẩu trang hoặc mặt nạ hô hấp, vô khuẩn tốt dụng cụ, đồ dùng của BN )
- Bệnh lây qua đường máu, da và niêm mạc như HIV, viêm gan B, C : mang găng, vô khuẩn dụng cụ tốt, xử lý tốt chất thải là máu, dịch cơ thể
8.4 Chính sách:
Xây dựng chính sách quốc gia về tăng cường công tác kiểm soát NK; ban hành các quy định, hướng dẫn thực hành kiểm soát NK trong các cơ sở khám, chữa bệnh và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hành kiểm soát NK để đưa vào nội dung kiểm tra BV hằng năm và đánh giá chất lượng BV
8.5 Đào tạo:
Đào tạo phổ cập về kiểm soát NK cho các thầy thuốc, nhân viên của cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm các thực hành về phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa vào đường lây, các hướng dẫn thực hành phòng ngừa NKBV theo cơ quan, vị trí Đưa chương trình đào tạo kiểm soát NK vào chương trình đào tạo chính quy trong các trường y và triển khai chương trình đào tạo vệ sinh BV cho hộ lý và nhân viên vệ sinh BV
8.6 Giám sát:
Tổ chức giám sát NKBV để có cơ sở dữ liệu về NKBV như tỉ lệ mắc NKBV, tác nhân gây bệnh, vi khuẩn kháng thuốc Giám sát NKBV là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình hình NKBV Nhân viên kiểm soát NKBV thường phải dành nhiều thời gian để tiến hành giám sát NKBV, nhận biết những người bệnh NKBV, xác định vị trí NK, những yếu tố góp phần vào NK Từ đó giúp BV có kế hoạch can thiệp và đánh giá được hiệu quả của những can thiệp này Giám sát NKBV còn là tiền đề cho việc thực hiện các nghiên cứu về kiểm soát NK Chương trình giám sát cũng cần bao gồm chương trình kiểm soát kháng sinh Cần đưa ra được những quy định chính sách sử dụng kháng sinh Cần hạn chế những hoạt động tiếp thị của các hãng thuốc trong BV, đặc biệt tại các BV có đào tạo
9 MÔ HÌNH KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN THEO THÔNG TƯ 18/2009/TT-BYT
9.1 Hệ thống tổ chức kiểm soát NK:
Kiểm soát NK trong BV là một chương trình quản lý liên tục với những mục tiêu, kế hoạch và bước đi thích hợp Mục tiêu cơ bản nhất của chương trình kiểm soát NK là nâng cao chất lượng chăm sóc, làm giảm tần suất mắc NKBV, bảo đảm an toàn cho người bệnh
Trang 4Theo Thông tư 18/2009/TT-BYT của Bộ Y tế, hệ thống kiểm soát NK trong các BV bao gồm 3 cấp độ:
- Hội đồng /Ban kiểm soát NK
- Khoa/Tổ kiểm soát NK
- Mạng lưới kiểm soát NK
9.1.1 Hội đồng /Ban kiểm soát NK:
- Tổ chức: Hội đồng /Ban kiểm soát NK do Giám đốc BV ra quyết định thành lập Chủ tịch Hội đồng kiểm soát
NK là lãnh đạo của BV; Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc ủy viên thường trực là Chủ nhiệm khoa kiểm soát NK hoặc Tổ trưởng tổ kiểm soát NK; ủy viên của Hội đồng kiểm soát NK là đại diện các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, kế hoạch, điều dưỡng…
- Nhiệm vụ: đề xuất, tư vấn cho Giám đốc BV về kiểm soát NK
- Phương thức hoạt động: họp định kỳ (mỗi quý 1 lần) hoặc đột xuất để xây dựng các quy định cụ thể về kiểm soát NK, thông qua kế hoạch hoạt động như giám sát NKBV, đào tạo kiểm soát NK v.v
9.1.2 Khoa/Tổ kiểm soát NK:
- Tổ chức: các BV quy mô 150 giường bệnh trở lên thành lập Khoa kiểm soát NK; các BV dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát NK
Khoa/Tổ kiểm soát NK tùy theo quy mô BV có các bộ phận sau: hành chính - giám sát, khử khuẩn - tiệt khuẩn, giặt là và các bộ phận khác do Giám đốc BV quyết định
Chỉ huy khoa /tổ có Chủ nhiệm khoa /Tổ trưởng, các Phó Chủ nhiệm và Điều dưỡng trưởng khoa Chủ nhiệm khoa /Tổ trưởng có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành y, điều dưỡng hoặc dược và được đào tạo về kiểm soát NK
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm soát NK định kỳ và hằng năm để trình Hội đồng /Ban Kiểm soát NK thẩm định trước khi Giám đốc BV phê duyệt và tổ chức thực hiện
+ Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát NK trên cơ sở các quy định, hướng dẫn chung của Bộ Y
tế và trình Giám đốc BV phê duyệt và tổ chức thực hiện
+ Đầu mối phối hợp với các khoa, phòng/ban liên quan giám sát công tác kiểm soát NK, bao gồm: (1) Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; (2) Phát hiện, nhận báo cáo các trường hợp NK liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa vi sinh vật (xét nghiệm) và đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời; (3) Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc
+ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, nhân viên, lao động hợp đồng, giáo viên, học viên, BN, người nhà BN và khách thực hiện đúng quy định kiểm soát NK trong công tác khám, chữa bệnh
+ Tuyên truyền, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về kiểm soát NK
+ Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô khuẩn, hóa chất sát khuẩn, khử khuẩn, đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác kiểm soát NK trong toàn BV
+ Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của thầy thuốc, nhân viên y tế
+ Tham gia cùng khoa vi sinh, khoa dược và các khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý
+ Phối hợp với các khoa, phòng/ban, các thành viên mạng lưới kiểm soát NK phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát NK
- Phương thức hoạt động: Khoa/Tổ kiểm soát NK làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NK trong BV; chủ động tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ đạo về kiểm soát NK do Hội đồng /Ban kiểm soát NK đề xuất được Giám đốc BV phê duyệt; thực hiện giám sát sự tuân thủ nguyên tắc phòng và kiểm soát
NK, giám sát phát hiện ca bệnh, tổ chức hệ thống báo cáo phơi nhiễm và thực hiện các dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp
9.1.3 Mạng lưới kiểm soát NK:
- Tổ chức: gồm đại diện các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; mỗi khoa cử ít nhất 1 bác sĩ hoặc 1 điều dưỡng, tham gia mạng lưới kiểm soát NK hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Khoa /Tổ kiểm soát NK Các thành viên thường xuyên được huấn luyện cập nhật chuyên môn về kiểm soát NK
- Nhiệm vụ: tham gia, phối hợp tổ chức thực hiện công tác kiểm soát NK tại BV; tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các thầy thuốc, nhân viên tại BV thực hiện các quy định, quy trình chuyên môn liên quan đến kiểm soát NK
9.2 Điều kiện bảo đảm công tác kiểm soát NK:
9.2.1 Cơ sở hạ tầng BV:
- Được thiết kế và trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm yêu cầu kiểm soát NK Khi xây mới hoặc sửa chữa cải tạo có sự tham gia tư vấn của khoa hoặc cán bộ làm công tác kiểm soát NK
- Có bộ phận (đơn vị) khử khuẩn - tiệt khuẩn tập trung đạt tiêu chuẩn: thiết kế một chiều; ngăn cách rõ 3 khu vực NK, sạch và vô khuẩn; dựa vào phân hạng và phân cấp điều trị để trang bị các phương tiện xử lý dụng cụ phù hợp như máy rửa /khử khuẩn, máy hấp ướt, máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp, máy sấy khô, đóng gói dụng cụ; các phương tiện làm sạch, hóa chất, các test kiểm tra chất lượng tiệt khuẩn; các buồng, tủ, giá kê để bảo
Trang 5quản dụng cụ tiệt khuẩn.
- Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và phương tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải,
xe vận chuyển đồ vải bẩn, sạch; bể (thùng) chứa hóa chất khử khuẩn để ngâm đồ vải NK, tủ lưu giữ đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn BV có thể hợp đồng với công ty có chức năng giặt khử khuẩn đồ vải y tế để bảo đảm việc giặt và cung cấp đồ vải đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh và chuyên môn
- Có cơ sở hạ tầng để bảo đảm xử lý an toàn chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí y tế theo quy định về quản lý chất thải y tế
- Các khoa phải có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh, nước sạch, phương tiện rửa cho người bệnh, người nhà và nhân viên y tế
- Mỗi khoa phải có ít nhất 1 buồng để đồ bẩn và xử lý dụng cụ y tế
- Buồng phẫu thuật và buồng chăm sóc đặc biệt được trang bị hệ thống thông khí, lọc khí thích hợp, bảo đảm yêu cầu vô khuẩn
- Khoa lâm sàng phải có ít nhất 1 buồng cách ly được trang bị các phương tiện cách ly theo hướng dẫn của
Bộ Y tế để cách ly người bệnh có nguy cơ phát tán tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- Khoa lâm sàng phải có ít nhất 1 buồng thủ thuật có đủ trang thiết bị, thiết kế đáp ứng yêu cầu kiểm soát NK:
có bồn rửa tay, vòi nước, nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh tay, khăn lau tay, bàn chải chà tay, bàn làm thủ thuật, tủ đựng dụng cụ vô khuẩn, thùng đựng chất thải
- Phòng xét nghiệm phải bảo đảm điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ và chỉ được tiến hành xét nghiệm trong phạm vi chuyên môn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Khoa truyền nhiễm phải có đủ phương tiện phòng ngừa lây truyền bệnh và có khoảng cách an toàn với các khoa, phòng khác và khu dân cư theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Cơ sở vật chất chế biến, phân phối thực phẩm trong BV phải được xây dựng và thiết kế theo đúng các quy định pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm
9.2.2 Trang thiết bị và phương tiện:
- Bảo đảm các phương tiện vệ sinh môi trường đầy đủ và phù hợp:
+ Phương tiện vệ sinh tay: bồn rửa tay, phương tiện sát khuẩn tay, khăn lau tay sạch dùng một lần và hóa chất vệ sinh tay
+ Có đủ phương tiện vệ sinh chuyên dụng bảo đảm cho công việc vệ sinh BV hiệu quả
+ Trường hợp BV hợp đồng với công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp thì hợp đồng phải xác định rõ yêu cầu về trang thiết bị, hóa chất, tiêu chuẩn vệ sinh, quy trình vệ sinh, đào tạo nhân viên vệ sinh theo chương trình, tài liệu của Bộ Y tế và kiểm tra đánh giá chất lượng
+ Có đủ phương tiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải Thùng, túi lưu giữ chất thải phải bảo đảm đủ số lượng, chất lượng và đúng màu quy định
- Khoa kiểm soát NK được trang bị các phương tiện văn phòng để phục vụ công tác giám sát, đào tạo như máy vi tính, máy in và các phương tiện khác phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường và kiểm soát NK
- Cơ sở chế biến thực phẩm và phân phối suất ăn trong BV phải có đầy đủ trang thiết bị và phương tiện theo đúng các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
9.2.3 Nhân lực chuyên trách kiểm soát NK:
BV phải bảo đảm nhân lực cho Khoa /Tổ kiểm soát NK hoạt động Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát NK phải bảo đảm tối thiểu 1 nhân lực được đào tạo về kiểm soát
NK cho 150 giường bệnh
9.2.4 Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm soát NK cho cán bộ, nhân viên y tế:
- Cán bộ, nhân viên của Khoa /Tổ kiểm soát NK phải được đào tạo chuyên khoa và thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm soát NK
- Cán bộ, nhân viên của BV phải được đào tạo về các quy trình kỹ thuật chuyên môn kiểm soát NK, sử dụng đúng và thành thạo các phương tiện phòng hộ cá nhân
TS LÊ NGỌC ANH
Trưởng phòng Vệ sinh phòng dịch, Cục Quân y
Ths PHẠM ĐỨC MỤC
Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam
TS ĐINH HỒNG DƯƠNG
Chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ học, Học viện Quân y
-TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 WHO (2002), Prevention of hospital-acquired infections, Practise Guide.
2 Tikhomirov E (1987), Programme for the Control of Hospital Infections Chemiotherapia, 3: 148-151.
3 Bộ Y tế (2002), Quyết định số 1613/2002/QĐ-BYT ngày 3/5/2002 về việc phê duyệt kế hoạch hành động
quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng - hộ sinh giai đoạn 2002-2010.
Trang 64 Phạm Đức Mục và cộng sự (2001), “Giám sát NKBV tại 11 BV”, Tạp chí Y học thực hành, 2005.
5 Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm
soát NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
6 Vũ Văn Giang, Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2005), “Đánh giá hiệu quả phòng ngừa NKBV của thực hành
vệ sinh bàn tay ở 3 BV tuyến tỉnh năm 2005”, Tạp chí Y học lâm sàng, BV Bạch Mai, 6/2008, tr 174-178.
7 Nguyễn Việt Hùng và cộng sự (2007), Thực trạng NKBV và công tác kiểm soát NK tại một số BV phía Bắc
năm 2006-2007, Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/TT-BYT về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát NK tại các cơ sở khám, chữa bệnh, Hà Nội
8 Didier Pittet, Stéphane Hugonnet et al (2000), “Effectiveness of a hosiptal-wide programme to improve
compliance with hand hygiene”, The Lancet, 356 (9238), pp 1307-1312.
9 Institute for Healthcare Improvement (2006), How to guide: improving hand hygiene - a guide for improving
practises among health care workers, CDC, pp 3.
10 WHO (2009), Hand hygiene Observation Form.
Giấy phép số: 1442/GP - BTTTT 15-10-2009 Tổng biên tập: Đại tá PHẠM VĂN HUẤN Phó tổng biên tập: Đại tá HÀ MẠNH TƯỜNG, Đại tá NGUYỄN KIM TÔN Trưởng phòng biên tập: Thượng tá TRỊNH VĂN HÀO
© 2008 - 2009 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Quân đội nhân dân Bảo lưu mọi quyền.